Giáo án Hình học 7 - Chương I: Đường thẳng vuông góc và đường thẳng song song

Giáo án Hình học 7 - Chương I: Đường thẳng vuông góc và đường thẳng song song

CHƯƠNG I: ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC VÀ ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG.

MỤC TIÊU: Học xong chương này, học sinh cần hiểu và biết được:

- Khái niệm hai góc đối đỉnh, khái niệm góc nhọn, góc vuông, góc tù. Khái niệm hai đường thẳng vuông góc.

- Sử dụng thành thạo ê ke để vẽ hai đường thẳng vuông góc. Biết và sử dụng đúng tên gọi các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng: góc so le trong, góc so le ngoài, góc đồng vị, góc ngoài cùng phía, góc trong cùng phía

- Biết tiên đề Ơ-clit, tính chất hai đường thẳng song song. Biết dùng ê ke để vẽ hai đường thẳng song song. Vẽ một đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước.

- Biết thế nào là một định lý. Chứng minh một định lý.

 

doc 43 trang Người đăng vultt Lượt xem 467Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học 7 - Chương I: Đường thẳng vuông góc và đường thẳng song song", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC VÀ ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG.
MỤC TIÊU: Học xong chương này, học sinh cần hiểu và biết được:
- Khái niệm hai góc đối đỉnh, khái niệm góc nhọn, góc vuông, góc tù. Khái niệm hai đường thẳng vuông góc.
- Sử dụng thành thạo ê ke để vẽ hai đường thẳng vuông góc. Biết và sử dụng đúng tên gọi các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng: góc so le trong, góc so le ngoài, góc đồng vị, góc ngoài cùng phía, góc trong cùng phía
- Biết tiên đề Ơ-clit, tính chất hai đường thẳng song song. Biết dùng ê ke để vẽ hai đường thẳng song song. Vẽ một đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước.
- Biết thế nào là một định lý. Chứng minh một định lý.
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN THEO PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH.
Tuần 
Tiết 
Nội dung
1
1
@ 1 . Hai góc đối đỉnh 
2
@ Luyện tập
2
3
@ 2. Hai đường thẳng vuông góc.
4
@ Luyện tập
3
5
@ 3. Các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng.
6
@ 4. Hai đường thẳng song song.
4
7
@ Luyện tập
8
@ 5. Tiên đề Ơ-clit về đường thẳng song song.
5
9
@ Luyện tập
10
@ 6. Từ vuông góc đến song song.
6
11
@ Luyện tập
12
@ 7. Định lý
7
13
@ Luyện tập
14
@ Ôn tập chương I
8
15
@ Ôn tập chương I (tiếp theo)
16
& Kiểm tra chương I
Tuần 1 . Tiết 1. Ngày soạn: Ngày dạy: 
BÀI 1: HAI GÓC ĐỐI ĐỈNH.
&
MỤC TIÊU: Qua bài học này, học sinh cần biết và hiểu:
- Khái niệm hai góc đối đỉnh. Nhận biết được hai góc đối đỉnh qua hình vẽ
- Biết và hiểu tính chất hai góc đối đỉnh.
- Biết vẽ một góc đối đỉnh với một góc cho trước.
- Nhận biết được các cặp góc đối đỉnh trong một hình vẽ.
- Biết vận dụng tính chất hai góc đối đỉnh để tính số đo góc. Tìm hai góc bằng nhau.
CHUẨN BỊ: G: Thước thẳng, thước đo góc, giáo án, phấn màu
H: Đầy đủ dụng cụ cho một tiết học lý thuyết hình học : Thước thẳng, thước đo góc, vở ghi, vở nháp, bút ghi bài, bút vẽ hình.
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
G: Giới thiệu môn học và các dụng cụ cần thiết khi học môn hình học.
Hoạt động của thầy và trò (1)
Nội dung (2)
G: Cho học sinh quan sát hình (1) . Hãy kể tên các góc đỉnh O không phải là góc bẹt
H:
G: Giới thiệu hai góc O1 và góc O3 là hai góc đối đỉnh.
G: Hãy quan sát hình 1, hãy cho biết các tia Ox và Oy có là hai tia đối nhau hay không?
H:
G: Tương tự thì các tia Ox’ và Oy’ cũng là hai tia đối nhau
G: Hãy định nghĩa hai góc đối đỉnh.
H:
G: Hãy quan sát hình 1, tìm thêm hai góc đối đỉnh khác hai góc O1 và góc O3 
H: 
G: Vì sao hai góc O2 và góc O4 là hai góc đối đỉnh ?
H:
G: Hãy dùng thước đo góc, hãy đo và kiểm tra hai góc đối đỉnh góc O1 góc O3 ?
1) Thế nào là hai góc đổi đỉnh: 
Đính nghĩa: 
Hai góc đối đỉnh là hai góc mà mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc kia.
Ví dụ 1: Trên hình 1 có hai góc O1 và góc O3 là hai góc đối đỉnh. Vì hai cạnh Ox và Oy là hai tia đối nhau và hai cạnh Ox’ và Oy’ là hai tia đối nhau.
H:
G: Tiếp tục đo hai góc đối đỉnh góc O2 và góc O4 . Và so sánh số đo của hai góc này?
H:
G: Từ đó có kết luận gì về hai góc đối đỉnh
H:
G: Cho học sinh ghi tính chất về hai góc đối đỉnh.
G: Quan sát hình 1, nếu không đo có giải thich được hai góc đối đỉnh góc O1 bằng góc O3 được hay không?
H:
G: Bây giờ các em được hướng dẫn cách suy luận để giải thích tại sao hai góc đối đỉnh này bằng nhau.
G: Hãy tím các góc kề bù với góc O2 ?
H: 
G: Có đến hai góc kề bù với góc O2 đó là góc O1 và góc O3.
Do đó ta có hai lời giải thích như sau: 
G: Cho học sinh ghi lời (1) và (2)
G: Hãy so sánh (1) và (2) để có được lời giải thích (3)
G: Từ lời ghi (3) hãy rút ra hai góc nào bằng nhau?
H:
G: Tương tự như trên, em hãy giải thích tại sao hai góc Ô2 và góc Ô4 bằng nhau? 
H:
G: Hãy nhắc lại tính chất hai góc đối đỉnh.
2) Tính chất của hai góc đối đỉnh:
Tính chất:
 Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.
Tập suy luận: 
Vì hai góc O1 và góc O2 kề bù, nên: 
Ô1 + Ô2 = 1800 (1) 
Vì hai góc O3 và góc O2 kề bù, nên: 
Ô3 + Ô2 = 1800 (2) 
Từ (1) và (2) ta có: Ô1 + Ô2 = Ô3 + Ô2 (3)
Từ (3) suy ra Ô1 = Ô3 
Cũng cố: 
Bài 1/82: 
Đáp án: a) Góc xOy và góc x’Oy’ là hai góc đối đỉnh vì cạnh Ox là tia đối của cạnh Ox’ và cạnh Oy là tia đối của cạnh Oy’.
b) Góc x’Oy và góc xOy’ là hai góc đối đình vì cạnh Ox là tia đối của cạnh Ox’ và cạnh Oy là tia đối của cạnh Oy’. 
Bài 2/82: 
Đáp án: 
a) Hai góc có mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc kia được gọi là hai góc đối đỉnh 
b) Hai đường thẳng cắt nhau tạo thành hai cặp góc đối đỉnh 
Bài 3/82 
Đáp án: Hai góc đối đỉnh là: góc zAt và góc z’At’ ; góc z’At và góc zAt’
G: Hãy kể tên các góc bằng nhau, có giải thích?
H: Vì hai góc đối đỉnh thì bằng nhau nên ta có: góc zAt = góc z’At’, 
 góc z’At = góc zAt’
Bài 4/82: 
G: Yêu cầu học sinh sử dụng thước đo góc để vẽ, hãy nêu cách vẽ. Giải thích cách tìm số đo góc vừa vẽ xong?.
H:
Dặn dò: Kiến thức hình học định nghĩa, tính chất đều phải học thuộc và nhớ, cần vẽ hình để dễ nhận biết tính chất.
Về nhà làm bài 5/82. Bài tập này luyện tập các em biết vẽ một góc đối đỉnh với một góc cho trước.
Rút kinh nghiệm: 
Tuần 1 . Tiết 2. Ngày soạn: Ngày dạy: 
LUYỆN TẬP (HAI GÓC ĐỐI ĐỈNH).
&
MỤC TIÊU: Qua tiết luyên tập này, học sinh được luyện tập:
- Khái niệm hai góc đối đỉnh. Nhận biết được hai góc đối đỉnh qua hình vẽ
- Biết và hiểu tính chất hai góc đối đỉnh.
- Biết vẽ một góc đối đỉnh với một góc cho trước.
- Nhận biết được các cặp góc đối đỉnh trong một hình vẽ.
- Biết vận dụng tính chất hai góc đối đỉnh để tính số đo góc. Tìm hai góc bằng nhau.
CHUẨN BỊ: G: Thước thẳng, thước đo góc, giáo án, phấn màu
H: Đầy đủ dụng cụ cho một tiết luyện tập : Thước thẳng, thước đo góc, vở ghi, vở nháp, bút ghi bài, bút vẽ hình.
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
Kiểm tra bài cũ: 
Câu 1: Nêu định nghĩa hai góc đối đỉnh. Vẽ hình minh họa
Đáp án: 
Định nghĩa: Hai góc đối đỉnh là hai góc mà mỗi cạnh của góc này là tia đối một cạnh của góc kia.
Minh họa bằng hình vẽ: Hai góc đối đỉnh là: góc aOc và góc bOd; góc aOd và góc bOc
Câu 2: Nêu tính chất hai góc đối đỉnh. Quan sát hình vẽ, hãy cho biết góc xOy bằng bao nhiêu độ, vì sao?
Đáp án: Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau. Góc xOy bằng 60 độ vì góc xOy đối đỉnh góc zOt.
(1)
(2)
G: Nhắc lại tính chất hai góc đối đỉnh
H:
G: Hai góc bằng nhau thì đối đỉnh đúng hay sai?. Cho ví dụ minh họa
H:
G: Luyện tập vẽ hình và vận dụng tính chất hai góc đối đỉnh.
Bài 1: (bài 5/82 SGK) 
a) Vẽ góc ABC có số đo bằng 56 độ
b) Vẽ góc ABC’ kề bù với góc ABC. Hỏi số đo của góc ABC’?
c) Vẽ góc C’BA’ kề bù với góc ABC’. Hỏi số đo của góc C’BA’?
G: Hãy nêu cách vẽ, và giải thích cách làm?
H:
G: Quan sát hình vẽ, ta thấy hai góc A’BC’ và góc ABC là hai góc đối đỉnh. Để vẽ góc đối đỉnh với một góc cho trước em vẽ như thế nào?
H:
Bài 2: (Bài 6/83)
Vẽ hai đường thẳng cắt nahu sao cho trong các góc tạo thành có một góc 470 . Tính số đo các góc còn lại?.
G: Hãy nêu cắt vẽ, và giải thích cách tìm số đo các góc trên hình vẽ?
H:
G: Có bao nhiêu cách tìm số đo các góc còn lại trên hình vẽ?
H:
Bài 3: (Bài 7/83 SGK) Ba đường thẳng xx’, yy’, zz’ cùng đi qua điểm O. Hãy viết tên các cặp góc bằng nhau?
G: Các nhóm hãy vẽ hình, và tìm các cặp góc bằng nhau trên hình vẽ của nhóm mình. Yêu cầu trình bày rõ ràng, giải thích ngắn gọn
H:
G: Nhận xét bài làm của mỗi nhóm. Từ đó tìm ra cách tìm các góc bằng nhau nhanh nhất, và thiếu sót ít nhất.
G: Hai góc chung đỉnh bằng nhau có đối đỉnh hay không?
G: Bài 8/83 sẽ khẳng định được điều này
H:
1) Hệ thống kiến thức:
- Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau
- Hai góc bằng nhau thì đối đỉnh là sai.
Ví dụ: góc A = góc B = 300, nhưng không phải là hai góc đối đỉnh.
2) Luyện tập:
Bài 1: 
a) Dùng thước đo góc để vẽ góc ABC = 560 
b) Vẽ tia BC’ là tia đối của tia BC, ta được góc ABC’ kề bù với góc ABC, nên ta có:
 ABC’ + ABC = 1800 
 ABC’ + 560 = 1800 
 ABC’ = 1800 – 560 
 = 1240 
c) Vẽ tia BA’ là tia đối của tia BA, ta được góc C’BA’ kề bù với góc ABC’, nên ta có:
 C’BA’ + ABC’ = 1800 
 C’BA’ + 1240 = 1800 
 C’BA’ = 1800 – 1240 
 = 560 
Bài 2: 
Vẽ đường thẳng ab, trên đường thẳng ab lấy điểm O. Dùng thước đo góc vẽ đường thẳng cd đi qua điểm O và có góc aOc bằng 470 .
Vì góc dOb đối đỉnh với góc aOc, nên ta có:
 dOb = aOc = 470 
Vì góc aOd kề bù với góc aOc, nên ta có:
 aOd + aOc = 1800 
 aOd + 470 = 1800 
 aOd = 1800 – 470 
 = 1330 
Vì góc bOc đối đỉnh với góc aOd, 
nên ta có:
 bOc = aOd = 1330 
Bài 3: 
Các cặp góc bằng nhau:
1) Góc xOy và góc x’Oy’ (hai góc đối đỉnh)
2) Góc xOz và góc x’Oz’ (hai góc đối đỉnh)
3) Góc yOz và góc y’Oz’ (hai góc đối đỉnh)
4) Góc yOx’ và góc y’Ox (hai góc đối đỉnh)
5) Góc zOx’ và góc z’Ox (hai góc đối đỉnh)
6) Góc zOy’ và góc z’Oy (hai góc đối đỉnh)
7) Các góc bẹt xOx’; yOy’ và zOz’
Bài 3 (Bài 8/83) Vẽ hai góc có chung đỉnh O và có cùng số đo là 700 , nhưng không đối đỉnh.
G: Cho các nhóm hoạt động, nhóm nào vẽ được nhiều trường hợp nhất trong vòng 1 phút thì thắng.
H:
G: Cho học sinh quan sát một số trường hợp cụ thể:
H:
G: Điều này chứng tỏ hai góc bằng nhau, thì không thể là hai góc đối đỉnh được.
Bài 3: 
Bài 4: (Bài 9/83 SGK) 
Vẽ góc vuông xAy, vẽ góc x’Ay’ đối đỉnh góc xAy. Hãy viết tên hai góc vuông không đối đỉnh
Bài 4: 
Hai góc vuông không đối đỉnh là:
xÂy và x’Ây ; xÂy và xÂy’ ; 
x’Ây’ và x’Ây ; x’Ây’ và xÂy’
Cũng cố: Bài 10/ 83
G: Cho cả lớp cùng gấp hình theo yêu cầu của bài toán, ai gấp nhanh và đúng nhất được cộng điểm.
Dặn dò: 
Ôn lại định nghĩa hai góc đối đỉnh và tính chất hai góc đối đỉnh.
Làm thế nào em biết được một góc là góc vuông?. Em hãy tìm hiểu thêm thế nào là hai đường thẳng vuông góc?. Để vẽ hai đường thẳng vuông góc em cần có những dụng cụ nào?. 
Tiết sau em cần chuẩn bị thêm thước ê ke
Rút kinh nghiệm: 
Tuần 2. Tiết 3. Ngày soạn: Ngày dạy:
BÀI 2: HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC.
&&
MỤC TIÊU: Qua bài học này, học sinh cần biết và hiểu:
- Góc tạo bởi hai hai đường thẳng cắt nhau. Khái niệm hai dường thẳng vuông góc.
- Biết vận dụng tính chất hai góc đối đỉnh, hai góc kề bù để giải thích được số đo góc tạo bởi hai đường thẳng cắt nhau.
- Biết dùng ê ke để vẽ hai đường thẳng vuông góc. Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước ở nhiều vị trí khác nhau.
- Hiểu và biết tính chất hai đường thẳng vuông góc. Biết định nghĩa đường trung trực của một đoạn thẳng. Hiểu và biết vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng.
- Hiểu và biết tính chất hai điểm đối xứng qua một đường thẳng.
CHUẨN BỊ: G: Com pa, thước, ê ke, giáo án, phấn màu. Hệ thống câu hỏi
H: Đầy đủ dụng cụ cho một tiết học lý thuyết hình học (thước, com pa, ê ke, vở, bút, vở nháp . . )
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi: ... các góc x’Oy, x’Oy’, y’Ox đều là góc vuông”
a) Hãy vẽ hình
b) Viết giả thiết và kết luận của định lý
c) Điền vào chỗ trồng . . . trong các câu sau
1) xÔ y + x’Ô y = 1800 (vì . . . )
2) 900 + x’Ô y = 1800 (theo GT và căn cứ vào . . . )
3) x’Ô y = 900 (căn cứ vào . . . )
4) x’Ô y’ = xÔ y (vì . . . )
5) x’Ô y’ = 900 (căn cứ vào . . .)
6) y’Ô x = x’Ô y (vì . . . )
7) y’Ô x = 900 (căn cứ vào . . . )
d) Hãy trình bày lại chứng minh một cách gọn hơn.
G: Yêu cầu học sinh làm hai câu a và b
H:
G: Cho học sinh trao đổi và điền vào bảng nhóm của mỗi tổ.
G: Cho các nhóm nhận xét các bài làm của nhau.
G: Cho học sinh suy nghĩ, trao đổi để làm câu d
H: Trình bày câu d, giáo viên nhận xét và điều chỉnh lại bài làm của học sinh
G: Hãy nhận xét hai cách trình bày của câu c và câu d
H:
G: Thông thường ta thường trình bày như câu d
Bài 3: 
c) 
1) xÔ y + x’Ô y = 1800 (vì hai góc kề bù )
2) 900 + x’Ô y = 1800 (theo GT và căn cứ vào (1) )
3) x’Ô y = 900 (căn cứ vào (2) )
4) x’Ô y’ = xÔ y (vì hai góc đối đỉnh )
5) x’Ô y’ = 900 (căn cứ vào (4) và theo GT )
6) y’Ô x = x’Ô y (vì hai góc đối đỉnh )
7) y’Ô x = 900 (căn cứ vào (3) và (6))
d) Trình bày lại một cách ngắn gọn hơn
Ta có: xÔ y + x’Ô y = 1800 (vì hai góc kề bù )
Suy ra : 900 + x’Ô y = 1800 
Suy ra x’Ô y = 900 
Ta có x’Ô y’ = xÔ y (vì hai góc đối đỉnh )
Suy ra x’Ô y’ = 900 
Ta có: y’Ô x = x’Ô y (vì hai góc đối đỉnh )
Suy ra y’Ô x = 900 
Dặn dò: Em cần đọc và tìm hiểu cách chứng minh một định lý, hay một bài toán hình. Cần lưu ý: khi giải toán hình cần phải có hình vẽ để minh họa lời giải của bài toán.
Em cần phải nắm vững lý thuyết, nếu không, không thể giải được bài toán.
Về nhà cần hệ thống kiến thức: bằng cách trả lời các câu hỏi trong phần ôn tập chương, chuẩn bị e kê để kiểm tra hình vẽ sẵn.
Rút kinh nghiệm: 
Tuần 7 . Tiết 14. Ngày soạn: Ngày dạy: 
ÔN TẬP CHƯƠNG I.
&
MỤC TIÊU: Qua tiết ôn tập này, học sinh được ôn và luyện tập để biết và hiểu:
- Góc tạo bởi hai đường thẳng cắt nhau. Nhận biết được hai góc đối đỉnh. Tính chất hai góc đối đỉnh. Biết vẽ góc đối đỉnh với một góc cho trước.
- Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc. Biết sử dụng ê ke để vẽ hai đường thẳng vuông góc.
- Nhận biết và gọi đúng tên các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng cho trước.
- Biết vận dụng quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song.
- Hiểu và biết chứng minh định lý, chứng minh một bài toán hình.
CHUẨN BỊ: 
G: Thước, ê ke, thước đo góc, giáo án, hệ thống câu hỏi ôn tập chương.
H: Soạn các câu hỏi ôn tập. Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ vẽ hình, ghi bài.
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
Kiểm tra bài cũ: Kết hợp ôn tập chương I
Phần I: Hãy điền vào chỗ trống . . . trong các câu sau:
(Đáp án là nội dung được ghi trong ( ))
1) Hai góc đối đỉnh là hai góc có . . . . . (mỗi cạnh của góc này là tia đối một cạnh của góc kia)
2) Hai đường thẳng vuông góc với nhau là hai đường thẳng . . . . (cắt nhau và trong các góc tạo thành có một góc vuông)
3) Đường trung trực của một đoạn thẳng là đường thẳng . . . (đi qua trung điểm và vuông góc với đoạn thẳng ấy)
4) Hai đường thẳng a và b song song với nhau được kí hiệu là . . . (a // b)
5) Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b và trong các góc tạo thành có một cặp góc đồng vị bằng nhau thì . . . (hai đường thẳng đó song song với nhau)
6) Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì . . . (hai góc so le trong bằng nhau, hai góc đồng vị bằng nhau, hai góc trong cùng phía bù nhau)
7) Nếu a ^ c và b ^ c thì . . . (a // b)
8) Nếu a // b và c ^ a thì . . . ( c ^ b) 
Phần II: Trong các câu sau câu nào đúng, câu nào sai. (nếu sai hãy lấy ví dụ minh họa)
(Đáp án ghi bên cạnh, nếu lấy ví dụ học sinh phải cho ví dụ trong giờ học)
1) Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau Đúng 
2) Hai góc bằng nhau thì đối đỉnh Sai 
3) Hai đường thẳng vuông góc thì cắt nhau Đúng 
4) Hai đường thẳng cắt nhau thì vuông góc Sai 
5) Đường trung trực của một đoạn thẳng là đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn thẳng ấy. Sai 
6) Đường trung trực của một đoạn thẳng là đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng ấy Sai 
7) Đường trung trực của một đoạn thẳng là đường thẳng vuông góc tại trung điểm của đoạn thẳng ấy. Đúng 
8) Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc so le ngoài bằng nhau Đúng 
Phần III: Quan sát hình vẽ, đoán nhận hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song, sau đó sử dụng ê ke để kiểm tra hai đường thẳng vuông góc, và bằng lập luận để giải thích hai đường thẳng song song.
Sử dụng ê ke, để vẽ đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước (hoặc song song với một đường thẳng cho trước)
Bài 54/103 SGK: 
Đáp án: 
5 cặp đường thẳng vuông góc là: d1 và d8 ; d1 và d2 ; d3 và d4 ; d3 và d5 ; d3 và d7 .
4 cặp đường thẳng song song: d8 và d2 (cùng vuông góc với d1) 
 d4 và d5 (cùng vuông góc với d3 )
 d4 và d7 (cùng vuông góc với d3 ) 
 d5 và d7 (cùng vuông góc với d3 hoặc cùng song song với d4 )
Bài 55/103 SGK: 
Đáp án: 
a) Đường thẳng d1 đi qua điểm N và vuông góc với đường thẳng d. Đường thẳng d2 đi qua điểm M và vuông góc với d
b) Vẽ đường phụ : Đó là đường thẳng p vuông góc với đường thẳng e.
Vẽ đường thẳng e1 đi qua điểm N và vuông góc với đường thẳng p. Đường thẳng e2 đi qua điểm M và vuông góc với đường thẳng p
Ta có e1 // e và e2 // e vì cùng vuông góc với p
Bài 56/104 SGK
Đáp án: 
Xác định trung điểm M của đoạn thẳng AB. Vẽ đường thẳng d đi qua điểm M và vuông góc với AB. Đường thẳng d chính là đường trung trực của đoạn thẳng AB.
Dặn dò: Tiếp tục ôn, luyện tập các kiến thức đã học để tiết sau giải các bài tập có liên quan đến hai đường thẳng song song.
Rút kinh nghiệm: 
Tuần 8 . Tiết 15. Ngày soạn: Ngày dạy: 
ÔN TẬP CHƯƠNG I (tiếp theo).
&
MỤC TIÊU: Qua tiết ôn tập này, học sinh được ôn và luyện tập để biết và hiểu:
- Góc tạo bởi hai đường thẳng cắt nhau. Nhận biết được hai góc đối đỉnh. Tính chất hai góc đối đỉnh. Biết vẽ góc đối đỉnh với một góc cho trước.
- Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc. Biết sử dụng ê ke để vẽ hai đường thẳng vuông góc.
- Nhận biết và gọi đúng tên các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng cho trước.
- Biết vận dụng quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song.
- Hiểu và biết chứng minh định lý, chứng minh một bài toán hình.
CHUẨN BỊ: 
G: Thước, ê ke, thước đo góc, giáo án, hệ thống câu hỏi ôn tập chương.
H: Soạn các câu hỏi ôn tập. Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ vẽ hình, ghi bài.
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần hệ thống kiến thức của học sinh
(1)
(2)
G: Vận dụng các tính chất về hai đường thẳng song song để tìm số đo các góc, hoặc để nhận biết hai đường thẳng song song.
Bài 1: (bài 57/104 SGK) 
Cho hình vẽ, biết a // b, hãy tính số đo x của góc O
G: Cho học sinh quan sát hình vẽ, hãy nêu cách tìm số đo x?
H:
G: hướng dẫn. Qua điểm O vẽ đường thẳng song song với đường thẳng a hoặc với đường thẳng b. Vận dụng tính chất hai đường thẳng song song để tìm x
H:
G: Những bài toán có dạng hình vẽ như trên, ta nên vẽ thêm đường phụ song song với cả hai
Phần IV: Luyện tập các bài tập có tính toán
Bài 1: 
Qua điểm O, vẽ đường thẳng t song song với đường thẳng a.
Vì a // b và a // t. Nên b // t 
Vì a // t . Nên có Â = Ô1 = 380 (s.l.t)
Vì b // t. Nên góc B + Ô2 = 1800 (hai góc trong cùng phía)
Suy ra : Ô2 = 1800 – góc B 
 Ô2 = 1800 – 1320 = 480 
Ta có AÔB = Ô1 + Ô2 = 380 + 480 
Vậy x = 860 
đường đã cho.
Bài 2: (Bài 58/104 SGK)
Tính số đo x trong hình vẽ. và giải thích?
G: Có sử dụng tính chất hai đường thẳng song song để tính hay không?
H:
G: Để trình bày, cần phải đặt tên trên hình vẽ.
G: Cho học sinh giải thích
H:
Bài 2: 
Ta có AC ^ CD và BD ^ CD 
Do đó AC // BD (cùng vuông góc với một đường thẳng)
Suy ra góc A + góc B = 1800 (hai góc trong cùng phía)
Suy ra góc B = 1800 – góc A 
 = 1800 – 1150 = 650 
G: Vận dụng các kiến thức đã học vào bài 3
Bài 3: (bài 59/104 SGK)
Cho biết d // d’ // d’’ và góc C = 600, góc D = 1100 . Tính góc E1 , góc G2 , góc G3 , góc D4 , góc A5 , góc B6 .
G: Cho học sinh hoạt động nhóm, trình bày trên bảng nhóm, tối đa 5 phút
H:
G: Cho học sinh tham khảo đáp án
G: Kiểm tra bài làm của học sinh, nhận các cách giải khác của học sinh nếu có
Bài 3: (hình vẽ trên bảng)
Vì d’ // d’’.
Ta có : Góc E1 = góc C = 600 (so le trong)
Góc G2 = góc D = 1100 (đồng vị)
Ta có : Góc G3 + góc G2 = 1800 (hai góc kề bù)
Suy ra: Góc G3 = 1800 – góc G2 
 = 1800 – 1100 = 700 
Ta có: Góc D4 = góc D = 1100 (đối đỉnh)
Ta có d // d’’.
Ta có: góc A5 = góc E1 = 600 (đ. v)
 Góc B6 = góc G3 = 700 (đ.v)
Cũng cố: 
Hãy phát biểu định lý, và viết GT-KL của từng định lý được cho bằng hình vẽ sau:
Đáp án: 
Hình a: Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.
GT: a ^ c, b ^ c 
KL: a // b
Hình b: Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.
GT: d1 // d3 ; d2 // d3 
KL: d1 // d2 .
HỆ THỐNG KIẾN THỨC CHƯƠNG I.
Dặn dò: 
Các em cần ôn tập, hệ thống kiến thức để tiết sau kiểm tra chương I (1 tiết)
Rút kinh nghiệm: 
Tuần 8 . Tiết 16. Ngày soạn: Ngày dạy: 
KIỂM TRA CHƯƠNG I (HÌNH 7).
&
MỤC TIÊU: Thu thập thông tin, để đánh giá xem học sinh đã đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương I hay chưa? Để từ đó điều chỉnh phương pháp dạy và học của thầy và trò. Và đề ra biện pháp khắc phục các nhược điểm mà học sinh thường mắc phải trong quá trình học tập. Để học sinh đạt kết quả tốt hơn trong chương sau:
CHUẨN BỊ: 
G: Ma trận đề và đề kiểm tra
H: Ôn tập, hệ thống kiến thức chuẩn bị kiểm tra
HÌNH THỨC RA ĐÊ: Trắc nghiệm 30 % , Tự luận 70 %
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA.
 Mức độ 
Chủ đề
Nhận biết 
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng 
Mức độ thấp
Mức độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Hình + GT,KL
1 câu , 1 điểm 
1c, 1đ
Hai góc đối đỉnh
Nhận biết hai góc đối đỉnh
Số câu 
Số điểm
%
1
0,25
2,5%
1
1
10%
2
1,25
12,5%
Hai đường thẳng vuông góc
Hiểu tính chất hai đường thẳng vuông góc
Số câu
Số điểm
%
2
1
10%
2
1
10%
Góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng, hai đường thẳng song song
Nhận biết được các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng
Vận dụng tính chất hai đường thẳng song song
Vận dụng dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song
Số câu
Số điểm
%
5
1,25
12,5%
2
2
20%
1
1
10%
1
1
10%
9
5,25
52,5%
Từ vuông góc đến song song
Hiểu tính chất từ vuông góc đến song song
Vận dụng tính chất từ vuông góc đến song song
Số câu 
Số điểm
%
1
0,5
5%
1
1
10%
2
1,5
15%
Tổng:
Số câu
Số điểm 
%
7
2,5
25%
3
3
30%
3
1,5
15%
2
2
20%
1
1
10%
16
10
100%

Tài liệu đính kèm:

  • docCHUONG I HINH 7.doc