Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 25 đến 32 - Năm học 2011-2012 (Bản đẹp)

Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 25 đến 32 - Năm học 2011-2012 (Bản đẹp)

Tiết 26

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: - Học sinh được làm một số bài tập củng cố về trường hợp bằng nhau thứ 2 của tam giác.

2.Kỹ năng: - Thông qua bài tập rèn kĩ năng vẽ hình, chứng minh hai tam giác bằng nhau theo trường hợp thứ 2, từ đó suy ra các góc tương ứng bằng nhau, các cạnh tương ứng bằng nhau.

3.Thái độ: - Rèn tính cẩn thận, chính xác và khả năng tư duy lôgic.

II. PHẦN CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1.Giáo viên: - Giáo án, SGK, thước thẳng chia khoảng, thước đo góc, compa, bảng phụ, phiếu học tập.

2.Học sinh: - SGK, thước thẳng, thước đo góc, compa, bảng nhóm.

- Học bài và làm bài tập.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1.Kiểm tra bài cũ: (4’)

 a) Câu hỏi:

? Phát biểu tính chất về trường hợp bằng nhau thứ hai của hai tam giác?

? Hai tam giác vuông chỉ cần những điều kiện gì để bằng nhau theo trường hợp cạnh-góc-cạnh?

b) Đáp án: (SGK) (10đ)

* Đặt vấn đề vào bài mới: ( 1')

GV: Trong tiết học trước chúng ta đã được tìm hiểu trường hợp bằng nhau thứ 2 của hai tam giác. trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ sử dụng kiến thức lí thuyết đó vào làm bài tập.=> Bài mới.

 2. Dạy nội dung bài mới:

 

doc 26 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 456Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 25 đến 32 - Năm học 2011-2012 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 31/11/2011
Ngày dạy: 02/11/2011 
 Dạy lớp: 7A; 7B
Tiết 25
§4. TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU THỨ HAI CỦA TAM GIÁC 
CẠNH - GÓC - CẠNH (C.G.C).
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: - Nắm được trường hợp bằng nhau cạnh - góc - cạnh của hai tam giác.
- Biết cách vẽ một tam giác biết hai cạnh và góc xen giữa hai cạnh đó.
2.Kỹ năng: - Sử dụng trường hợp bằng nhau cạnh - góc - cạnh để chứng minh hai tam giác bằng nhau từ đó suy ra các góc tương ứng bằng nhau, các cạnh tương ứng bằng nhau.
- Rèn kĩ năng sử dụng dụng cụ, khả năng phân tích tìm cách giải và chứng minh hình học.
3.Thái độ: - Rèn tính cẩn thận, chính xác
II. PHẦN CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1.Giáo viên: - Giáo án, SGK, thước thẳng chia khoảng, thước đo góc, bảng phụ, phiếu học tập.
2.Học sinh:	- SGK, thước thẳng chia khoảng, thước đo góc, bảng nhóm. 	- Học bài và làm bài tập, đọc trước nội dung bài. 
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Kiểm tra bài cũ: (5’)
	a) Câu hỏi:
? Vẽ . Trên tia Bx lấy điểm A: AB = 2cm, trên tia By lấy điểm B: BC = 3cm. Nối A với C.	
b) Đáp án: 
HS: 1HS lên bảng vẽ hình, HS cả lớp cùng vẽ vào vở và nhận xét.
 (10đ)
GV: Cho HS khác lên đo và kiểm tra rồi GV nhận xét, cho điểm.
* Đặt vấn đề vào bài mới: ( 1')
GV: Chúng ta vừa vẽ tam giác ABC biết 2 cạnh và góc xen giữa. Tiết học này cho chúng ta biết: chỉ cần xét hai cạnh và góc xen giữa cũng nhận biết được hai tam giác bằng nhau. => Bài mới.
 	2. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Học sinh ghi
1.Vẽ tam giác biết 2 cạnh và góc xen giữa (10')
GV
?
Trong phần kiểm tra bài cũ chúng ta vừa thực hiện vẽ tam giác biết hai cạnh và một góc xen giữa.
Hãy trình bày lại các bước vẽ ABC?
Bài toán: SGK.
HS
Trả lời.
GV
Nhận xét và lưu ý: Ta gọi góc B là góc xen giữa cạnh AB và BC. KHi nói hai cạnh và góc xen giữa, ta hiểu góc này là góc ở vị trí giữa hai cạnh đó.
GV
Treo bảng phụ bài tập: Vẽ A1B1C1 có ; A1B1 = AB; B1C1 = BC
HS
1HS lên bảng vẽ hình - Cả lớp vẽ vào vở và nhận xét.
?
HS
Hãy đo để kiểm nghiệm rằng: 
AC = A1C1?
Đo và cho kết quả.
?
Ta có thể kết luận được hai tam giác ABC và tam giác A1B1C1 hay không? Vì sao? (HS K, G)
HS
GV
ABC = A1B1C1 (vì A1B1 = AB; 
B1C1 = BC (gt); AC = A1C1 (đo))
Bài toán trên là nội dung ?1.
?
Qua bài toán trên em có nhận xét gì về 2 tam giác có 2 cạnh và 1 góc xen giữa bằng nhau tương ứng từng đôi một?(HS K, G)
HS
Nếu 2 cạnh và góc xen giữa của tam giác này bằng 2 cạnh và góc xen giữa của tam giác kia thì 2 tam giác đó bằng nhau.
GV
Đây chính là tính chất bằng nhau cạnh góc cạnh. Ta sang phần 2
2. Trường hợp bằng nhau cạnh góc cạnh (12')
GV
Tính chất bằng nhau cạnh góc cạnh là tính chất cơ bản được thừa nhận
? 1 (Sgk/ 117)
+ AC = A1C1 = 4cm
+ ABC = A1B1C1 (c.c.c)
HS
Đọc tính chất trong (Sgk/117)
*Tính chất/SGK - 117
GV
Treo bảng phụ ABC và A’B’C’ có 
?
HS
ABC = A'B'C' theo trường hợp cạnh góc cạnh khi nào?(HS Tb)
Trả lời.
Nếu ABC và A'B'C' có:
AB = A'B' ; AC = A'C' ; 
Thì ABC = A'B'C' (c.g.c)
?
Ta thay đổi cạnh góc bằng nhau có được không?(HS K, G)
HS
Có thể thay đổi được nhưng phải thoả mãn điều kiện hai cạnh và góc xen giữa bằng nhau từng đôi một.
GV
Ví dụ: AB = A'B' ; ; BC = B'C'
Hoặc AC = A'C'; ; BC = B'C'
GV
Yêu cầu học sinh làm ? 2 (Sgk/118)
? 2 (Sgk/118)
HS
GV
Hoạt động cá nhân trả lời ?2/SGK
Nhận xét và chữa hoàn chỉnh bài.
Như vậy nếu 2 tam giác có 2 cạnh và 1 góc xen giữa bằng nhau từng đôi một thì 2 tam giác đó bằng nhau.
Xét ABC và ADC có 
 (c.g.c) 
3. Hệ quả (8')
GV
- Giải thích hệ quả là gì: Hệ qủa là 1 Định lí nó được suy ra trực tiếp từ một định lí hoặc một tính chất được thừa nhận.
- Treo bảng phụ H.81
? 3 (Sgk - 118)
?
Quan sát H.81 cho biết tại sao tam giác vuông ABC bằng tam giác vuông DEF?(HS K, G)
* Hệ qủa: (Sgk/118)
HS
ABC và DEF có
AB = DE (gt)
ABC=DEF(c.g.c)
?
Từ bài toán trên hãy phát biểu trường hợp bằng nhau cạnh góc cạnh áp dụng vào tam giác vuông?(HS K, G)
HS
Nếu hai cạnh góc vuông của tam giác vuông này lần lượt bằng hai cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.
GV
Tính chất đó là hệ quả của trường hợp bằng nhau cạnh góc cạnh.
3. Củng cố - Luyện tập: (7’)
GV
Treo bảng phụ nội dung bài 25 (Sgk/118). Cho học sinh hoạt động nhóm làm bài trong 5 phút.
Bài 25 (Sgk/118)
HS
Đại diện học sinh ở các nhóm trình bày - Nhóm khác nhận xét.
* H.82:
ABD = AED (c.g.c.)
GV
Nhận xét bài làm các nhóm và tuyên dương nhóm làm bài tốt.
(Vì AB = AD (gt); (gt); cạnh AD chung)
*H.83:
IGK = HKG (c.g.c.)
(Vì IK = HG (gt); (gt); cạnh GK chung)
* H.84:
Không có 2 tam giác nào bằng nhau vì cặp góc bằng nhau không xen giữa 2 cặp cạnh bằng nhau.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:( 2’)
- Vẽ 1 tam giác tuỳ ý bằng thước thẳng và compa, vẽ 1 tam giác bằng tam giác vừa vẽ theo trường hợp cạnh góc cạnh.
	- Thuộc và hiểu kĩ tính chất và hệ quả.
	- Bài tập: 24; 26; 27 (Sgk/119), bài tập 36, 37, 38 (SBT)
	- Hướng dẫn bài 27 (Sgk/119): Để khẳng định ABC = ADC (H.86) - Quan sát hình vẽ đã có yếu tố nào bằng nhau, còn thiếu yếu tố nào, yếu tố đó ở vị trí nào? Phần còn lại làm tương tự.
	- Giờ sau: Luyện tập
Ngày soạn: 31/11/2011
Ngày dạy: 02/11/2011 
 Dạy lớp: 7A; 7B
Tiết 26
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: - Học sinh được làm một số bài tập củng cố về trường hợp bằng nhau thứ 2 của tam giác.
2.Kỹ năng: - Thông qua bài tập rèn kĩ năng vẽ hình, chứng minh hai tam giác bằng nhau theo trường hợp thứ 2, từ đó suy ra các góc tương ứng bằng nhau, các cạnh tương ứng bằng nhau.
3.Thái độ: - Rèn tính cẩn thận, chính xác và khả năng tư duy lôgic.
II. PHẦN CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1.Giáo viên: - Giáo án, SGK, thước thẳng chia khoảng, thước đo góc, compa, bảng phụ, phiếu học tập.
2.Học sinh:	- SGK, thước thẳng, thước đo góc, compa, bảng nhóm. 
- Học bài và làm bài tập. 
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Kiểm tra bài cũ: (4’)
	a) Câu hỏi:
? Phát biểu tính chất về trường hợp bằng nhau thứ hai của hai tam giác?
? Hai tam giác vuông chỉ cần những điều kiện gì để bằng nhau theo trường hợp cạnh-góc-cạnh?
b) Đáp án: (SGK) (10đ)
* Đặt vấn đề vào bài mới: ( 1')
GV: Trong tiết học trước chúng ta đã được tìm hiểu trường hợp bằng nhau thứ 2 của hai tam giác. trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ sử dụng kiến thức lí thuyết đó vào làm bài tập.=> Bài mới.
 	2. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng.
GV
?
HS
GV
GV
HS
Treo bảng phụ bài 26/SGK.
Hãy sắp xếp lại 5 câu sau đây một cách hợp lí để giả bài toán trên?(HS Tb)
Đứng tại chỗ trả lời. HS cả lớp nhận xét.
Nhận xét và lưu ý HS đây là cách trình bày một bài chứng minh hai tam giác bằng nhau theo trường hợp (c.g.c) và từ đó suy ra được các góc, các cạnh tương ứng bằng nhau và cách viết giả thiêt, kết luận khi đã có hình vẽ.
Treo bảng phụ nội dung bài 27 (Sgk/119)
Đọc nội dung đề bài và quan sát hình vẽ
Bài tập 26 (Sgk/ 119) (7')
Giải
5)
1)
2)
4)
3)
Bài tập 27 (Sgk/ 119) (8')
Giải
a) H.86: Để ABC = ADC (c.g.c) cần thêm điều kiện: 
HS
Lần lượt đứng tại chỗ trả lời cho từng hình vẽ.
b. H.87: Để AMB = EMC (c.g.c) cần thêm điều kiện: MA = ME
?
Để CAB = DBA (c.g.c) cần thêm điều kiện gì? Vì sao?(HS Tb)
c. H.88: Để CAB = DBA (c.g.c) cần thêm điều kiện: AC = BD
HS
Cần thêm điều kiện AC = BD vì AB cạnh chung. Mà CAB và DBA có 
?
Trong H.88 ta đã áp dụng nội dung kiến thức nào để rút ra hai tam giác bằng nhau?.(HS Tb)
HS
Áp dụng hệ quả.
GV
Chốt lại: Để hai tam giác bằng nhau theo trường hợp thứ hai thì cần đủ ba điều kiện bằng nhau: hai điều kiện về cạnh, 1 điều kiện về góc. Lưu ý cạnh và góc phải tương ứng.
- TH1: đã có 2 điều kiện về cạnh.
- TH2: đã có hai điều kiện về cạnh và góc chỉ cần thêm điều kiện về cạnh.
- TH3: đã có hai điều kiện về cạnh (cạnh chung) và góc ( góc vuông) chỉ cần thêm điều kiện về cạnh.
GV
Treo bảng phụ bài 28 (Sgk / 120)
Bài 28 (Sgk/120) (8')
 HS
Đọc đề bài và quan sát hình vẽ.
Giải
?
Để xét xem trên H.89 có các tam giác nào bằng nhau trước hết ta phải làm gì?
(HS K, G)
* Xét ABC =DKE có: 
 AB = KD (gt) (1)
 BC = DE (gt) (2)
HS
Đối với DKE có DK = BA; DE = BC Vậy ta phải tính được 
DKE có: 
mà 
?
Hãy tính số đo = ?
(Đlí tổng 3 góc của tam giác)
HS
Tính góc D
?
Xét mối quan hệ của các cặp tam giác:
ABC và DKE; ABC và NMP; 
DKE và MNP. Giải thích?(HS K, G)
Do đó: (3)
Từ (1), (2), (3)
 ABC =DKE (c.g.c)
HS
ABC không bằng NMP
DKE không bằng MNP
Góc M không phải là góc xen giữa hai cạnh tương ứng bằng nhau.
?
Như vậy khi nào 2 tam giác bằng nhau theo trường hợp cạnh góc canh?
HS
Khi có hai cạnh và góc xen giữa của tam giác này bằng 2 cạnh và góc xen giữa của tam giác kia.
GV
- Yêu cầu học sinh đọc và nghiên cứu bài 29 (Sgk/ 120)
Bài 29 (Sgk/ 120) (12')
GT
KL
ABC = ADE
HS
- Hướng dẫn học sinh vẽ hình.
Vẽ hình theo hướng dẫn.
?
Nêu giả thiết, kết luận của bài toán?
 ?
Quan sát hình vẽ em hãy cho biết ABC và ADE có yếu tố nào bằng nhau?
HS
ABC và ADE có AB = AD (gt); chung.
?
Vậy còn thiếu điều kiện gì nữa thì có thể kết luận được ABC = ADE theo trường hợp (c.g.c)
HS
Thêm điều kiện: AC = AE
Chứng minh
?
Chứng minh AC = AE?(HS K, G)
Xét ABC và ADE có:
HS
Đứng tại chỗ trình bày lại lời giải.
AB = AD (gt) (1)
GV
Chốt lại: Muốn chứng minh 2 tam giác bằng nhau ta phải xét xem hai tam giác đó có những yếu tố nào bằng nhau, cần thêm những điều kiện nào để kết luận được 2 tam giác đó bằng nhau theo trường hợp (c.g.c).
 chung (2)
Ta lại có: 
AD = AB (gt)
DC = BE (gt) (1')
Mà AB + DC = AC (Vì D nằm giữa A và E) (2') 
AB + BE = AE (Vì B nằm giữa A và E) (3')
Từ (2) và (3) AC = AE (3)
Từ (1), (2), (3) suy ra: 
ABC = ADE
3. Củng cố - Luyện tập: (3’)
? Để chứng minh hai tam giác bằng nhau theo trường hợp (c.g.c) chúng ta thực hiện các bước như thế nào?
HS: - Vẽ hình.
	- Ghi GT, KL.
	- Tìm các yếu tố về canh – góc - cạnh tương ứng bằng nhau của hai tam giác (yêu cầu hai góc bằng nhau phải là góc xen giữa hai cạnh tương ứng bằng nha)
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:( 2’)
- Học thuộc hai trường hợp bằng nhau của tam giác đã học
- Làm bài tập 30, 31, 32 (Sgk/120)
- Hướng dẫn bài 31: Để c/m MA = MB ta c/m MHA = MHB (c.g.c)
- Chẩn bị tiết sau luyện tập 2
Ngày soạn: 16/11/2011
Ngày dạy: 18/11/2011 
 Dạy lớp: 7A; 7B
Tiết 27
LUYỆN TẬP (Tiếp)
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: - Học sinh được làm một số bài tập về trường hợp bằng nhau thứ 2 của tam giác. Dựa vào việc chứng minh hai tam giác bằng nhau theo trường hợp thứ hai để giải các bài toàn khác theo yêu cầu.
2.Kỹ năng: - Thông qua bài tập rèn kĩ năng vẽ hình, chứng minh hai tam giác bằng nhau theo trường hợp thứ 2, từ đó suy ra các góc tương ứng bằng nhau, c ... Bước đầu suy luận có căn cứ của học sinh.
3.Thái độ: - Rèn tính cẩn thận, chính xác và khả năng tư duy lôgic, tái hiện kiến thức cũ.
II. PHẦN CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1.Giáo viên: - Giáo án, SGK, thước thẳng chia khoảng, thước đo góc, bảng phụ, phiếu học tập.
2.Học sinh:	- SGK, thước thẳng chia khoảng, thước đo góc, bảng nhóm. 	- Ôn tập lại toàn bộ nội dung kiến thức học kì I. 
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong tiết ôn tập)
* Đặt vấn đề vào bài mới: ( 1')
GV: Bài hôm nay các em sẽ được hệ thống lại các kiến thức đã học trong HKI .=> Bài mới.
 	2. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng.
?
Thế nào là hai góc đối đỉnh, vẽ hình?
A. Lý thuyết: (15’)
I. Chương I:
HS
Là hai góc mà mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc kia 
1) Hai góc đối đỉnh. 
?
HS
Nêu tính chất và chứng minh t/c đó?
Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau 
GT
đối đỉnh 
KL
HS
Trình bày phần chứng minh tính chất 
Chứng minh :
Hai góc đối đỉnh.
Vì kề bù nên =1800 (1)
Vì kề bù nên =1800 (2)
Từ (1) và (2)ta có: = 
Từ (3) suy ra 
?
HS
Nêu các dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song?
Trả lời.
2) Hai đường thẳng song song 
* Khái niệm:
* Dấu hiệu:
GV
Tương tự như trên lần lượt nêu các câu hỏi bên cạnh và cho học sinh trả lời. Với mỗi câu hỏi nếu có thể cho học sinh vẽ hình minh hoạ 
3) Đường trung trực của một đoạn thẳng 
4) Tính chất hai đường thẳng song song 
HS
Lần lượt trả lời các câu hỏi theo yêu cầu để tái hiện lại nội dung kiến thức đã học.
5) Tiên đề ơ cơ lít về đường thẳng song song 
6) Định lý về hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ 3 
7) Định lý về một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song 
I. Chương II:
1) Tổng ba góc của một tam giác, góc ngoài của một tam giác 
2) Hai tam giác bằng nhau 
3) TH bằng nhau (c.c.c)
4) TH bằng nhau (c.g.c )
* Hệ quả :
5, TH bằng nhau (g.c.g) 
* Hệ quả 
B. Bài tập: (22’)
GV
HS
- Treo bảng phụ hình vẽ.
- Hướng dẫn HS vẽ hình, ghi GT, KL
Vẽ hình và ghi GT,KL theo hướng dẫn
Bài 1: Cho tam giác ABC, qua A vẽ AH BC( H BC).Từ H vẽ HK AC 
( K AC ). Qua K vẽ đường thẳng song song với BC cắt AB tại E 
a) Chỉ ra các cặp góc bằng nhau trên hình và giải thích 
b) Chứng minh AH EK 
c) Qua A vẽ đường thẳng m AH chứng minh m // EK 
GT
Tam giác ABC: AH BC tại H
HK AC tại K 
KE // BC ( E AB); Am AH
KL
a)Các góc nào bằng nhau? Vì sao 
b) AH EK
c) m // EK
Chứng minh :
GV
HS
Lần lượt yêu cầu HS trả lời các câu hỏi theo yên cầu. (Hướng dẫn HS chứng minh câu b và c)
Trả lời câu a) và chứng minh câu b), c) theo hướng dẫn.
a) ( 2 góc đồng vị của EK // BC)
( hai góc đồng vị của EK // BC)
( so le trong vì EK // BC)
b) AH BC (gt)
EK // BC (gt)
suy ra AH EK ( quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song )
c) m AH (gt)
 EK AH (Chứng minh trên) 
suy ra m // EK ( hai đường thẳng cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba )
GV
HS
Treo bảng phụ bài tập 2. 
Nghiên cứu đề bài.
Bài 2: Cho tam giác AOB ( OA= OB) tia phân giác của O cắt AD ở D chứng minh rằng :
a) DA=DB 
b) OD AB 
HS
Vẽ hình và ghi GT, KL. 
GT
AOB ( OA=OB)
D AB : 
KL
a) DA = DB
b)OD AB 
Chứng minh
GV
HS
Yêu cầu HS họat động nhóm làm bài 
Hoạt động nhóm làm bài trong 5 phút
a) Xét AOD và BOD có:
OA = OB (gt)
GV
Chữa bài của các nhóm và chốt lại kiến thức trọng tâm cần áp dụng trong bài tập.
 (gt)
OD : Cạnh chung 
Suy ra AOD = BOD(c.g.c)
suy ra AD=BD ( hai cạnh tương ứng )
b) AOD = BOD(Chứng minh trên) suy ra (hai góc tương ứng) (*)
Mà D AB (gt) 
suy ra =1800(**)
Từ (*) và (**) suy ra = 900 hay OD AB 
3. Củng cố - Luyện tập: (5’)
GV: Hướng dẫn HS về nhà vẽ BĐTD cho bài ôn tập chương.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:( 2’)
	- Ôn các kiến thức lý thuyết 
- Xem lại các bài đã chữa 
- Làm các bài tập 56,57,58,60( SBT-105)
Ngày soạn: 05/12/2011
Ngày dạy: 07/12/2011 
 Dạy lớp: 7A2
Tiết 31
ÔN TẬP HỌC KÌ I (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: - Ôn tập các kiến thức trọng tâm của hai chương, chương I và chương II của học kỳ I. Qua một số câu hỏi lý thuyết và bài tập áp dụng.
2.Kỹ năng: - Luyên tập kỹ năng vẽ hình, phân biệt GT – KL. Rèn tư duy suy luận và cách trình bày lời giải bài tập hình .
3.Thái độ: - Rèn tính cẩn thận, chính xác và khả năng tư duy lôgic, tái hiện kiến thức cũ.
II. PHẦN CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1.Giáo viên: - Giáo án, SGK, thước thẳng chia khoảng, thước đo góc, bảng phụ, phiếu học tập.
2.Học sinh:	- SGK, thước thẳng chia khoảng, thước đo góc, bảng nhóm. 	- Ôn tập lại toàn bộ nội dung kiến thức học kì I. 
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Kiểm tra bài cũ: (7’)
	a) Câu hỏi: 
HS1: Phát biểu các dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song 
Phát biểu định lý tổng ba góc của một tam giác, định lý về tính chất góc ngoài của tam giác.
	HS2: Phát biểu 3 trường hợp bằng nhau của tam giác.
	b) Đáp án: 
	HS1: - Dấu hiệu: (4đ)
	 - Định lí: (6đ)
	HS2: Phát biểu 3 tính chất: (10đ)
* Đặt vấn đề vào bài mới: ( 1')
GV: Bài hôm nay các em sẽ tiếp tục ôn tập lại các kiến thức đã học trong HKI .=> Bài mới.
 	2. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng.
GV
Trep bảng phụ bài 11 (SBT - 99)
Bài 1: (10’)
Cho tam giác ABC có =700 ; =300 . Tia phân giác của góc A cắt BC tại D. Kẻ AH vuông góc với BC ( H BC )
a) Tính BAC
b) Tính ADH
c) Tính HAD 
HS
- Lên bảng vẽ hình , ghi GT, KL 
- HS cả lớp làm vào vở. 
GT
ABC: =700 ; =300
phân giác AD (D BC)
AH BC
KL
 = ?
 = ?
 = ? 
Giải
? 
Tính ?	
a) ABC: 
HS
Tính nhanh và nêu kết quả.
 = 1800 - (700 + 300) = 800
?
Tính (Dựa vào ABH )? Từ đó 
b) Xét ABH có : = 900(gt)
HS
GV
tính ?
Trình bày.
Nhận xét và yêu cầu 1HS lên bảng trình 
suy ra = 900 - 700 =200 ( trong tam giác vuông hai góc nhọn phụ nhau )
HS
GV
bày lại, HS cả lớp trình bày vào vở.
Thực hiện yêu cầu.
Nhận xét và chốt kiến thức qua bài tập.
= -(Tia AH nằm giữa hai tia AB và AD)
Hay = - 200 = 200
c) AHD có = 900; =200
suy ra = 900 - 200 = 700 
GV
Treo bảng phụ bài tập 2 : Cho tam giác ABC có AB =AC. M là trung điểm của BC, Trên tia đối của tia MA lấy điểm D sao cho AM = MD: 
Bài 2:(20')
a) Chứng minh 
b) Chứng minh AB//DC
c) c/m : AM BC 
d) Tìm điều kiện của tam giác ABC để ADC=300
?
HS
Muốn chứng minh ta làm như thế nào ? 
- Xét xem có những yếu tố nào bằng nhau rồi áp dụng trường hợp bằng nhau của hai tam giác rút ra kết luận.
- Trình bày chứng minh.
GT
ABC : AB=AC ; 
M BC; BM=CM ;
 D MA; AM = MD 
KL
a) 
b) AB//DC
c) AM BC 
d)Tìm điều kiện của ABC để 
?
Muốn chứng minh AB//DC ta làm như thế nào ?
a) Xét tam giác ABN và tam giác DCM có : 
AM = DM (gt)
BM = CM (gt)
( hai góc đối đỉnh) 
(c.g.c)
HS
Trả lời.
GV
HS
Hướng dẫn sau đó yêu cầu HS họat động nhóm làm câu b).
Hoạt động nhóm làm câu b) trong 3 ph
GV
HS
GV
Hướng dẫn HS chứng minh tiếp câu b và câu c.
Chứng minh theo hướng dẫn của GV.
Chốt lại kiến thức cơ bản thông qua bài tập số 2.
b) Vì 
(hai góc tương ứng)
Mà và là hai góc so le
trong
AB // DC (theo dấu hiệu nhận
biết)
c) và có:AC = AC (gt)
cạnh AM chung
BM = CM (gt)
(c.c.c)
(hai góc tương ứng)
Mà (do hai góc 
kề bù) 
Do đó AM BC
d)khi 
Nên khi 
Vậy 
khi ABC có AB=AC và 
3. Củng cố - Luyện tập: (5’)
GV: Chốt lại những kiến thức trọng tâm cho HS ôn tập.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:( 2’)
	- Ôn tập theo hướng dẫn.
	- Xem lại các dạng bài tập ôn tập đã chữa.
	- Làm thêm các dạng bài tập tương tự trong SBT.
	- Chuẩn bị làm bài kiểm tra học kì cả đại số và hình học.
Ngày soạn: 14/12/2011
Ngày dạy: 16/12/2011 
 Dạy lớp: 7A2
Tiết 32 
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - HS biết được kết quả chung của cả lớp về: % giỏi, khá, trung bình, yếu, kém và kết quả của từng cá nhân.
 - Biết được những ưu điểm đã đạt được, những sai lầm mắc phải và biện pháp khắc phục trong làm bài kiểm tra.
2. Kỹ năng: - Được củng cố lại các kiến thức trong bài đã làm.
 - Rèn luyện cách trình bày lời giải các bài tập.
3. Thái độ: - Rèn luyện tính cẩn thận và ý trí vươn lên trong học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1.Giáo viên: - Bài kiểm tra đã chấm, đáp án, biểu điểm bài kiểm tra.
 	 	- Giáo án, sgk, sgv.
2. Học sinh: - SGK, vở ghi, đồ dùng học tập.	
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong bài mới)
* Đặt vấn đề vào bài mới: (1’)
GV: Để các em nắm được những kết quả bài kiểm tra và cách làm các bài tập trong đề kiểm tra học kì I, biết được những sai sót và cách khắc phục. Trong tiết hoc này chúng ta cùng chữa lại đề kiểm tra học kì I, phần hình học.
2. Dạy nội dung bài mới.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung ghi bảng
GV
HS
GV
HS
GV
Treo bảng phụ đề bài.
Nghiên cứu lại đề bài
Cùng HS chữa lại nội dung từng câu sau đó GV công bố biểu điểm.
Lưu ý những sai sót gặp phải của HS trong các bài.
Làm lại các câu trong bài kiểm tra.
Lần lượt nhận xét chung.
I. Đề bài. (7’)
Câu 3: (1,0 điểm) 	Cho hình vẽ sau biết , và = 1000. 
Tính .
Câu 5: (2,5điểm)
Cho tam giác ABC có AB =AC, M là trung điểm của BC, trên tia đối của tia MA lấy điểm D sao cho AM = MD.
a) Chứng minh 
b) Chứng minh AB // DC
c) Chứng minh AM BC
 d) Tìm điều kiện của ABC để
II. Đáp án - Biểu điểm. (30’)
Câu
Đáp án
Điểm
3
,a // b
nên: (cặp góc 
trong cùng phía)
hay 
0.5
0.5đ
5
Viết gt, kl đúng 
a)và có:
AM = DM (gt)
BM = CM (gt)
( hai góc đối đỉnh) 
(c.g.c)
b) Vì 
(hai góc tương ứng)
Mà và là hai góc so le trong
AB // DC(theo dấu hiệu nhận biết)
c) và có:
AC = AC (gt)
cạnh AM chung
BM = CM (gt)
(c.c.c)
(hai góc tương ứng)
Mà (do hai góc 
kề bù)
Do đó AM BC
d)khi 
Nên khi 
Vậy khi ABC có AB = AC và 
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
3,5
III. Nhận xét chung. (12’)
1. Kiến thức: 
- Đa số các em đều nắm được kiến thức cơ bản. Song 1 số em còn chưa nắm chắc, .
2. Kỹ năng: 
- Một số em có kĩ năng làm bài, trình bày tốt, song bên cạnh đó rất nhiều em chưa có kĩ năng vẽ hình trình bày lời giải.
3. Vận dụng của học sinh.
- Khả năng vận dụng của các em tương đối tốt song một số em còn chưa biết vận dụng.
4. Trình bày.
- Đa số đều trình bày bài kiểm tra còn chưa khoa học và sạch sẽ.
5. Diễn đạt.
- Khả năng diễn đạt một số bài còn rất yếu đặc biệt là câu 6b).
6. Kết quả.
+) G : 
+) K : 
+) Tb : 
+) Y : 
+) Kém : 
3. Củng cố -Luyện tập:(5)
GV : Tổng kết lại kết quả bài kiểm tra và lưu ý lại cho HS những sai sót gặp phải khi làm bài và những kinh nghiệm cần ghi nhớ.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:(2’)
 	- Ôn lại các trường hợp bằng nhau của hai tam giác. 
	- Làm các bài tập luyện tập về các trường hợp bằng nhau của hai tam giác.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_7_tiet_25_den_32_nam_hoc_2011_2012_ban.doc