Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 28: Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác góc-cạnh-góc - Bùi Thị Thược

Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 28: Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác góc-cạnh-góc - Bùi Thị Thược

A. Mục tiêu:

* Kiến thức:

- HS nắm được trường hợp bằng nhau g.c.g của hai tam giác, hai trường hợp bằng nhau của tam giác vuông

- HS biết cách vẽ tam giác khi biết một cạnh và hai góc kề

* Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng vẽ hình

- Kỹ năng vận dụng trường hợp góc-cạnh-góc để chứng minh hai tam giác bằng nhau.

* Rèn luyện tính cẩn thận, phát triển tư duy lôgíc.

B. Chuẩn bị:

GV: Thước thẳng, thước đo góc, máy vi tính và máy projector, thước eke.

HS: Thước thẳng, thước đo góc, thước eke.

C. Tiến trình dạy học

 

doc 4 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 494Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 28: Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác góc-cạnh-góc - Bùi Thị Thược", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 28. Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác
góc-cạnh-góc ( g.c.g)
A. Mục tiêu:
* Kiến thức:
- HS nắm được trường hợp bằng nhau g.c.g của hai tam giác, hai trường hợp bằng nhau của tam giác vuông
- HS biết cách vẽ tam giác khi biết một cạnh và hai góc kề
* Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng vẽ hình
- Kỹ năng vận dụng trường hợp góc-cạnh-góc để chứng minh hai tam giác bằng nhau.
* Rèn luyện tính cẩn thận, phát triển tư duy lôgíc.
B. Chuẩn bị:
GV: Thước thẳng, thước đo góc, máy vi tính và máy projector, thước eke.
HS: Thước thẳng, thước đo góc, thước eke.
C. Tiến trình dạy học
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)
Giáo viên nêu câu hỏi:
- Em hãy phát biểu trường hợp bằng nhau thứ nhất (c.c.c) và trường hợp bằng nhau thứ hai (c.g.c) của hai tam giác.
- Hãy minh hoạ các trường hợp bằng nhau này qua hai tam giác cụ thể: ABC và A’B’C’.
Gv đặt vấn đề: Hôm nay, cô và các em tìm hiểu trường hợp bằng nhau thứ ba của hai tam giác.
Hs đứng tại chỗ trả lời.
Hoạt động 2: Vẽ tam giác biết một cạnh và hai góc kề(13 phút)
* BT 1: Vẽ ABC biết BC = 4 cm, , 
* Hãy nêu cách vẽ.
- GV vẽ hình, học sinh thực hiện theo.
- Gv giới thiệu : Xét tam giác ABC, ta nói góc B, góc C là hai góc kề cạnh BC. Vậy, một cạnh có hai góc kề.
- Tìm 2 góc kề cạnh AB ; AC .
- GV: Khi ta nói một cạnh và 2 góc kề thì ta hiểu 2 góc này ở vị trí kề cạnh đó.
- Các em đã biết vẽ tam giác khi biết một cạnh và hai góc kề. Hãy giải bài toán sau :
Bài toán 2: Vẽ A'B'C' biết B'C' = 4 cm
, 
- Hai tam giác vừa vẽ có những yếu tố nào bằng nhau?
- Hai tam giác có bằng nhau hay không?
- GV: hướng dẫn học sinh thấy được cần kiểm tra xem hai cạnh AB và A’B’ có bằng nhau hay không. Từ đó yêu cầu Hs đo và so sánh AB và A’B’.
Gv kiểm tra đánh giá và chính xác hoá bằng hình vẽ trên máy tính và kết luận AB = A’B’.
Từ đó kết luận hai tam giác bằng nhau và giới thiệu tính chất.
1. Vẽ tam giác biết 1 cạnh và 2 góc kề 
a) Bài toán : SGK 
- HS nêu cách vẽ
+ Vẽ BC = 4 cm
+ Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ BC vẽ tia Bx và Cy sao cho , 
+ Bx cắt Cy tại A ABC
Hs trả lời.
Một hs lên bảng vẽ hình, hs khác thực hiện trên vở.
- Hs: Có =; BC=B’C’; =
Hs thực hiện đo và so sánh.
Hoạt động 3: Trường hợp bằng nhau góc – cạnh – góc (13 phút)
* Giáo viên cho hs đọc tính chất
* Củng cố:
- GV chốt: Vậy để 2 tam giác bằng nhau theo trường hợp góc-cạnh-góc thì có 3 đk : một điều kiện về cạnh, hai điều kiện về góc ( góc kề cạnh đó).
* Gv cho hs làm bài 2
* Hình 96: Hai tam giác đó có gì đặc biệt?
* Gv: Dựa vào hình 96 giáo viên dẫn dắt để đến hệ quả 1.
* HS đọc tính chất. Ghi gt ; kl
* xét ABC và A'B'C'
 = 
 BC =B'C'
 = 
 ABC = A'B'C' (g.c.g)
Hs trả lời:
a, góc C = góc C’
b, AB=A’B’.
Hs chọn ra các tam giác bằng nhau; đọc theo đúng thứ tự đỉnh tương ứng; nêu được các điều kiện để hai tam giác bằng nhau theo trường hợp g.c.g
Là hai tam giác vuông.
Hoạt động 4 : Hệ quả 10 phút)
Còn dấu hiệu nào để nhận biết hai tam giác vuông bằng nhau?
Gv cho Hs đọc hệ quả; vẽ hình, ghi gt, kl
* Gv hướng dẫn hs c/m:
Hai tam giác đã có yếu tố nào bằng nhau?
Cần bổ sung điều kiện nào để hai tam giác bằng nhau?
Sơ đồ c/m 
- HS dựa vào phân tích chứng minh 
3. Hệ quả
a) Hệ quả 1: SGK 
b) Hệ quả 2 ( SGK)
GT
ABC, ,
 DEF, 
BC = EF, 
KL
ABC = DEF
Hs lên bảng chứng minh.
Tam giác ABC vuông tại A nên (1)
 Tam giác DEF vuông tại D nên 
 (2)
Mặt khác: = (gt) (3)
Từ (1);(2) và (3) suy ra: = 
Xét ABC và DEF có:
 (gt) 
 BC = EF (gt); 
 (cmt) 
 ABC = DEF (g.c.g)
Hoạt động 5: Củng cố (3 phút)
Có mấy trường hợp bằng nhau của tam giác ? Em hãy phát biểu trường hợp bằng nhau thứ 3.
Có mấy trường hợp bằng nhau của tam giác vuông ? Em hãy phát biểu trường hợp bằng nhau cạnh huyền góc nhọn ?
Khi chứng minh được hai tam giác bằng nhau, ta suy ra được điều gì ?
Em hãy nêu các nội dung chính của bài học?
Hs phát biểu
Hs phát biểu
Hs : Hai tam giác bằng nhau, suy ra các cặp góc, cặp cạnh tương ứng bằng nhau.
HS trả lời.
IV. Hướng dẫn học ở nhà:(1')
- Học thuộc trường hợp bằng nhau thứ 3 và hai hệ quả
- Làm bài tập 33; 34; 35 ( SGK - tr123)
	...................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_7_tiet_28_truong_hop_bang_nhau_thu_ba_c.doc