Mục tiêu giáo dục
Giúp học sinh :
-Hiểu về truyền tốt đẹp của trường và những thành tích của lớp .
-Phấn khởi, tự hào và trân trọng truyền thống của trường, của lớp.
- Có thói quen tự giác chấp hành đúng nội quy, kỉ luật của trường,của lớp; ra sức học tập, rèn luyện để bảo vệ va vun đắp truyền thống tốt đẹp của trường
Chủ điểm tháng 9 : Truyền thống nhà trường Mục tiêu giáo dục Giúp học sinh : -Hiểu về truyền tốt đẹp của trường và những thành tích của lớp . -Phấn khởi, tự hào và trân trọng truyền thống của trường, của lớp. - Có thói quen tự giác chấp hành đúng nội quy, kỉ luật của trường,của lớp; ra sức học tập, rèn luyện để bảo vệ va vun đắp truyền thống tốt đẹp của trường Ngày soạn : 22 - 09 - 2011 Ngày tổ chức : 24 - 09 - 2011 Tiết 1: bầu cán bộ lớp 1.Yêu cầu giáo dục Giúp học sinh : Hiểu vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập, rèn luyện của lớp . Biết lựa chọn cán bộ có năng lực, nhiệt tình, trách nhiệm và tôn trọng. ủng hộ cán bộ lớp hoạt động. 2. Nội dung và hình thức hoạt động Nội dung : -Tổng kết hoạt động của lớp sau một năm học. -Bầu đội ngũ cán bộ lớp mới. b.Hình thức hoạt động: - Nghe báo và thảo luận. - Bầu bằng phiếu hoặc biểu quyết. 3.Chuẩn bị hoạt động a. Về phương tiện hoạt động -Bản báo cáo kết quả hoạt động của cán bộ lớp trong năm học vừa qua. -Phiếu bằu (nếu bằng phiếu). -Một số tiết mục văn nghệ. b. Về tổ chức Giáo viên chủ nhiệm và cán bộ lớp hội ý: Đánh giá kết quả hoạt động của cán bộ lớp trong năm qua và thống nhất chương trình hoạt động. -Phân công người viết và báo cáo kết quả hoạt động của cán bộ lớp,người điều khiển và thơ kí. -Phân công người chuẩn bị phiếu. -Dự kiến ban kiểm phiếu (nếu bầu bằng phiếu) -Phân công chuẩn bị văn nghệ,trang trí lớp.... 4Tiến hành hoạt động Hát tập thể bài Vui bước tới trường (Nhạc và lời:Nghiêm Bá Hồng). Tuyên bố lí do,giới thiệu chương trình,người điều khiển và thư kí. -Báo cáo của cán bộ lớp tổng kết hoạt động trong năm qua và phương hướng hoạt động năm lơp 7 +Lớp trưởng báo cáo. +Cả lớp thảo luận,góp ý kiến. +Người điều khiển tổng kết. -Bầu cán bộ lớp mới: +Người điều khiển yêu cầu lớp thảo luận đển thống nhất tiêu chuẩn của cán bộ lớp: .Học từ khá trở lên;hạnh kiểm tốt. .Tác phong nhanh nhẹn. .Nhiệt tình và có chách nhiệm. .Có năng lực hoạt động đoàn thể. +ứng cử và đề cử. +Thư kí ghi tên các bạn ứng cử (nếu có) và được đề cử lên bảng. +Bầu bằng biểu quyết hoặc phiếu đối với lớp trưởng, lớp phó,cán sự lớp. +Bầu tổ trưởng,tổ phó bằng biểu quyết hoặc phiếu theo đơn vị tổ. +Công bố kết quả. -Giáo viên chủ nhiệm chúc mừng và giao nhiệm vụ. -Người điều khiển mời đại diện cán bộ lớp mới phát biểu ý kiến: +Cảm ơn sự tín nhiệm của lớp. +Hứa hẹn sẽ làm tốt nhiệm vụ được giao. +Đề nghị cả lớp ủng hộ để cán bộ lớp làm tốt nhiệm vụ.- -Cả lớp hát bài Lớp chúng ta kết đoàn (Nhạc và lời:Mộng Lân). 5.Kêt thúc hoạt động -Chúc mừng cán bộ lớp mới. -Chúc cả lớp đoàn kết,hợp tác trong mọi hoạt động của lớp để đạt kết quả tốt trong năm học. Ngày soạn : 22 - 09 - 2011 Ngày tổ chức : 24 - 09 - 2011 Tiết 2: thảo luận nội quy và nhiệm vụ năm học 1.Yêu cầu giáo dục Giúp học sinh: -Hiểu rõ nội quy, nhiệm vụ năm mới và ý nghĩa của nó. -Tự giác và nhắc nhở nhau cùng chấp hành đúng nội quy của trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. 2. Nội dung và hình thức hoạt động a. Nội dung -Nội quy và ý nghĩa của việc thực hiện nội quy nhà trường. -Những nhiệm vụ cụ thể của năm học và ý nghĩa của nó. b. Hình thức hoạt động Thảo luận câu hỏi,liên hê thực tế. 3. Chuẩn bị hoạt động a. Về phương tiện hoạt động . -Văn bản nội quy và nhiệm vụ năm học. -Một số câu hỏi về nội quy,ý nghĩa của nội quy,nhiệm vụ năm học và về việc chấp hành nội quy của trường,của lớp trong năm học qua: Câu 1: Bạn hãy cho biết nội dung chính của nội quy nhà trường? Câu2: Việc thực hiện đúng nội quy của nhà trường sẽ có tác dụng gì đối với bản thân bạn? Câu3: theo bạn,điều gì sẽ xảy ra nếu nhà trường không có nội quy? Câu4: Theo bạn,việc thực hiện nội quy nhà trường của lớp ra trong năm hoc vừa qua như thế nào? Câu5: trong năm học này,bạn phải thực hiện tốt những nhiệm vụ gì? Câu6: Theo bạn,mỗi cá nhân và cả lớp phải làm gì để thực hiện tốt những nhiệm vụ của năm học? -Một số tiết mục văn nghệ. b. Về tổ chức -Giáo viên chủ nhiệm: +phổ biến yêu cầu,nội dung,kế hoạch hoạt động. +Yêu cầu từng học sinh nghiên cứu nội quy của trường và việc thực hiện nội quy của bản thân,của tập thể lớp trong năm học vừa qua. +Giúp cán bộ lớp xây dựng câu hỏi thảo luận và đáp án. -Lớp thảo luận,thống nhất chương trinh,hình thức hoạt động và phân công cụ thể: +Ngườiđiều khiển trương trình và thư ký. +Tổ,nhóm trang trí lớp,kẻ tiêu đề,kê bàn ghế?... +Mỗi tổ chuẩn bị môt số tiết mục văn nghệ -Từng tổ phân công nhiệm vụ cho tổ viên. 4. Tiến hành hoạt động -Hát tập thể bài vui bước tới trường(Nhạc và lời:Nghiêm bá hồng). -Người điều khiển tuyên bố lí do,giới thiệu lí do( nếu có),giới thiệu chương trình hoạt động và thơ kí. -Người điều khiển lần lượt nêu từng câu hỏi cho cả lớp thảo luận và tranh luận.Người phát biểu ý kiến có thể tự xung phong hoặc được chỉ định để tạo được không khí thảo luận sôi nổi. -Dựa vào đáp án,người điều khiển tổng kết lại từng vấn đề đã thảo luân. -Biểu diễn một số tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị.Có thể xếp vài tiết mục văn nghệ xen kẽ trong quá trình thảo luận để tạo ra không khí vui vẻ,sôi nổi, 5. Kết thúc hoạt động Người điều khiển động viên cả lớp phấn đấu tự giác thực hiện đúng nội quy và hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Chủ điểm tháng10: Chăm ngoan học giỏi Mục tiêu giáo giục Giúp học sinh: -Hiểu được tầm quan trọng của việc học tập là để trở thành người công dân có kiến thức nhằm phục vụ tốt cho xã hội. -Giúp học sinh có ý thức vươn lên để các em đạt được mục đích đã đề ra và có thái độ học tập đúng đắn. -Rèn luyện kỹ năng điều khiển,tự quản hoạt động học tập và kĩ năng trình bày,trao đổi ý kiến trườc tập thể. Ngày soạn : 22 - 10 - 2011 Ngày tổ chức : 24 - 10 - 2011 Tiết 3: vâng lời bác hồ dạy – em gắng học chăm 1.Yêu cầu giáo dục Giúp học sinh: -Hiểu được những nội dung chính trong thư bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tháng 9 năm 1945. -Giáo dục tình cảm kính yêu Bac Hồ;giáo dục thái độ học tập nghiêm túc và ý chí vươn lên trong học tập. -Rèn kĩ năng trình bày và trao đổi ý liến cá nhân trước tập thể. 2. Nội dung và hình thưc hoạt động Nội dung -Nội dung thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trương đầu tiêncủa nước ta và ý nghĩa,tác dụng của thư Bác đối với học sinh: b) Hình thức -Vui văn nghệ -Thi trình bày nội dung và ý nghĩa thư Bác. 3.Chuẩn bị hoạt động a) về phương tiện hoạt động -ảnh Bác Hồ. -Khăn bàn,lọ hoa. -Câu hỏi và đáp án. Về tổ chức -Giáo viên nêu mục đích,yêu cầu nội dung và cách tiến hành chủ đề.việc phân công chuẩn bị gồm. +Mỗi cá nhân có 1 thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà(tháng 9 năm 1945). +Giáo viên cùng cán bộ lớp chuẩn bị 4 câu hỏi(dành cho 4 tổ)nhằm trao đổi tìm hiểu nội dung,ý nghĩa thư Bác và chuẩn bị đáp án. các tổ bốc thăm nhận câu hỏi để chuẩn bị trước.Hinh thức câu hỏi nên là câu hỏi liên hoàn.Ví dụ: Câu 1: Đọc thư Bác có câu: “Trước đây cha anh các em, và mới năm ngoái cả các em nữa, đã phải nhận một học vấn nô lệ... Ngày nay, các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thu một nền giáo dục của một nước độc lập”, bạn có suy nghĩ như thế nào? Câu 2: Hãy nêu những tác dụng của việc học tập đối với đời sống con người. Nếu không được(hoặc không chịu) học sẽ dẫn đến những tác hại gì đối với cá nhân và xã hội ? Câu 3: Trong thư,Bác dặn học sing cần phải làm những gì? Bác mong muốn ở học sinh những điều gì? Để làm được theo lời Bác dạy, học sinh chúng ta cần phải học tập, tu dưỡng và rèn luyện như thế nào? Câu 4: Trong thư đã thể hiện những tình cảm của Bác đối với thiếu niên nhi đồng. Những tình cảm nào khiến em xúc động nhất? Vì sao? Để thể hiện tình cảm kính yêuvà vâng lời Bác dạy, học sinh chúng ta cần phải làm gì? -Các học sinh trong tổ đều phải tham gia chuẩn bị phần trả lời. Mỗi tổ cử1 hoặc 2 bạn trình bày phần trả lời. Khỉtả lời nên có thêm tranh ảnh, số liệu để minh hoạ. - Cử ban giám khảo - Cử người điều khiển chương trình - Phân công trang trí - Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ theo chủ đề về Bác Hồ, về học tập 4. Tiến hành hoạt động Hát tập thể. Người điều khiển chương trình nêu mục đích, yêu cầu của buổi trao đổi tìm hiểu nội dung, ý nghĩa thư Bác. Đại diện các tổ lên trình bày phần trả lời từ câu1 đến câu 4. Mỗi khi đại diện tổ trình bày xong, nên để các bạn trong tổ bổ sung và cho cả lớp cùng trao đổi kĩ hơn những nội dung chính trong thư Bác. Sau khi các tổ trình bày xong, người điều khiển chương trình cho cả lớp cùng trao đổi câu hỏi: Sau khi hiểu được mong muốn của Bác, chúng ta phải làm gì để thực hiện được lời Bác dạy?( Có thể viết lên bảng những ý chính của phần trả lời.) Các tiết mục văn nghệ biểu diễn xen kẽ trong phần trao đổi 5. Kết thúc hoạt động Cho lớp tự đanh giá về chất lượng phần chuẩn bị câu trả lời của các tổ. Chọn ra tổ có câu trả lời hay nhất. Cán bộ lớp nhận xét chất lượng hoàn thánh các công việc đã được phân công và ý thức, thái độ tham gia hoạt động của cá nhân và tổ. Ngày soạn : 22 - 10 - 2011 Ngày tổ chức : 24 - 10 - 2011 Tiết 4: lễ giao ước thi đua “tiết học tốt’’ Yêu cầu giáo dục Giúp học sinh: -Hiểu được thế nào là một tiết học tốt và những yêu cầu mà các em cần thực hiện trong tiết học tốt đó. -Xác định thái độ học tập đúng đắn, rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luặt, tính chăm chỉ, sáng tạo trong học tập. Biết đấu tranh, phê phán những biểu hiện sai trái trong học tập. -Rèn luyện kĩ năng học bài, làm bài, ghi chép, phát biểu ý kiến trong giờ học. Nội dung và hình thức hoạt động a) Nội dung -Tiết học tốt và ý nghĩa tác dụng của nó. -Bạn cần làm gì và làm như thế nào để góp phần thực hiện tiết học tốt? -Đăng kí thi đua giữa các tổ với tiêu đề “Tiết học tốt theo lời Bác dạy” b) Hình thức hoạt động Trao đổi về yêu cầu và cách thức thực hiện tiết học tốt, tiến hành việc đăng kí thi đua giữa các tổ và có các tiết mục văn nghệ kết hợp xen kẽ. Chuẩn bị hoạt động a) Về phương tiện hoạt động Các tổ họp và thống nhất nội dung đăng kí thi đua thực hiện tiết học tốt theo 4 chỉ tiêu chính: +Chuẩn bị bài học, bài làm ở nhà. +Giữ kỉ luật trật tự trong giờ học. +Số điểm tốt sẽ đạt được. +Phát biểu ý kiến trong giờ học. (Nội dung nên ngắn gọn và phải được thể hiện bằng những con số cụ thể.Thời gian thi đua diễn ra trong tháng 10). -Chuẩn bị câu hỏi để cả lớp trao đổi và đáp án trả lời. b) Về tổ chức: -Phân công trang trí: ảnh Bác, lọ hoa, khăn bàn. -Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ. 4. Tiến hành hoạt động a) Mở đầu -Hát tập thể. -Người điều khiển chương trình tuyên bố lí do lễ phát động thi đua “Tiết học tốt”. -Giới thi ... hãy nêu một gương sáng đoàn viên mà bạn thấy cần phải noi theo.Bạn học tập được gì ở người đoàn viên đó.Kế hoạch rèn luyện của bạn như thế nào?...). +Cử người điều khiển. +Mỗi tổ chuẩn bị một kế hoạch rèn luyện của tổ theo gương sáng đoàn viên. +Mỗi cá nhân học sinh chuẩn bị một kế hoạch cá nhân rèn luyện, học tập gương sáng đoàn viên. +Cử người điều khiển chương trình văn nghệ. +Cử người trang trí. 4.Tiến hành hoạt động a Khởi động Hát tập thể bài Tiến lên đoàn viên(Nhạc và lời: Phạm Tuyên). Người điếu khiển tuyên bố lí do, giới thiệu chương trình hoạt động. bThảo luận xây dựng kế hoạh -Người điều khiển lần lượt nêu các câu hỏi thảo luận. -Cá nhân phát biểu ý kiến và trình bày kế hoạch của mình rèn luyện theo gương sáng đoàn viên. -Các tổ trình bày kế hoạch rèn luyện của tổ theo gương sáng đoàn viên. -Người điều khiển tóm tắt kế hoạch rèn luyện của lớp. cVăn nghệ Người điều khiển văn nghệ giới thiệu một số tiết mục văn nghệ của lớp. 5.Kêt thúc hoạt động -Người điều khiển nhận xét kết quả hoạt động. -Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến. Chủ điểm tháng 4 : Hoà bình và hữu nghị Mục tiêu giáo dục -Hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề hoà bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc, năm được một số di sản văn hoá di tích và lịch sử của quê hương, đất nước. -Biết vận dụng các kiến thức đã học để rèn luyện các kĩ năng chung sống ở mọi nơi, mọi lúc trên tinh thần thân thiện, hợp tác và hoà bình. -Biết tỏ thái độ đồng tình với cách ứng sử có văn hoá đời sống hằng ngày;biết phê phán những thái độ và các ứng sử thiếu văn hoá, không thân thiện. Ngày soạn : 22 - 04 - 2012 Ngày tổ chức : 24 - 04 - 2012 Tiết 15: tình đoàn kết hữu nghị 1.Yêu cầu giáo dục Giúp học sinh: -Hiểu được tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới sẽ tạo nên sức mạnh, sẽ duy trì và phát triển được nền hoà bình trên hành tinh, từ đó nhận thức được trách nhiệm của mỗi người phải vun đắp cho tình đoàn kết hữu nghị. -Tôn trọng tình đoàn kết hữu nghị, có tình cảm và có ý thức sẵn sàng hợp tác với nhau trên tinh thần tôn trọng và hiểu biết nhau. -Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, xây dựng mối quan hệ thân thiện trên tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. 2. Nội dung và hình thức hoạt động a ).Nội dung Hiểu được: -Đoàn kết hữu nghị là gì? -Tình đoàn kết hữu nghi sẽ duy trì và phát triển nền hoà bình như thế nào? -Vì sao phải có tình đoàn kết hữu nghị? -Làm thế nào để xây dựng tình đoàn kết hữu nghị? b)Hình thức hoạt động -Hái hoa dân chủ. -Thảo luận. -Văn nghệ. 3.Chuẩn bị hoạt động a. Về phương tiện hoạt động -Tranh ảnh, bài hát, bài thơ, câu chuyện...ca ngợi tình đoàn kết hữu nghị. -Một số câu hỏi dành cho hoạt động hái hoa dân chủ. b .Về tổ chức -Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên môn Ngữ văn,Giáo dục công dân để soạn một số câu hỏi cho hoạt động. -Cử ban giám khảo, người điều khiển chương trình. -Chuẩn bị trang trí lớp. 4. Tiến hành hoạt động * Giới thiệu kết quả hoạt động của từng tổ -Từng tổ trình bày kết quả sưu tầm của tổ mình trong ba phút. Khi trình bày nên nói theo thứ tự: tên di sản, di tích lịch sử, địa điểm, ý nghĩa của di sản đó. * Thi tìm hiểu -Lớp cử hai đội, mỗi đội từ 5- 10 học sinh và phân công một bạn làm đội trưởng -Sau hiệu lệnh của người điều khiển, đội trưởng mỗi đội lên bốc thăm câu hỏi.Từng đội chuẩn bị trả lời. Đọc to câu hỏi và trả lời rõ ràng. Nếu đội nào trả lời chưa đúng hoặc chưa đủ, ban giám khảo có thể mời học sinh ở dưới trình bày ý kiến của mình. Sau đó, ban giám khảo công bố điểm cho cả hai đội . -Kết thúc cuộc thi, ban giám khảo công bố kết quả của từng đội và phát thưởng(nếu có) 5.Kêt thúc hoạt động -Nhận xét về tinh thần, thái độ tham gia của học sinh . -Rút kinh nghiệm về khâu chuẩn bị, về cách điều khiển của cán bộ lớp và cách tham gia của học sinh. Ngày soạn : 22 - 04 - 2012 Ngày tổ chức : 24 - 04 - 2012 Tiết 16: hát mừng ngày chiến thắng 30 - 4 1.Yêu cầu giáo dục Giúp học sinh: -ý thức được ý nghĩa to lớn của ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. -Có lòng tự hào dân tộc, thái độ trân trọng và biết ơn cha anh đã hi sinh sương máu vì sự nghiệp thóng nhất đất nước. -Luyện tập các kĩ năng tham gia hoạt động văn nghệ của tập thể. 2. Nội dung và hình thức hoạt động a ).Nội dung -Những tấm gương hi sinh quên mình vì độc lập của nước nhà. -Truyền thóng chiến đấu ngoan cường, chịu đựng gian khổ của đồng bào ta. -ý nghĩa quan trọng của ngày 30-4- ngày giải phóng toàn miền nam, thống nhất Tổ Quốc. b)Hình thức hoạt động -Biểu diễn hát, múa. -Kể truyện, đọc(hoặc ngâm) thơ. 3.Chuẩn bị hoạt động a. Về phương tiện hoạt động -Một số bài hát, điệu múa, câu chuyện, bài thơ có liên quan đến nội dung của hoạt động. -Các trang phục biểu diễn(nếu có). b .Về tổ chức Học sinh: -Mỗi tổ học sinh chuẩn bị từ 2-4 tiết mục văn nghệ và có kế hoạch luyện tập. -Cán bộ lớp tập hợp các tiết mục văn nghệ của các tổ và xây dựng chương trình biểu diễn. -Cử người điều khiển chương trình. -Phân công trang trí lớp. 4. Tiến hành hoạt động Chương trình biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày chiến thắng 30-4 có thể diễn ra như sau: -Người điều khiển chương trình nêu lí do,giới thiệu đại biểu tham dự. -Trình diễn các tiết mục văn nghệ.Cần ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, nếu đẹp thì càng tốt.Sau mỗi tiết mục là sự cổ vũ của “khán giả” phía dưới. Nếu có cựu chiến binh tham dự thì có thể mời họ phát biểu hay tâm sự nhưng cần ngắn gọn. -Kết thúc chương trình biểu biễn nên hát bài:Như có Bác trong ngày vui đại thắng. 5.Kêt thúc hoạt động -Nhận xét về ý thức chuẩn bị của học sinh, về tinh thần tham gia trong hoạt động này. -Rút ra những kinh ngiệm tốt cho những lần hoạt động tiếp theo. Chủ điểm tháng 5: Bác Hồ kính yêu Mục tiêu giáo dục Giúp học sinh: -Nâng cao hiểu biết về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ kính yêu đối với dân tộc, đặc biệt là tình cảm của Bác đối với thiếu niên nhi đồng, sự quan tâm chỉ đạo của Bác đối với tổ chức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. -Kính trọng và yêu quý Bác Hồ,có thái độ tích cực trong việc phấn đấu trở thành cháu ngoan Bác Hồ. -Có thói quen rèn luyện thường xuyên theo 5 điều Bác Hồ dạy. Ngày soạn : 22 - 05 - 2012 Ngày tổ chức : 24 - 05 - 2012 Tiết 17: 5 điều bác hồ dạy thiếu nhi 1.Yêu cầu giáo dục Giúp học sinh: -Hiểu rõ hơn 5 điều Bác Hồ dạy thếu nhi. -Có thái độ tích cực thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy thể hiện trong học tập và rèn luyện hằng ngày ở trường, gia đình và ngoài xã hội. 2.Nội dung và hình thức hoạt động a ).Nội dung -5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi. -Những ví dụ thực tế về gương thực hiện tốt 5 điều Bác dạy. b)Hình thức hoạt động -Thi giữa các tổ học sinh. -Biểu diễn văn nghệ. 3.Chuẩn bị hoạt động a. Về phương tiện hoạt động -Tư liệu về 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi. -Một vài gương đội viên thực hiện tốt 5 điều Bác dạy. b .Về tổ chức -giáo viên chủ nhiệm giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp, Đội tổ chức thực hiện hoạt động này. -Học sinh: +Đội ngũ cán bộ lớp, Đọi họp bàn xây dựng kế hoạch thực hiện; phân công từng tổ chuẩn bị ý kiến của mình về 5 điều Bác dạy; xây dựng chương trình cuộc thi, cử ban giám khảo, xây dựng tiêu chuẩn thi, cách chấm. +Từng tổ họp bàn nội dung 5 điều Bác dạy để chuẩn bị ý kiến cho cuộc thi, cử người trình bày trong cuộc thi. +Một số tiết mục văn nghệ. +Chuẩn bị trang trí lớp(ảnh Bác, lọ hoa, khăn bàn). +Từng tổ họp bàn nội dung 5 điều Bác dạy để chuẩn bị ý kiến cho cuộc thi, cử người trình bày trong cuộc thi. +Một số tiết mục văn nghệ. +Chuẩn bị trang trí lớp(ảnh Bác, lọ hoa, khăn bàn). 4. Tiến hành hoạt động Chương trình cuộc thi tìm hiểu 5 điều Bác dạy thiếu nhi có thể diễn ra như sau: -Nêu lí do hoạt động, giới thiệu đại biểu và ban giám khảo. -Từng tổ lên trình bày ý kiến của tổ mình về 5 điều Bác dạy, đồng thời giới thiệu những thành tích của tổ đạt được trong năm học. -Ban giám khảo chấm theo thang điểm 5 bậc với những tiêu chuẩn sau: +Nhanh nhẹn, mạnh dạn 1 điểm +Trình bày to và rõ ràng, lưu loát 2 điểm +Đạt được nhiều kết quả tốt trong quá trình phấn đấu làm theo 5 điều Bác dạy 2 điểm -Xen kẽ cuộc thi là một vài tiết mục văn nghệ hát về Bác Hồ kính yêu. -Kết thúc cuộc thi, ban giám khảo công bố kết quả của từng tổ. -Phát thưởng (nếu có). 5.Kêt thúc hoạt động -Đánh giá chung về ý thức, chất lượng tham gia sưu tầm và thi của các tổ. -Động viên học sinh phấn đấu rèn luyện theo những lời dạy của Bác. Ngày soạn : 22 - 05 - 2012 Ngày tổ chức : 24 - 05 - 2012 Tiết 18: hát về bác hồ kính yêu 1.Yêu cầu giáo dục Giúp học sinh: -Hiểu được công lao to lớn của Bác đối với dân tộc nói chung, với thiếu nhi nói riêng. -Tỏ lòng kính yêu và tự hào về Bác Hồ vĩ đại. -Tích cực rèn luyện các kĩ năng hoạt động tập thể. Nội dung và hình thức hoạt động a ).Nội dung -Ca ngợi công lao to lớn của Bác Hồ. -Tình cảm, sự quan tâm đặc biệt của Bác đối với thiếu nhi. b)Hình thức hoạt động -Biểu diễn văn nghệ. -Thi hát liên khúc. 3. Chuẩn bị hoạt động a. Về phương tiện hoạt động -Các bài hát, bài thơ, câu chuyện về Bác. -Một vài hình ảnh về cuộc đời của Bác. -Các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động. b .Về tổ chức -Giáo viên chủ nhiệm phổ biến yêu cầu, nội dung hoạt động để toàn lớp nắm được và chuẩn bị. -Cán bộ lớp giao cho từng tổ chuẩn bị từ 3 đến 5 tiết mục văn nghệ, có kế hoạch tập luyện. -Cán sự văn nghệ tập hợp số tiết mục đăng kí của các tổ để cùng cán bộ lớp xây dựng thành chương trình biểu diễn và thi. -Cử ban giám khảo cuộc thi. 4. Tiến hành hoạt động *Người điều khiển giới thiệu chương trình hoạt động và mời ban giám khảo lên vị trí của mình. -Hoạt động thứ nhất: Biểu diễn văn nghệ Hoạt động này diễn ra khoảng 15 phút.Theo chương trình đã xây dựng, lần lượt từng tiết mục sẽ được mời lên trình diễn trước lớp. -Hoạt động thứ 2: Thi hát lên khúc Yêu cầu của hát liên khúc là: tổ đầu tiên hát một câu hoặc một đoạn của bài hát nào đó về Bác Hồ , tổ tiếp theo phải hát nối được ngay, nếu chậm sẽ bị phạt(hình thức phạt tuỳ lớp quy định ) và tổ khác sẽ hát tiếp. Người điều khiển đề nghị một tổ nào đó xung phong hát đầu tiên.Trước khi hát phả giới thiệu tên và tác giả của bài hát. Có thể hát một đoạn của bài hát đó thì dừng lại, người điều khiển mời tổ tiếp theo hát nối ngay.Nếu tổ này khong hát được thì mời ngay tổ khác. Cuộcthi hát liên khúc diễn ra theo đúng yêu cầu như đã phổ biến.Thừi gian thi khoảng từ 20-25 phút. *Kết thúc cuộc thi, Hát tập thể bài Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng. 5. Kêt thúc hoạt động -người điều khiển nhận xét chung về ý thức tham gia của lớp. -Rút kinh nghiệm, động viên toàn lớp chuẩn bị cho một kì nghỉ hè vui vẻ khoẻ mạnh.
Tài liệu đính kèm: