Giáo án Học kì 1 - Công nghệ khối 7

Giáo án Học kì 1 - Công nghệ khối 7

Tiết 4 - Bài 6 BIỆN PHÁP SỬ DỤNG,

CẢI TẠO VÀ BẢO VỆ ĐẤT

1. Mục tiêu :

a. Kiến thức:

 - Hiểu được vì sao phải sử dụng đất hợp lý.

 - Biết được các biện pháp thường dùng để cải tạo và bảo vệ đất

b. Kỹ năng:

 - Rèn luyện kỹ năng phân tích so sánh tổng hợp

c.Thái độ:

 - Giúp học sinh biết sử dụng cải tạo đất.

2. Chuẩn bị của GV và HS:

a. Giáo viên: - SGK + Giáo án

 - Bảng phụ

b. Học sinh: - Học bài cũ

 - Đọc trước bài ở nhà

 

doc 86 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1403Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Học kì 1 - Công nghệ khối 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn	 Ngày dạy: /../ 2010 Dạy lớp 7A:	 7B: 
Tiết 4 - Bài 6	 BIỆN PHÁP SỬ DỤNG, 
CẢI TẠO VÀ BẢO VỆ ĐẤT
1. Mục tiêu :
a. Kiến thức: 
	- Hiểu được vì sao phải sử dụng đất hợp lý.
	- Biết được các biện pháp thường dùng để cải tạo và bảo vệ đất
b. Kỹ năng:
	- Rèn luyện kỹ năng phân tích so sánh tổng hợp
c.Thái độ:
 - Giúp học sinh biết sử dụng cải tạo đất.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
a. Giáo viên:	- SGK + Giáo án
	- Bảng phụ
b. Học sinh:	- Học bài cũ
	- Đọc trước bài ở nhà
 3.Tiến trình bài dạy: 
* Ổn định tổ chức (1') 7A:
	 7B:
 a. Kiểm tra bài cũ: (5')
*. Câu hỏi: 
Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng?
*. Đáp án: 
10đ	 Đất giữ được nước và chất dinh dưỡng là nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn. Hạt có kích thước càng nhỏ khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng càng tốt.
* Vào bài (1'): Đất là tài nguyên quý của quốc gia, là cơ sở của sản xuất nông, lâm nghiệp do vậy chúng ta phải biết cách sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất. Vậy với mỗi loại đất khác nhau có những biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ như thế nào, chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay (GV ghi đầu bài lên bảng)
b. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy - trò
Học sinh ghi
GV
?
TB
?
K
GV
HS
GV
Hoạt động 1: Cá nhân
Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin mục I
Vì sao phải sử dụng đất hợp lý?
Dân số tăng, nhu cầu về lương thực, thực phẩm tăng theo mà diện tích đất trồng trọt có hạn, vì vậy phải sử dụng đất hợp lý.
Để sử dụng đất hợp lý, có những biện pháp nào?
- Thâm canh tăng vụ
- Không bỏ đất hoang
- Chọn cây trồng phù hợp
- Vừa sử dụng đất, vừa cải tạo
Để tìm hiểu mục đích của các biện pháp đó, thảo luận theo cặp thời gian 2'
Thảo luận
Hết thời gian gọi đại diện trả lời
Nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có)
GVKL
I. Vì sao phải sử dụng đất hợp lý? (15')
- Do nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng tăng mà diện tích đất trồng có hạn, vì vậy phải sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả.
Biện pháp sử dụng đất
Mục đích
- Thâm canh tăng vụ
- Không bỏ đất hoang
- Chọn cây trồng phù hợp với đất
- Vừa sử dụng đất, vừa cải tạo
- Tăng sản lượng
- Không lãng phí đất
- Cây sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất cao
- Sớm cho thu hoạch, tăng độ phì nhiêu
GV
?
TB
GV
GV
HS
GV
Hoạt động 2: Nhóm, cá nhân
Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin mục II/14
ở nước ta những loại đất nào cần được cải tạo?
Đất chua, đất mặn, phèn, bạc màu
Đất Việt Nam rất đa dạng và phong phú, trong tổng số 54 loại đất (bảng phân loại năm 1995) chỉ có đất phù sa chưa bị thoái hoá của Hệ thống sông Hồng, sông Cửu Long.
Yêu cầu học sinh quan sát Hình 3, 4, 5 kết hợp thông tin SGK/14, 15, thảo luận nhóm tìm hiểu Mục đích của các biện pháp cải tạo đất và biện pháp đó áp dụng cho loại đất nào để hoàn thành bảng thông tin
Thảo luận theo nhóm
Hết thời gian gọi đại diện nhóm điền vào bảng
Nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có) - GVK
II. Biện pháp cải tạo và bảo vệ đất (20')
Biện pháp cải tạo đất
Mục đích
Áp dụng cho loại đất
- Cày sâu, bừa kỹ, bón phân hữu cơ
- Làm ruộng bậc thang
- Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh
- Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên
- Bón vôi
- Tăng bề dày lớp đất trồng
- Hạn chế xói mòn, rửa trôi
- Tăng độ che phủ, hạn chế xói mòn, rửa trôi
- Không xới lớp đất phèn ở tầng dưới lên, hoà tan chất phèn trong nước, tạo môi trường yếm khí làm cho các hợp chất chứa S không bị oxi hoá tạo thành H2SO4; tháo nước có hoà tan phèn và thay thế bằng nước ngọt
- Giảm độ chua cho đất
- Tầng đất mỏng, nghèo dinh dưỡng (đất bạc màu)
- Đất dốc (đồi, núi)
- Đất dốc và đất cần cải tạo
- Đất phèn
- Các loại đất chua
?
K
Mục đích chính của việc cải tạo, bảo vệ đất là gì?
* Mục đích:
- Tăng độ phì nhiêu của đất
- Tăng năng suất cây trồng
c. Củng cố, luyện tập: (2')
	- Đọc ghi nhớ
	- Trả lời câu hỏi cuối bài
 d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :(1')
	- Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài vào vở
	- Đọc trước bài 7: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt
Ngày soạn: 	 Ngày dạy: /./.2010 Dạy lớp 7A
Tiết 5 - Bài 7	 TÁC DỤNG CỦA PHÂN BÓN
 TRONG TRỒNG TRỌT
1. Mục tiêu :
	a. Kiến thức: 
	- Biết được thế nào là phân bón, các loại phân bón thường dùng
	- Hiểu được tác dụng của phân bón
	b. Kỹ năng:
	Rèn luyện kỹ năng phân tích thông tin dựa vào sơ đồ, hình vẽ
	c. Thái độ:
	Có ý thức học tập nghiêm túc, liên hệ vào thực tế ở gia đình
2. Chuẩn bị của GV và HS:
	a. Giáo viên:- SGK + Giáo án
	- Sơ đồ 2: Một số loại phân bón thường dùng
	b.Học sinh:	- Học bài cũ 
	- Đọc trước bài ở nhà
 3. Tiến trình bài giảng:
	* Ổn định tổ chức :	
	7A:
a. Kiểm tra bài cũ (6')
	* Câu hỏi: Người ta thường dùng những biện pháp nào để cải tạo đất?
	* Đáp án:
	 Những biện pháp thường dùng để cải tạo đất:
	2đ	- Cày sâu, bừa kỹ, bón phân hữu cơ
	2đ	- Làm ruộng bậc thang
	2đ	- Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh
	2đ	- Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên
	2đ	- Bón vôi
* Vào bài (1'): Ngay từ xa xưa ông cha ta đã nói "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống". Câu tục ngữ này phần nào đã nói lên tầm quan trọng của phân bón trong trồng trọt. Vậy phân bón có tác dụng như thế nào? Chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay (GV ghi đầu bài lên bảng)
b. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung ghi
?
TB
?
K
GV
?
TB
?
Y
?
TB
GV
?
K
?
TB
?
G
GV
HS
GV
HS
GV
?
TB
?
TB
GV
Hoạt động 1: Cá nhân kết hợp nhóm
Kể tên một số loại phân bón mà em biết?
Phân đạm, lân, kali, phân chuồng...
Theo em tại sao chúng lại được coi là phân bón?
Vì nó cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng
Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin mục I (SGK/15)
Phân bón là gì?
Kể tên các chất dinh dưỡng có trong phân bón?
Đạm (N), lân (P), Kali (K), nguyên tố vi lượng...
Phân bón được chia làm mấy nhóm chính?
3 nhóm chính: Phân hữu cơ, phân hoá học, phân vi sinh
Treo sơ đồ 2: Một số loại phân bón thường dùng
Yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ
Nhóm phân hữu cơ gồm những loại nào?
Phân chuồng, phân rác, phân bắc...
Nhóm phân hoá học gồm những loại nào?
Phân đạm, lân, kali...
Nhóm phân vi sinh gồm những loại nào?
Phân bón chứa vi sinh vật chuyển hoá đạm, phân bón chứa vi sinh vật chuyển hoá lân
Dựa vào sơ đồ 2, thảo luận nhóm sắp xếp các loại phân bón vào các nhóm thích hợp theo mẫu bảng SGK/16. Thời gian: 2'
Thảo luận nhóm hoàn thành bảng
Hết thời gian treo bảng phụ, gọi đại diện nhóm điền vào bảng phụ
Nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có) 
Chuẩn kiến thức trên bảng phụ
Nhóm phân bón
Loại phân bón
Phân hữu cơ
Phân hoá học
Phân vi sinh
a, Cây điền thanh
b, Phân trâu, bò
e, Phân lợn (heo)
g, Cây muồng muồng
k, Bèo hoa dâu
l, Khô dầu dừa
m, Khô dầu đậu tương
c, Supe lân
d, DAP (diamon photphat)
h, Phân NPK
n, Urê (phân bón chứa N)
i, Nitragin
 (chứa vi sinh vật chuyển hoá đạm)
Để cải tạo đất chua người ta dùng loại phân bón gì?
Dùng vôi
Hoạt động 2: Cá nhân
Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin mục II kết hợp quan sát hình 6 SGK/17
Phân bón có ảnh hưởng như thế nào đến đất, năng suất và chất lượng nông sản?
Trả lời - GVKL
Để cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt thì phải chú ý bón phân như thế nào?
Cần bón phân cân đối, đúng liều lượng và chủng loại
Gọi học sinh đọc ví dụ (SGK/17)
I. Phân bón là gì? (22')
- Phân bón là "thức ăn" do con người bổ sung cho cây trồng. Trong phân bón chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây.
- Phân loại: gồm 3 nhóm chính:
+ Phân hữu cơ
+ Phân hoá học
+ Phân vi sinh
- Để cải tạo đất chua người ta thường dùng vôi
II. Tác dụng của phân bón (12')
- Tăng độ phì nhiêu cho đất
- Tăng năng suất cây trồng
- Tăng chất lượng nông sản
* Chú ý: SGK/17
c. Củng cố, luyện tập (3'):
	- Đọc ghi nhớ, có thể em chưa biết
	- Trả lời câu hỏi cuối bài
	d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : (1'):
	- Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài vào vở
	- Đọc trước bài 8: Thực hành nhận biết một số loại phân hoá học thông thường
	- Sưu tầm một số mẫu phân hoá học
 Ngày soạn:	 Ngày dạy	: /./.2010 Dạy lớp 7A
 Tiết 6 - Bài 8 	THỰC HÀNH 
 NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI PHÂN HOÁ HỌC 
 THÔNG THƯỜNG
1. Mục tiêu:
	a. Kiến thức:
	Nhận biết được một số loại phân hoá học thông thường
	b. Kỹ năng:
	Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, thao tác cẩn thận
	c. Thái độ:
	Có ý thức thực hành nghiêm túc, cẩn thận, đảm bảo an toàn lao động
	Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học trước và sau khi thực hành
2. Chuẩn bị của GV và HS.
	a. Giáo viên:- SGK + Giáo án
	- Mẫu phân bón: Phân đạm, lân, kali, vôi
	- Dụng cụ: Ống nghiệm thuỷ tinh, đèn cồn, than củi, kẹp gắp than, thìa nhỏ, diêm (bật lửa), nước sạch.
	b. Học sinh:	- Học bài cũ
	- Nghiên cứu trước bài ở nhà
3. Tiến trình bài dạy.
* Ổn định tổ chức 	
	7A:..
a. Kiểm tra bài cũ: 
	Kiểm tra 15' (Khảo sát đầu năm)
*. Câu hỏi: 
Câu 1: Hãy chọn câu trả lời em cho là đúng:
	Phân bón gồm mấy nhóm chính:
	a. 3 nhóm: Phân xanh, phân đạm, phân vi sinh
	b. 3 nhóm: Phân chuồng, phân hoá học, phân xanh
	c. 3 nhóm: Phân đạm, phân lân, phân kali.
	d. 3 nhóm: Phân hữu cơ, phân hoá học, phân vi sinh.
Câu 2: Phân bón là gì? Tác dụng của phân bón?
* Đáp án:
Câu 1 (4 điểm)
	Đáp án đúng: d
Câu 2 (6 điểm)
- Phân bón là "thức ăn" do con người bổ sung cho cây trồng. Trong phân bón chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. (3 điểm)
- Tác dụng của phân bón:
	+ Tăng độ phì nhiêu cho đất (1 điểm)
	+ Tăng năng suất cây trồng (1 điểm)
	+ Tăng chất lượng nông sản (1 điểm)
* Vào bài (1'): Trong thực tế có rất nhiều loại phân hoá học. Dựa vào một số tính chất của phân hoá học như: độ hoà tan, màu sắc, mùi người ta có thể phân biệt được một số loại phân bón thường dùng trong nông nghiệp (đạm, lân, kali và vôi). Vậy cách tiến hành như thế nào chúng ta cùng nghiên cứu bài thực hành hôm nay (GV ghi đầu bài lên bảng).
b. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung ghi
GV
HS
GV
GV
Yêu cầu học sinh nêu tên những vật liệu và dụng cụ cần thiết cho bài thực hành
Nêu tên theo nội dung SGK/18
Lưu ý cách sử dụng dụng cụ: 
- Ống nghiệm: tránh làm vỡ, nứt
- Đèn cồn: khi sử dụng xong cần đậy nắp lại
- Than củi, kẹp sắt gắp than: cần sử dụng cẩn thận tránh bỏng da, cháy sách vở, bàn ghế
Giới thiệu các bước trong quy trình thực hành và làm mẫu theo sơ đồ sau:
I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết (3')
 SGK/18
II. Quy trình thực hành (10')
màu phân
Quan sát
Bước 2
Rắc phân 
lên than củi
nóng đỏ
Bước 1
Màu nâu hoặc
trắng xám
Màu trắng 
Dạng bột
Lân
Vôi
Mùi khai
Đạm
Không mùi 
Kali
Không tan hoặc ít tan
(Lân, Vôi)
Tan
(Đạm, Kali)
Hoà nước
Mẫu phân hoá học
GV
HS
Yêu cầu các nhóm thực hành theo đúng ... ươm cây rừng (20')
1. Dọn cây hoang dại và làm đất tơi xốp theo quy trình kỹ thuật sau:
- Đất hoang hay đã qua sử dụng dọn cây hoang dại (dọn vệ sinh) cày sâu, bừa kỹ, khử chua, diệt ổ sâu, bệnh hại. Đập và san phẳng đất tơi xốp.
2. Tạo nền đất gieo ươm cây rừng
a, Luống đất
- Kích thước:
+ Chiều dài: 10 - 15 m
+ Chiều rộng: 0,8 - 1m
+ Chiều cao: 0,15 - 0,2m
+ Khoảng cách luống: 0,5m
- Phân bón lót: hỗn hợp theo công thức 4 - 5kg/m2 phân chuồng ủ hoai + 40 - 100g supe lân
- Hướng luống: Bắc - Nam
b, Bầu đất
- Kích thước: 
+ Chiều cao: 11 - 15cm
+ Đường kính: 6 - 10cm
- Ruột bầu: 80 - 89% đất mặt tơi xốp + 10% phân hữu cơ ủ hoai + 1 - 2% supe lân.
- Vỏ bầu hình ống, hở 2 đầu, làm bằng nilong sẫm màu.
c) Củng cố, luyện tập (3'):
	- Đọc ghi nhớ
	- Trả lời câu hỏi sách giáo khoa
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1'):
	- Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài vào vở
	- Đọc trước bài 24: Gieo hạt và chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng
Ngày soạn: // 2010 	Ngày dạy: .. Dạy lớp	7A:
 Tiết 25- Bài 24	GIEO HẠT VÀ CHĂM SÓC 
 VƯỜN GIEO ƯƠM CÂY RỪNG
1. Mục tiêu
a) Về kiến thức:
	- Biết cách kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm
	- Hiểu được thời vụ và quy trình gieo hạt cây rừng
	- Hiểu được công việc chăm sóc vườn gieo ươm
b) Về kỹ năng:
	Rèn luyện kỹ năng phân tích thông tin, hoạt động nhóm
c) Về thái độ:
	Có ý thức học tập nghiêm túc, trồng và chăm sóc tốt cây xanh ở trường, gia đình.
2. Chuẩn bịcủa GV và HS
a) Chuẩn bị của Giáo viên:	- SGK + Giáo án
	- Bảng phụ
b) Chuẩn bị của Học sinh:	- Học bài cũ
	- Đọc trước bài ở nhà
3. Tiến trình bài dạy.
* Ổn định tổ chức :
 7A:.
a) Kiểm tra bài cũ (5')
1. Câu hỏi: Hãy nêu các điều kiện lập vườn gieo ươm?
2. Đáp án + Biểu điểm
3đ	- Đất cát pha hay đất thịt nhẹ, không có ổ sâu, bệnh hại.
2đ	- Độ pH từ 6 - 7
2đ	- Mặt đất bằng hay hơi dốc (2 - 40)
3đ	- Gần nguồn nước và nơi trồng rừng.
* Vào bài (1'): Gieo hạt là khâu kỹ thuật rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới tỉ lệ nảy mầm của hạt giống, tỉ lệ sống và phát triển của cây con. Vậy để đảm bảo chất lượng cây con chúng ta cần làm những công việc gì, chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay (GV ghi đầu bài lên bảng)
b) Dạy nội dung bài mới.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung ghi
GV
?
GV
?
?
HS
?
HS
GV
?
?
HS
GV
?
HS
?
?
HS
GV
GV
HS
GV
Hoạt động 1: Cá nhân
Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin mục 1 SGK/60
Xử lý hạt giống bằng cách đốt hạt được thực hiện như thế nào? Áp dụng với các loại hạt nào?
Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin mục 2 SGK/ 60
Tác động bằng lực được thực hiện như thế nào? Áp dụng cho loại hạt nào?
Lấy ví dụ loại hạt giống được kích thích bằng nước ấm?
Hạt keo, hạt gấc, bạch đàn...
Em hãy cho biết mục đích cơ bản của các biện pháp kỹ thuật xử lý hạt giống trước khi gieo?
Trả lời - GVKL
Hoạt động 2: Cá nhân
Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin 
Cho biết thời vụ gieo hạt cây rừng ở nước ta?
Tại sao lại có sự khác nhau về thời vụ giữa các vùng, miền?
Vì điều kiện thời tiết ở mỗi vùng, miền khác
Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục 2
Có mấy cách gieo hạt?
2 cách: - Gieo hạt trên luống đất
 - Gieo hạt trên bầu đất
Hãy cho biết trình tự các bước trong quy trình gieo hạt?
Tại sao phải bảo vệ luống gieo?
Nhằm phòng chống chuột, côn trùng phá hại
Các quy trình này sẽ được học kỹ ở bài thực hành
Hoạt động 3: Nhóm
Yêu cầu học sinh quan sát hình 38, thảo luận theo nhóm: Nêu tên và mục đích của từng biện pháp chăm sóc ở vườn gieo ươm. Thời gian: 2'
Thảo luận nhóm
Hết thời gian treo bảng phụ gọi đại diện nhóm hoàn thành vào bảng
Chuẩn kiến thức trên bảng phụ
I. Kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm (10')
1. Đốt hạt
- Đốt hạt nhưng không làm cháy hạt.
- Áp dụng: Các loại hạt có vỏ dày, cứng như hạt lim, dẻ, xoan...
2. Tác động bằng lực
- Gõ hoặc khía cho nứt vỏ hoặc chặt một đầu hạt
- Áp dụng: Các hạt có vỏ dày và khó thấm nước như hạt trẩu, lim, trám...
3. Kích thích hạt nảy mầm bằng nước ấm (Biện pháp phổ biến)
- Ví dụ: Hạt keo, hạt gấc
* Mục đích của các biện pháp kỹ thuật xử lý hạt giống trước khi gieo:
- Làm mềm lớp vỏ dày và cứng để dễ thấm nước và mầm dễ chui qua vỏ hạt
- Kích thích mầm phát triển nhanh, đều, diệt trừ mầm mống sâu, bệnh
II. Gieo hạt (10')
1. Thời vụ gieo hạt
- Miền Bắc: Tháng 11 đến tháng 2 năm sau
- Miền Trung: Tháng 1 đến tháng 2
- Miền Nam: Tháng 2 đến tháng 3
2. Quy trình gieo hạt
- Gieo hạt
- Lấp đất
- Che phủ
- Tưới nước
- Phun thuốc trừ sâu, bệnh
- Bảo vệ luống gieo
III. Chăm sóc vườn gieo ươm (14')
- Mục đích: Tạo hoàn cảnh sống thích hợp để hạt nảy mầm nhanh và cây sinh trưởng tốt.
Biện pháp chăm sóc
Mục đích
Hình 38a
Hình 38b
Hình 38c
Hình 38d
- Làm giàn che
- Tưới nước
- Phun thuốc
- Xới xáo, làm cỏ
- Giảm bớt ánh nắng, mưa to
- Đảm bảo độ ẩm cho cây con
- Trừ sâu, bệnh
- Làm cho đất tơi xốp, diệt cỏ dại
?
?
HS
GV
Theo em, cần phải có các biện pháp chăm sóc nào nữa?
Hạt đã nứt nanh đem gieo nhưng tỉ lệ nảy mầm thấp, em hãy cho biết do nguyên nhân nào?
Trả lời
Nhận xét, chuẩn kiến thức
- Hạt đã nứt nanh đem gieo nhưng tỉ lệ nảy mầm thấp vì:
+ Thời tiết xấu (nắng, nóng, khô hạn...)
+ Sâu, bệnh (côn trùng ăn hạt, bệnh thối hạt, thối rễ mầm...)
+ Chăm sóc chưa đạt yêu cầu (che, tưới, phòng trừ sâu, bệnh...)
- Ngoài ra, cần có biện pháp bón thúc phân, tỉa và dặm cây...
c) Củng cố, luyện tập (3'):
	- Đọc ghi nhớ
	- Trả lời câu hỏi cuối bài
 d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1'):
	- Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài vào vở
	- Đọc trước bài 25: Thực hành "Gieo hạt và cấy cây vào bầu đất"
- Chuẩn bị: Mỗi học sinh 1 túi bầu, đất, hạt giống.
Ngày soạn: .// 2010 	 Ngày dạy: .. Dạy lớp	7A
	Tiết 26 - Bài 25	 THỰC HÀNH
	 GIEO HẠT VÀ CẤY CÂY VÀO BẦU ĐẤT
1. Mục tiêu 
a) Về kiến thức:
	Biết cách gieo hạt và cấy cây và bầu đất
b) Về kỹ năng:
	Làm đúng thao tác kỹ thuật theo quy trình thực hành
c) Về thái độ:
	Có ý thức làm việc cẩn thận, chính xác, giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường trước và sau khi thực hành
2. Chuẩn bị của GVvà HS
a) Chuẩn bị của Giáo viên:	- SGK + Giáo án
	 - Phân hoai mục, supe lân
b) Chuẩn bị của Học sinh:	- Túi bầu
	 	- Đất, hạt giống
3.Tiến trình bài dạy.
* Ổn định tổ chức :	
 7A:
 a) Kiểm tra bài cũ (3'): 
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh cho bài thực hành.
* Vào bài (1'): Ở bài học trước chúng ta đã nghiên cứu về cách gieo hạt và chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng. Hôm nay chúng ta cùng thực hành để nắm vững thao tác đã học để hình thành kỹ năng làm bầu đất, gieo hạt và cấy cây vào bầu đất (GV ghi đầu bài lên bảng)
 b) Dạy nội dung bài mới.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung ghi
GV
HS
GV
GV
HS
GV
HS
GV
?
HS
GV
GV
HS
GV
HS
GV
Yêu cầu học sinh nhắc lại những vật liệu, dụng cụ cần thiết cho bài thực hành
Nêu tên dụng cụ, vật liệu cần thiết theo nội dung SGK/63
Nêu yêu cầu của bài thực hành: nghiêm túc, cẩn thận, không đùa nghịch, làm gọn gàng. Làm xong dọn vệ sinh sạch sẽ.
Gọi 1 học sinh đọc quy trình 1
Theo dõi quy trình
Treo bảng phụ quy trình, giới thiệu và làm mẫu theo từng bước.
Quan sát
Yêu cầu học sinh quan sát hình 40 kết hợp thông tin mục 2
Nêu quy trình cấy cây con vào bầu đất?
Trả lời
Treo bảng phụ
Làm mẫu theo các bước
Quan sát
Yêu cầu các nhóm về vị trí thực hành
Mỗi nhóm cử 2 bạn trộn đất, các bạn khác chuẩn bị dụng cụ, tự làm bầu, gieo hạt và cấy cây.
Mỗi học sinh làm 2 bầu đất có gieo hạt và cấy cây
Thực hành theo yêu cầu, nghiêm túc
Kiểm tra, theo dõi học sinh thực hành, uốn nắn thao tác sai.
I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết (4')
- Vật liệu: Đất, phân hoai mục, supe lân, hạt giống, túi bầu.
- Dụng cụ: Chậu, bình hoa sen, dao cấy cây.
II. Quy trình thực hành (10')
1. Gieo hạt vào bầu đất
- Bước 1: Tạo đất ruột bầu
- Bước 2: Tạo bầu đất
- Bước 3: Gieo hạt vào bầu đất
- Bước 4: Bảo vệ, chăm sóc
2. Cấy cây con vào bầu 
- Bước 1, 2: như quy trình gieo hạt
- Bước 3: Cấy cây con vào bầu đất
+ Dùng dao cấy cây tạo hốc giữa bầu đất
+ Đặt bộ rễ cây thẳng đứng vào hốc
+ Ép đất chặt kín cổ rễ
- Bước 4: Bảo vệ, chăm sóc
III. Thực hành (20')
c) Củng cố, luyện tập (3'):
	- GV căn cứ vào kết quả làm bầu đất và cấy cây và bầu để đánh giá
	- Nhận xét: 	Sự chuẩn bị của học sinh cho bài thực hành
	Ý thức trong giờ thực hành
	- Xếp gọn bầu vào vị trí, hàng ngày tưới nước, chăm sóc
	- Thu dọn dụng cụ, vệ sinh nơi thực hành
d) Hướng dẫn học sinh học tự học ở nhà (1'):
	- Chăm sóc, theo dõi số bầu cây đã làm để kiểm tra tỉ lệ sống
	- Đọc trước bài 26.
Trường THCS chiềng Cọ Thứngày.tháng năm 2010
Họ và tên: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Lớp. MÔN: CÔNG NGHỆ - KHỐI 7
 ( Thời gian 45 phút )
Điểm
Lời phê của thầy, cô giáo
ĐỀ 1
Câu 1: (1,5đ) Trình bày tác hại của thuốc hoá học trừ sâu, bệnh đối với môi trường, con người và các sinh vật khác.?
Câu 2. (2đ) Hãy nêu điều kiện để bảo quản hạt giống tốt?
Câu 3. (2đ) Nêu tác dụng phòng trừ bệnh của biện pháp canh tác?
Câu 4. (3đ) Vai trò của việc thu hoạch đúng thời vụ, bảo quản và chế biến kịp thời đối với nông sản ? liên hệ ở địa phương em đã thực hiện như thế nào?
Câu 5: (1,5đ) Em hãy giải thích tại sao biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh để phòng trừ sâu, bệnh lại ít tốn công, dễ thực hiện, chi phí ít nhưng mang lại nhiều kết quả?
Đáp án
Câu 1:(1,5 đ)
- Đối với môi trường: Gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí (0,5đ)
- Đối với con người: Dễ gây độc cho người (0,5đ)
- Đối với các sinh vật khác: Giết chết các sinh vật khác trong ruộng (0,5đ)
Câu 2. (2đ ) Điều kiện để bảo quản hạt giống tốt:
 -Hạt khô, mẩy, không bị sâu bệnh lẫn tạp.(0,5đ)
 - Nơi bảo quản phải có nhiệt độ và độ ẩm thấp. (0,5đ)
 - Đậy kín ,đựng trong chum vại,hoặc kho lạnh. (0,5đ) 
 - Thường xuyên kiểm tra để xử lí kịp thời.(0,5đ)
Câu 3. (2đ) Tác dụng phòng trừ bệnh của biện pháp canh tác.
 - Vệ sinh đồng ruộng trừ mầm mống sâu bệnh, nơi ẩn náu.(0,5đ)
 - Gieo đúng thời vụ để tránh thời kì sâu, bệnh phát sinh mạnh.(0,5đ)
 - Chăm sóc kịp thời ,bón phân hợp lí để tăng sức đề kháng của cây trồng .(0,5đ)
 - Luân canh làm mất nguồn thức ăn của sâu bệnh.(0,5đ)
Câu 4.(3đ) Vai trò của việc thu hoạch đúng thời vụ,bảo quản, chế biến nông sản
 - Thu hoạch đúng thời vụ: đảm bảo được số lượng và chất lượng của nông sản (0,5đ)
 - Bảo quản: hạn chế sự hao hụt về số lượng và giảm sút về chất lượng (0,5đ) - Chế biến: Làm tăng giá trị của sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản (0,5đ) 
 Liên hệ địa phương .(1,5đ)
Câu 5: (1,5 đ)
Vì:
- Diệt trừ được các ổ sâu, bệnh tồn tại dưới đất ngay từ trước khi gieo trồng. (0,5đ)
- Hạn chế được sự phát triển của 1 loại sâu, bệnh hại. (0,5đ)
- Không gây ô nhiễm môi trường. (0,5đ)

Tài liệu đính kèm:

  • doccong nghe 7 -.doc