Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Chương trình cả năm

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Chương trình cả năm

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Phát biểu được khái niệm về nguyên tố hóa học và kí hiệu, cách gọi tên nguyên tố hóa học.

- Viết được kí hiệu hóa học và đọc tên được 20 nguyên tố đầu tiên.

- Nhận biết được nguyên tố hóa học có mặt xung quanh ta.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: chủ động, tích cực tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về về nguyên tố hóa học và kí hiệu, cách gọi tên nguyên tố hóa học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về nguyên tố hóa học, thảo luận nhóm hiệu quả để tìm ra cách gọi tên của các nguyên tố hóa học, cách viết kí hiệu các nguyên tố hóa học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm trong thực hiện các nhiệm vụ học tập.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên :

- Năng lực nhận biết KHTN: Trình bày được khái niệm về nguyên tố hóa học, kể tên các nguyên tố hóa học

3. Phẩm chất:

Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về nguyên tố hóa học.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên:

- 12 tấm thẻ ghi thông tin nguyên tử ( số proton, số neutron)

- Phiếu học tập

- Các mẫu đồ vật : hộp sữa, lon nước ngọt, hộp bánh, dược phẩm.

 

doc 314 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 303Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI MỞ ĐẦU: PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ NĂNG HỌC TẬP 
MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Môn: Khoa học tự nhiên lớp 7.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức.
- Trình bày và vận dụng được một số phương pháp, kỹ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên:
+ Phương pháp tìm hiểu tự nhiên.
+ Thực hiện được các kĩ năng tiến trình: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo.
- Sử dụng được một số dụng cụ đo trong môn Khoa học tự nhiên 7.
- Làm được báo cáo, thuyết trình. 
2. Năng lực.
2.1. Năng lực chung.
	- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, liên hệ thực tế để trình bày được:
	+ Khái niệm phương pháp tìm hiểu tự nhiên.
	+ Một số kĩ năng tiến trình học tập môn Khoa học tự nhiên.
	+ Sử dụng các dụng cụ đo trong nội dung môn Khoa học tự nhiên.
	+ Viết được báo cáo thực hành và báo cáo, thuyết trình trước lớp.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên.
	- Năng lực nhận biết KHTN: Biết được khái niệm phương pháp tìm hiểu tự nhiên, tên một số kĩ năng như kĩ năng quan sát, phân loại; kĩ năng liên kết; kĩ năng đo; kĩ năng dự báo.
	- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Nêu được các bước của phương pháp tìm hiểu tự nhiên, sử dụng được các kĩ năng trong tiến trình học tập môn Khoa học tự nhiên, sử dụng được các dụng cụ đo.
3. Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về phương pháp tìm hiểu tự nhiên, một số kĩ năng tiến trình học tập môn Khoa học tự nhiên, biết cách sử dụng các dụng cụ đo trong nội dung môn Khoa học tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giaó viên:
- Các dụng cụ đo lường cơ bản: cân điện tử.
	- Nước cất đựng trong cốc thủy tinh.
	- Đĩa petri, giấy thấm, lamen, lam kính, ống nhỏ giọt, kim mũi mac, thìa inox, dao mổ.
2. Học sinh:
- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.
- Mẫu vật: củ hành tây.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Hoạt động 1: Mở đầu (Xác định được vấn đề học tập là phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên).
. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Chia nhóm, mỗi nhóm 6 HS
GV: Phát phiếu học tập và yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi theo yêu cầu có trong phiếu 
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS: Hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV, hoàn thành nội dung trong phiếu.
GV: Quan sát hoạt động của các nhóm học sinh.
* Báo cáo kết quả và thảo luận:
GV: Gọi đại diện nhóm trình bày câu trả lời, mỗi nhóm HS trình bày 1 nội dung trong phiếu, những nhóm HS trình bày sau không trùng nội dung với nhóm HS trình bày trước. GV liệt kê các ý trả lời của HS lên bảng.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
HS: Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, đánh giá câu trả lời của các nhóm, nhận xét hoạt động của các nhóm.
GV: Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Phương pháp tìm hiểu tự nhiên
. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Giới thiệu phương pháp tìm hiểu tự nhiên là cách thức tìm hiểu các sự vật, hiện tượng tự nhiên và đời sống, chứng minh các vấn đề trong thực tiễn bằng các dẫn chứng khoa học. 
GV: Trình chiếu và phân tích vai trò của mỗi bước trong quy trình thông qua ví dụ ở mục I.
HS: Quan sát và lắng nghe.
GV: Chia nhóm nhỏ, mỗi nhóm 6 HS. Phát phiếu học tập.
 Yêu cầu HS đọc thông tin mục ? SGK trang 7 để hoàn thành nội dung phiếu học tập 
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS: Thảo luận nhóm, hoàn thành câu trả lời.
GV: Quan sát, giúp đỡ các nhóm.
* Báo cáo kết quả và thảo luận:
GV: Gọi đại diện nhóm trình bày phần trả lời.
HS: Đại diện nhóm trình bày.
I. Phương pháp tìm hiểu tự nhiên
 - Phương pháp tìm hiểu tự nhiên là cách thức tìm hiểu sự vật, hiện tượng tự nhiên và đời sống, chứng minh các vấn đề trong thực tiễn bằng các dẫn chứng khoa học. 
 - Phương pháp này gồm các bước sau:
+ Bước 1: Đề xuất vấn đề cần tìm hiểu.
+ Bước 2: Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết các vấn đề.
+ Bước 3: Lập kế hoạch kiểm tra sự đoán.
+ Bước 4: Thực hiện kế hoạch kiểm tra dự đoán.
+ Bước 5: Viết báo cáo. Thảo luận và trình bày báo cáo khi được yêu cầu.
Tên các bước
Nội dung
Bước 1
Đề xuất tìm hiểu vấn đề
Tìm hiểu khả năng hòa tan của muối ăn, đường, đá vôi (dạng bột) trong nước.
Bước 2
Đưa ra dự đoán khoa học để 
iải quyết vấn đề
Dự đoán trong số các chất muối ăn,
đường, đá vôi (dạng bột), chất nào tan, chất nào không tan trong nước.
Bước 3
Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán
Đề xuất thí nghiệm để kiểm tra dự đoán ( chuẩn bị dụng cụ, hóa chất và các bước t
í nghiệm).
Bước 4
Thực hiện kế hoạch kiểm tra dự đoán
Thực hiện các thí nghiệm: rót cùng một thể tích nước ( khoảng 5 ml) vào 3 ống nghiệm. Thêm vào mỗi ống nghiệm khoảng 1 gam mỗi chất trên và lắc đều khoảng 1- 2 phút. Quan sát và ghi lại kết quả 
hí nghiệm. So sá
h và rút ra kết luận.
Bước 5
Viết báo cáo. Thảo luận và trình bày báo cáo khi được yêu cầu.
Viết báo cáo và trình bày quá trình thực nghiệm, thảo luận kết quả thí nghiệm.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
HS: Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, đánh giá câu trả lời của các nhóm, nhận xét hoạt động của các nhóm.
HS: Lắng nghe và hoàn thành nội dung bài học.
Hoạt động 2.2: Một số kĩ năng tiến trình học tập môn Khoa học tự nhiên
 Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Yêu cầu các nhóm đọc thông tin trong sách giáo khoa mục II. 1 và trả lời câu hỏi:
- Thế nào là kĩ năng quan sát, vai trò của kĩ năng quan sát?
- Thế nào là kĩ năng phân loại? Vai trò của kĩ năng phân loại?
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS: Các nhóm nghiên cứu thông tin, quan sát hình ảnh, thảo luận nhóm, hoàn thành câu trả lời.
GV: Quan sát, giúp đỡ các nhóm.
* Báo cáo kết quả và thảo luận:
GV: Gọi đại diện nhóm trình bày phần trả lời.
HS: Đại diện nhóm trình bày:
- Kỹ năng quan sát là kĩ năng sử dụng một hay nhiều giác quan để thu nhận thông tin về các đặc điểm, kích thước, hình dạng, kết cấu, vị trícủa các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên. Kĩ năng quan sát có vai trò để mở rộng phạm vi quan sát và có những thông tin, kết quả chính xác hơn.
- Kĩ năng phân loại là kĩ năng học sinh biết nhóm các đối tượng, khái niệm hoặc sự kiện thành các danh mục, theo các tính năng hoặc đặc điểm được lựa chọn.
- Câu 1. 
+ Hiện tượng tự nhiên thông thường: H1.2 c 
+ Hiện tượng thảm họa thiên nhiên gây tác động xấu đến con người và môi trường là H 1.2 a và H 1.2 b.
- Câu 2: 
* Một số biện pháp phòng tránh cháy rừng:
+ Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác phòng cháy chữa cháy.
+ Nghiêm cấm các hoạt động sử dụng lửa gây nguy cơ cháy rừng như đốt lửa trại; đốt lửa đuổi ong lấy mật, đốt rừng làm nưng rẫy.
+ Trồng rừng, bảo vệ rừng.
* Một số biện pháp phòng tránh, khắc phục hạn hán.
+ Sử dụng hợp lí, tiết kiệm nước trong sản xuất cũng như trong sinh hoạt.
+ Quy hoạch tưới tiêu hợp lí, xây dựng đồng ruộng có khả năng tăng cường giữ nước trong đất và tuyển lựa được các giống cây có nhiều khả năng chịu hạn.
+ Giảm thiểu khí thải độc hại ra môi trường để giảm tình trạng trái đất nóng lên, gây hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu
+ Trồng rừng và bảo vệ rừng để điều hòa dòng chảy.
* Ứng phó của con người trước thảm họa thiên nhiên 
 Di cư khỏi nơi cư trú nếu thảm họa thiên nhiên quá khốc liệt, nguy hại đến người và tài sản. Thường xuyên cập nhật thông tin, bổ sung kiến thức về cách nhận biết và quan sát hiện tượng tự nhiên để sớm đưa ra dự đoán.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
HS: Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, đánh giá câu trả lời của các nhóm, nhận xét hoạt động của các nhóm.
HS: Lắng nghe và hoàn thành nội dung bài học.
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Phân tích ví dụ trong sách giáo khoa về vòng tuần hoàn của nước trên Trái đất, các thể của nước và ảnh hưởng của nước đến hệ sinh thái.
HS: Quan sát và lắng nghe.
GV: Trình chiếu phần ? 
GV: Yêu cầu HS hoàn thành câu hỏi ? SGK trang 9.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS: Các nhóm nghiên cứu thông tin, quan sát hình ảnh, thảo luận nhóm theo cặp đôi, hoàn thành câu trả lời.
GV: Quan sát, giúp đỡ các nhóm.
* Báo cáo kết quả và thảo luận:
GV: Gọi đại diện nhóm trình bày phần trả lời.
HS: Đại diện nhóm trình bày:
Đáp án nối ở cột A và cột B:
1 – c ; 2 – a; 3 – b. 
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
HS: Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, đánh giá câu trả lời của các nhóm, nhận xét hoạt động của các nhóm, đồng thời trình chiếu kết quả.
HS: Lắng nghe và hoàn thành nội dung bài học.
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Giaỉ thích vai trò của các phép đo trong khoa học thực nghiệm, kết quả của các phép đo chính là các dữ kiện khoa học minh chứng khi nhận biết, tìm hiểu các sự vật và hiện tượng tự nhiên.
HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
GV: Trình chiếu và phân tích trình tự các bước của kĩ năng đo, đánh giá và thảo luận kết quả thu được sau khi đo.
HS: Quan sát và lắng nghe.
GV: Phát dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm.
Yêu cầu các nhóm (6 em 1 nhóm) tiến hành đo khối lượng của cuốn sách Khoa học tự nhiên 7 bằng cân điện tử.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS: Thảo luận nhóm, hoàn thành bảng 1.1
GV
GV: Quan sát, giúp đỡ các nhóm.
* Báo cáo kết quả và thảo luận:
GV: Gọi đại diện nhóm trình bày phần trả lời.
HS: Đại diện nhóm trình bày:
Bảng 1.1. Kết quả đo khối lượng cuốn sách Khoa học tự nhiên 7.
II. Một số kĩ năng tiến trình học tập môn Khoa học tự nhiên.
1. Kỹ năng quan sát, phân loại.
- Kỹ năng quan sát là kĩ năng sử dụng một hay nhiều giác quan để thu nhận thông tin về các đặc điểm, kích thước, hình dạng, kết cấu, vị trícủa các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên.
- Kĩ năng phân loại là kĩ năng học sinh biết nhóm các đối tượng, khái niệm hoặc sự kiện thành các danh mục, theo các tính năng hoặc đặc điểm được lựa chọn.
2. Kĩ năng liên kết.
 Kĩ năng liên kết liên quan đến việc sử dụng các số liệu quan sát, kết quả phân tích số liệu hoặc dựa vào những điều đã biết nhằm xác định các mối quan hệ mới của các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên.
3. Kĩ năng đo.
 Khi thực hiên thí nghiệm, học sinh cần biết chức năng , độ chính xác, giới hạn đo, của các dụng cụ và thiết bị khác nhau để lựa chọn và sử dụng chúng một cách thích hợp.
Các bước thực hiện đo: 
- Bước 1: Ước lượng để lựa chọn dụng cụ/thiết bị đo phù hợp.
- Bước 2: Thực hiện phép đo, ghi kết quả đo và xử lí số liệu đo.
- Bước 3: Nhận xét độ chính xác của kết quả đo căn cứ vào loại dụng cụ đo và cách đo.
- Bước 4: Phân tích  ...  kim loại mà nam châm vĩnh cửu không làm được.
D. tạo ra từ trường đi xuyên qua các tấm bìa dày mà nam châm vĩnh cửu không làm được.
Câu 10. Vì sao nói rằng Trái Đất như một thanh nam châm khổng lồ?
A. Vì Trái Đất hút tất cả các vật về phía nó.
B. Vì Trái Đất hút các vật bằng sắt về phía nó.
C. Vì Trái Đất hút các thanh nam châm về phía nó.
D. Vì mỗi cực của nam châm để tự do luôn hướng về một cực của Trái Đất.
Môn học: Khoa học tự nhiên. Lớp 7
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- HS hệ thống lại kiến thức đã học về sinh sản của sinh vật
- Phân biệt được các hình thức sinh sản ở sinh vật.
- Chứng minh được cơ thể sinh vật là một thể thống nhất.
2. Về năng lực
a) Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: chủ động, tích cực thực hiện việc ôn tập và hệ thống hóa kiến thức của chủ đề;
- Giao tiếp và hợp tác: lắng nghe, chia sẻ với bạn cùng nhóm để thực hiện nội dung ôn tập;
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề liên quan trong thực tiễn và trong các nhiệm vụ học tập.
b) Năng lực chuyên biệt
- Nhận thức khoa học tự nhiên: hệ thống hóa được kiến thức về sinh sản của sinh vật thông qua đó chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất;
- Vận dụng kiến thứ, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức đã học tham gia giải quyết các nhiệm vụ học tập.
3. Về phẩm chất
Trung thực trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập và bài tập ôn tập
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Phiếu trả lời câu hỏi của nhóm
- Máy chiếu, bảng nhóm
- Phiếu học tập. 
Phiếu học tập số 1
Sinh sản ở 
sinh vật
.
..
Khái niệm:...
Các hình thức:
Khái niệm: ..
ở thực vật:.
Động vật:
Động vật:
Thực vật:
Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản..
Bên trong: ..
Bên ngoài: ..
Phiếu học tập số 2
Cho các từ/ cụm từ: sinh sản và cảm ứng, tế bào, thể thống nhất, trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển. Hãy chọn các từ/ cụm từ phù hợp để hoàn thiện đoạn thông tin sau:
Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ (1)... . Cơ thể lấy các chất dinh dưỡng, nước, chất khoáng và oxygen từ môi trường cung cấp cho tế bào thực hiện các hoạt động sống. Các hoạt động sống như (2)..., (3) ..., (4) ... có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động của toàn bộ cơ thể như một (5)... .
Nêu mối quan hệ giữa tế bào, cơ thể và môi trường.
Nêu mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Vẽ sơ đồ tư duy
 Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Thông báo luật chơi: Chia lớp 6 nhóm, đại diện nhóm nhận phiếu học tập số 1.
Đại diện nhóm nhận phiếu
Giao nhiệm vụ: Các thành viên nhóm tham gia đóng góp, xây dựng và hoàn thành phiếu học tập số 1.
Các thành viên lắng nghe và cùng thực hiện
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Dựa vào kiến thức đã học các nhóm hoàn thành phiếu học tập 
HS tiến hành hoàn thành sơ đồ tư duy.
Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Theo nội dung SGK 
Đóng góp ý kiến và hoàn thiện
B. BÀI TẬP
Hoạt động 2: Hướng dẫn giải bài tập, trả lời câu hỏi thông qua trò chơi
 Tổ chức thực hiện: GV gợi ý, định hướng HS hoạt động nhóm để làm bài tập
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân trả lời lần lượt các câu hỏi thông qua trò chơi “Rung chuông vàng”
- GV phổ biến luật chơi, hướng dẫn HS chuẩn bị
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS lần lượt trả lời các câu hỏi 
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS dựa vào phần trả lời của mình và đáp án để tiếp tục chơi hoặc dừng lại
Sau 20 câu hỏi, những HS nào còn lại trên sân sẽ vào chung kết.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Kết thúc trò chơi tìm ra người thắng cuộc. GV đánh giá phần tham gia của HS
- GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trong tiết trước.
 HS nhận nhiệm vụ.
Hăng hái tham gia trò chơi
Hệ thống câu hỏi RUNG CHUÔNG VÀNG
Câu 1. Các hoạt động sống chủ yếu diễn ra ở đâu.
A. Tế bào. B. Mô. C. Cơ quan. D. Cơ thể.
Câu 2. Sinh sản là một trong những đặc trưng cơ bản và cần thiết cho các sinh vật nhằm
A. đảm bảo sự phát triển của sinh vật. B. duy trì sự phát triển của sinh vật.
C. đáp ứng nhu cầu năng lượng của sinh vật. D. giữ cho cá thể sinh vật tồn tại.
Câu 3. Sinh sản vô tính là
A. hình thức sinh sản có sự kết hợp của các tế bào sinh sản chuyên biệt.
B. hình thức sinh sản ở tất cả các loại sinh vật.
C. hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
D. hình thức sinh sản có nhiều hơn một cá thể tham gia.
Câu 4. Chúng ta có thể nhân giống khoai tây bằng bộ phận nào của cây?
A. Lá B. Rễ C. Thân củ D. Hạt giống
Câu 5. Bộ phận được khoanh tròn trên củ khoai tây trong hình bên được gọi là gì?
A. Rễ cây con
B. Chồi mầm
C. Chồi hoa
D. Bao phấn
Câu 6. Ở cóc, mùa sinh sản vào khoảng tháng tư hằng năm. Sau sinh sản, khối lượng hai buồng trứng ở cóc giảm. Sau tháng 4, nếu nguồn sinh dưỡng dồi dào, khối lượng buồng trứng tăng, cóc có thể đẻ lứa thứ hai trong năm. Yếu tố môi trường nào đã ảnh hướng đến sinh sản của loài cóc trên?
A. Nhiệt độ. B. Mùa sinh sản. C. Thức ăn. D. Hormone.
Câu 7. Trong sinh sản vô tính, chồi con hình thành được nhìn thấy ở sinh vật nào dưới đây?
A. Con người. B. Amip. C. Thủy tức. D. Vi khuẩn.
Câu 8. Quá trình sinh sản ở sinh vật được diễn ra định kì ở mỗi loài là do yếu tố nào tham gia quá trình điều hòa sinh sản?
A. Nhiệt độ. B. Thức ăn. C. Gió. D. Hormone.
Câu 9. Một trùng giày sinh sản bằng cách tự phân chia thành hai tế bào con. Quá trình này được gọi là
A. mọc chồi. B. tái sinh. C. phân đôi. D. nhân giống.
Câu 10. Sự thụ phấn là quá trình
A. chuyển hạt phấn từ bao phấn sang bầu nhụy.
B. chuyển giao tử đực tử bầu phấn sang vòi nhụy.
C. chuyển hạt phấn từ bao phấn sang đầu nhụy.
D. chuyển hạt phấn tử bao phấn sang noãn.
Câu 11. Ở sinh vật, quá trình hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái được gọi là
A. sự thụ tinh. B. sự thụ phấn. C. tái sản xuất. D. hình thành hạt.
Câu 12. Nhóm các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến sinh sản của sinh vật là
A. Gió, nước, hormone. B. gió, nước, thức ăn, nhiệt độ, độ ẩm.
C. gió, nước, thức ăn, hormone. D. thức ăn, nhiệt độ, con người.
Câu 13. Quả được hình thành từ bộ phận nào của hoa?
A. Đài hoa. B. Trành hoa. C. Nụ hoa. D. Bầu nhụy.
Câu 14. Hoa lưỡng tính là
A. hoa có đài, tràng và nhụy hoa. B. hoa có đài, tràng và nhị hoa.
C. hoa có nhị và nhụy. D. hoa có đài và tràng hoa.
Câu 15. Ý nào sau đây KHÔNG đúng về bản chất của điều khiển sinh sản ở động vật.
A. Điều khiển tuổi thọ. B. Điều khiển giới tính.
C. Điều khiển thời điểm sinh sản. D. Điều khiển số con
Câu 16. Quan sát hình bên và cho biết yếu tố nào ảnh hưởng đến sự thụ phấn của chùm hoa phi lao.
A. Côn trùng. 
B. Gió. 
C. Nước. 
D. Con người
Câu 17. Trong sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, cây mới được hình thành
A. từ một phần cơ quan sinh dưỡng của cây. B. chỉ từ rễ của cây.
C. chỉ từ một phần thân của cây. D. chỉ từ lá của cây.
Câu 18. Trong thực tiễn, cây ăn quả lâu năm thường được nhân giống bằng phương pháp chiết cành vì
A. dễ trồng và tốn ít công chăm sóc.
B. dễ nhân giống, nhanh và nhiều.
C. dễ tránh sâu bệnh gây hại.
D. rút ngắn thời gian sinh trường, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.
Câu 19. Biện pháp nào dưới đây giúp điều khiển thụ tinh ở động vật đạt hiệu quả nhất.
A. Sử dụng hormone. B. Thay đổi các yếu tố môi trường.
C. Thụ tinh nhân tạo. D. Sử dụng chất kích thích tổng hợp.
Câu 20. Hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra chủ yếu ở những cấp độ nào?
A. Tế bào và mô. B. Mô và cơ quan.
C. Tế bào và cơ thể. D. Mô và cơ quan. 
CÂU HỎI CHUNG KẾT
Câu 1. Nối tên sinh vật ở cột A với các hình thức sinh sản tương ứng ở cột B.
Cột A
Cột B
1. Củ khoai lang
A. sinh sản vô tính bằng phân mảnh
2. Nhánh xương rồng
B. sinh sản vô tính bằng cách phân đôi
3. Thủy tức
C. sinh sản sinh dưỡng bằng lá
4. Sao biển
D. sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi
5. Trùng biến hình
E. sinh sản sinh dưỡng bằng rễ
6. Cây sen đá
G. sinh sản sinh dưỡng bằng thân
Đáp án
1-E
2- G
3-D
4-A
5-B
6-C
Câu 2. Nối nội dung ở cột A với các định nghĩa ở cột B.
Cột A
Cột B
1. Sự thụ tinh
A. Sự kết hợp giao tử đực và giao tử cái
2. Động vật đẻ trứng
B. Giao tử cái
3. Động vật đẻ con
C. Giao tử đực
4. Tinh trùng
D. Con non được sinh ra từ trứng
5. Noãn
E. Con non được nuôi trong cơ thể mẹ và đẻ ra ngoài
 Đáp án: 
1-A
2-D
3-E
4-C
5-B
ĐÁP ÁN
Sản phẩm học tập
Phiếu số 1
Sinh sản ở 
sinh vật
SS vô tính
SS hữu tính
Khái niệm: SS không có sự kết hợp của giao tử đực và cái, con tạo thành từ một phần cơ thể mẹ
Các hình thức:
Khái niệm: SS có sự hợp nhất giao tử đực và cái tạo hợp tử và ptrien thành cơ thể mới
ở thực vật:gồm các giai đoạn: tạo giao tử, thụ phấn, thụ tinh, hình thành quả và hạt
Động vật:gồm các giai đoạn: hình thành giao tử, thụ tinh, ptrien phôi thành cơ thể mới.
Động vật: nảy chồi, phân mảnh, trinh sản
Thực vật:SS sinh dưỡng và SS bào tử
Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản..
Bên trong: đặc điểm di truyền, hoocmon, tuổi
Bên ngoài: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, chế độ dinh dưỡng
Phiếu số 2
(1): tế bào; (2): trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, 
(3): sinh trưởng và phát triển ; (4): sinh sản và cảm ứng, (5): thể thống nhất 
Mối quan hệ giữa tế bào, cơ thể và môi trường: mọi co thể đều được cấu tạo từ tế bào.Cơ thể lấy các chấtdinh dưỡng, nước, chất khoáng và oxygen từ môi trường cung cấp cho tế bào thực hiện quá trình trao đổi chất để lớn lên, sinh sản và cảm ứng, từ đó giúp cơ thể thực hiện các hoạt động sống. 
Mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể: Trao đổi chất và năng lượng cung cấp vật chất và năng lượng đảm bảo cơ thể sinh trưởng và phát triển, sinh sản và cảm ứng. Và ngược lại các quá trình sinh trưởng, phát triển, sinh sản và cảm ứng tác động trở lại quá trinh trao đổi chất và năng lượng. Các hoạt động động sống có mối quan hệ qua lại mật thiết nhau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_chuong_trinh_ca_nam.doc