I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức.
- Mô tả được một số hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.
- Nêu được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có hai loại điện tích và nêu được đó là hai loại điện tích gì.
2. Năng lực.
- Năng lực chung:
- Năng lực tự học
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo
- Năng lực hợp tác nhóm
- Năng lực tính toán, trình bày trao đổi thông tin
- Năng lực khoa học tự nhiên:
- Giải thích được một só hiện tượng thực tế liên quan tới điện tích, sự nhiễm điện do cọ xát.
3. Phẩm chất:
- Chăm học, chịu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân trong các hoạt động học tập
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao.
Ngày dạy: Ngày soạn: Tiết : Lớp: Bài 18: ĐIỆN TÍCH. SỰ NHIỄM ĐIỆN Thời gian thực hiện: tiết I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức. - Mô tả được một số hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát. - Nêu được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có hai loại điện tích và nêu được đó là hai loại điện tích gì. 2. Năng lực. - Năng lực chung: - Năng lực tự học - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo - Năng lực hợp tác nhóm - Năng lực tính toán, trình bày trao đổi thông tin - Năng lực khoa học tự nhiên: - Giải thích được một só hiện tượng thực tế liên quan tới điện tích, sự nhiễm điện do cọ xát. 3. Phẩm chất: - Chăm học, chịu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân trong các hoạt động học tập - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. 1. Giáo viên. Bóng bay, lược, vụn giấy, vụn xốp, lông thú, thanh thủy tinh, chỉ, giá đỡ, mảnh linong. 2. Học sinh. Chuẩn bị bài và dụng cụ theo yêu cầu của GV III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Hoạt động 1: Khởi động a) Mục tiêu: - Tạo ra những mô thuẫn ban đầu thúc đẩy học sinh tìm hiểu về hiện tượng nhiễm điện b) Nội dung: - HS tiến hành thí nghiệm và trả lời các câu hỏi trong SHD mục A c) Sản phẩm: - Quả bóng sau khi cọ sát hút quả bóng còn lại - Hai quả bóng sau khi cọ sát đẩy nhau d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ số 1: - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm tiến hành thí nghiệm như HD: Hai quả bóng bay, 1 giá treo, dây chỉ. + Các tiến hành thí nghiệm: Bước 1: Cọ sát một quả bóng bay đã thổi cang rồi cho lại gần đầu. Quan sát hiện tượng xảy ra với các sợi tóc. Bước 2: Cọ sát hai quả bóng vào tóc khô rồi treo cạnh nhau( cọ sát vào áo). Quan sát và nêu hiện tượng xảy ra với hai quả bóng. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau khi làm thí nghiệm: - Vì sao có các hiện tượng trên? Điều gì đã xảy ra với quả bóng sau khi cọ xát? - Liệu các vật liệu khác khi bị cọ xát thì có gây ra những hiện tượng tương tự hay không? * HS thực hiện nhiệm vụ: - HS tiến hành làm thí nghiệm theo nhóm, quát sát hiện tượng và trả lời câu hỏi theo định hướng của GV. * Báo cáo, thảo luận: - HS chia sẻ kết quả của cá nhân-nhóm, nhóm- nhóm - Thảo luận kết quả cá nhân, nhóm đã thực hiện * Kết luận, nhận định: GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức - Quả bóng sau khi cọ sát hút quả bóng còn lại - Hai quả bóng sau khi cọ sát đẩy nhau Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về sự nhiễm điện do cọ sát. a) Mục tiêu: - Một số vật sau khi bị cọ sát có khả năng hút các vật khác. Hiện tượng vật sau khi cọ sát có thể hút các vật khác được gọi là hiện tượng nhiễm điện. b) Nội dung: - HS tiến hành thí nghiệm như SHD, hoàn thiện bảng 18.1 và trả lời các câu hỏi mục II.1 c) Sản phẩm: Vụn giấy Vụn nilong Vụn xốp Thước nhựa x X x Thanh thủy tinh x x x Mảnh linong x x X - Thước nhựa, thanh thủy tính, mảnh linong sau khi cọ sát có khẳ năng hút vụn giấy, vụn nilong, vụn xốp. - thước nhựa, thanh thủy tinh, mảnh nilong sau khi bị cọ sát bị nhiễm điện d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ số 2: - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm tiến hành làm thí nghiệm 1 như SHD B1: Đưa một đầu thước nhựa chưa được cọ sát vào vụn giấy, nilong, xốp nhỏ quan sát hiện tượng xảy ra với đầu thước. B2: Dùng mảnh vải, tóc, len cọ sát vào đầu thước nhựa rồi đưa vào gần mảnh vụn giấy, nilong, xốp nhỏ quan sát hiện tượng xảy ra với đầu thước. B3: Tiến hành lập lại các thí nghiệm như bước 1 và 2 nhưng thay thước nhựa bằng thanh thủy tinh, mảnh nilong quan sát hiện tượng trước và sau khi tiến hành thí nghiệm và hoàn thiện bảng 18.1 - GV: Sau khi HS hoàn thiện bảng 18.1 yêu cầu HS trả lời câu hỏi - Sau khi nhóm rút ra KL. GV và HS cùng quay trở lại trả lời câu hỏi điều gì xảy ra với quả bóng trong thí nghiệm khởi động. * HS thực hiện nhiệm vụ: - HS tiến hành làm thí nghiệm theo nhóm, quát sát hiện tượng và trả lời câu hỏi theo định hướng của GV. * Báo cáo, thảo luận: - HS chia sẻ kết quả của cá nhân-nhóm, nhóm- nhóm - Thảo luận kết quả cá nhân, nhóm đã thực hiện * Kết luận, nhận định: GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức I- Sự nhiễm điện do cọ sát 1. Thí nghiệm - Thước nhựa, thanh thủy tính, mảnh linong sau khi cọ sát có khẳ năng hút vụn giấy, vụn nilong, vụn xốp. - thước nhựa, thanh thủy tinh, mảnh nilong sau khi bị cọ sát bị nhiễm điện Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về hai loại điện tích a) Mục tiêu: - Có hai loại điện tích: Điện tích dương(+), điện tích âm(-). - Các vật nhiễm điện cùng loại sẽ đẩy nhau. Nhiễm điện khác loại sẽ hút nhau. - Một vật nhiễm điện âm nếu vật nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron. b) Nội dung: - Học sinh làm thí nghiệm1, 2, 3 mục II và trả lời các câu hỏi trong SHD c) Sản phẩm: - Kết quả thí nghiệm và câu trả lời của học sinh d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * GV giao nhiệm vụ số 3: - GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm: B1: Lấy hai mảnh nilong kẹp vào giữa một thước kẻ. B2: Nhấc thước lên, quan sát hiện tượng xảy ra với hai mảnh nilong B3: Dùng mảnh vải khô cọ xát đều vào hai mảnh nilong, nhấc thước kẻ lên quan sát hiện tượng xảy ra với hai mảnh nilong ? Hai mảnh nilong được cọ sát cùng một vật liệu giống nhau thì chúng sẽ hút hay đẩy nhau? * HS thực hiện nhiệm vụ: - HS tiến hành làm thí nghiệm theo nhóm, quát sát hiện tượng và trả lời câu hỏi theo định hướng của GV. * Báo cáo, thảo luận: - HS chia sẻ kết quả của cá nhân-nhóm, nhóm- nhóm - Thảo luận kết quả cá nhân, nhóm đã thực hiện * Kết luận, nhận định: GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức II- Hai loại điện tích 1. Thí nghiệm 1 - Khi chưa cọ sát. Hai mảnh nilong gần nhau. - Sau khi cọ sát bởi một loại vật liệu giống nhau, hai mảnh nilong đẩy nhau ra xa * GV giao nhiệm vụ số 4: - GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm làm thí nghiệm: B1: Lấy một thanh nhựa sẫm mầu, một thước kẻ. Đặt thanh nhựa sẫm mầu lên một trục quay trước. B2: Đưa thước kẻ nhựa lại gần thanh nhựa sẫm mầu, quan sát hiện tượng xảy ra với hai thanh và ghi lại kết quả. B3: Dùng mảnh vải khô cọ xát đều vào thanh nhựa sẫm mầu và thanh thước kẻ nhựa. Đua hai thanh lại gần nhau, quan sát hiện tượng xảy ra với hai thanh và ghi lại kết quả - Trả lời câu hỏi: Thanh nhựa sẫm mầu và thước kẻ được cọ sát bởi cùng một vật liệu thì chúng hút nhau hay đẩy nhau? * HS thực hiện nhiệm vụ: - HS tiến hành làm thí nghiệm theo nhóm, quát sát hiện tượng và trả lời câu hỏi theo định hướng của GV. * Báo cáo, thảo luận: - HS chia sẻ kết quả của cá nhân-nhóm, nhóm- nhóm - Thảo luận kết quả cá nhân, nhóm đã thực hiện * Kết luận, nhận định: GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức 2. Thí nghiệm 2 - Khi chưa cọ sát: không có hiện tượng gì xảy ra với hai thanh. - Sau khi cọ sát: Hai thanh đó đẩy nhau, nên thanh nhựa sẫm mầu sẽ quay trên trục quay. * GV giao nhiệm vụ số 5: - GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm: B1: Lấy một thanh nhựa sẫm mầu, một thanh thủy tinh. Đặt thanh nhựa sẫm mầu lên một trục quay trước. B2: Đưa thanh thủy tinh lại gần thanh nhựa sẫm mầu, quan sát hiện tượng xảy ra với hai thanh và ghi lại kết quả. B3: Dùng mảnh vải khô cọ xát thanh nhựa sẫm mầu, dùng lụa cọ sát vào thanh thủy tinh rồi đưa nhanh lại gần thanh thước nhựa sẫm mầu. Quan sát hiện tượng xảy ra với hai thanh và ghi lại kết quả. -Trả lời câu hỏi: Thanh nhựa sẫm mầu và thanh thủy tinh được cọ sát bởi các vật liệu khác nhau thì chúng hút nhau hay đẩy nhau? * HS thực hiện nhiệm vụ: - HS tiến hành làm thí nghiệm theo nhóm, quát sát hiện tượng và trả lời câu hỏi theo định hướng của GV. * Báo cáo, thảo luận: - HS chia sẻ kết quả của cá nhân-nhóm, nhóm- nhóm - Thảo luận kết quả cá nhân, nhóm đã thực hiện * Kết luận, nhận định: GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức 3. Thí nghiệm 3 - Khi chưa cọ sát: không có hiện tượng gì xảy ra với hai thanh. - Sau khi cọ sát: Hai thanh đó hút nhau. * GV giao nhiệm vụ số 6: - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đọc thông tin và trả lời câu hỏi: ? Có mấy loại điện tích ? Khi nào hai vật nhiễm điện sẽ hút nhau, đẩy nhau ? Một vật nhiễm điện âm hay điện dương nếu nhận thêm electron. Một vật nhiễm điện âm hay dương nếu mất bớt electron. - GV yêu cầu HS trả giải thích các hiện tượng đã xảy ra trong các thí nghiệm 1, 2,3 * HS thực hiện nhiệm vụ: -HS đọc thông báo trong SHD- Tr154 và trả lời câu hỏi và ghi vở * Báo cáo, thảo luận. - HS chia sẻ kết quả của cá nhân-nhóm, nhóm- nhóm - Thảo luận kết quả cá nhân, nhóm đã thực hiện * Kết luận, nhận định: GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức 4. Kết luận - Có hai loại điện tích: Điện tích dương(+), điện tích âm(-). - Các vật nhiễm điện cùng loại sẽ đẩy nhau. Nhiễm điện khác loại sẽ hút nhau. - Một vật nhiễm điện âm nếu vật nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học vận dụng vào thực tế b) Nội dung HS hoàn thành các bài tập và câu hỏi mục C c) Sản phẩm: - Câu trả lời của học sinh 4) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * Giáo viên giao nhiệm vụ số 7: - GV yêu cầu HS cá nhân hoàn thiện các bài tập phần hoạt động C * Học sinh thực hiện nhiệm vụ: -HS: Chuẩn bị bài trước ở nhà, hoàn thiện và báo cáo trước lớp. * Báo cáo, thảo luận: Học sinh báo cáo kết quả trước lớp * Kết luận, nhận định: GV chuẩn hóa và kết luận C. Luyện tập C1.a. Lược do cọ sát với tóc, lược bị nhiễm điệm nên sẽ hút tóc. b. Có hiện tượng nhiễm điện đã xảy ra khi cọ xát tay vào lông mèo. c. Thanh nhựa sẫm mầu và mảnh vải sẽ hút nhau. C2. Thí nghiệm bẻ cong dòng nước - Chuẩn bị: Một chai nước, một đầu kéo( mũi kim trọc thủng một lỗ trên nắp chai), thước kẻ nhựa( một thanh nhựa PVC), mảnh vải khô - Cách tiến hành thí nghiệm: B1: Tạo một lỗ thủng nhỏ trên nắp chai. Đổ đầy nước vào trong chai rồi treo ngược trai lên sao cho nước chảy thành một tia thẳng xuốn dưới đất. B2: Lấy mảnh vải khô cọ xát thanh thước nhựa. Đưa lại gần dòng nước đang chảy ra và quan sát hiện tượng xảy ra với dòng nước chảy. D. Hoạt động vận dụng a) Mục tiêu: - Vận dụng kiến thức đã học trả lời được một số câu hỏi thực tế. b) Nội dung: Trả lời câu hỏi D.1,2/111-112. c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung * Giáo viên giao nhiệm vụ số 8: -Y/c học sinh hoạt động cá nhân tìm hiểu và giải thích hiện tượng D.1,2.SHDH/111 - 112. * Học sinh thực hiện nhiệm vụ: - Làm theo yêu cầu của GV * Báo cáo, thảo luận: Học sinh báo cáo kết quả trước lớp * Kết luận, nhận định: GV chuẩn hóa và kết luận D. Vận dụng D.1/SHDH/112. - Khi thổi bụi trên bàn luồng gió thổi làm bui bay đi. Còn cánh quạt điện khi quay cọ xát với không khí nên bị nhiễm điện và nó hút bụi trong không khí, cón mép quạt bị bụi nhiều nhất là vì khi quạt quay nó ma sát với không khí nhiều nhất nên mép quạt bị nhiễm điện nhiều nhất và nó hút bụi được nhiều nhất. D.2/SHDH/112. Sau khi chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình TV bằng giẻ khô chúng bị cọ xát và bị nhiễm điện. Vì thế chúng có thể hút bụi vải. 5. Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng - Tìm hiểu phần E1, 2 SHDH/112, cùng người thân hoặc tìm hiểu trên mạng internet trả lời câu hỏi. - Ôn lại nội dung bài học - Chuẩn bị bài 19: DÒNG ĐIỆN. NGUỒN ĐIỆN.
Tài liệu đính kèm: