Giáo án Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 9 tiết: 76

Giáo án Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 9 tiết: 76

.MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA

- Thu thập thông tin nhằm đánh giá kiến thức, kĩ năng văn học của học sinh qua mảng truyện, thơ hiện đại Việt Nam.

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA

1. Hình thức: Trắc nghiệm + tự luận

2. Thời gian: 45 phút

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1921Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kiểm tra 1 tiết môn: Ngữ văn 9 tiết: 76", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày thực hiện:
KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Ngữ văn 9
Tiết: 76
I.MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA
- Thu thập thông tin nhằm đánh giá kiến thức, kĩ năng văn học của học sinh qua mảng truyện, thơ hiện đại Việt Nam.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
1. Hình thức: Trắc nghiệm + tự luận
2. Thời gian: 45 phút
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Thấp
Cao
TN
TL
TN
TL
Chủ đề 1: 
Thơ hiện đại
Nhớ tên tác giả, tên tác phẩm và xuất xứ bài thơ.
Nhớ được một đoạn thơ và nêu nội dung chính của đoạn thơ đó trong văn bản đã học. 
Hiểu được ý nghĩa hình tượng, hình ảnh trong thơ.
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỷ lệ: 5%
Số câu: 4
Số điểm: 2,5
Tỷ lệ: 25%
Chủ đề 2: 
Truyện
 hiện đại
Nhớ tên thể loại, nhân vật văn bản.
Hiểu được tình huống truyện trong văn bản.
Viết bài văn ngắn nêu cảm nghĩ về một nhân vật văn học. 
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 0,5
Tỷ lệ: 5%
Số câu: 1
Số điểm: 6
Tỷ lệ: 60%
Số câu: 4
Số điểm: 7,5
Tỷ lệ: 75%
Tổng số câu
Tổng điểm
Tỷ lệ
Số câu: 4
Số điểm: 2
Tỷ lệ : 20%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%
 Số câu: 2
Số điểm: 1
Tỷ lệ 10%
Số câu: 1
Số điểm: 6
Tỷ lệ: 60%
Số câu: 8
Số điểm: 10
Tỷ lệ 100%
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Ngữ văn 9
Tiết: 76
I. Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)
 Khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1: Bài thơ “Đồng chí” do ai sáng tác?
Chính Hữu.	B. Phạm Tiến Duật.
Bằng Việt.	D. Nguyễn Khoa Điềm.
Câu 2: Bài thơ “ Ánh trăng” của Nguyễn Duy được sáng tác vào thời gian nào?
Năm 1948.	B. Năm 1958.
C. Năm 1969.	D. Năm 1976.
Câu 3: Văn bản “Làng” của Kim Lân thuộc thể loại nào?
Bút kí.	B. Thơ.	C. Tiểu thuyết.	 D. Truyện ngắn.
Câu 4: Trong các nhân vật sau, nhân vật nào là nhận vật chính của truyện “ Lặng lẽ Sa Pa” ?
Ông họa sĩ.	B. Cô kĩ sư.
C. Bác lái xe.	D. Anh thanh niên.
 Câu 5: Phép tu từ nhân hóa trong khổ thơ sau có tác dụng gì?
“...Thuyền ta lái gió với buồm trăng
 Lướt giữa mây cao với biển bằng,
 Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
 Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Nhấn mạnh khung cảnh rộng lớn của biển cả.
Nhấn mạnh sự nhộn nhịp của cảnh đánh cá trở về.
Làm cho hình ảnh con thuyền đánh cá trở nên kì vĩ, khổng lồ.
Thể hiện niềm vui say trong lao động.
Câu 6: Dòng nào sau đây không phải là ý nghĩa của tình huống truyện trong văn bản “Làng” của Kim Lân?
Làm bộc lộ tình yêu quê hương, đất nước của người nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Làm bộc lộ tính cách mộc mạc, chất phác nhưng rất chân thành của người nông dân.
Làm nổi bật đời sống khó khăn của người nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (1 điểm)
 Chép lại khổ thơ đầu của bài thơ “Đoàn thuyền đãnh cá” và cho biết nội dung chính của khổ thơ này.
 Câu 2: (6 điểm): Viết một đoạn văn phân tích tâm trạng của ông Hai (“Làng”-Kim Lân) khi nghe tin làng Chợ Dầu của mình theo giặc làm việt gian.
---------------------Hết---------------------
(Đề kiểm tra này có 01 trang)
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Ngữ văn 9
Tiết: 76
I – Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm) 
Mỗi ý trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
A
D
D
D
C
C
II- Tự luận (7 điểm)
 Câu 1 (1 điểm)
 - Học sinh chép chính xác được 4 câu thơ thuộc đoạn thơ đầu của bải thơ “Đoàn thuyền đánh cá” (0,5 đ)
 - Nội dunng của đoạn thơ: (0,5 đ)
 + Khung cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi: Đây là khung cảnh rộng lớn kì vĩ mà gần gũi. 
 + Tâm trạng náo nức, vui tươi, phấn khởi của ngư dân lao động trên biển.
 Câu 2: (6 điểm)
 Đoạn văn của HS cần làm rõ những ý sau:
 * Nội dung: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.(4,5 đ)
 - Khi nghe tin thì ông thấy sững sờ, không tin vào tai mình.
 - Sau đó, cái tin biến thành nỗi ám ảnh sợ hãi trong lòng ông Hai.
 - Ông Hai rơi vào bế tắc, tuyệt vọng.
 - Ông chỉ biết tâm sự với con về nỗi lòng của mình.
 -> Tình yêu sâu nặng với làng Chợ Dầu.
 Tấm long thủy chung với kháng chiến, với cách mạng , với cụ Hồ.
 Nhân vật ông Hai – hình tượng điển hình cho người nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
 *Hình thức: (1,5 đ)
 - Đoạn văn có đủ 3 phần : Mở đoạn, Phát triển bài, kết đoạn.
 - Viết đúng kiểu nghị luận.
 - Bài viết rõ ràng, mạch lạc, đúng cú pháp, không mắc lỗi liên kết, không mắc lỗi chính tả.
--------------Hết-----------

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 76.doc