Đánh giá kết quả học tập của HS sau khi học xong phần Ngữ văn lớp 7 học kỳ II:
- Kiến thức: Nhớ khái niệm về kiểu câu đặc biệt .Hiểu giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một văn bản nghị luận
- Kỹ năng: Đặt câu trong đó có kiểu câu đã học, Viết một bài văn nghị luận giải thích
- Thái độ: Giáo dục HS ý thức tự giác khi làm bài
II.Hình thức đề kiểm tra:
- Hình thức: Tự luận
- Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm bài kiểm tra tại lớp trong 90 phút
III.Thiết lập ma trận đề kiểm tra
Kiểm tra học kỳ II Môn: Ngữ văn 7 I.Mục tiêu đề kiểm tra: Đánh giá kết quả học tập của HS sau khi học xong phần Ngữ văn lớp 7 học kỳ II: Kiến thức: Nhớ khái niệm về kiểu câu đặc biệt .Hiểu giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một văn bản nghị luận Kỹ năng: Đặt câu trong đó có kiểu câu đã học, Viết một bài văn nghị luận giải thích Thái độ: Giáo dục HS ý thức tự giác khi làm bài II.Hình thức đề kiểm tra: Hình thức: Tự luận Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm bài kiểm tra tại lớp trong 90 phút III.Thiết lập ma trận đề kiểm tra Mức độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Tiếng Việt - Các kiểu câu Nhớ khái niệm về kiểu câu đã học Đặt hai câu trong đó có sử dụng kiểu câu đã học Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu:1 Số điểm:0,5 5% Số câu Số điểm: Số câu:1 Số điểm: 2 20% Số câu2 2,5 điểm 25 = % Văn - Văn bản nghị luận Hiểu giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một văn bản nghị luận Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: Số điểm: Số câu: 1 Số điểm:1,5 15% Số câu Số điểm Số câu 1 1,5 điểm = 15 % Tập làm văn Văn nghị luận Viết một bài văn nghị luận giải thích Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: Số điểm: Số câu: Số điểm: Số câu: 1 Số điểm: 6 60% Số câu 1 6 điểm 60 = % Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 0,5 5% Số câu: 1 Số điểm: 2 20% Số câu: 1 Số điểm: 1,5 15% Số câu: 1 Số điểm: 6 60% Số câu 4 Số điểm 10 100% IV.Xây dựng câu hỏi: Câu 1:Thế nào là câu đặc biệt? Câu 2.Đặt hai câu trong đó sử dụng câu đặc biệt?. Câu 3. Điểm đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản “ Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” ( Đặng Thai Mai) Câu 4: Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn V.Hướng dẫn chấm, biểu điểm: Câu 1: ( 0,5 điểm) Câu đặc biệt là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. Câu 2: Yêu cầu: Hs đặt được hai câu trong đó có sử dụng câu đặc biệt, chỉ ra câu đặc biệt trong đoạn văn( 2 điểm) Câu 3: Điểm đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản “ Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” ( Đặng Thai Mai) Nghệ thuật: lý lẽ, chứng cứ chặt chẽ và toàn diện (0, 5điểm) Nội dung: Sự giàu có và đẹp đẽ của Tiếng Việt trên nhiều phương diện: Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Tiếng Việt, với những phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của nó, là một biểu hiện hùng hồn sức sống của dân tộc. ( 1 điểm) Câu 4: Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn Yêu cầu chung: Hs làm đúng kiểu bài nghị luận giải thích, bố cục ba phần rõ ràng, lập luận chặt chẽ, có sáng tạo. Trình bày sạch đẹp, tránh mắc lỗi dùng từ, lỗi diễn đạt Yêu cầu cụ thể: * Mở bài: ( 1 điểm) Giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của dân tộc ( Lòng biết ơn) và dẫn câu tục ngữ * Thân bài: ( 4 điểm) Giải thích nội dung câu tục ngữ: Nghĩa đen: + Nước: là một sự vật trong tự nhiên + Nguồn: Nơi bắt đầu, cội nguồn Nghĩa bóng: + Nước: là mọi thành quả mà con người được hưởng thụ từ các giá trị của đời sống vật chất cho đến các giá trị tinh thần. + Uống nước: hưởng thụ thành quả, sản phẩm vật chất và tinh thần + Nguồn: Nguồn gốc, nguồn cội của tất cả những thành quả mà con người được hưởng bao gồm con người, lịch sử, truyền thống + Nhớ nguồn: Người hưởng thụ phải hiểu biết, tri ân, gìn giữ, phát huy các thành quả của người làm ra chúng. * Kết bài: ( 1 điểm) - Khẳng định lại truyền thống tốt đẹp của dân tộc - Liên hệ thực tế và bản thân
Tài liệu đính kèm: