Giáo án Kiểm tra: phân môn Văn. Thời gian: 45 phút (1 tiết)

Giáo án Kiểm tra: phân môn Văn. Thời gian: 45 phút (1 tiết)

 Câu 1:Các truyện dưới đây, truyện nào giải thích nguồn gốc dân tộc, giống nòi?

A. Thánh Gióng. C.Con Rồng, cháu Tiên.

B. Bánh chưng, bánh giầy. D.Sơn Tinh, Thủy Tinh.

 Câu 2: Cách chọn người kế vị của vua Hùng trong văn bản “Bánh chưng, bánh giầy” có gì độc đáo?

A. Phải là con trưởng. C. Phải là con của hoàng hậu.

C. Người nối ngôi vua phải nối được chí vua. D. Cả A & C đúng.

 

doc 8 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1109Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kiểm tra: phân môn Văn. Thời gian: 45 phút (1 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ tên: Kiểm tra: phân môn Văn.	 Điểm:
Lớp:	 Thời gian: 45 phút (1 tiết)
I.Trắc nghiệm: (5đ)
 I/1: Đánh dấu X vào chữ cái đầu câu đúng nhất:
 Câu 1:Các truyện dưới đây, truyện nào giải thích nguồn gốc dân tộc, giống nòi?
A. Thánh Gióng.	 C.Con Rồng, cháu Tiên.
B. Bánh chưng, bánh giầy.	 D.Sơn Tinh, Thủy Tinh.
 Câu 2: Cách chọn người kế vị của vua Hùng trong văn bản “Bánh chưng, bánh giầy” có gì độc đáo?
A. Phải là con trưởng.	 C. Phải là con của hoàng hậu.
C. Người nối ngôi vua phải nối được chí vua. D. Cả A & C đúng.
 Câu 3: Dòng nào sau đây không thể hiện ý nghĩa hình tượng “Thánh Gióng”?
A.Ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước.	 
B. Gửi gắm ước vọng của nhân dân về một người anh hùng chống giặc ngoại xâm. 
C. Thể hiện ước mong của nhân dân có một vũ khí hiện đại để đánh giặc. 
D.Cả A, B & C đều đúng. 
 Câu 4: Truyện “Thánh Gióng” thuộc thể loại truyện gì?
A. Truyện cổ tích.	B. Truyền thuyết	C. Truyện cười	D. Truyện ngụ ngôn.
 Câu 5: Lễ hội nào được nhân dân ta mở hàng nămđể tưởng nhớ công lao Thánh Gióng?
A. Hội Gióng.	B. Hội Rô.	C. Hội đền Hùng.	D. Hội Cổ Loa.
 Câu 6: Ý nghĩa của truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” là gì?
A.Nói lên ước mơ “ở hiền gặp lành” của nhân dân ta. 
B. Ca ngợi vẻ đẹp nhan sắc và phẩm chất tâm hồn của nàng Mị Nương. 
C.Nói lên khát vọng về tình yêu con người. 
D. Giải thích hiện tượng lũ lụt và ước mơ chế ngự thiên thiên của nhân dân ta. 
 Câu 7: Văn bản “Sự tích Hồ Gươm” sử dung phương thức biểu đạt chính nào?
A. Miêu ta.û	B.Nghị luận.	C. Biểu cảm.	D. Tự sự.
 Câu 8: Thạch Sanh trải qua bao nhiêu lần thử thách?
A. Hai.	B. Ba.	C. Bốn	D. Năm.
 Câu 9: Truyện cổ tích “Thạch Sanh” thuộc truyện cổ tích về kiểu nhân vật nào?
A. Bất hạnh.	B. Dũng sĩ.	C. Mang lốt vật.	D. Người em út.
 Câu 10: Truyện “Em bé thông minh” em bé đã thể hiện trí thông minh của mình bằng hình thức nào?
A. Giải những câu đố. B. Giải những câu đối.	C.Làm thơ giỏi.	D. Vẽ tranh đẹp.
 Câu 11: Mục đích chính của truyện “Em bé thông minh” là gì?
A. Ca ngợi kiến thức sách vở.	C. Ca ngợi trí khôn dân gian.
B. Phê phán những kẻ dốt nát.	D. Đề cao sức mạnh của con người.
 Câu 12: Ý nghĩa tượng trưng của nhân vật Sơn Tinh trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” là gì?
A. Bão lụt ghê ghớm.	C. Tài năng xuất chúng.
B. Cư dân Việt cổ đắp đê chống lũ lụt.	D. Mưa to, gió lớn.
 Câu 13: Lí Thông có tính cách như thế nào?
A. Thật thà.	B. Vị tha.	C. Lương thiện.	D. Xảo trá.
 I/2: Điền khuyết: Điền từ thích hợp vào các chỗ trống sau:
Truyện Con Rồng, cháu Tiên có nhiều chi tiết ..,( như hình tượng các nhân vật.và hình tượng, v.v)
 I/3: Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) trước các nhận định về nội dung và nghệ thuật của truyện “Bánh chưng, bánh giầy?
Câu 1: Đề cao lao động, nghề nông.
Câu 2: Giải thích nguồn gốc tất cả các loại bánh trong đó có bánh chưng,bánh giầy. 	
Câu 3: Nhân vật chính là Lạc Long Quân. 
 II. Tự luận:(5đ)
 Câu 1: Hãy kể tóm tắt truyện: Sơn Tinh, Thủy Tinh từ 7 đến 10 dòng?	
 Câu 2: Qua văn bản: “Thạch Sanh” em thấy Thạch Sanh bộc lộ những phẩm chất gì?
.	
HƯỚNG DẪN CHẤM PHÂN MÔN VĂN 6: 1 TIẾT(45 PHÚT)
I. Trắc nghiệm: I/1: (Mỗi câu đúng chấm 0,25đ)
Câu 1:	C	Câu 6: D	Câu 11: C
Câu 2:	C	Câu 7:	D	 Câu 12: B
Câu 3: C Câu 8: C	Câu 13: D
Câu 4: B	Câu 9: B
Câu 5: A	 Câu 10: A
 I/2: ( Mỗi cụm từ đúng chấm 0,25đ sai một từ trong cụm từ đó thì không chấm)
tưởng tượng, kì ảo, thần có phép lạ, bọc trăm trứng
 I/3: (Mỗi câu đúng chấm 0,25đ)
Câu 1: Đ Câu 2 : S Câu 3: S 
II. Tự luận: (5đ)
Câu 1: (3,5đ) HS tự tóm tắt không quá 10 dòng : tóm tắt phải đúng với nội dung cốt truyện.
Câu 2: (1,5đ): - Thật thà, chất phác (0,5đ)
 - Dũng cảm, tài năng (0,5đ)
 - Có lòng nhân đạo, yêu hòa bình (0,5đ).
ĐỀ A:
I.Trắc nghiệm: (5đ)
 I/1: Đánh dấu X vào chữ cái đầu câu đúng nhất:
 Câu 1: Trong các từ sau, từ nào là từ láy?
A. Chú cháu	B. Tổ tiên	C. Trong trẻo	D. Thủy Tinh
 Câu 2: Trong các từ sau, từ nào là từ ghép?
A. Phố phường	B. Hồng hào	C. Nhỏ nhắn	D. Đẹp đẽ
 Câu 3: Trong các từ sau từ nào là từ mượn?
A. Dòng sông	B. Núi rừng	C. Giang sơn	D. Nhà cửa
 Câu 4: Từ láy nào sau đây tả tiếng nói?
A. Khàn khàn	 	B. Lừ đừ	C. Khà khà	D. Khúm núm?
Câu 5: Từ mượn và từ thuần Việt được phân biệt với nhau chủ yếu qua yếu tố nào?
A. Nguồn gốc	B. Ý nghĩa	C. Cấu tạo	D. Nội dung
 Câu 6: Từ “Tráng sĩ” được giải thích theo cách nào?
“Tráng sĩ: người có sức mạnh cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn”
A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. C. Dùng từ trái nghĩa với từ cần giải thích.
B. Dùng từ đồng nghĩa với từ cần giải thích. D. Ba cách giải thích trên đều sai.
 Câu 7: Từ “bụng” trong những câu sau đây, từ nào có nghĩa gốc?
A. Những quả na bắt đầu mở mắt.	C. Mắt cá chân bị sưng.
B. Mắt cây mía bị sâu.	D. Chị ấy bị đau mắt.	
 Câu 8: Trong các danh từ sau danh từ nào chỉ hiện tượng?
A. Học sinh	B. Con trâu	C. Gió bão	D. Độc lập
 Câu 9: Chỉ ra danh từ trong các từ sau?
A. Chạy	B. Nhảy	C. Ghế	D. Đẹp
 Câu 10: Trong các cụm danh từ sau, cụm nào có đủ cấu trúc ba phần?
A. Ngày xưa.	B. Một lưỡi búa.	C. Cô gái xinh đẹp ấy.	 D. Ba con trâu ấy.
 Câu 11: Cách viết hoa danh từ riêng nào sau đây là đúng?
A. Nguyễn Thanh Tú. 	C. nguyễn Thanh Tú.	
B. Nguyễn thanh tú.	 D. Nguyễn Thanh TÚ. 
 Câu 12: Chỉ ra kết hợp từ chưa đúng ở các câu sau?
A. Bản tuyên ngôn.	 B. Tương lai xán lạn.	 C. Tương lai sáng lạng.	 D. Nói năng tùy tiện
 I/2: Điền khuyết: Điền từ thích hợp vào các chỗ trống sau:
 Câu 1:Trong từ nhiều nghĩa có:
 Nghĩa gốc là , làm  các nghĩa khác.
Câu 2: dằn vặt/ dằn mặt
..........................................: Lời nói, hành vi có tính răn đe, cảnh cáo.
b. : Trạng thái tâm lí, tình cảm ân hận tự trách mình.
 I/3: Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô vuông ở cuối mỗi câu sau?
Câu 1: Từ thường có nhiều nghĩa.
Câu 2: Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ.
Câu 3: “Khán giả”û nghĩa là “người nghe”.
Câu 4: Cần tra từ điển khi chưa hiểu chính xác nghĩa của từ.
II. Tự luận: (5đ)
Câu 1: Nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam? Cho ví dụ minh họa? (2đ)
Câu 2: Thế nào là danh từ riêng? (1đ)
Câu 3: Đặt câu với cặp từ sau: Rộng lớn/ rộng rãi. (2đ)
HƯỚNG DẪN CHẤM PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT 6: 1 TIẾT(45 PHÚT)
 ĐỀ A
I. Trắc nghiệm: 
 I/1: (3đ) (Mỗi câu đúng chấm 0,25đ)
Câu 1:	C	Câu 5: A	Câu 9: C
 Câu 2:	 B	 Câu 6:	 B	 Câu 10: D
 Câu 3: C Câu 7: D	Câu 11: A
 Câu 4: A	 Câu 8: C	Câu 12: B
 I/2: (1đ) ( Mỗi cụm tư điền đúng chấm 0,25đ sai một từ trong cụm từ đó thì không chấm)
 Câu 1: nghĩa xuất hiện từ đầu, cở sở để hình thành
 Câu 2: a. dằn mặt	b. dằn vặt
I/3:(1đ) (Mỗi câu đúng chấm 0,25đ)
Câu 1: S Câu 2 : Đ Câu 3: S 	Câu 4: Đ
II. Tự luận: (5đ)
 Câu 1: Đối với tên người, tên địa lí Việt Nam viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng. (1đ)
 HS tự cho ví dụ (hai ví dụ mỗi ví dụ đúng chấm 0,5đ)
 Câu 2: Danh từ riêng là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương,  (1đ)
 Câu 3: HS tự đặt câu (mỗi câu đặt đúng chấm 1đ)
VD: - Cánh đồng thật rộng lớn.
 - Ngôi nhà rất rộng rãi.
ĐỀ B:
I.Trắc nghiệm: (5đ)
 I/1: Đánh dấu X vào chữ cái đầu câu đúng nhất:
Câu 1: Trong các từ sau, từ nào là từ láy?
A. Thành thị	B. Phố phường	C. Nòi giống	D. Lung linh
 Câu 2: Trong các từ sau, từ nào là từ ghép?
A. Xinh xinh	 	B. Xa lạ	C. Trồng trọt	D. Đo đỏ
 Câu 3: Trong các từ sau từ nào là từ mượn?
A. Gia nhân	B. Điểm quan trọng	C. Trời đất	D. Anh chị
 Câu 4: Từ láy nào sau đây tả dáng điệu?
A. Ha hả	B. Lè nhè	C. Hô hố	D. Lừ đừ
 Câu 5: Bô phận từ mượn nào chiếm đa số trong tiếng Việt?
A. Tiếng Anh	B. Tiếng Pháp	C. Tiếng Hán	D. Tiếng Nga
 Câu 6: Từ “Lẫm liệt” được giải thích theo cách nào?
“Lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm”
A. Dùng từ đồng nghĩa với từ cần giải thích C. Dùng từ trái nghĩa với từ cần giải thích. 
B. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. D. Ba cách giải thích trên đều sai.
 Câu 7: Từ “bụng” trong những câu sau đây, từ nào có nghĩa chuyển?
A. Ăn cho ấm bụng	C. Con mắt to hơn cái bụng
B. Anh ấy tốt bụng	D. Cả câu A & C đều đúng
 Câu 8: Trong các danh từ sau danh từ nào chỉ người?
A. Tạ thóc	B. Làng	C. Con	D. Viên quan
 Câu 9: Chỉ ra danh từ trong các từ sau?
A. Bàn	B. Đi	C. Trắng	D. Múa
Câu 10: Trong các cụm danh từ sau, cụm nào có đủ cấu trúc ba phần?
A. Làng ấy.	 B. Hai thúng gạo nếp.	 C. Năm sau.	 D. Mẹ em ở nhà. 
Câu 11: Cách viết hoa danh từ riêng nào sau đây là đúng?
A. Lê THị thơm.	 C. Lê Thị Thơm
B. lê thị Thơm.	 D. Lê thị Thơm
Câu 12: Chỉ ra kết hợp từ đúng ở các câu sau?
A. Buôn ba hải ngoại. B. Bức tranh thủy mặc.	 C. Nói năng tự tiện.	 D. Bảng tuyên ngôn
 I/2: Điền khuyết: Điền từ thích hợp vào các chỗ trống sau:
 Câu 1: Trong cụm danh từ: 
 Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho danh từ các ý nghĩa về  .
 Câu 2: Trong từ nhiều nghĩa có:
 Nghĩa chuyển là  trên  .
 Câu 3: dữ dội/ dữ dằn
 - Tiếng mưa rơi ầm ầm thật  .
I/3: Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô vuông ở cuối mỗi câu sau?
Câu 1: Từ thường có một nghĩa.
Câu 2: “Yếu điểm” nghĩa là “nhược điểm.”
Câu 3: Hoạt động trong câu của cụm danh từ giống như một danh từ.
Câu 4: Từ gồm có hai hoặc nhiều tiếng gọi là từ đơn.
II. Tự luận:
Câu 1: Nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm trực tiếp (không qua âm Hán Việt? Cho một ví dụ ? (2đ)
Câu 2: Thế nào là danh từ chung? (1đ)
Câu 3: Đặt câu với cặp từ sau: Thanh bình/ thanh nhàn. (2đ)
HƯỚNG DẪN CHẤM PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT 6: 1 TIẾT(45 PHÚT)
 ĐỀ B
I. Trắc nghiệm: 
 I/1: (3đ) (Mỗi câu đúng chấm 0,25đ)
Câu 1:	D	Câu 5: C	Câu 9: A
 Câu 2:	 B	 Câu 6:	 A	 Câu 10: B
 Câu 3: A Câu 7: B	Câu 11: C
 Câu 4: D	 Câu 8: D	Câu 12: B
 I/2: (1đ) ( Mỗi cụm từ điền đúng chấm 0,25đ sai một từ trong cụm từ đó thì không chấm)
 Câu 1: số và lượng.
 Câu 2: nghĩa được hình thành, cơ sở của nghĩa gốc.
 Câu 3: dữ dội
I/3: (1đ) (Mỗi câu đúng chấm 0,25đ)
Câu 1: S Câu 2 : S Câu 3: Đ 	Câu 4: S
II. Tự luận: (5đ)
 Câu 1: Đối với tên người tên địa lí nước ngoài phiên âm trực tiếp (không qua âm Hán Việt): viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó; nếu một bộ phận gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối. (1.5đ)
HS tự cho ví dụ (ví dụ đúng chấm 0.5 đ)
 Câu 2: Danh từ chung là tên gọi một loại sự vật (1đ) 
 Câu 3: HS tự đặt câu (mỗi câu đặt đúng chấm 1đ)
VD: - Phong cảnh nơi đây thật thanh bình.
 - Chị ấy có một cuộc sống rất thanh nhàn.

Tài liệu đính kèm:

  • docde kttu luan lop 6 day ne.doc