Giáo án Lịch sử 8 tuần 8

Giáo án Lịch sử 8 tuần 8

CHƯƠNG III: CHÂU Á THẾ KỶ XVIII- ĐẦU THẾ KỶ XX.

BÀI 9 TIẾT 15:

ẤN ĐỘ THẾ KỶ XVIII- ĐẦU THẾ KỶ XX.

 1 . MỤC TIÊU

 a. Về kiến thức

 Giúp học sinh hiểu được:

- Sự thống trị tàn bạo của thực dân Anh ở ấn độ cuối TK XIX - đầu TK XX là nguyên nhân thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở nước này ngày càng phát triển mạnh.

- Vai trò của g/c TS ấn độ (đặc biệt là đảng quốc đại ) trong phong trào giải phóng dân tộc. Đồng thời tinh thần đấu tranh anh dũng của nông dân, công nhân, binh lính ấn độ chống TD Anh, điển hình là khởi Xi- Pay; khởi nghĩa Bom - Bay.

- Nhận thức đầy đủ hơn về thời kỳ “ châu á thức tỉnh ” và phong trào giải phóng dân tộc thời kỳ đế quốc chủ nghĩa.

 

doc 15 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1516Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 8 tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 04/11/2009
 Ngày dạy: 07/11/2009
CHƯƠNG III: CHÂU Á THẾ KỶ XVIII- ĐẦU THẾ KỶ XX.
BÀI 9 TIẾT 15:
ẤN ĐỘ THẾ KỶ XVIII- ĐẦU THẾ KỶ XX.
 1 . MỤC TIÊU 
 a. Về kiến thức 
 Giúp học sinh hiểu được:
- Sự thống trị tàn bạo của thực dân Anh ở ấn độ cuối TK XIX - đầu TK XX là nguyên nhân thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở nước này ngày càng phát triển mạnh.
- Vai trò của g/c TS ấn độ (đặc biệt là đảng quốc đại ) trong phong trào giải phóng dân tộc. Đồng thời tinh thần đấu tranh anh dũng của nông dân, công nhân, binh lính ấn độ chống TD Anh, điển hình là khởi Xi- Pay; khởi nghĩa Bom - Bay.
- Nhận thức đầy đủ hơn về thời kỳ “ châu á thức tỉnh ” và phong trào giải phóng dân tộc thời kỳ đế quốc chủ nghĩa.
b. Về kĩ năng
- Bước đầu phân biệt các khái niệm “ cấp tiến ” “ ôn hoà ” và đánh giá vai trò của giai cấp TS ấn độ.
- Biết sử dụng bản đồ để trình bày diễn biến các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu.
	c. Về thái độ
- Bồi dưỡng lòng căm thù đối với sự thống trị dã man, tàn bạo của thực dân đối với nhân dân ấn độ.
- Biểu lộ sự cảm thông và lòng khâm phục cuộc đấu tranh của nhân dân ấn độ chống CNĐQ.
 2. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS
a. Chuẩn bị của GV : - Tranh ảnh về thành tựu khoa học kỹ thuật thế kỷ XVIII- XIX.
 - Chân dung các nhà bác học, nhà văn, nhạc sĩ lớn: Niu tơn; Đác- uyn; Lô- Mô- nô- xốp .....
 - Tài liệu tham khảo khác .... 
 - Soạn giáo án
 	b. Chuẩn bị của HS : Đọc và tìm hiểu bài theo câu hỏi SGK
 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY (45’)
a. kiểm tra bài cũ (5’)
	Câu hỏi: ? Sự phát triển của văn học và nghệ thuật?
Đáp án:
* Văn học: 
Tràolưuhọc xuất hiện: Lãng mạng, trào phúng, hiện thực phê phán ( tiêu biểu là Pháp và Nga ).
- Nội dung: Dùng tác phẩm VH đấu tranh chống CĐPK, giải phóng nd bị áp bức bóc lột
* Nghệ thuật: 
Âm nhạc, hội hoạ đạt nhiều thành tựu: Mô- Da; Bét- tô- ven, Sô- Pan; Đa vít; Gôi- u .... 
 * Giới thiệu bài : Từ TK XVI các nước phương tây đã nhòm ngó xâm lược châu á, TD Anh đã tiến hành xâm lược ấn độ như thế nào? Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ấn độ chống TD Anh như thế nào?
b. Dạy nội dung bài mới (36’)	 
- GV dùng bản đồ ấn độ giới thiệu sơ lược vài nét về ĐK tự nhiên và lịch sử của ấn độ: 
+ Là 1 quốc gia rộng lớn ( gần 4 triệu km2 ) đông dân ở nam á, với dãy núi cao ngăn cách ( Hy- ma- li- a ) -> ấn độ giống như một “Tiểu lục địa” giàu có về tài nguyên thiên nhiên, có nền VH và lịch sử lâu đời, là quê hương của những tôn giáo lớn trên giới ( ấn độ giáo và phật giáo ) => ấn độ trở thành xứ sở giàu có hương liệu, vàng bạc .... lợi dụng cơ hội này các thương nhân châu âu và CNTB phương tây đã nhòm ngó và từng bước xâm nhập vào thị trường ấn độ.
+ Từ TK XVI, TD Anh bắt đầu tiến hành xâm lược ấn độ.
- GV yêu cầu HS đọc đoạn đầu mục 1 ( sgk- 56 ).
? Cho biết quá trình xâm lược của TD Anh ở ấn độ diễn ra như thế nào? 
+ Từ TK XVI – TD phương tây đã từng bước xâm lược ấn độ.
+ Đầu TK XVIII, Anh, Pháp gây chiến tranh giành ấn độ => kết quả Anh đã gạt Pháp hoàn thành công cuộc chinh phục và đặt ách thống trị ấn độ.
- GV dùng bảng phụ thống kê giá trị lương thực xuất khẩu và số người chết đói. ( treo bảng )
? GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm với câu hỏi: 
Qua việc tìm hiểu bảng thống kê em có nhận xét gì về chính sách bóc lột của TD Anh và hậu quả của nó đối với ấn độ.
Bảng thống kê cho thấy: Xuất khẩu lương thực của ấn độ tăng nhanh, nhưng số người chết đói cũng tăng lên, chỉ trong vòng từ 15 năm ( từ 1875 -> 1900 đã có 15 triệu người chết đói ). =>
? Cùng với chính sách bóc lột về kinh tế TD Anh còn thực hiện những chính sách như thế nào ở ấn độ ?
+ Lợi dụng sự khác biệt về đẳng cấp, tôn giáo và sự tồn tại của nhiều vương quốc để áp dụng chính sách “ chia để trị ” -> dùng “người ấn để trị người ấn” .
+ VH, giáo dục: Chúng thi hành chính sách “ngu dân” khuyến khích những tập quán lạc hậu và phản động thời cổ xưa.
? Chính sách thống trị tàn bạo của thực dân Anh đã đưa tới hậu quả gì?
=> Hậu quả nặng nề nhất đối với nhân dân ấn độ: g/c nd bị bần cùng hoá, nông dân mất đất, thủ công nghiệp suy sụp, nền văn hoá dân tộc bị huỷ hoại, -> nạn đói khủng khiếp.
=> ND ấn độ mâu thuẫn sâu sắc với TD Anh.
- GV đặt câu hỏi HS thảo luận nhóm.
? Chính sách thống trị của nhân dân Anh ở ấn độ có giống với chính sách thống trị của TD Pháp ở Việt Nam không? 
- Giống: 
* Chính sách thống trị rất thâm độc ( vì cũng là những tên thực dân kiểu cũ, áp dụng chính sách thống trị kiểu thực dân cũ ).
+ Chính trị: chia để trị.
+Kinh tế: Bóc lột, kĩm hãm kinh tế thuộc địa.
* ở Việt Nam, TD Pháp chia đất nước làm 3 miền với chế độ chính trị khác nhau -> vơ vét bóc lột kinh tế, kìm hãm sự phát triển của thuộc địa.
* GV kết luận: Sau hơn 2 TK, TD đã hoàn thành giao đoạn xâm lược ấn độ, biến nơi đây trở thành thuộc địa để vơ vét bóc lột và tiêu thụ hàng hoá.
Sự xâm lược và thống trị tàn bạo của TD Anh đã trà đạp lên quyền dân tộc thiêng liêng của nhân dân ấn độ. Mâu thuẫn DT gay gắt => cuộc đấu tranh của ND ấn độ bùng nổ là tất yếu.
- HS đọc thầm mục 2 ( sgk- 57- 58 ).
? Trong thời gian từ cuối TK XIX -> 1910 ở ấn độ có những phong trào đấu tranh tiêu biểu nào 
+ Khởi nghĩa Xi- Pay
+ Hoạt động của đảng quốc đại
+ Khởi nghĩa Bom- Bay
? Cho biết nguyên nhân bùng nổ của cuộc khởi nghiã Xi- Pay.
( Do sự xâm lược và thống trị tàn ác của TD Anh đối với nd ấn độ )
- GV giải thích: “ Xi Pay” là quân đội nhà ấn đi lính cho ĐQ Anh.
- GV trình bày diễn biến ( sgk + sgv - 70)
? Tuy bị thất bại song cuộc khởi nghĩa Xi- Pay có ý nghĩa như thế nào?
=> Khởi nghĩa Pxi- Pay mang tính dân tộc thu hút được các tầng lớp ND tham gia, cổ vũ phong trào đấu tranh chống Anh.
- GV đặt câu hỏi HS thảo luận nhóm.
? Cho biết hoàn cảnh ra đời và hoạt động của Đảng quốc đại.
- GV phân tích hoàn cảnh: 
+ Trong điều kiện mới của sự xâm lược và thống trị của TD Anh, g/c TS ấn độ ra đời và phát triển khá nhanh. Đây là g/c TS dân tộc có mặt sớm nhất châu á trên vũ đài chính trị.
+ TD Anh lo sợ phong trào công - nông ở ấn độ phát triển rộng lớn, vốn có kinh nghiệm làm yếu phong trào đấu tranh ở Anh, nên chúng tìm cách lôi kéo g/c TS ấn độ và cho phép g/c này được thành lập thành chính đảng.
- GV phân tích: Đảng quốc đại – Chính đảng của g/c TS DT ấn độ, được thành lập nhằm đấu tranh giành quyền tự chủ , phát triển nền kinh tế dân tộc.
- GV phân tích: 
+ Hoạt động của đảng quốc đại lúc đầu đi theo đường lối “ôn hoà” chống lại mọi hình thức đấu tranh bạo lực, về sau phân hoá 1 bộ phận theo đường lối “ cấp tiến ” chủ trương đòi lậy đổ ách thống trị thực dân, đứng đầu là Ti- Lắc.
+ Tuy nhiên, Ti- lắc và phái của ông không tránh khỏi những hạn chế như không gắn liền đấu tranh giải phóng dân tộc với cuộc đâú tranh chống PK.
- GV giới thiệu đôi nét về tiểu sử Ti- Lắc. ( sgv – 72 ).
? Sự phân hoá của đảng quốc đại chứng tỏ điều gì ( Vì quyền lợi g/c -> đấu tranh chống TD Anh ; sẵn sang thoả hiệp khi được nhượng bộ quyền lợi ).
- GV thuật diễn biến cuộc khởi nghĩa Bom- bay trên bản đồ bằng tư liệu
 ( sgk- 58) và ( sgv- 71 ).
Cho biết ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bom- Bay.
? Em có nhận xét gì về các phong trào đấu tranh ở ấn độ ( HS thảo luận nhóm ).
Diễn ra liên tục, mạnh mẽ với nhiều g/c, tầng lớp tham gia ( binh lính, TS, công nhân ) => Chứng tỏ nhân dân ấn độ mâu thuẫn sâu sắc với TD Anh.
? Vì sao các phong trào đều bị thất bại
- Sự đàn áp, chia rẽ của TD Anh.
- Các phong trào chưa có sự lãnh đạo thống nhất, liên kết .. chưa có đường lối đấu tranh đúng đắn.
? Các phong trào có ý nghĩa tác dụng như thế nào đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở ấn độ.
=> Cổ vũ tinh thần yêu nước, thúc đẩy cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở ấn độ phát triển mạnh mẽ.
I. Sự xâm lược và chính sách thống trị của Anh. (16’)
- Quá trình xâm lược của TD Anh:
- TK XVI TD Anh bắt đầu xâm lược ấn độ.
+ 1829 Hình thành xâm lược và áp đặt chính sách cai trị ở ấn độ.
 Chính sách thống trị và áp bức bóc lột nặng nề.
+ Kinh tế: Bóc lột kìm hãm.
+ Chính trị: Chia để trị, chia rẽ tôn giáo, DT ....
II. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ấn độ. (20’)
* Cuộc khởi nghĩa Xi- Pay (1857)
- Nguyên nhân: Do sự xâm lược và thống trị tàn ác của TD Anh.
- DB: ( sgk- 57 ).
- Kết quả: 1859 cuộc khởi nghĩa thất bại.
- ý nghĩa: 
+ Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân ấn độ.
+ Mở đầu cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc rộng lớn sau này.
* Đảng quốc đại và những hoạt động.
- 1885, Đảng Quốc Đại được thành lập.
- Hoạt động của Đảng Quốc Đại 
( sgk- 58 )
-> Đường lối đấu tranh “ôn hoà” rồi “ cấp tiến ” -> bị TD Pháp lợi dụng, chia rẽ.
* Cuộc khởi nghĩa Bom- Bay 
( 1905 ).
- DB: (sgk- 58) 
- Kết quả: Các cuộc đấu tranh thất bại.
- ý nghĩa: 
+ Là đỉnh cao nhất của phong trào giải phóng dân tộc ở ấn độ đầu TK XX.
+ Đặt cơ sở cho thắng lợi sau này.
c. Củng cố, luyện tập (3’)
- Thực dân Anh đã xâm lược và tiến hành chính sách thống trị rất tàn ác, gây nhiều cho nhân dân ấn độ, trước hết là ngăn chặn sự phát triển của đất nước gây ra nạn đói khủng khiếp.
- Nhân dân ấn độ liên tiếp đứng dậy đấu tranh tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Xi- pay, khởi nghĩa Bom- Bay.
- Giai cấp TS đứng đầu là Đảng quốc đại, cũng đấu tranh chống Anh nhưng ko triệt để, nội bộ của đảng bị phân hoá.
Bài tập 1: Viết chữ Đ ( đúng ) hoặc S ( sai ) vào các ô trống dưới đây:
 Cả Anh và Pháp cùng xâm chiếm ấn độ từ trước TK XVIII.
 Từ cuối TK XVIII, Anh độc chiếm ấn độ.
 Đến đầu TK XIX, Anh hoàn thành công cuộc chinh phục ấn độ.
 Hậu quả của chính sách bóc lột của TD Anh là gây nên những nạn đói khủng khiếp.
Bài tập 2: Viết những từ thích hợp, những dữ liệu cần thiết về cuộc khởi nghĩa Xi- Pay vào chỗ trống.
+ Số lượng binh lính tham gia .........
+ Địa bàn cuộc khởi nghĩa ...............
+ Kết quả đạt được bước đầu .............
+ Kết quả cuối cùng ...........................
Bài tập 3: Nối cột I ( niên đại ) với cột II ( sưk kiện ) sao cho đúng:
Cột I
Cột II
Năm 1885
Biểu tình chống chính sách “ chia để trị” của TD Anh.
 1905
Công nhân Bom- Bay nổi dậy
 1908
Đảng quốc đại thành lập
d. hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)
- Về nhà học bài đầy đủ – biết trả lời câu hỏi SGK.
- Làm bài tập 3 ( sgk- 58 ) theo mẫu:
Thời gian
Tên địa danh
Lực lượng hình thức
Kết quả
........................
........................
...............................
.....................
........................
......................
..................................
........................
- ôn tập toàn bộ chương I và chương II – tiết sau kiểm tra một tiết.
Ngày soạn : 08/11/2009
 Ngà ... u tài nguyên khoáng sản.
- Chính quyền PK lại đang khủng hoảng thối nát.
- CNTB đang chuyển từ tự do cạnh trang sang độc quyền 
=> Cần có nhiều thị trường lớn.
=> Những nguyên nhân trên đã tạo ĐK thuận lợi để các nước TB phương tây xâm chiếm TQ.
- GV Phân tích: Viện cớ triều đình Mãn Thanh đang thực hiện chính sách “ bế quan toả quảng ” thực dân Anh đã gây ra cuộc “ chiến tranh thuốc phiện ” tháng 6 – 1840. ( cụ thể là nhân việc tổng quốc Lưỡng Quảng tịch thu thuốc phiện của Anh mang vào bán ở TQ => Anh đã gây ra cuộc chiến tranh thuốc phiện ).
-> Sự kiện này mở đầu cho quá trình xâm lược của các nước ĐQ đối với TQ. Tiếp sau đó các nước ĐQ Châu âu, Mĩ, và Nhật bản tranh nhau xâm chiếm nước này.
? TB Anh, Đức, Pháp, Nhật , Nga đã xâu xé TQ ntn?
? Em hãy chỉ trên bản đồ những khu vực xâm chiếm của các nước ĐQ.
+ Đức chiếm tỉnh Sơn Đông.
+ Anh chiếm vùng châu thổ Dương Tử
+ Pháp thôn tính vùng Vân Nam
+ Nga, Nhật chiếm đóng vùng Đông Bắc.
- GV phân nhóm HS thảo luận:
? Vì sao không phải 1 mà nhiều nước ĐQ cùng xâu xé TQ.
+ TQ là 1 đất nước rộng lớn, đông dân, có lịch sử lâu đời, 1 ĐQ khó có thể xâu xé, xâm lược TQ.
+ Các nước ĐQ thoả hiệp với nhau cùng xâu xé, xâm lược TQ.
? Em có hiểu biết gì về bức tranh này.
( Bức tranh miêu tả cái bánh ngọt to lớn TQ bị cắt dời từng phần, ngồi xung quanh là 6 người với những chiếc dĩa nhọn hoắt. Kể từ trái sang phải là chân dung hoàng đế Đức -> Tổng thống Pháp
-> Nga hoàng-> Nhật Hoàng->Tổng thống Mĩ-> Thủ tướng Anh đương thời ).
-> TQ đất rộng người đông, thị trường tiêu thụ rộng lớn và sẵn có nguồn nhân công rẻ mạt, quả thực là chiếc bánh ngọt đậm đà, thơm tho, là món ăn hết sức hấp dẫn đã => miếng mồi ngon béo bở cho các nước TB, ĐQ là như thế.
? Cho biết hậu quả của việc các nước ĐQ tiến hành xâm lược TQ.
Triều Mãn Thanh suy yếu, chịu khuất phục trước kẻ thù để bảo vệ quyền lợi ích kỷ của mình -> các nước ĐQ xâu xé xâm lược TQ -> hậu quả nặng nề tăng lên.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm.
? Em hiểu CĐ “ nửa thuộc địa , nửa PK ” ntn? Liên hệ với CĐ thuộc địa nửa PK ở Việt Nam.
- Là CĐ chính trị XH còn tồn tại CĐPK, được độc lập về chính trị, nhưng thực tế chịu ảnh hưởng chi phối về kinh tế, chính trị của 1 hay nhiều nước ĐQ ( cụ thể TQ sau chiến tranh thuốc phiện 1840 => nước nửa thuộc địa ( nước phụ thuộc)).
- ở VN về cơ bản vẫn là nước PK ( giống TQ ) nhưng thực tế chịu sự chi phối về kinh tế. Chính trị của ĐQ Pháp -> bị biến thành 1 nước thuộc địa nửa PK.
- HS đọc thầm mục II ( sgk- 59-60 ).
? Nguyên nhân nào => Phong trào đấu tranh của nhân dân TQ cuối TK XIX đầu TK XX.
+ Sự xâu xé xâm lược của các nước ĐQ.
+ Sự hèn nhát khuất phục của triều đình Mãn Thanh trước quân xâm lược.
=> Đã đẩy những mâu thuẫn trong XH TQ trở nên gay gắt =>
=> Đấu tranh bùng nổ là tất yếu.
- GV nêu + phân tích:
+ Ngay từ giữa TK XIX, nhân dân TQ đã tiến hành đấu tranh mạnh mẽ chống ĐQ và PK. Tiêu biểu là cuộc kháng chiến chống Anh xâm lược ( 1840- 1842 ) và phong trào nông dân Thái Bình Thiên Quốc ( 1851- 1864 ).
+ Cuối TK XIX - đầu TK XX, nhiều phong trào đấu tranh chống ĐQ, PK đã nổ ra ở TQ: 
? Cho biết người lãnh đạo và những nét chính về cuộc vận động Duy Tân.
- GV nêu sơ lược tiểu sử của Khang Hữa Vi và Lương Khả Siêu ( tài liệu tham khảo – GSV - 78-79 ).
? Mục đích của cuộc vận động Duy Tân là gì?
=> Cải cách chính trị nhằm đổi mới canh tân đất nước.( cuộc cải cách này theo con đường Minh trị Duy tân ở Nhật Bản).
? Cho biết kết quả cuộc vận động Duy Tân.
?Vì sao cuộc vận động Duy Tân lại bị thất bại.
( Các thế lực bảo thủ triều đình Mãn Thanh đã phản ứng quyết liệt đối với phong trào Duy Tân . Từ Hi Thái Hậu bắt giam nhà vua Quang Tự, Khang Hữu Vi và Lương Khả Siêu phải chạy chốn ra nước ngoài => phong trào Duy Tân, sau khi trải qua 103 ngày ( còn gọi là “ Bách Nhật Duy Tân ”) đã chấm dứt. ).
? Em có nhận xét đánh giá về gì về phong trào Duy Tân ( dành cho HS khá, giỏi ).
- Về khách quan: Thực lực của g/c TS kém, trong khi thế lực PK bảo thủ rất mạnh, phong trào lại diễn ra khi đất nước bị CNĐQ nô dịch.
- Về chủ quan: Vua Quang Tự và các lãnh tụ không dựa vào quần chúng thiếu triệt để để kiên quyết trong quá trình thực hiện mục tiêu Duy Tân.
? Tuy thất bại song phong trào Duy Tân có ý nghĩa ntn?
- Làm lung lây trật tự, nền tảng PK ở TQ.
- Cổ vũ tinh thần yêu nước, đấu tranh của nhân dân TQ.
- GV dùng lược đồ 43: “ Phong trào Nghiã Hoà Đoàn ” giới thiệu phong trào , nơi xuất phát , sự phát triển của phong trào ( Từ Sơn đông -> Trực Lê -> Bắc Kinh và Thiên Tân ....) -> Đây là phong trào nông dân chống ĐQ bùng nổ ở miền bắc TQ.
- GV thuật DB: ( sgk + sgv 76).
- GV giải thích về âm mưu của Từ Hi Thái Hậu: Lúc đầu Từ Hi Thái Hậu đã lợi dụng phong trào để tấn công sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh và tuyên chiến với các nước ĐQ; với mục đích là mượn tay ĐQ để dập tắt phong trào CM. Về sau run sợ trước sức mạnh của các nước ĐQ thì quay sang thoả hiệp với chúng chống lại “Nghĩa Hoà Đoàn” 
+ Bọn ĐQ nhân đó thành lập liên quân 8 nước: Anh, Pháp, Mĩ, Nhật, Nga, áo, I – ta- li- a, Đức tiến đánh Bắc Kinh, cướp bóc của cải, giết hại nhân dân.
+ Ngày 14/8/1900 Bắc Kinh thất thủ -> triều đình bỏ chạy khỏi Bắc Kinh => Bắc Kinh bị tàn phá => Triều đình thoả hiệp với ĐQ => Phong trào bị dập tắt.
? Phong trào Nghĩa Hoà Đoàn mang tính chất gì và có ý nghĩa gì ntn?
- HS đọc đoạn đầu mục III ( sgk – 61 ).
? Cách mạng Tân Hợi nổ ra trong hoàn cảnh nào.
( Sự ra đời và lớn mạnh của g/c TS TQ cuối TK XIX đầu TK XX -> đòi hỏi phải có 1 chính đảng bảo vệ quyền lợi cho g/c TS )
- Đại diện ưu tú nhất của phong trào CMTS lúc này là Tôn Trung Sơn.
? Tôn Trung Sơn là ai ông có vai trò gì đối với sự ra đời của TQ Đồng minh hội.
- Tôn Trung Sơn ( 1866- 1925 ) tên thật là Tôn Văn ( H 44- sgk- 61 ) xuất thân từ gđ nông dân, lớn lên từ gđ người anh là TB Hoa Kiều được học hành đỗ đạt ở trường Tây ( 1882 đỗ Bác sỹ y khoa ở Hồng Kông ) đi nhiều nước trên thế giới, tiếp thu tư tưởng dân chủ TS tiến bộ lúc bấy giờ.
- Đóng vai trò quyết định thành lập TQ đồng minh hội 1905 đề cao chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn: “ Dân tộc độc lập, dần quyền tự do, dân sinh HP ” 
=> Đây là chính đảng đại diện cho g/c TS TQ. Nhằm đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng ruộng đất.
- GV sử dụng bản đồ TQ trình bày DB CM Tân Hợi ( sgk- 61- 63+ sgv 77 ).
? Vì sao CM Tân Hợi chấm dứt.
+ Giai cấp TS lãnh đạo cuộc khởi nghĩa sợ phong trào đấu tranh của quần chúng -> Thương lượng với triều đình Mãn Thanh ( đưa viên Thế Khải – vốn là 1 đại thần nhà Thanh lên thay Tôn Trung Sưlàmtổngthống ).
+ Thảo hiệp với các nước ĐQ.
? Cuộc CM Tân Hợi mang tính chất gì.
? Vì sao cuộc CM Tân Hợi 1911 là cuộc CM ko triệt để.
( lật đổ CĐPK, thành lập nhà nước TS, nhưng ko giải quyết được mâu thuẫn sâu sắc nhất là của XH TQ là chống ĐQ và ko tích cực chống PK -> ko giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân ....)
? Cuộc CM Tân Hợi có ý nghĩa lịch sử thế nào.
-> CM Tân Hợi có ý nghĩa lịch sử rất lớn, lần đầu tiên trong lịch sử TQ, CĐ quân chủ chuyên chế bị lật đổ, CĐ Cộng Hoà ra đời.
- CM đã tạo đk thuận lợi cho sự phát triển của CNTB ở TQ và có ảnh hưởng đáng kể đối với phong trào giải phóng dân tộc ở Châu á ( tiêu biểu là Việt Nam ).
? Em có nhận xét, đánh giá gì về tính chất, qui mô của các phong trào đấu tranh của ND TQ cuối TK XIX đầu TK XX.
+ Tính chất: Chống ĐQ, PK ( Nghĩa Hoà Đoàn, cải cách Duy Tân, CM Tân Hợi ).
+ Qui mô: Rộng khắp, liên tục từ cuối TK XIX- đầu TK XX.
I. Trung quốc bị các nước đế quốc chia cắt .(12’)
- Cuối TK XIX, triều đình PK Mãn Thanh khủng hoảng, suy yếu.
=> Các nước ĐQ Anh, Pháp, Đức, Nhật, Nga đã xâu xé chiếm những vùng đất của TQ làm thuộc địa.
-> TQ bị biến thành nước nửa thuộc địa nửa PK.
II. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối TK XIX- đầu TK XX.(12’)
* Nguyên nhân: 
- Mâu thuẫn ko điều hoà giữa ND TQ với các ĐQ và triều đình PK Mãn Thanh.
* Phong trào đấu tranh tiêu biểu cuối TK XIX - Đầu TK XX.
- Cuộc vận động Duy Tân.
+ Lãnh đạo là: Khang Hữu Vi, Lương Khả Siêu, và vua Quang Tự đứng đầu.
+ Chủ trương ( mục đích ): Củng cố về chính trị, thay thế CĐ quân chủ chuyên chế bằng CĐ quân chủ lập hiến.
+ Kết quả: thất bại.
- Phong trào Nghĩa Hoà đoàn.( Cuối TK XIX - đầu TK XX )
+ Phong trào bùng nổ Sơn Đông sau lan rộng nhiều nơi trong toàn quốc.
- Kết quả: Phong trào thất bại
- Phong trào mang tính dân tộc -> thúc đẩy nhân dân tiếp tục cuộc đấu tranh chống ĐQ.
III. Cách mạng Tân Hợi ( 1911 ). (12’)
* Tôn Trung Sơn và Trung Quốc Đồng Minh Hội.
- Tôn Trung Sơn ( 1866- 1925 ).
- 1905 Thành lập TQ Đồng Minh Hội – chính đảng đại diện cho g/c TD Trung Quốc.
* Cách mạng Tân Hợi (1911 ).
- 10/10/1910 khởi nghĩa ở Vũ Xương thắng lợi.
- 29/12/1911 thành lập Trung Hoa dân quốc ( do Tôn Trung Sơn làm tổng thống )
- 2/1912 CM chấm dứt.
* Tính chất: Là cuộc CMTS dân chủ ko triệt để.
* ý nghĩa: ( sgk- 62 ).
c. Củng cố, luyện tập (3’)
- Cuối thời Mãn Thanh, nước Trung Hoa PK dần dần suy yếu, bị các nước TB chia nhau sâu xé.
- Nhân dân TQ đã đâu tranh đòi duy trì đất nước khởi nghĩa vũ trang chống ĐQ, lật đổ PK trong phong trào Nghĩa Hoà Đoàn ( 1900 ) và CM Tân Hợi ( 1911 ).
Bài tập 1: Hãy viết vào bảng dưới đây nước xâm chiếm và vùng lãnh thổ TQ bị xâm chiếm sau: Chiến tranh Trung – Nhật ( 1894- 1894 ).
Nước xâm chiếm
Vùng lãnh thổ bị xâm chiếm
..........................
............................................................................
............................
...............................................................................
............................
..................................................................................
Bài tập 2: Viết chữ Đ ( đúng ) hoặc S ( sai ) vào các ô trống dưới đây.
 Cuộc vận động Duy Tân ( 1898 ) do vua Quang Tự chủ trương.
 Khang Hữa Vi và Lương Khả Siêu chủ chương cải cách chính trị thay thế chế độ quân chủ chuyên chế quân chủ lập hiến.
 Cuộc vận động Duy Tân thất bại vì thế lực bảo thủ trong
 triềuđình Mãn Thanh chống đối.
 Cuộc vận động Duy Tân diễn ra được 100 ngày.
Bài tập 3: Viết vào chỗ trống cho đầy đủ học thuyết của Tam Dân:
	- Dân tộc ......................
	- Dân quyền ..................
	- Dân sinh ......................
d. hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)
	- Về nhà học bài – Biết tường thuật DB các phong trào đấu tranh tiêu biểu ở TQ cuối TK XIX- XX.
	- Bài tập về nhà: Bài 2, 4 ( sgk- 62 ).
	- Đọc và tìm hiểu nội dung bài mới: Bài 11 - Các nước ĐNA cuối TK XIX - đầu TK XX

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 8.doc