Toán
Bảng nhân 3
I.Mục tiêu:
-Lập bảng nhân 3.
-Nhớ được bảng nhân 3.
-Bíêt giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 3).
-Biết đếm thêm 3.
II.Đồ dùng :
-Các tấm bìa có 3 chấm tròn.
III.Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ: (5)
-4 HS đọc thuộc lòng bảng nhân 2.
-GV nhận xét ghi điểm.
Tuần20 Thứ 2 ngày tháng 1 năm 2011 Toán Bảng nhân 3 I.Mục tiêu: -Lập bảng nhân 3. -Nhớ được bảng nhân 3. -Bíêt giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 3). -Biết đếm thêm 3. II.Đồ dùng : -Các tấm bìa có 3 chấm tròn. III.Hoạt động dạy học: A.Bài cũ: (5’) -4 HS đọc thuộc lòng bảng nhân 2. -GV nhận xét ghi điểm. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: (2’) 2.Hướng dẫn lập bảng nhân 3:(10’) -GV gắn bảng tấm bìa có 3 chấm tròn và nói: Mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn, ta lấy 1 tấm bìa, tức là 3 (chấm tròn) được lấy 1 lần, ta viết : 3 x 1 = 3 -HS đọc : Ba nhân một bằng ba. -HS làm tương tự lấy 2 tấm bìa mỗi tấm 3 chấm tròn ?3 được lấy mấy lần (2 lần) GV ta có : 3 x 2 = 6 -HS đọc : Ba nhân hai bằng sáu. -HS lấy tương tự : 3 x 3 – 9, ........ , 3 x 10 = 30 -HS đọc bảng nhân 3. -GV nhận xét ghi điểm. 3.Thực hành: (20’) Bài 1: (miệng) -2HS nêu yêu cầu. Tính nhẩm 3 x 3 = 9 3 x 5 = 15 3 x 8 = 24 -HS nêu kết quả GV nhận xét. Bài 2: HS đọc bài toán và tóm tắt. Mỗi nhóm : 3 học sinh 10 nhóm : ...... học sinh? ?Bài toán cho biết gì ?Bài toán hỏi gì -HS giải vào vở, 1 HS lên bảng làm bài Bài giải 10 nhóm có số học sinh là: 3 x 10 = 30 (học sinh) Đáp số : 30 học sinh -HS cùng GV nhận xét. Bài 3: Đếm thêm 3 rồi viết số thích hợp vào ô trống. -GV các em hãy nhận xét đặc điểm của dãy số này -HS từ số thứ hai, mỗi số đều bằng số đứng ngay trước nó cộng với 3. -HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm. 3 6 9 12 15 18 21 24 27 30 -GV nhận xét. -GV chấm, chữa bài. 4.Củng cố, dặn dò: (3’) -HS đọc lại bảng nhân 3. -GV nhận xét giờ học . -Về nhà học thuộc lòng bảng nhân 3. ==========***========== Âm nhạc ( Cô Loan dạy) ==========***======= Tập đọc Ông Mạnh thắng Thần Gió I:Mục tiêu: -Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; đọc rõ lời nhân vật trong bài. -Hiểu nội dung: Con người chiến thắng Thần Gío, tức là chiến thắng thiên nhiên - nhờ vào quyết tâm và lao động.Nhưng cũng biết sống thân ái,hoà thuận với thiên nhiên.(trả lời câu hỏi 1,2,3,4).HS khá, giỏi trả lời câu hỏi 5. *GDKNS : Giao tiếp ứng xử văn hoá. II:Đồ dùng: -Tranh sgk III:Hoạt động dạy học: A. Bài cũ: (5’) - 4 HS đọc thuộc lòng 12 dòng thơ trong bài Thư Trung thu ? Bức thư có nội dung -GV nhận xét ghi điểm. B: Bài mới: 1.Giới thiệu bài: (2’) 2.Luyện đọc đoạn 1,2,3: (15’) a.GV đọc diển cảm bài văn. -Đoạn 1: Giọng kể chậm rãi. -Đoạn 2: Kể về sự hoà thuận, nhịp kể chậm rãi thanh bình. b.GV hướng dẫn HS luyện đọc từng đoạn, kết hợp giải nghĩa từ. -Đọc từng câu. +HS đọc tiếp nối nhau từng câu. +GV ghi bảng: hoành hành, lăn quay, ngạo nghễ. +HS đọc từ ngữ ở bảng. -Đọc từng đoạn trước lớp. +GV gắn bảng phụ và hướng dẫn HS đọc câu dài. .Ông vào rừng / lấy gỗ / dựng nhà. // .Cuối cùng / ông quyết định dựng một ngôi nhà vững chải.// +HS đọc cá nhân, cả lớp. +HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. +GV nhận xét, sữa sai. +GV giải nghĩa một số từ. Đọc từng đoạn trong nhóm. +HS đọc theo nhóm 3 bạn. +GV theo dỏi . -Thi đọc giữa các nhóm. -Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3. -GV nhận xét. 3.Hướng dẫntìm hiểu đoạn 1, 2, 3.(10’) ?Thấn Gió đã làm gì khiến ông Mạnh nổi giận (gặp ông Mạnh , Thần Gió xô ông ngã lăn quay...) ?Kể việc làm của ông Mạnh chống lại Thần Gió (Ông vào rừng lấy gỗ ......) -2HS đọc lại đoạn 1, 2, 3 -GV cùng HS nhận xét. Tiết 2 4.Luyện đọc đoạn 4,5: (15’) a.Đọc từng câu. -HS tiếp nối nhau đọc từng câu. -GV ghi bảng : giận dữ, lồng lộn, thỉnh thoảng. -HS đọc cá nhận, cả lớp. b.Đọc từng đoạn trước lớp -GV hướng dẫn đọc câu dài: .Rõ ràng đêm qua Thần Gió đã giận dữ, / lồng lộn / mà không thể xô đổ ngôi nhà. // .Từ đó Thần Gió thường đến thăm ông, / đem cho ngôi nhà không khí mát lành từ biển cả và hương thơm ngào ngạt của các loài hoa. // -HS đọc cá nhân,cả lớp. -GV giải nghĩa : Lồng lộn( biểu hiện rất hung hăng, điên cuồng) ; an ủi (làm dịu sự buồn phiền, day dứt ) c.Đọc đoạn trong nhóm. -HS đọc theo nhóm đôi. -Thi đọc giữa các nhóm. -GV nhận xét. 5.Hướng dẫn tìm hiểu bài: (10’) -HS đọc thầm đoạn 4, 5 và trả lời câu hỏi. ?Hình ảnh nào chứng tỏ Thần Gió chịu bó tay (Cây cối bị đỗ rạp nhưng ngôi nhà vẫn đứng yên) -GV so sánh: Những ngôi nhà xây tạm bằng tre nứa lá với những ngôi nhà xây bằng bê tông cốt thép .Ngôi nhà xay bằng bê tông cốt thép chắc hơn. ?Ông Mạnh đã làm gì để Thần Gió trở thành bạn của mình ?Hành động kết bạn với Thần Gió của ông Mạnh cho thấy ông là người như thế nào -HS trả lời. GV : Ông Mạnh là người nhân hậu, thông minh. Ông biết bỏ qua chuyện cũ để đối xử thân thiện với Thần Gió khiến Thần Gió từ chỗ là đối thủ mà ông đã chiến đấu chống lại, trở thành người bạn. -HS khá, giỏi trả lời câu hỏi sau ?Ông Mạnh tượng trưng cho ai ?Thần Gió tượng trưng cho cái gì -Cả lớp suy nghỉ trả lời câu hỏi sau. ?Câu chuyện nói lên điều gì -HS trả lời. 6.Luyện đọc lại (7’) -GV nhắc lại cách đọc. -HS đọc theo phân vai nhân vật trong câu chuyện. -HS đọc theo nhóm. -GV nhận xét. C.Củng cố, dặn dò: (2’) ?Để sống hoà thuận với thiên nhiên các em phải làm gì (Biết yêu quý thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên...) -GV nhận xét giờ học. -Về tập kể câu chuyện. =========***========= Thứ 3 ngày tháng 1 năm 2011 Toán Luyện tập I.Mục tiêu: -Thuộc bảng nhân 3. -Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 3). II.Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ: (5’) -5HS đọc bảng nhân 2, nhân3. -GV nhận xét. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: (1’) b.Hướng dẫn HS làm bài tập: (28’) Bài 1: (miệng) -1HS đọc yêu cầu: Số? x 3 x 8 x 9 3 .... ; 3 .... ; 3 ...... -HS nêu kết quả, GV nhận xét ghi bảng. ?Vì sao lại điền số đó Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu) x 4 3 12 -HS khá, giỏi làm miệng x. x .. 3 3 3 6 Bài 3: HS đọc bài toán và tóm tắt. -1HS lên bảng tóm tắt bài toán và giải, cả lớp làm bài vào vở. Tóm tắt Bài giải Mỗi can : 3 lít 5 can đựng được số lít dầu là: 5 can : ...lít? 3 x 5 = 15 (l) Đáp số : 15 l -GV cùng HS nhận xét. Bài 4: HS đọc bài toán ?Bài toán cho biết gì ?Bài toán hỏi gì -HS trả lời và làm vào vở, 1HS lên bảng làm. Bài giải: Số gạo trong 8 túi là: 3 x 8 = 24 (kg) Đáp số : 24 kg -HS nhận xét , GV chữa bài. Bài 5: Số? a.3, 6, 9, ..., .... b.10, 12, 14, ...., ..... -HS nhận xét dãy số. ?Số trước bé hơn số sau mấy đơn vị -HS trả lời: a.Số sau bằng số trước cộng thêm 3; b. Số sau bằng số trước cộng thêm 2 . -HS nêu miệng 2 số tiếp theo của dãy số. -GV nhận xét. -GV chấm bài và nhận xét. 3.Củng cố, dặn dò: (2’) -HS đọc lại bài 1. -GV nhận xét giờ học. =========***========= Kể chuyện Ông Mạnh thắng Thần Gió I.Mục tiêu: -Biết sắp xếp lại thứ tự các tranh theo trình tự nội dung câu chuyện (BT1). -Kể được từng đoạn câu chuyện theo tranh đã sắp xếp đúng trình tự -HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện (BT2);đặt tên khác cho câu chuyện (BT3). II.Đồ dùng: -Tranh ở SGK. III.Hoạt động dạy học: A.Bài cũ: (5’) -3HS kể lại câu chuyện “ Chuyện bốn mùa” -GV nhận xét ghi điểm. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: (2’) 2.Hướng dẫn kể chuyện: (25’) a.Sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo nội dung câu chuyện. -HS đọc yêu cầu bài tạp 1. -GV cho HS quan sát tranh ở SGK và trả lời câu hỏi sau: ?Bức tranh 1 vẽ gì (ÔNg Mạnh đang ngồi uống rượu với Thần Gió...) ?Đây là nội dung thứ mấy của câu chuyện (Đay là nội dung cuối của câu chuyện) ?Bức tranh 2 vẽ cảnh gì (Ông Mạnh đang vác cây, khiêng đá để dựng nhà) ?Đây là nội dung thứ mấy của câu chuyện (nội dung thứ hai) ?Nội dung thứ nhất của câu chuyện là bức tranh nào (Bức tranh thứ 4) ?Hãy nêu nội dung của bức tranh thứ 3 (Thần Gió tìm cách xô đỗ ngôi nhà của ông Mạnh) ?Hãy sắp xếp lại thứ tự các bức tranh cho đúng với nội dung câu chuyện (4, 2, 3, 1) b.Kể lại từng đoạn câu chuyện. -GV chia lớp thành 4 nhóm. -HS kể tiếp nối nhau mỗi em 1 tranh. -Các nhóm thi kể trước lớp. -Các nhóm nhận xét lẫn nhau. -GV nhận xét chung. -3 HS kể theo phân vai. * HS khá, giỏi c. Kể lại toàn bộ câu chuyện. -HS lần lượt kể, GV nhận xét. cĐặt tên khác cho câu chuyện -HS đặt tên, GV ghi bảng. 3.Củng cố, dặn dò: (3’) ?Câu chuyện cho biết điều gì -GV nhận xét giờ học. -Về nhà kể lại cho người thân nghe. =========***========= Thể dục (Cô Vân dạy) =========***========= Chính tả (Nghe – viết) Gió I.Mục tiêu: -Nghe viết chính xác bài chính tả; biết trình bày đúng bài thơ 7 chữ. -Làm được bài tập 2a, 3a. II:Đồ dùng : Bảng phụ viết sẵn bài tập 3a III:Hoạt đồng dạy học : A:Bài cũ:(5’) -HS viết bảng con: thi đỗ, giã gạo, vui vẻ -GV nhận xét B:Bài mới: 1.Giới thiệu bài (2’): Nêu mục đích,yêu cầu giờ học. 2.Hướng dẫn viết chính tả: (20’) a.Hướng dẫn chuẩn bị -GV đọc 1 lần - 2 HS đọc lại bài ?Bài thơ có mấy khổ thơ,mỗi khổ có mấy câu, mỗi câu có mấy chữ? ?Những chữ nào bắt đầu bằng r,gi,d? ?Những chữ nào có dấu hỏi,dấu ngã -HS viết bảng con: mèo mướp, trèo cây, bưởi. b.HS viết bài vào vở -GV đọc từng câu, HS nghe và viết bài. -GV đọc thong thả lại từng câu. -HS khảo bài bạn và nhận xét lỗi của bạn. c.GV chấm, chữa lỗi cho HS. 3.Hướng dẫn HS làm bài tập: (8’) Bài tập 2a: Điền s hay x -HS đọc yêu cầu: hoa ...en ,...en lẫn, hoa ...úng, ....úng xính. -HS làm vào vở, 1HS lên làm bài. -GV nhận xét: hoa sen, xen lẫn, hoa súng, xúng xính Bài 3:Tìm các từ : a. Chứa tiếng có âm s hay x,có nghĩa như sau: -Mùa đầu tiên trong bốn mùa. -Giọt nước đọng trên lá buổi sáng. -HS trả lời: Mùa đầu tiên trong bốn mùa : xuân Giọt nước đọng trên lá buổi sáng : sương -GV nhận xét. 4.Củng cố, dặn dò: (2’) ?Các em vừa viết thể thơ mấy chữ (7 chữ) -GV nhận xét giờ học. =========***========= Thứ 4 ngày tháng 1 năm 2011 Luyện từ và câu Từ ngữ về thời tiết. Đặt và trả lời câu hỏi khi nào? Dấu chấm, dấu chấm than I.Mục tiêu: -Nhận biết được một số từ ngữ chỉ thời tiết 4 mùa (BT1). -Biết dùng các cụm từ bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ thay cho cụm từ khi nào để hỏi về thời điểm (BT2); điền đúng dấu câu vào đoạn văn (BT3). II.Đồ dùng: -Phiếu học tập chép sẵn bài tập 1. -Bảng chép sẵn bài tập 3. III.Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ: (5’) ?Hãy nêu các tháng trong năm, các mùa trong năm -3HS nêu -GV nhận xét, ghi điểm. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: (2’) b.Hướng dẫn HS làm bài tập: (28’) Bài tập 1: (miệng) -GV phát phiếu cho các nhóm -HS đọc yêu cầu : Chọn những từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để chỉ thời tiết của từng mùa (nóng bức, ấm áp, giá lạnh, mưa phùn gió bấc, se se lạnh, oi nồng): -Mùa xuân: -Mùa thu : -Mùa hạ : -Mùa đông : -HS làm việc theo nhóm vào phiếu học tập và đọc lên. -Lớp cùng GV nhận xét. VD : Mùa đông mưa phùn gió bấc, giá lạnh. Bài tập 2: Hãy thay cụm từ khi nào ... nghe hay ngửi.....) ? -HS thảo luận nhóm. -Đại diện một số HS trình bày. GV: Để tả được quang cảnh đầu xuân, nhà văn Tô Hoài đã quan sát rất tinh tế, sử dụng nhiều giác quan khi quan sát. nhờ vậy ông đã viết được một đoạn văn tả xuân rất ngắn gọn mà thú vị, độc đáo.Các em muốn tả được cảnh vật xung quanh cũng cần học quan sát. Bài 2: (viết) -1HS đọc yêu cầu của bài tập và các câu hỏi gợi ý để viết một đoạn văn tả về mùa hè. -GV treo tranh, HS quan sát và nói nội dung tranh tả cảnh biển mùa hè. VD: Mùa hè bắt đầu từ tháng tư. Vào hè nắng chói chang, thời tiết rất nóng. Nhưng mùa hè làm cho trái ngọt, hoa thơm. Cảnh biển lại trở nên bận rộn hơn vào mùa hè.Mùa hè em rất thích. -HS viết bài vào vở, GV theo dỏi. -HS đọc bài làm của mình cho lớp nghe, Lớp nhận xét. -GV chấm, chữa bài. 2.Củng cố, dặn dò: (2’) ?Hôm nay ta học bài gì -GV nhận xét giờ học. -Về nhà các em có thể viết thêm các cảnh đẹp về các mùa trong năm. ==========***========= Thủ công (Cô Ngọc dạy) =========***========== Toán Bảng nhân 5 I.Mục tiêu: -Lập bảng nhân 5. -Nhớ được bảng nhân 5. -Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bang nhân 5). -Bíêt đếm thêm 5. II.Đồ dùng: -Các tấm bìa , mỗi tấm bìa 5 chấm tròn. III.Hoạt động dạy học: A.Bài cũ: (5’) -4HS đọc thuộc lòng bảng nhân 4. -GV nhận xét ghi điểm. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: (2’) 2.Hướng dẫn HS lập bảng nhân: (12’) -GV giới thiệu các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn. -GV: Lấy 1 tấm bìa, HS nêu 5 được lấy 1 lần. -GV : Tức là 5 (chấm tròn) được lấy 1 lần, ta viết 5 x 1 = 5 -HS đọc: Năm nhân một bằng năm. -HS lấy 2lần, 3 lần, 4 lần, 5 lần, 5 lần mỗi tấm bìa 5 chấm tròn. -HS nêu phép tính, GV ghi bảng. 5 x 1 = 5, 5 x 2 =10, ..................5 x 10 = 50 -HS đọc bảng nhân 5. 3.Thực hành: (20’) Bài 1: (miệng) -1HS nêu yêu cầu: Tính nhẩm -HS nêu kết quả, GV ghi bảng 5 x 3 = 15 5 x 5 = 25 5 x 7 = 35 5 x 2 = 10 Bài 2: HS đọc bài toán và phân tích . ?Bài toán cho biết gì (Mỗi tuần lễ mẹ đi làm 5 ngày) ?Bài toán hỏi gì (4 tuần lễ mẹ đi làm bao nhiêu ngày?) -HS tóm tắt, giải vào vở. -1HS lên bảng làm -HS và GV nhận xét về lời giải và phép tính, đáp số : 20 ngày Bài 3: Đếm thêm 5 rồi điền số vào ô trống cho thích hợp. -HS nhận xét : Lấy số trước nó cộng thêm 5 được số tiếp theo. -HS làm vào vở, 1HS làm bảng lớp. 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 -HS cùng GV chữa bài. -GV chấm bài và nhận xét. 3.Củng cố, dặn dò: (2’) -HS đọc lại bảng nhân 5. -GV nhận xét giờ học. -Về xem lại. ==========***========== Tự nhiên và xã hội An toàn khi đi các phương tiện giao thông I.Mục tiêu: - Nhận biết một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông. -Thực hiện đúng các quy định khi di các phương tiện giao thông. - HS khá, giỏi :Biết đưa ra lời khuyên trong một số tình huống có thể xảy ra tai nạn giao thông khi đi xe máy, ô tô, thuyền bè, tàu hoả . *GDKNS : Kĩ năng làm chủ bản thân : Có trách nhiệm đúng các quy định khi đi các phương tiện giao thông. II.Đồ dùng: -Tranh ở SGK. III.Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ: (5’) ?Tiết trước ta học bài gì ?Hãy kể các loại đường giao thông -HS trả lời, GV nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: (2’) ? Khi ngồi trên xe đạp, xe máy, ô tô các em phải ngồi như thế nào -HS trả lời: ngồi ngay ngắn, không đùa nghịch ............. -GV: Hôm nay ta đi tìm hiểu bài An toàn khi đi các phương tiện giao thông. Hoạt động 1: (10’) Nhận biết một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi phương tiện giao thông. Mục tiêu: Nhận biết một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi phương tiện giao thông. Cách tiến hành: Bước1: HS quan sát tranh ở SGK trang 42. ?Tranh vẽ gì ?Điều gì sẽ xảy ra với các bạn nhỏ ?Đã có khi nào em có những hành động như bạn trong tình huống đó không ?Em sẽ khuyên các bạn trong tình huống đó như thế nào -HS thảo luận nhóm đôi. Bước 2: Các nhóm trình bày. -Các nhóm khác bổ sung. Bứơc 3: GV kết luận: Để đảm bảo an toàn, khi ngồi sau xe đạp, xe máy phải bám chắc người ngồi trước. Không đi lại, no đùa khi ngồi trên ô tô, tàu hoả, thuyền bè. Không bám ở cửa ra vào, không thò đầu, thò tay ra ngoài,....khi tàu xe đang chạy. Hoạt động2:(10’) Biết một số điều cần lưu ý khi đi các phương tiện giao thông Mục tiêu: Biết một số điều cần lưu ý khi đi các phương tiện giao thông . Cách tiến hành: Bước1: Làm việc theo cặp. -GV hướng dẫn HS quan sát và trả lời câu hỏi. ?ở hình 4 hành khách đang làm gì? ở đâu? Họ đứng gần hay xa mép đường ?ở hình 5, hành khách đang làm gì? Họ lên xe ô tô khi nào ?ở Hình 6,hành khách đang làm gì? Theo bạn hành khác phải như thế nàokhi ngồi trên xe ô tô ?ở hình 7, hành khách đang làm gì -HS thảo luận theo cặp, GV theo dỏi. Bước 2: Làm việc cả lớp. -Một số HS nêu một số cần lưu ý khi đi xe buýt ( xe khách) -HS bổ sung. Bứơc 3: Kết luận -Khi đi xe buýt hoặc xe khách chúng ta chờ ở bến và không đứng sát dừng hẳn mới lên ; không đi lại , không thò đầu và tay ra ngoài trong khi xe đang chạy ; khi xe dừng hẳn mới xuống. Hoạt động 3:(7’) Liên hệ thực tế ?Em đến trường bằng gì ?Khi em ngồi trên xe đạp, xe máy em ngồi như thế nào -HS lần lượt trả lời. -GV tuyên dương những HS thực hiện đúng quy định về an toàn giao thông và nhắc nhở HS chưa thực hiện tốt. 3.Củng cố, dặn dò: (2’) ?Hôm nay ta học bài gì -GV nhận xét giờ học. -Các em nhớ thực hiện tốt luật giao thông. =========***========= Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp I.Mục tiêu: -HS biết nhận ra ưu, khuyết điểm của mình trong tuần. -HS biết khắc phục những khuyết điểm và phát huy những ưu điểm -Kế hoạch tới. -Làm vệ sinh lớp học. II.Hoạt động dạy học: 1.Đánh giá tình hình trong tuần : -Lớp trưởng lên điếu khiển lớp sinh hoạt -Các tổ trưởng điều hành tổ mình thảo luận về nề nếp, học tập, vệ sinh. -Các tổ trưởng lên báo cáo trước lớp và nhận xét lẫn nhau. -GV nhận xét chung: +Về nề nếp: thực hiện tốt +Về học tập: Các em đã thực hiện tốt. Trường có tiến bộ về đọc. +Về vệ sinh : Thực hiện tốt. 2.Kế hoạch tới: -Tiếp tục duy trì nề nếp và sinh hoạt những yêu cầu của Đội đề ra. -Học bài và làm bài đầy đủ, dành nhiều điểm 10. -Vệ sinh luôn sạch sẽ. 3.Làm vệ sinh lớp học: -HS làm việc theo tổ về dọn vệ sinh : quét lớp, lau bảng, tủ, mạng nhện -GV theo dỏi và nhắc nhở. ?Sau khi làm vệ sinh các em thấy lớp học sạch hay bẩn -HS trả lời. -GV : Các em đã làm một việc góp phần bảo vệ môi trường sạch, đẹp. Tự nhiên và xã hội An toàn khi đi các phương tiện giao thông I.Mục tiêu: - Nhận biết một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông. -Thực hiện đúng các quy định khi di các phương tiện giao thông. -Biết đưa ra lời khuyên trong một số tình huống có thể xảy ra tai nạn giao thông khi đi xe máy, ô tô, thuyền bè, tàu hoả . II.Đồ dùng: -Tranh ở SGK. III.Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ: (5’) ?Tiết trước ta học bài gì ?Hãy kể các loại đường giao thông -HS trả lời, GV nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: (2’) -Gv nêu mục đích yêu cầu giờ học và ghi mục bài lên bảng. Hoạt động 1: (10’) Nhận biết một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi phương tiện giao thông. Mục tiêu: Nhận biết một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi phương tiện giao thông. Cách tiến hành: Bước1: HS quan sát tranh ở SGK trang 42. ?Tranh vẽ gì ?Điều gì sẽ xảy ra với các bạn nhỏ ?Đã có khi nào em có những hành động như bạn trong tình huống đó không ?Em sẽ khuyên các bạn trong tình huống đó như thế nào -HS thảo luận nhóm đôi. Bước 2: Các nhóm trình bày. -Các nhóm khác bổ sung. Bứơc 3: GV kết luận: Để đảm bảo an toàn, khi ngồi sau xe đạp, xe máy phải bám chắc người ngồi trước. Không đi lại, no đùa khi ngồi trên ô tô, tàu hoả, thuyền bè. Không bám ở cửa ra vào, không thò đầu, thò tay ra ngoài,....khi tàu xe đang chạy. Hoạt động2:(10’) Biết một số điều cần lưu ý khi đi các phương tiện giao thông Mục tiêu: Biết một số điều cần lưu ý khi đi các phương tiện giao thông . Cách tiến hành: Bước1: Làm việc theo cặp. -GV hướng dẫn HS quan sát và trả lời câu hỏi. ?ở hình 4 hành khách đang làm gì? ở đâu? Họ đứng gần hay xa mép đường ?ở hình 5, hành khách đang làm gì? Họ lên xe ô tô khi nào ?ở Hình 6,hành khách đang làm gì? Theo bạn hành khác phải như thế nàokhi ngồi trên xe ô tô ?ở hình 7, hành khách đang làm gì -HS thảo luận theo cặp, GV theo dỏi. Bước 2: Làm việc cả lớp. -Một số HS nêu một số cần lưu ý khi đi xe buýt ( xe khách) -HS bổ sung. Bứơc 3: Kết luận -Khi đi xe buýt hoặc xe khách chúng ta chờ ở bến và không đứng sát dừng hẳn mới lên ; không đi lại , không thò đầu và tay ra ngoài trong khi xe đang chạy ; khi xe dừng hẳn mới xuống. Hoạt động 3:(7’) Liên hệ thực tế ?Em đến trường bằng gì ?Khi em ngồi trên xe đạp, xe máy em ngồi như thế nào -HS lần lượt trả lời. -GV tuyên dương những HS thực hiện đúng quy định về an toàn giao thông và nhắc nhở HS chưa thực hiện tốt. 3.Củng cố, dặn dò: (2’) ?Hôm nay ta học bài gì -GV nhận xét giờ học. -Các em nhớ thực hiện tốt luật giao thông. =========***========= Chính tả (Nghe – viết) Mưa bóng mây I.Mục tiêu: -Nghe viết chính xác, trình bày đúng bài thơ: Mưa bóng mây. -Tiếp tục luyện viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có vần dễ lẫn. II.Đồ dùng: -Bảng viết sẵn bài tập 3b. III.Hoạt động dạy học: A.Bài cũ: (5’) -HS viết bảng con: cá diếc, diệt ruồi, chảy xiết. -GV nhận xét, sữa sai. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: (2’) 2.Hướng dẫn nghe viết: (20’) a.Hướn dẫn HS chuẩn bị: -GV đọc diễn cảm bài thơ, 2HS đọc bài viết. -GV giúp SH nắm nội dung bài thơ. ?Bài thơ tả hiện tượng gì của thiên nhiên (Mưa bóng mây) ?Mưa bóng mây có đặc điểm gì lạ (thoáng qua rồi lại tạnh ngay) ?Mưa bóng mây có điều gì lạ làm bạn nhỏ thích thú ?Bài thơ có mấy khổ. mỗi khổ có mấy dòng, mỗi dòng có mấy chữ ?Tìm tiếng có vần ươi, oang. -HS trả lời. -HS viết bảng con : thoáng qua, cười, dung dăng -GV nhận xét. b.HS viết bài vào vở. -GV hướng dẫn HS cách trình bày bài thơ. -GV đọc thong thả từng câu , HS nghe và viết vào vở chính tả. -HS trao đổi vở cho nhau soát lỗi và nhận xét bài bạn. -GV đọc bài cho HS khảo bài. c.Chấm, chữa bài. 3.Hướng dẫn làm bài tập: (8’) Bài tập 2b: Emchọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống? -(chiết, chiếc): ........cành, .......lá -(tiết, tiếc): nhớ ........., .........kiệm -(biết, biếc): hiểu ......., xanh ........ -HS nêu yêu cầu và làm vào vở, 1HS lên bảng làm. -GV cùng HS nhận xét: chiết cành, chiếc lá, nhớ tiếc, tiết kiệm, hiếu biết, xanh biếc, 4.Củng cố, dặn dò: (2’) -GV nhận xét giờ học. -Hải, Nhiên,hiếu về nhà nhớ luyện viết lại cho đẹp hơn.
Tài liệu đính kèm: