Giáo án Lớp 2 Tuần 13 - Nguyễn Thị Tuyết Thanh

Giáo án Lớp 2 Tuần 13 - Nguyễn Thị Tuyết Thanh

Tập đọc

 Bông hoa Niềm Vui

I.Mục tiêu:

-Biết ngắt nghỉ hơi đúng;đọc rõ lời nhân vật trong bài.

-Cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ của bạn HS trong câu chuyện.(trả lời được các câu hỏi trong SGK)

*GDKNS: Thể hiện sự thông cảm

II.Đồ dùng:

-Tranh ở SGK.

III.Hoạt động dạy học:

A.Bài cũ: (5)

-2HS đọc thuộc lòng bài thơ Mẹ và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

-GV nhận xét, ghi điểm.

 

doc 21 trang Người đăng vultt Lượt xem 1937Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 Tuần 13 - Nguyễn Thị Tuyết Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 13
 Thứ 2 ngày 21 tháng 11 năm 2011
 Tập đọc
 Bông hoa Niềm Vui
I.Mục tiêu:
-Biết ngắt nghỉ hơi đúng;đọc rõ lời nhân vật trong bài.
-Cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ của bạn HS trong câu chuyện.(trả lời được các câu hỏi trong SGK)
*GDKNS: Thể hiện sự thông cảm
II.Đồ dùng:
-Tranh ở SGK.
III.Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ: (5’)
-2HS đọc thuộc lòng bài thơ Mẹ và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
-GV nhận xét, ghi điểm.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (2’)
2.Luyện đọc: (33’)
a.GV đọc mẫu toàn bài.
b.GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
-Đọc từng câu
+HS tiếp nối đọc từng câu trong bài.
+GV ghi bảng: Bệnh viện, chần chừ, khỏi bệnh, đại đoá.
+HS đọc từ khó.
-Đọc từng đoạn trước lớp: GVhướng dẫn HS đọc câu dài.
+GV treo bảng phụ và đọc mẫu.
.Những bông hoa màu xanh / lộng lẫy dưới ánh mặt trời buổi sáng. // 
.Em hãy hái thêm một bông nữa, / Chị ạ! // Một bông cho em , / vì trái tim nhân hậu của em. // Một bông hoa cho mẹ, / vì cả bố và mẹ / đã dạy em thành một cô bé hiếu thảo. // 
+HS đọc câu dài.
+HS tiếp nối nhau đọc đoạn trong bài.
+1HS đọc phần chú giải ở SGK: Chần chừ, hiếu thảo, nhân hậu, đẹp mê hồn.
-Đọc từng đoạn trong nhóm.
-4HS làm 1 nhóm và đọc.
-GVtheo dỏi, uốn nắn.
-Thi đọc đoạn trước lớp.
+4HS đứng dậy thi đọc, HS đọc cả bài.
-Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1,2.
-GV theo dỏi nhận xét.
-GV nhận xét cả lớp
 Tiết 2 (35’)
3.Tìm hiểu bài:
-HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời.
?Mới sáng tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa để làm gì (Tìm bông hoa....)
-HS đọc đoạn 2 và trả lời:
?Vì sao Chi không tự ý hái bông hoa Niềm Vui (Theo nội dung, nội quy tường không được hái hoa)
-HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
?Khi biết vì sao Chi cần bông hoa, cô giáo nói thế nào (Em hãy hái thêm hai bông nữa..)
?Câu nói ấy cho thấy thái độ của cô giáo như thế nào (Cô cảm động)
-GV nhận xét.
-HS đọc đoạn 4.
?Theo em, bạn Chi có những đức tính gì đáng quý (Thương bố, tôn trọng nội quy, thật thà)
4.Luyện đọc lại.
-GV hướng dẫn HS đọc giọng nhân vật.
-HS phân vai: (Người dẫn chuyện, Chi, Cô giáo) thi đọc toàn chuyện.
-3nhóm đọc bài
-GV cùng HS nhận xét..
5.Củng cố dặn dò: (5’)
-HS nhận xét về nhân vật Chi, cô giáo và bố Chi.
GV: Chi hiếu thảo, tôn trọng quy định chung, thật thà, cô giáo thông cảm với HS, biết khuyến khích HS làm việc tốt. Bố rất chu đáo, khi khỏi ốm đã không quên đến cảm ơn cô giáo và nhà trường.
-GV nhận xét giờ học. 
-Về nhà nhớ đọc bàivà cần làm những việc tốt.
 ==========***==========
 Toán
 14 trừ đi một số: 14 - 8
I.Mục tiêu:
-Biết cách thực hiện phép tính dạng 14 – 8, lập được bảng 14 trừ đi một số.
-Biết giải bài toán có một phép tính trừ dạng 14 – 8.
II.Đồ dùng:
-1Bó 1 chục que tính và 4 que tính rời.
III.Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ: (5’)
 33 53 63
 -	- -
 7 18 25
-HS làm bảng con;
-Lớp nhận xét GV ghi điểm.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (2’)
2.GV tổ chức cho HS hoạt động với 1 bó 1 chục que tínhvà 4 que tính rời để lập bảng trừ: (15’)
-GV hướng dẫn: Lấy 1 bó và 4 que tính rời: Có tất cả bao nhiêu que tính? sau đó lấy ra 8 que tính. Còn lại mấy que tính?
-HS thực hiện từng thao tác trên que tính và đọc kết quả 14 - 8 = 6.
-GV cho HS nêu lại cách thực hiện.
-GV hướng dẫn HS đặt phép trừ theo cột dọc rồi làm tính trừ.
 14 
 	 8
 	 6
-GV cho HS thực hiện trên que tính và đọc kết quả phép trừ.
 14-5 = 9 ; 14 – 6 = 8 ; 14-7=7 ; 14-8 = 6 ; 14-9=5.
-HS đọc thuộc bảng trừ.
-GV nhận xét.
3.Thực hành: (22’)
Bài1: HS nêu yêu cầu: Tính nhẩm. 
- HS thảo luận nhóm đôi
- HS nối tiếp nhau trả lời kết quả.
 a. 9+5=14 ; 14-9=5 b. 14-4-2 = 8
 5+9=14 ; 14-5=9 14 – 6 = 8
-HS nhận xét, GV nhận xét
(Cột cuối câu a,b dành cho HS khá, giỏi)
Bài 2: HS đọc yêu cầu: Tính (3 phép tính đầu)
 14 14 14 14 14
 6 9 7 5 8
 8 5
-HS làm bảng con, 
-Lớp cùng GV nhận xét.
 ( 2 phép tính cuối dành cho HS khá, giỏi)
Bài 3:HS nêu yêu cầu: Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ, số trừ lần lượt là: (câu c dành cho HS khá, giỏi)
 a. 14 và 5 b. 14và 7 c.12 và 9
GV: Số 14, 12 gọi là gì? ; 5, 7, 9 được gọi là gì?
-HS làm vào vở, 2HS lên bảng làm:
 14 14 12
 7 5 9
 7 9 3 
-GV nhận xét.
Bài 4: HS đọc bài toán, tóm tắt và giải vào vở.
?Bài toán cho biết gì? (Có 14 quạt điện, bán đi 6 quạt điện)
?Baì toán yêu cầu tìm giò? (Còn lại mấy quạt điện)
?Ta làm phép tính gì? (Làm phép tính trừ)
-HS giải: Cửa hàng còn lại số quạt điện là: 
 14 - 6 = 8 (quạt điện)
 Đáp số: 8 quạt điện
-1HS lên bảng giải, lớp nhận xét.
4.Chấm chữa bài: (2’)
-HS ngồi tại chổ GV chấm và nhận xét.
5.Củng cố dặn dò: (2’)
-HS đọc lại bảng 14 trừ đi một số
-GV nhận xét giờ học.
 ==========***=========
 Đạo đức
 Quan tâm giúp đỡ bạn (tiết 2)
I.Mục tiêu:
-Biết quan tâm, giúp đỡ bạn bè bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
*GDKNS: Kĩ năng thể hiện sự cảm thông với bạn bè.
II.Đồ dùng:
-Vở BT Đạo đức, câu hỏi ghi ở giấy.
III.Hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:(5’)
?Tiết trước ta học bài gì
?Em hãy kể một việc làm giúp đỡ bạn
-HS trả lời, GV nhận xét.
2Bài mới :
a.Giới thiệu bài:(2’)
*Hoạt động 1:(10’) ứng xử tình huống
-Mục tiêu: Giúp HS biết cách ứng xử trong tình huống cụ thể có liên quan đến việc giúp đỡ bạn bè.
-Cách tiến hành :
Bước 1:HS quan sát tranh ở vở bài tập:Cảnh trong giờ kiểm tra toán.Bạn Hà không làm được bài, đang đề nghị bạn Nam ngồi bên cạnh “Nam ơi cho tớ chép bài với”.
Bước 2:Thảo luận theo nhóm đôi
-Em hãy đoán xem bạn Nam sẽ làm gì?
-GV chốt lại 3 cách ứng xử .
+Nam không cho Hà xem bài.
+Nam khuyên Hà tự làm bài.
+Nam cho Hà xem bài.
-Em có ý kiến gì về 3 cách ứng xử trên?
-Nếu em là Nam em sẽ làm gì giúp bạn?
Bước 3:Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
*GV kết luận :Quan tâm giúp đỡ bạn phải đúng lúc, đúng chỗ và không vi phạm nội quy của nhà trường.
*Hoạt động 2:Liên hệ (10’)
-Mục tiêu:Định hướng cho HS biết quan tâm, giúp đỡ bạn trong cuộc sống hằng ngày.
-Cách tiến hành :
-GV nêu yêu cầu: Hãy nêu các việc đã làm thể hiện sự quan, giúp đỡ bạn hoặc những trường hợp em được bạn quan tâm, giúp đỡ.
-HS trả lời, HS khác nhận xét.
?Em đồng ý hay không đồng ý với việc làm của bạn ?Vì sao
-HS trả lời và giải thích.
*GV kết luận:Cần quan tâm giúp đỡ bạn bè, đặc biệt là những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
-HS đọc 2 câu cuối bài:
 Bạn bè như thể anh em
 Quan tâm giúp đỡ càng thêm thân tình.
*Hoạt động 3:(10’) Trò chơi : Hái hoa dân chủ
-Mục tiêu :Giúp HS củng cố lại kiến thức, kĩ năng đã học.
-Cách tiến hành:
-HS lần lượt từng em lên hái hoa và trả lời câu hỏi.
?Em sẽ làm gì khi em có một cuốn truyện hay mà bạn mượn
?Em sẽ làm gì khi bạn bị đau tay mà đang xách nặng
?Em sẽ làm gì khi trong tổ em có bạn bị mệt
-HS khác nhận xét.
*GV kết luận :Quan tâm, giúp đỡ bạn là việc làm cần thiết của mỗi HS. Em cần quý trọng những bạn biết quan tâm ,giúp đỡ bạn. Khi được bạn bè giúp đỡ, quan tâm niềm vui sẽ tăng lên và nỗi buồn sẽ vơi đi.
 ==========***=========
 Thứ 3 ngày 22 tháng 11 năm 2011
 Toán 
 34 - 8
I.Mục tiêu:
-Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 34- 8
- Biết tìm số hạng chưa biết của một tổng , tìm số bị trừ.
-Biết giải bài toán về ít hơn.
II.Đồ dùng:
-3bó 1 chục que tính và 4 que tính rời.
III.Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ: (5’)
-3HS thuộc lòng bảng 14 trừ đi một số.
-GV nhận xét ghi điểm.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (2’)
2.GV tổ chức cho HS tự tìm kết quả của phép trừ 34-8: (10’)
-GV cho HS lấy 3 bó 1 chục que tính và 4 que tính rời.
-HS lấy que tính đặt lên bàn.GV hỏi: Có tất cả bao nhiêu que tính? (34)
-Lấy đi 8 que tính còn lại mấy que tính?.....
-HS thực hiện các thao tác trên que tính và nêu kết quả: (26 que tính)
-Trước hết lấy 4 que tính rời sau đó tháo 1 bó 1 chục que tính lấy tiếp 4 que tính rời nữa còn lại 6 que tính rời (tức là đã thực hiện: 14-8=6) 2 bó 1 chục que tínhvà gộp với 6 que tính rờithành 26 que tính. Như vậy 34-8=26.
-GV hướng dẫn HS viết phép tính theo cột rồi trừ từ phải sang trái.
-HS thực hiện.
 34 . 4 không trừ được 8, lấy 14 trừ 8 bằng 6, viết nhớ1. 
 8 . 3 trừ 1 bằng 2, viết 2
 26 
-HS nhắc lại.
3.Thực hành: (20’)
Bài 1: Tính. (cột 1,2,3). Cột 4,5 dành cho HS khá, giỏi
-HS làm bảng con, 2HS lên bảng làm.
 a, 94 72 53
 7 9 8 
-GV nhận xét.
Bài 2: Tính 
-HS khá giỏi trả lời miệng
14
 6
-
-GV cùng HS chữa bài
Bài 3: HS đọc bài toán và giải vào vở.
?Bài toán cho biết gì (Nhà Hà nuôi 34 con gà, nhà Ly nuôi ít hơn 9 con gà)
?Bài toán yêu cầu tìm gì (Nhà Ly nuôi bao nhiêu con gà?)
-HS giải vào vở: Số gà nhà bạn Ly nuôi là:
 34-9=25 (con)
 Đáp số: 25 con gà
-GV cùng HS nhận xét.
Bài 4: HS đọc yêu cầu: Tìm x: (câu b không làm) 
 a. x+7=34 
-HS nêu lại cách tìm số bị trừ, số hạng
-HS làm vào vở, 2HS lên bảng làm.
-GV cùng HS nhận xét. a. x=27 
4.Chấm, chữa bài: (5’) 
-HS ngồi tại chổ, GVchấm và nhận xét.
5.Củng cố, dặn dò: (1’)
-Nhận xét giờ học.
 ==========***========== 
 Thể dục
 (Cô Vân dạy)
 =============***======= 
 Kể chuyện
 Bông hoa Niềm Vui
I.Mục tiêu:
-Biết kể đoạn mở đầu câu chuyện theo 2 cách: Theo trình tự trong câu chuyện và thay đổi một phần trình tự câu chuyện (BT1).
-Dựa vào tranh , kể lại nội dung đoạn 2, 3 (BT2);kể được đoạn cuối của câu chuyện (BT3).
II.Đồ dùng:
-Tranh SGK ba bông hoa cúc.
III.Hoạt động dạy học: 
A.Bài cũ: (5’)
-2HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Sự tích cây vú sữa.
-GV nhận xét, ghi điểm.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (2’)
2.Hướng dẫn kể chuyện:(25’)
a.Kể đoạn mở đầu bằng 2 cách:
-GV hướng dẫn HS tập kể theo cách 1.
-HS dựa vào bài tập đọc để kể chuyện.
-GV nhận xét.
-GV hướng dẫn HS kể theo cách 2: (Đảo vị trí các ý của đoạn 1).
VD: Bố bị ốm nằm viện . Chi rất thương bố. Em muốn hái tặng bố 1 bông hoa Niềm Vui trong vườn trường, hi vọng bông hoa sẽ giúp bố mau khỏi bệnh. Vì vậy mới sáng tinh mơ....
-HS kể GV theo dỏi nhận xét.
b.Dựa vào tranh kể lại đoạn 2,3 bằng lời của mình.
-HS quan sát 2 tranh ở SGK, nêu ý chính được diễn ra trong từng tranh.
-HS tập kể trong nhóm (2 người)
-Đại diện 2, 3 nhóm kể chuyện.
-GV nhận xét đánh ggiá.
c.Kể lại đoạn cuối, tưởng tượng thêm lời cảm ơn của bố Chi.
-HS tiếp nối nhau kể đoạn cuối.
VD: Chẳng bao lâu, bố Chi khỏi bệnh. Ra viện được một ngày, bố đã cùng Chi đến trường cảm ơn cô giáo. Hai bố con mang theo một khóm hoa cúc màu rất đẹp. Bố nói “Cảm ơn cô đã cho cháu Chi hái những bông hoa rất quý trong vườn trường.”
3.Củng cố, dặn dò: (5’)
? Em thấy bạn Chi có đức tính gì tốt
-HS trả lời.
-GV nhận xét giờ học.
 =========***===========
 Chính tả(Tập chép)
 Bông hoa Niềm Vui
I.Mục tiêu:
-Chép lại chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn lời nói của nhân vật.
-Làm ... a.GV đọc mẫu toàn bài.
b.Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
-Đọc từng câu.
+HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
+GV ghi bảng: Dưới nước, niềng niễng, xập xành, cà cuống, muỗm, mốc thếch.
+HS đọc cá nhân, đồng thanh.
-Đọc từng đoạn trước lớp.
-GV treo bảng phụ viết sẵn câu dài.
.Mở thúng câu ra / là cả một thế giới dưới nước: // cà cuống, niềng niễng đực, / niềng niễng cái / bò nhộn nhạo. //
.Mở hòm dụng cụ ra / la cả một thế giới mặt đất: // con xập xành, / con muõm to xù, / mốc thếch, / ngó ngoáy. //
.Hấp dẫn nhất / là những con dế lạo xạo trong các vỏ bao diêm: // toàn dế đực, / cánh xoăn, / gáy vang nhà và chọi nhau phải biết. //
+HS đọc các câu dài.
+HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
+1HS đọc chủ giải ở SGK.
-Đọc từng đoạn trong nhóm.
+HS đọc theo nhóm đôi.
-GV nhận xét.
-Thi đọc giữa các nhóm.
-HS đọc từng đoạn, cả bài, đồng thanh.
-Gv nhận xét. 
3.Tìm hiểu bài:(7’)
-HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
? Quà của bố đi về có những gì (Cà cuống, niềng niễng)
?Vì sao có thể gọi đó là “một thế giới dưới nước” (vì quà gồm rất nhiều)
-HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi.
? Quà của bố đi cắt tóc về có những gì (Con xập xành, con muỗm....)
? Vì sao có thể gọi đó là “một thế giới mặt đất” (Vì những con vật sống)
? Những từ nào, câu nào cho thấy các con rất thích những món quà của bố (Hấp dẫn nhất là... Quà của bố làm anh em tôi giàu quá !)
? Vì sao quà của bố giản dị, đơn sơ mà các em cảm thấy “giàu quá” (Vì đó là những món quà chứa đựng tình cảm yêu thương của bố....)
4.Luyện đọc lại:(8’)
-GV hướng dẫn HS đọc cả bài với giọng nhẹ nhàng, hồn nhiên.
-HS thi đọc cả bài.
-GV cùng HS nhận xét.
5.Củng cố, dặn dò: (2’)
-Nhận xét giờ học.
 ===========***========== 
 Toán 
 Luyện tập
I.Mục tiêu:
-Thuộc bảng 14 trừ đi một số.
-Thực hiện được phép trừ dạng 54 – 18.
-Tìm số bị trừ hoặc số hạng chưa biết.
-Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 54 – 18.
II.Hoạt động dạy- học:
A.Bài cũ: (5’)
-HS làm bảng con: 54 94 84
 25 57 66
-GV nhận xét.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (2’)
2.Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Tính nhẩn.
-HS trả lời miệng.
 14-5=9 14-6=8 14-7=7
-GV cùng HS nhận xét.
-HS học thuộc bảng 14 trừ đi một số.
Bài 2: HS nêu yêu cầu: Đặt tính rồi tính.
 84-47 62-28 74-9 60-12.
-HS làm bảng con, 2 HS lên bảng làm.
(cột 2 dành cho HS khá,giỏi)
-Lớp nhận xét.
Bài 3: Tìm x.(câu b,c dành cho HS khá ,giỏi)
- GV: Muốn tìm số bị trừ ta làm như thế nào? (Lấy hiệu cộng với số trừ)
Muồn tìm số hạng chưa biết ta làm như thế nào? (Lấy tổng trừ đi số hạng kia).
-HS làm vào vở, 2 HS lên bảng làm.
 a) x-24=34 b)x+18=60 
 x=34+24 x = 60-18 
 x=58 x=42 
-GV cùng lớp nhận xét.
Bài 4: HS đọc bài toán và giải bài toán vào vở.
-1HS giải ở bảng lớp: Số máy bay cửa hàng có là: 84-45=39 (máy bay Đáp số: 39 máy bay
-GV nhận xét.
Bài 5: Vẽ hình theo mẫu:
-HS khá giỏi làm.
-GV chấm và nhận xét.
C.Củng cố, dặn dò: (1’)
-Nhận xét giờ học.
 ==========***======= 
 Chính tả (Nghe viết)
 (Cô Minh phó hiệu trưởng dạy)
 =========***======= 
Mĩ thuật
(Cô Tâm dạy)
 Thứ 6 ngày 2 tháng 12 năm 2010
	 Thủ công
 (Cô Ngọc dạy)
 ==========***==========
 Tập làm văn
 Kể về gia đình
I.Mục tiêu:
-Biết kể về gia đình của mình theo gợi ý (BT1).
-Viết được một đoạn văn ngắn (3 đến 5 câu) theo nội dung (BT1).
*GDKNS: Tư duy sáng tạo.
II.Đồ dùng:
-Bảng lớp viết sẵn bài tập 1.
III.Hoạt động dạy-học:
A.Bài cũ: (5’)
-3HS đọc đoạn viết lời trao đổi qua điện thoại.
-GV nhận xét ghi điểm.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (2’)
2.Hướng dẫn HS làm bài tập: (27’)
Bài 1: (Miệng)
-2HS đọc yêu cầu ở bảng lớp: kể về gia đình em.
- GV: Các em có thể kể nhiều hơn 5 câu, nhưng không kể quá dài.
-HS lần lượt kể.
-HS khác nhận xét.
-GV nhận xét.
Bài 2: (Viết)
-HS đọc yêui cầu: Dựa vào bài tập 1 đã nói trên. Hãy viết một đoạn văn ngắn kể về gia đình (3 đến 5 câu)
-HS viết vào vở, GV theo dỏi gợi ý.
-HS đọc bài viết.
-Lớp cùng GV nhận xét.
3.Chấm, chữa bài: (5’)
-HS ngồi tại chổ, GV đi từng bàn chấm và nhận xét.
C.Củng cố, dặn dò: (1’)
-Nhận xét giờ học. 
 ==========***========= 
 Toán
 15,16,17,18 trừ đi một số
I.Mục tiêu:
-Biết thực hiện các phép tính trừ để lập các bảng trừ, 15,16,17,18 trừ đi một số.
II.Đồ dùng:
-1 bó 1 chục que tính và 8 que tính rời.
-Bảng phụ viết bài tap (2)
III.Hoạt động dạy-học:
1.Giới thiệubài: (2’)
2.Hướng dẫn HS lập bảng trừ: (15’)
-GV cho HS lấy 1 bó 1 chục que tính và 5 que tính rời?
? Có tất cả mấy que tính? (15que tính)
? Lấy đi 7 que tính còn lại mấy que tính?
-HS thao tác trên que tính rồi nêu kết quả? (15-7=8)
-GV ghi bảng: 15-6=9 , 15-7=8 , 15-9=6.
-HS trả lời kết quả: 16-7= , 16-8= 16-9= 
-GV cho HS tự lập bảng: 17-8= , 17-9= 18-9=
-HS trả lời kết quả, GV ghi bảng.
-HS đọc thuộc bảng 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
3.Thực hành: (20’)
Bài 1: HS nêu yêu cầu: (tính)
-HS làm bảng con: a. 15 15 15 15
 8 9 5 6
-Một HS lên bảng làm , lớp nhận xét.
-GV nhận xét.
-Câu b,c HS làm làm vào vở.
-GV chấm chữa bài.
Bài 2: GV cho HS đọc yêu cầu: Mỗi số 7, 8, 9, là kết quả của phép tính nào?
-GV gắn 3 bảng phụk lên và nêu cách chơi: Các em nối phép tính với số 7, 8, 9 là kết quả của phép tính.
-Mỗi đội 8 em, mỗi em chỉ được nối 1 lần, đội nào nhanh, đúng, đội đó thắng.
-2 đội lên chơi.
-Cả lớp cổ vủ nhận xét.
+Đội A và dội B đội nào đúng và nhanh?
-HS khá giỏi
-GV nhận xét ghi điểm.
C.Củng cố dặn dò: (2’)
-HS đọc lại bảng trừ.
-Nhận xét giờ học.
-Về nhà nhớ đọc lại bảng trừ có nhớ.
 ==========***=========
 Tự nhiên xã hội
 Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở
I.Mục tiêu:
-Nêu được một số việc cần làm để giữ vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở.
-Biết tham gia làm vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở.
*GDKNS: Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để giữ sạch vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở.
II.Đồ dùng :
-Tranh SGK
III.Hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:(5’)
?Hãy kể tên các đồ dùng trong gia đình và tác dụng của nó
-HS kể
-GV nhận xét.
2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài:(2’)
*Hoạt động 1:(15’) Kể tên các việc làm giữ sạch môi trường xung quanh
Mục tiêu:Kể tên những việc cần làm để giữ sạch sân,vườn, khu vệ sinh và chuồng gia súc.
+Hiểu được lợi ích của việc giữ vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ.
-Cách tiến hành:
Bước 1:Làm việc theo cặp
+Các em quan sát các hình 1 , 2, 3, 4, 5 trong SGK(trang 28, 29 ) và trả lời.
?Mọi người trong từng hình đang làm gì để môi trường xung quanh nhà ở sạch sẽ
?Những hình nào cho biết mọi người trong nhà đều tham gia làm vệ sinh xung quanh nhà ở
?Giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở có lợi gì
Bước 2:Làm việc cả lớp
+Một số nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung
GV kết luận :Để đảm bảo sức khoẻ và phòng tránh được bệnh tật mỗi người trong gia đình cần góp sức mình để giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở sạch sẽ.Môi trường xung quanh nhà ở sạch sẽ, thoáng đãng, khô ráo sẽ không có chỗ cho sâu bọ, ruồi, muỗi, gián, chuột và các mầm bệnh sinh sống, ẩn nấp và không khí trong sạch ; tránh được khí độc và mùi hôi do phân, rác gây ra.Muốn cho mọi người trong gia đình khoẻ mạnh chúng ta cần giữ cho nhà ở sạch sẽ, đủ ánh sáng.
*Hoạt động 2:(16’) Đóng vai
-Mục tiêu: +HS có ý thức thực hiện việc giữ vệ sinh sân, vườn, khu vệ sinh.
+Nói với các thành viên trong gia đình cùng thực hiện giữ vệ sinh giữ vệ sinh môi trường.
-Cách tiến hành:
Bước 1:Làm việc cả lớp.
+GV yêu cầu HS liên hệ đến việc giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở.
?ở nhà em đã làm gì để giữ môi trường xung quanh nhà ở sạch sẽ
?ở xóm em có tổ chức làm vệ sinh hàng tuần không
Nói về tình trạng vệ sinh đường làng ngõ xóm nơi em ở
+HS kể
+GV kết luận:ở địa phương đã thực hiện chiến dịch giao thông nông thôn đã làm sạch môi trường xung quanh.
Bước 2:Làm việc theo nhóm 4.
+GV nêu tình huống:Em đi học về, thấy một đống rác để ngay trước cửa nhà và được biết chị mới đem ra đổ, em làm gì?
-HS thảo luận và đóng và tìm ra cách giải quyết.
Bước 3:Đóng vai
-Các nhóm lên đóng vai
-HS nhận xét.
-GV kết luận :Các em luôn có ý thức tự giác không vứt rác bừa bãi và tuyên truyền với mọi người trong gia đình về ích lợi của việc giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở và cũng là bảo vệ môi trường sạch sẽ và trong lành.
3.Củng cố, dặn dò:(2’)
-HS nhắc lại tên bài.
-GV nhận xét giờ học.
-Các em nhớ thực hiện tốt việc giữ vệ sinh môi trường.
	 ==========***=========
 Hoạt động tập thể
 Sinh hoạt lớp
I.Mục tiêu:
-Đánh giá hoạt động: Nề nếp, học tập, vệ sinh trong tuần.
-Kế hoạch của tuần 13.
-Làm vệ sinh trường lớp.
II.Hoạt động dạy-học:
1Đánh giá:
-GV giới thiệu tiết học.
-Các tổ thảo luận: Nề nếp, học tập, vệ sinh về ưu điểm, khuyết điểm.
-GV theo dỏi.
-Lớp trưởng điều khiển cuộc họp.
+Các tổ trưởng lần lượt lên báo cáo.
+Nề nếp: Các bạn đã thực hiện tốt.
+Học tập: đã có ý thức
+Vệ sinh: sạch sẽ
-Các tổ nhận xét lẫn nhau.
-Sao Chăm ngoan báo cáo
+Nề nếp: thực hiện tốt.
+Học tập:Bạn Đức có tiến bộ về chữ viết và đọc.
+Vệ sinh : Thực hiện tốt.
-Sao chăm chỉ
+Nề nếp:Các bạn trong tổ đã thực hiện tốt.
+Học tập :Các bạn đã học tập tốt.
+Vệ sinh thực hiện tốt.
-GV nhận xét chung:Vệ sinh tốt, học tập tương đối tốt song bên cạnh đó có một số bạn tiến bộ chậm 
2.Kế hoạch :
-Tiếp tục duy trì nề nếp.
-Học tập dành nhiều điểm 10.
-Vệ sinh luôn sạch sẽ.
3.Làm vệ sinh lớp học:
-Tổ 1: Lau bàn ghế, bảng
-Tổ 2:Quét nhà .
-Tổ 3: Lau cửa.
-GV nhận xét.
Quà của bố
I.Mục tiêu:
-Nghe- viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài. Quà của bố.
-Tiếp tục luyện tập đúng chính xác chữ có iê, yê, phân biệt cách viết phụ âm đầu, dấu thanh hỏi / thanh ngã.
II.Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ: (5’)
-HS đặt câu với tiếng mỡ, nửa.
-GV nhận xét.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: “(2’)
2.Hướng dẫn nghe-viết: (25’)
a.Hướng dẫn HS chuẩn bị.
-GV đọc đoạn chính tả, 2HS đọc lại.
-Hướng dẫn HS nắm nội dung bài: Quà của bố đi câu về có những gì/ (cà cuống...)
-Hướng dẫn HS nhận xét.
+Bài chính tả có mấy câu? (4 câu)
+Những chữ đầu câu viết thế nào? (viết hoa)
+Câu nào có dấu hai chấm?
-HS viết bảng con: Niềng niễng, quẫy, tóc nước.
-GV nhận xét.
b.GV đọc HS viết bài vào vở.
-GV đọc lại thong thả, HS khảo bài.
c.Chấm, chữa bài.
-HS nộp bài, GV chấm.
3. Hướng dẫn làm bài tập: (8’)
Bài tập 2: Điền vào chổ trống iê hay yê.
+Câu ch....n, ....n lặng, v....n gạch, lu....n tập.
-HS làm vào vở, 1HS lên bảng chữa bài.
-GV cùng HS nhận xét.
Bài tập 3b: Điền vào chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã?
 Làng tôi có luy tre xanh
 Có sông Tô Lịch chay qua xóm làng
 Trên bờ, vai, nhan hai hàng
 Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.
-HS làm miệng.
C.Củng cố, dặn dò: (1’)
-Nhận xét giờ học.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan13.docn.doc