Giáo án lớp 7 môn Đại số - Tiết 28: Luyện tập – kiểm tra 15 phút

Giáo án lớp 7 môn Đại số - Tiết 28: Luyện tập – kiểm tra 15 phút

MỤC TIÊU :

-Kiến thức:Thông qua tiết luyện tập, học sinh được củng cố các kiến thức về đại lượng tỉ lệ thuận, đại lượng tỉ lệ nghịch ( định nghĩa, tính chất ).

-Kĩ năng: Có kỹ năng sử dụng thành thạo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để vận dụng giải toán nhanh và đúng.

-Thái độ:Học sinh được hiểu biết, mở rộng vốn sống thông qua các bài tập mang tính chất thực tế, bài tập về năng suất, chuyển động

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 559Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 7 môn Đại số - Tiết 28: Luyện tập – kiểm tra 15 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 28	
Ngày dạy : ... LUYỆN TẬP – KIỂM TRA 15 PHÚT
I. MỤC TIÊU :
-Kiến thức:Thông qua tiết luyện tập, học sinh được củng cố các kiến thức về đại lượng tỉ lệ thuận, đại lượng tỉ lệ nghịch ( định nghĩa, tính chất ).
-Kĩ năng: Có kỹ năng sử dụng thành thạo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để vận dụng giải toán nhanh và đúng.
-Thái độ:Học sinh được hiểu biết, mở rộng vốn sống thông qua các bài tập mang tính chất thực tế, bài tập về năng suất, chuyển động 
II. CHUẨN BỊ :
Giáo viên :Đèn chiếu, phim trong ï, đề bài kiểm tra 15ph.
Học sinh :Ôn bài và làm bài tập, giấy kiểm tra.
III/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
-Phương pháp tích cực hoá hoạt động của HS.
-Phươngpháp vấn đáp.
-Phương pháp hoạt động nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH :
1/ Ổn định : Kiểm dịên.
2/ KT bài cũ : Lồng vào tiết luyện tập.	
3/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
	 19 / 61 SGK
 Học sinh tóm tắt đề bài.
 Lập tỉ lệ thức ứng với hai đại lượng tỉ lệ nghịch.
 Tìm x
 Đáp số :
 21 / 61 SGK
 Tóm tắt đề bài.
 Gọi số máy 3 đội là x1 , x2 , x3 (máy)
 Số máy và số ngày là 2 đại lượng như thế nào ( năng suất các máy như nhau ).
 x1 , x2 , x3 tỉ lệ nghịch với số nào
 x1 , x2 , x3 tỉ lệ thuận với số nào
 Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau để giải bài tập trên.
 22 / 62 SGK
 34 / 47 SBT
 Trung bình 1 phút xe thứ nhất đi hơn xe thứ 2 là 100m tức là v1 – v2 = 100 (m/ph) nên thời gian cần đổi ra phút.
 I. Sửa bài tập cũ :
 19 / 61 SGK
 Cùng 1 số tiền mua được
 51m vải loại I giá a đ/m
 x m vải loại II giá 85% a đ/m
Có số m vải mua được và giá tiền 1 m vải là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch.
Trả lời : Cùng 1 số tiền có thể mua được 60m vải loại II.
 21 / 61 SGK
 Gọi x1 , x2 , x3 là số máy 3 đội 
 ( x1 , x2 , x3 nguyên dương )
Vì các máy có cùng năng suất nên số máy và số ngày là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch
 4x1 = 6 x2 = 8 x3 và x1 – x2 = 2
Hay 
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau
Vậy 
Số máy của 3 đội lần lượt là 6, 4, 3 (máy)
 II. Luyện tập :
 22 / 62 SGK
 Vì số răng cưa và vận tốc là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau nên :
 xy = 20.60 => y = 
 34 / 47 SBT
 1 h 20 phút = 80 phút
 1 h 30 phút = 90 phút
 Gọi vận tốc của 2 xe máy là v1 (m/ph), v2 (m/ph) ( v1 , v2 > 0 )
 Ta có 80v1 = 90v2 và là v1 – v2 = 100
=> v1 = 900 v2 = 800
4/ Củng cố và luyện tập: III. Bài học kinh nghiệm :
 Kiểm tra 15 phút
 Có 3 em bé : Ánh 5 tuổi, Bích 6 tuổi, Châu 10 tuổi; được bà chia cho 42 chiếc kẹo, số kẹo được chia tỉ lệ nghịch với số tuổi của mỗi em. Hỏi mỗi em được chia bao nhiêu viên kẹo ?
Để giải các bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận, đại lượng tỉ lệ nghịch ta phải
-Xác định đúng quan hệ giữa 2 đại lượng
-Lập được dãy tỉ số bằng nhau ( hoặc tích bằng nhau ) tương ứng.
-Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau để giải.
 Gọi x, y, z là số kẹo được chia của Ánh, Bích, Châu ( x, y, z nguyên dương ) (1đ)
 Vì số kẹo tỉ lệ nghịch với số tuổi nên
 5x = 6y = 10z và x + y + z = 42 (1đ)
Hay và x + y + z = 42 (1đ)
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau
 (3đ)
=> (1đ)
 (1đ)
 (1đ)
Vậy số kẹo của mỗi em theo thứ tự là 18, 15, 9 ( viên ) (1đ)
5/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
Ôn lại đại lượng tỉ lệ thuận, đại lượng tỉ lệ nghịch.
Làm bài tập 23 / 62 SGK và 28, 28, 34 / 46, 47 SBT.
Đọc trước bài 5 : Hàm số.
V. RÚT KINH NGHIỆM :

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 28 - Luyen tap & Kiem tra 15ph - 2,5tr.doc