Giáo án lớp 7 môn Đại số - Tiết 4 - Bài 4: Giá trị tuyệt đối của một số nhân, chia số thập

Giáo án lớp 7 môn Đại số - Tiết 4 - Bài 4: Giá trị tuyệt đối của một số nhân, chia số thập

Mục tiêu:

a) Kiến thức

- Hiểu khái niệm giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ, xác định được giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ.

b) Kĩ năng

- Rèn kỹ năng cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân ,vận dụng tính chất các phép toán về số hữu tỉ để tính toán hợp lý.

c) Thái độ

- Giáo dục học sinh tính nhạy bén.

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 531Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 7 môn Đại số - Tiết 4 - Bài 4: Giá trị tuyệt đối của một số nhân, chia số thập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§4 GIÁ TRỊ TUYỆT ĐỐI CỦA MỘT SỐ NHÂN, CHIA SỐ THẬP PHÂN
Tiết: 4 
Ngày dạy:24/8/2009
1. Mục tiêu:
Kiến thức
Hiểu khái niệm giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ, xác định được giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ.
b) Kĩ năng
- Rèn kỹ năng cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân ,vận dụng tính chất các phép toán về số hữu tỉ để tính toán hợp lý.
c) Thái độ
- Giáo dục học sinh tính nhạy bén.
2. Chuẩn bị
GV:SGK, SGV, SBT, bảng phụ
HS:Bảng nhóm , SGK, SBT, Ôn lại giá trị tuyệt đối của một số nguyên; qui tắc cộng, trừ, nhân chia số thập phân; cách viết phân số thập phân dưới dạng số thập phân và ngược lại. Biểu diễn số hữu tỉ trên trục số..
3. Phương pháp:
Phương pháp gợi mở vấn đáp, giải quyết vấn đề và hợp tác trong nhóm nhỏ
4. Tiến trình:
4.1 Ổn định 
Kiểm diện học sinh, 
kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
4.2 Kiểm tra bài cũ:
HS1:
1)Giá trị tuyệt đối của số nguyên a? (3đ)
2)Tìm : ; (4đ)
3)Tìm x biết : = 6 (3đ)
 HS1:
1) Giá trị tuyệt đối của số nguyên a là khoảng cách từ điểm a đến điểm 0 trên trục số.
2) ;= -3 
3) = 6 x = 6
HS2
1/.Vẽ trục số, biểu diễn các số hữu tỉ 2,5 ; ; - 2 trên trục số. (8đ) 
2/. Tìm x biết : (2đ)
 Nhận xét cho điểm.
HS2
a)
b) Không có giá trị nào của x để 
4.3 Giảng bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1:Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ
1: Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ
GV: Tương tự như GTTĐ của số nguyên, GTTĐ của số hữu tỉ x là khoảng cách từ điểm x tới điểm O trên trục số.
 Kí hiệu 
Giá trị tuyệt đối của số hữu tỉ x, kí hiệu , là khoảng cách từ điểm x tới điểm 0 trên trục số.
HS: Nêu lại định nghĩa GTTĐ của số hữu tỉ 
GV: Tìm 
HS: Chỉ vào trục số HS2 biểu diễn, lưu ý học sinh khoảng cách không có giá trị âm.
Với x = ; y =, ta có
GV: Cho học sinh làm ?1b/SGK/13 
HS:Lên bảng thực hiện
GV:Cho HS xem ví dụ/SGK/
?1b 
Nếu x > 0 thì = x ;x = 0 thì = 0 ;x < 0 thì = -x
Ví dụ : ( vì > 0 )
 ( vì – 6,25 < 0 )
GV: Chốt lại công thức xác định GTTĐ của một số hữu tỉ tương tự như đối với số nguyên.
 x nếu x 0
 = 
 -x nếu x < 0
GV: Cho HS làm ?2/SGK/14
HS: Lên bảng thực hiện
?2/SGK/14
a) ; b) ; c) ; d) 
GV: Cho HS làm BT sau:( bảng phụ)
Bài giải đúng, sai.
a. với mọi 
b. với mọi 
c. 
d. 
e. 
Bài tập
a) Đúng
b) Đúng
c) ( Sai vì x không có giá trị âm )
d) Sai ( )
e) Đúng
Hoạt động 2: Cộng, trừ, nhân, chia số thập phân
GV: Viết các số thập phân trên dưới dạng phân số thập phân rồi áp dụng qui tắc cộng 2 phân số.
 GV: Quan sát các số hạng và tổng, có cách nào làm nhanh hơn ?
? Muốn cộng hai số nguyên cùng dấu ta làm sau 
2: Cộng, trừ, nhân, chia số thập phân
Ví dụ :
Cách 1 : ( - 1,13 ) + ( - 0,264 )
= 
= 
HS: Trong TH2 khi cộng 2 số thập phân ta áp dụng qui tắc tương tự như đối với số nguyên.
Cách 2 : ( - 1,13 ) + ( - 0,264 )
= - ( 1,13 + 0,264 ) = - 1,394
GV: Vậy khi cộng, trừ hoặc nhân 2 số thập phân, ta áp dụng qui tắc về GTTĐ và về dấu tương tự với số phần nào.
HS:Nêu nội dung SGK
Vậy khi cộng, trừ hoặc nhân 2 số thập phân, ta áp dụng qui tắc về GTTĐ và về dấu tương tự như với số nguyên.
GV: Cho HS xem Ví dụ :(- 0,408 ):(-0,34)
Nêu qui tắc về dấu của phép chia 2 số thập phân
HS: Nêu nội dung SGK
Quy tắc /SGK/14
GV:Cho HS làm ?3/SGK/14
HS: Lên bảng trình bày
?3/SGK/14
a) – 3,116 + 0,263 = - 2,835
b) ( - 3,7 ) . ( - 2,16 ) = 7,992
4.4 Củng cố:
GV: Làm bài 19/SGK/15 ( treo bảng phụ.)
 HS:Giải thích cách làm.
GV: Theo em nên làm cách nào ?
Bài 19/SGK/15 
a/ Bạn Hùng đã cộng các số âm theo số âm , dương theo dương .
 Bạn Liên nhóm từng cặp các số hạng có tổng là số nguyên tròn chục ,tròn trăm ,
b/ Hai cách đều áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính hợp lý, nên làm theo cách bạn Liên.
GV:Cho HS làm bài tập 20/SGK/15 theo nhóm 
HS:Đại diện nhóm lên bảng trình bày
GV: Chỉ yêu cầu đáp án chính xác và cách giải nhanh nhất .
 Học sinh ấn máy kiểm tra lại kết quả.
Bài tập 20/SGK/15
a) 6,3 + ( - 3,7 ) + 2,4 + ( - 0,3 )
= ( 6,3 + 2,4 ) + [ ( -3,7) + (-0,3) ] 
= 8,7 + ( -4 ) = 4,7
b) 0
c) 3,7
d) - 28
4. 5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
Học thuộc định nghĩa và công thức xác định GTTĐ của một số hữu tỉ, ôn tập phần so sánh 2 số hữu tỉ.
Bài tập 21, 22, 24 / SGK/ 15, 16. và 24, 25, 27 / SBT/ 7 .
Đem máy tính.
Hướng dẫn bài 22: có 2 cách để sắp xếp
 + Đưa tất cả về số thập phân để dễ dàng so sánh
 + Đưa tất cả về phân số sau đó so sánh âm với âm ,dương với dương.
5. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 4.doc