Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tiết 30: Ôn tập học kì I

Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tiết 30: Ôn tập học kì I

Kiến thức, kĩ năng, tư duy:

 - Học sinh được ôn tập các kiến thức đã học của môn hình học 7: (Đường thẳng vuông góc và đường thẳng song song, tam giác)

 - Có kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào giải các bài tập cơ bản

 - Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để làm tốt bài kiểm tra học kì

. Giáo dục tư tưởng, tình cảm: Học sinh yêu thích học hình

2. Chuẩn bị:

 a. Giáo viên: Giáo án + Đồ dùng dạy học + Phiếu học tập + Bảng phụ

 b. Học sinh: Học bài cũ

3. Tiến trình bài dạy

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 436Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tiết 30: Ôn tập học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : //2010
Ngày dạy : //2010
Ngày dạy : //2010
Dạy lớp : 7A
Dạy lớp : 7B
Tiết 30: Ôn tập học kì I
1. Mục tiêu:
. Kiến thức, kĩ năng, tư duy:
	- Học sinh được ôn tập các kiến thức đã học của môn hình học 7: (Đường thẳng vuông góc và đường thẳng song song, tam giác)
	- Có kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào giải các bài tập cơ bản
	- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để làm tốt bài kiểm tra học kì	
. Giáo dục tư tưởng, tình cảm: Học sinh yêu thích học hình	
2. Chuẩn bị:
	a. Giáo viên: Giáo án + Đồ dùng dạy học + Phiếu học tập + Bảng phụ 
	b. Học sinh: Học bài cũ
3. Tiến trình bài dạy
* ổn định tổ chức: 7B:
 7A:
a. Kiểm tra bài cũ: ( Kết hợp trong quá trình ôn tập)
b. Bài mới:
* Đặt vấn đề: Trong chương trình hình học 7 từ đầu năm học chúng ta đã được nghiên cứu về chương “Đường thẳng song song và đường thẳng vuông góc”. Và được nghiên cứu 3 trường hợp bằng nhau của hai tam giác. Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ ôn lại các kiến thức đó để chuẩn bị cho bài kiểm tra học kì I.
Hoạt động của thầy trũ
Học sinh ghi
* Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết (25')
1. Lý thuyết
Chương I
Gv
Tb?
Câu hỏi: Hãy phát biểu các nội dung kiến thức sau:
Định nghĩa, tính chất hai góc đối đỉnh 
A4
A2
- Định nghĩa: hai góc đối đỉnh là hai góc mà mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc kia
- Tính chất: hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.
K?
Định nghiã hai đường thẳng vuông góc
a
b
Định nghiã hai đường thẳng vuông góc: là hai đường thẳng cắt nhau mà trong các góc tạo thành có một góc vuông.
K?
 Đường trung trực của đoạn thẳng
B
A
d
Đường trung trực của đoạn thẳng: Là đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng và di qua trung điểm của đoạn thẳng ấy
K?
Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song
Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song: Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng và một trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau hoặc một căp góc đồng vị bằng nhau thì hai đường thẳng đó song song với nhau
?
Tiên đề Ơclít về đường thẳng song song
Quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song
Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song 
Tiên đề ơ clít về đường thẳng song song
Quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song :
- Tính chất của hai đường thẳng song song:
Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì:
a. Hai góc so le trong bằng nhau.
b. Hai góc đồng vị bằng nhau
c. Hai góc trong cùng phía bù nhau.
K?
Thế nào là định lí, chứng minh định lí là gì?
Định lí: Là một khẳng định được suy ra từ những khẳng định được coi là đúng.
Chứng minh định lí: Là dùng lập luận để từ giả thiết suy ra kết luận.
Tb?
Phát biểu tính chất về tống ba góc của tam giác?
Chương II
1. Tổng ba góc của một tam giác
- Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800
- Trong tam giác vuông, hai góc nhọn phụ 
K?
Định nghĩa góc ngoài của tam giác. Tính chất góc ngoài của tam giác?
2. Góc ngoài của tam giác.
- Góc ngoài của tam giác là góc kề bù với một góc của tam giác ấy.
- Mỗi góc ngoài của tam giác bằng tổng hai góc trong không kề với nó
G?
Nêu các trường hợp bằng nhau của hai tam giác?
3. Các trường hợp bằng nhau của 2 tam giác (đã học)
- Trường hợp cạnh - cạnh - cạnh
- Trường hợp cạnh - góc - cạnh
- Trường hợp bằng nhau góc - cạnh - góc.
- Một cạnh góc vuông và một cặp góc nhọn kề cạnh góc vuông ấy
- Một cặp cạnh huyền và một cặp góc nhọn
*c/ Hoạt động 2: Bài tập (14') ( củng cố )
2. Bài tập
	Bài tập trắc nghiệm 1 (8 phút)
	Chọn đáp án đúng (Đ) hoặc sai (S) trong các câu trả lời sau:
Câu
Đáp án
a. Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau
Đ
b. Hai góc bằng nhau thì đối đỉnh
S
c. Hai đường thẳng vuông góc thì cắt nhau
Đ
d. Hai đường thẳng cắt nhau thì vuông góc
S
e. Đường trung trực của một đoạn thẳng là đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn thẳng ấy
S
f. Đường trung trực của một đoạn thẳng vuông góc với đoạn thẳng ấy
S
g. Đường trung trực của một đoạn thẳng là đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn thẳng ấy và vuông góc với đoạn thẳng ấy
Đ
	Bài tập trắc nghiệm 2 (6 phút)
	Chọn đáp án đúng (Đ) hoặc sai (S) trong các câu trả lời sau:
Câu
Đáp án
Trong tam giác vuông hai góc nhọn bù nhau
Đ
N
C
A
P
B
Góc ngoài của tam giác lớn hơn góc trong không kề với nó
Đ
 ABC = MNP (c.g.c) 
M
Đ
Q
R
P
C
B
A
 ABC= PQR (cạnh huyền - góc nhọn)
S
	d. Hướng dẫn về nhà (3')
- Học lí thuyết: như phần ôn tập
- ôn lại các bài tập như phần ôn tập chương I, các bài luyện tập về ba trường hợp bằng nhau của hai tam giác
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập một số bài tập cơ bản .
Bài tập trắc nghiệm 1
	Chọn đáp án đúng (Đ) hoặc sai (S) trong các câu trả lời sau:
Câu
Đáp án
a. Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau
b. Hai góc bằng nhau thì đối đỉnh
c. Hai đường thẳng vuông góc thì cắt nhau
d. Hai đường thẳng cắt nhau thì vuông góc
e. Đường trung trực của một đoạn thẳng là đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn thẳng ấy
f. Đường trung trực của một đoạn thẳng vuông góc với đoạn thẳng ấy
g. Đường trung trực của một đoạn thẳng là đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn thẳng ấy và vuông góc với đoạn thẳng ấy
Bài tập trắc nghiệm 2 
	Chọn đáp án đúng (Đ) hoặc sai (S) trong các câu trả lời sau:
Câu
Đáp án
Trong tam giác vuông hai góc nhọn bù nhau
N
C
A
P
B
Góc ngoài của tam giác lớn hơn góc trong không kề với nó
 ABC = MNP (c.g.c) 
M
Q
R
P
C
B
A
 ABC= PQR (cạnh huyền - góc nhọn)

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 30.doc