Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tiết 60: Luyện tập

Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tiết 60: Luyện tập

a)Kiến thức:

- Cũng cố các định lý về tính chất 3 đường phân giác, tính chất đường phân giác của 1 góc, tính chất đường phân giác của tam giác cân, đều.

b)Kĩ năng:

- Rèn luyện kỹ năng vẽ hình, phân tích và chứng minh bài toán, chứng minh một dấu hiệu nhận biết tam giác cân. Học sinh thấy được ứng dụng tính chất của 3 đường phân giác của tam giác của 1 góc .

c)Thái độ:

- Giáo dục thính cẩn thận và óc thẩm mĩ

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 844Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tiết 60: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TẬP
Tiết : 60	
Ngày dạy: 5/05/2010
1. Mục tiêu :
a)Kiến thức: 
- Cũng cố các định lý về tính chất 3 đường phân giác, tính chất đường phân giác của 1 góc, tính chất đường phân giác của tam giác cân, đều.
b)Kĩ năng: 
- Rèn luyện kỹ năng vẽ hình, phân tích và chứng minh bài toán, chứng minh một dấu hiệu nhận biết tam giác cân.. Học sinh thấy được ứng dụng tính chất của 3 đường phân giác của tam giác của 1 góc .
c)Thái độ: 
- Giáo dục thính cẩn thận và óc thẩm mĩ
2. Chuẩn bị : 
 GV:Bảng phụ, compa, thước 2 lề, êke. 
HS:Ôn tập các định lý về tính chất tia phân giác của 1 góc, tính chất 3 đường phân giác của tam giác, tính chất tam giác cân, tam giác đều,thước 2 lề, compa, ê ke.
3. Phương pháp 
Đàm thoại, diễn giảng, hoạt động nhóm, phát hiện và giải quyết vấn đề
4. Tiến trình :
4.1 Ổn định
Kiểm diện sĩ số học sinh
4.2 Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HS 1 : Sửa bài tập 37 / 72 SGK
1/. Nêu cách vẽ điểm K ở trong tam giác MND mà các khoảng cách từ K đến 3 cạnh của nó bằng nhau. (4đ)
2/.Vẽ hình minh hoạ. (4đ)
3/. Sau khi học sinh 1 vẽ xong, giáo viên hỏi thêm tại sao điểm K cách đều 3 cạnh của tam giác. (2đ)
HS 2 :
 Làm BT 39/ 73 SGK
 ABC , 
 GT AB = AC
 KL a) ABD = ACD
 b) So sánh và 
 ? Điểm D có cách đều 3 cạnh của tam giác ADC ?
 GV nhận xét và cho điểm.
4.3. Luyện tập
 40 / 73 SGK 
 Tam giác ABC cân tại A, vậy phân giác AM của tam giác đồng thời là đường gì ?
 ABC : AB = AC
GT G trọng tâm 
 I gđ 3 đường phân giác
KL A , G , I thẳng hàng
? Tại sao A , G , I thẳng hàng ?
42 / 73 SGK
 Chứng minh định lý, nếu tam giác có 1 đường trung tuyến đồng thời là đường phân giác thì tam giác đó là tam giác cân.
 ABC
GT 
KL ABC cân
 Hướng dẫn học sinh vẽ hình kéo dài AD một đoạn DA’= DA.
 Gợi ý học sinh phân tích bài toán.
 Tam giác ABC cân AB = AC
 Có AB = AC , A’C = AC
( do ADB = A’DC ) CAA’ cân
 ( Có  ADB = ADC )
 Gọi học sinh lên bảng giải.
 Cách khác :
 Nếu học sinh không tìm ra được cách giải khác, giáo viên nêu cách giải ,hình vẽ và chứng minh trên bảng phụ.
I. SỬA BÀI TẬP CŨ :
 37 / 72 SGK
 Vẽ 2 đường phân giác của 2 góc và , giao điểm của 2 phân giác nầy là K.
 Trong 1 tam giác 3 đường phân giác cùng đi qua 1 điểm nên MK là phân giác của .
 Điểm K cách đều 3 cạnh của tam giác theo tính chất 3 đường phân giác của tam giác.
 39 / 73 SGK
a)Xét tam giác ABD và tam giác ACD ta có 
 AB = AC ( gt )
 ( gt )
 AD chung.
 Do đó ABD = ACD ( cgc ) (1)
b) Từ (1) DB = DC ( cạnh tương ứng )
 DBC cân
 ( tính chất tam giác cân )
 (D chỉ nằm trên phân giác , không nằm trên phân giác và nên không cách đều 3 cạnh của tam giác ).
II. Luyện tập :
 40 / 73 SGK 
 Vì ABC cân tại A nên phân giác AM của đồng thời là trung tuyến
 (tính chất tam giác cân)
 G là trọng tâm nên G AM (vì AM là trung tuyến) I là giao điểm của các đường phân giác của tam giác nên I cũng thuộc AM (vì AM là phân giác).
 A , G , I thẳng hàng vì cùng AM.
 42 / 73 SGK
 Xét tam giác ADB và tam giác A’DC
 Có AD = A’D ( cách vẽ )
 ( đối đỉnh )
 DB = DC ( gt )
 Vậy ADB = A’DC ( c.g.c )
 ( góc tương ứng )
 Xét CAA’ có ( = )
 CAA’ cân AC = A’C 
 ( định nghĩa tam giác cân )
 Mà A’C = AB ( cmt )
AC = AB ABC cân.
 Cách khác :Từ D hạ DI AB , DK AC
 Vì D phân giác nên DI = DK
 ( tính chất các điểm trên phân giác 1 góc ).
Xét tam giác vuông DIB và tam giác vuông DKC ta có :
 DI = DK ( cmt )
 DB = DC ( gt )
 vuông DIB = vuông DKC (ch–cg.vuông )
 ( góc tương ứng )
 ABC cân.
4.4. Bài học kinh nghiệm :
 Nếu tam giác có 1 đường trung tuyến đồng thời là đường phân giác thì tam giác đó là 1 tam giác cân.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Ôn định lý tính chất các đường phân giác của tam giác, của góc, tính chất và dấu hiệu nhận biết tam giác cân, định nghĩa đường trung trực của đoạn thẳng.
Bài tập 43 SGK và 49 , 50 , 51 / 29 SBT.
Mỗi học sinh mang 1 mảnh giấy có 1 mép thẳng để học tiết sau.
5. Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 58 - Luyen tap.doc