Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tiết 9: Luyện tập (tiết 1)

Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tiết 9: Luyện tập (tiết 1)

. Kiến thức, kĩ năng, tư duy:

 - Học sinh được vận dụng các kiến thức lí thuyết: Tiên đề ơclít, tính chất của hai đường thẳng song song vào làm bài tập

 - Thông qua các bài tập học sinh được củng cố, khắc sâu kiến thức lí thuyết

 - Có kĩ năng vẽ hình, nhận biết hai đường thẳng song song, tập suy luận.

. Giáo dục tư tưởng, tình cảm: Học sinh yêu thích học hình

2. Chuẩn bị:

 a. Giáo viên: Giáo án, + Tài liệu tham khảo + Đồ dùng dạy học + Bảng phụ + Phấn màu.

 b. Học sinh: Học bài cũ, đọc trước bài mới + Đồ dùng học hình.

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 652Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 7 môn Hình học - Tiết 9: Luyện tập (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 16/08/2010
Ngày dạy : 18/08/2010
Ngày dạy : 18/08/2010
Dạy lớp : 7A
Dạy lớp : 7B
Tiết 9: Luyện tập
1. Mục tiêu:
. Kiến thức, kĩ năng, tư duy:
	- Học sinh được vận dụng các kiến thức lí thuyết: Tiên đề ơclít, tính chất của hai đường thẳng song song vào làm bài tập
	- Thông qua các bài tập học sinh được củng cố, khắc sâu kiến thức lí thuyết
	- Có kĩ năng vẽ hình, nhận biết hai đường thẳng song song, tập suy luận.
. Giáo dục tư tưởng, tình cảm: Học sinh yêu thích học hình	
2. Chuẩn bị:
	a. Giáo viên: Giáo án, + Tài liệu tham khảo + Đồ dùng dạy học + Bảng phụ + Phấn màu.
	b. Học sinh: Học bài cũ, đọc trước bài mới + Đồ dùng học hình.
3/ Phần thể hiện trên lớp
* ổn định tổ chức: 7B:
 7A:
a. Kiểm tra bài cũ: ( 5' )
1. Câu hỏi:
	- Phát biểu Tiên đề Ơclít
	- Điền vào chỗ trống (....) trong các phát biểu sau:
	a, Qua điểm A ở ngoài đường thẳng a có không quá một đường thẳng song song với .......................
	b, Nếu qua điểm A ở ngoài đường thẳng a. Có 2 đường thẳng song song với a thì ...........................
	c, Cho điểm A ở ngoài đường thẳng a. Đường thẳng đi qua A và song song với a là ..................
2. Đáp án:
	- Tiên đề Ơclít: Qua một điểm ở ngoài 1 đường thẳng chỉ có 1 đường thẳng song song với đường thẳng đó. (4đ)
	a, Đường thẳng a
	b, Hai đường thẳng đó trùng nhau
	c, Duy nhất (6đ)
b. Bài mới:
* Đặt vấn đề: Các câu trên là các cách phát biểu khác nhau của tiên đề Ơclít. Hôm nay chúng ta áp dụng tiên đề và tính chất 2 đường thẳng song song để giải 1 số bài tập.
Hoạt động của thày trũ
Học sinh ghi
Hs
Đọc nội dung bài 35 (Sgk/94)
Bài 35 (Sgk/94) (8')
Tb?
Bài cho biết gì và yêu cầu gì?
Hs
Cho , qua đỉnh A vẽ a// BC, qua B vẽ b // AC
Yêu cầu: Vẽ được mấy đường thẳng a, mấy a
C
B
A
b
đường thẳng b? Vì sao?
K?
Lên bảng vẽ hình - Cả lớp vẽ hình vào vở.
G?
Vẽ được đường thẳng a, mấy đường thẳng b? Vì sao?
Hs
Theo tiên đề Ơclít và đường thẳng song song. Qua A ta chỉ vẽ được một đường thẳng a song song với đường thẳng BC, qua B ta chỉ vẽ được một đường thẳng b song song với đường thẳng AC.
Theo tiên đề Ơclít và đường thẳng song song. Qua A ta chỉ vẽ được một đường thẳng a song song với đường thẳng BC, qua B ta chỉ vẽ được một đường thẳng b song song với đường thẳng AC.
Gv
Treo bảng phụ ghi nội dung bài 36.
Cho biết a//a và c cắt a tại A, cắt b tại B. Hãy điền vào chỗ trống trong các câu sau:
a, (Vì là cặp góc so le trong)
b, (Vì là cặp góc đồng vị)
c, (Vì là góc trong cùng phía)
2
1
A3
4
a
B
4
3
2
1
b
d, (Vì 2 góc đối đỉnh ; )
Bài 36 (Sgk/94) ( 6')
Gv
Cho học sinh hoạt động nhóm
Hs
Đại diện 1 nhóm lên bảng điền vào chỗ trống, Các nhóm khác nhận xét.
Hs
Đọc nội dung bài 29 (SBT/79)
a
b
A
c
Bài 29 (SBT/79) (5')
Tb?
Vẽ a//b và c cắt a tại A. Hỏi c có cắt b hay không?
a, 
c có cắt b
b, Giả sử c không cắt b thì c//b. Khi đó qua A ta vừa có a//b vừa có c//b.
Điều này trái với tiên đề Ơclít. Vậy nếu a//b và c cắt a thì c cắt b
Hs
Lên bảng vẽ hình và trả lời câu hỏi
K?
Hãy suy ra rằng nếu a//b và c cắt a thì c cắt b?
Hs
Nếu đường thẳng c không cắt b thì c//b.
Khi đó qua A ta có 2 đường thẳng song song với b là a//b và c//b. Điều này trái với tiên đề Ơclít.
Vậy nếu a//b và c cắt a thì c cắt b.
Gv
Gợi ý h/s làm: Đây là phương pháp c/m phản chứng: Giả sử c không cắt b thì quan hệ c và b ntn? Khi đó qua A vẽ được mấy đường thẳng song song với b; so với tiên đề ntn Kết luận.
Hs
Đọc nội dung bài 37 (Sgk/95)
Bài 37 (Sgk/95) (4')
Gv
Vẽ hình lên bảng cho h/s quan sát và nêu tên cặp góc bằng nhau của 2 tam giác CAB và CDE
b
a
C
DB
E
B
A
Giải:
Có a//b
Cặp góc bằng nhau của 2 tam giác CAB và CDE là:
 ( so le trong) 
 ( so le trong)
 ( đối đỉnh)
c. Đề kiểm tra 15' (15')
Câu 1: Tính chất 2 đường thẳng song song?
Câu 2: Trong các câu sau hãy chọn câu đúng.
a, Hai đường thẳng song song là 2 đường thẳng không có điểm chung.
b, Nếu đường thẳng c cắt 2 đường thẳng a, b mà trong các góc tạo thành có 1 cặp góc so le trong bẳng nhau thì a//b
c, Nếu đường thẳng c cắt 2 đường thẳng a, b mà trong các góc tạo thành có 1 cặp góc đồng vị bằng nhau thì a//b.
d, Có duy nhất 1 đường thẳng song song với 1 đường thẳng cho trước.
Câu 3: Cho hình vẽ d//e. 
d
e
K
P
Q
M
N
Hãy nêu tên các cặp góc bằng nhau của hai tam giác MKN và PKQ
Câu 1(2đ):
Nếu 1 đường thẳng c cắt 2 đường thẳng song song thì:
- Hai góc so le trong bằng nhau.
- Hai góc đồng vị bằng nhau
- Hai góc trong cùng phía bù nhau.
Câu 2 (4đ):
Câu a, b, c đúng
Câu d sai
Câu 3 (4đ):
Có d//e (đầu bài)
 ( so le trong) 
 ( so le trong)
 ( đối đỉnh)
d. Hướng dẫn về nhà (2')
	- Học lí thuyết: Tiên đề Ơclít, tính chất của hai đường thẳng song song, dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.
- Làm bài tập: 39 (Sgk/95); bài tập 30 (SBT/79)
- Hướng dẫn bài tập về nhà: bài 39. Góc nhọn tạo bới a và d2 và góc 1500 là hai góc bù nhau.
- Chuẩn bị bài sau: Đọc trước bài . “Từ vuông góc đến song song”

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 9 - hh.doc