- Học sinh :
+ Giải thích được thế nào là hai đường thẳng vuông góc với nhau.
+ Vẽ được đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước. Công nhận tính chất : Có duy nhất một đường thẳng b đi qua A và b a.
+ Hiểu và vẽ được đường trung trực của một đoạn thẳng.
- Rèn kỹ năng suy luận và chứng mính bài toán Hình học.
GIÁO ÁN Tuần 2 NS:. Tiết 3 (Lý thuyết) ND: §2. HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : - Học sinh : + Giải thích được thế nào là hai đường thẳng vuông góc với nhau. + Vẽ được đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước. Công nhận tính chất : Có duy nhất một đường thẳng b đi qua A và b ^ a. + Hiểu và vẽ được đường trung trực của một đoạn thẳng. - Rèn kỹ năng suy luận và chứng mính bài toán Hình học. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH : 1. Giáo viên : Soạn bài "Hai đường thẳng vuông góc" ở các trang 83, 84, 85, 86 sách giáo khoa Toán 7 tập 1. Chuẩn bị nội dung kiểm tra bài cũ và hệ thống câu hỏi ứng với từng hoạt động cụ thể của bài mới. 2. Học sinh : Ôn tập lại góc, số đo góc. Đọc trước sách giáo khoa, luyện tập kỹ năng vẽ hình. III. CÁC HOẠT ĐỘNG : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung bài dạy Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ(.) * Thếá nào là hai góc đối đỉnh ? Vẽ = 900. Vẽ đối đỉnh với ? * Gợi ý vào bài : - xx’ và yy’ có là đường thẳng không ? Vì sao ? - Có nhận xét gì về hai đường thẳng xx’ và yy’ ? Þ xx’ và yy’ là hai đường thẳng vuông góc Þ vào bài mới Hai góc đối đỉnh là hai góc mà mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh góc kia.(3 đ) y x O x’ y’ vẽ góc (7 đ) - Là đường thẳng vì và là hai góc đối đỉnh. - Là hai đường thẳng cắt nhau và trong các góc tạo thành có một góc vuông. Hoạt động 2 : Thế nào là hai đường thẳng vuông góc.(.) * HS tự thực hành ?1 theo hướng dẫn trong sgk. * Hướng dẫn HS làm ?2. - và là hai góc như thế nào ? Vậy số đo = ? - và là hai góc như thế nào ? Vậy số đo = ? - và là hai góc như thế nào ? Vậy số đo = ? * Yêu cầu HS về đọc thêm nội dung sau phần định nghĩa của sgk trang 84. * GV nhấn mạnh : Để hai đường thẳng được gọi là vuông góc cần phải có đủ các yếu tố nào ? Þ = 900 + = 1800 (hai góc kề bù) Þ = 1800 – = 1800 – 900 = 900 Þ = 900 Phải cắt nhau và trong các góc tạo thành có một góc vuông. 1. Thế nào là hai đường thẳng vuông góc : Định nghĩa : Hai đường thẳng xx’, yy’ cắt nhau và trong các góc tạo thành có một góc vuông được gọi là hai đường thẳng vuông góc và được ký hiệu là xx’ ^ yy’. y x O x’ y’ Hoạt động 3 : Vẽ hai đường thẳng vuông góc (.) * Gọi HS làm ?3. * GV hướng dẫn HS làm ?4. - Điểm O sẽ nằm như thế nào đối với đường thẳng a. - Xem hình 5, hình 6 trang 85 thử nêu cách vẽ. * Theo các em, ta có thể vẽ được bao nhiêu đường thẳng a’ như thế ? Þ Vào tính chất. HS thực hiện theo yêu cầu. HS về nhà thực hiện ?4 theo hướng dẫn của GV. Nằm trên đường thẳng a hoặc nằm ngoài đường thẳng a. HS nêu cách vẽ. GV chỉnh sửa hoàn thiện cách vẽ. Một và chỉ một. 2. Vẽ hai đường thẳng vuông góc : * Trường hợp điểm O cho trước nằm trên đường thẳng a : - Đặt góc vuông của êke tại O sao cho một cạnh góc vuông trùng với đường thẳng a. - Vẽ một tia phát xuất từ O trùng với cạnh góc vuông còn lại của êle. - Vẽ tia đối của tia vừa vẽ. Ta có đường thẳng a’ vuông góc với đường thẳng a. * Trường hợp điểm O cho trước nằm ngoài đường thẳng a : - Đặt một cạnh góc vuông của êke trùng với đường thẳng a và cạnh còn lại đi qua O. - Vẽ đường thẳng trùng với cạnh góc vuông đi qua O và cắt đường thẳng a. - Kéo dài đường thẳng vừa vẽ. Ta có đường thẳng a’ vuông góc với đường thẳng a. Tính chất : Có một và chỉ một đường thẳng a’ đi qua điểm O và vuông góc với đượng thẳng a cho trước. Hoạt động 4 : Đường trung trực của đọan thẳng (.) * Cho đoạn thẳng AB. Vẽ I là trung điểm là AB. Qua I vẽ đường thẳng xy vuông góc với AB. Þ xy là đường trung trực của AB Þ Vào định nghĩa. Þ A và B đối xứng nhau qua đường thẳng xy x A I B y 3. Đường trung trực của đoạn thẳng : Đình nghĩa : Đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại trung điểm của nó được gọi là đường trung trực của đoạn thẳng đó. Hoạt động 5 : Luyện tập – Củng cố (.) * Gọi HS trả lời miệng bài 11 và 12 sgk trang 86. * Gọi HS làm bài 14 sgk trang 86. d A I B a) ... cắt nhau và trong các góc tạo thành có một góc vuông. b) a ^ a’ c) ... Có một và chỉ một đường thẳng d’ ... a) Đúng b) Sai vì trong các góc tạo có thể không có góc vuông. Vẽ đoạn thẳng CD = 3 cm. Lần lượt vẽ cung tròn tâm C và tâm D có bán kính 1,5 cm. Hai cung tròn này cùng cắt bên trong đoạn CD tại 1 điểm. Đó là trung điểm I của AB. Qua I vẽ đường thẳng d vuông góc với AB. Đường thẳng d chính là đường trung trực của đoạn thẳng AB. Hoạt động 6 : Về nhà () - Học kỹ lại bài và làm các yêu cầu của GV. - Làm bài tập 16, 17, 18, 19, 20 trang 87 sgk. - Làm bài tập 9, 10, 14, 15 sách bài tập trang 74, 75. - Đọc trước bài : Các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng. Rút kinh nghiệm: LUYỆN TẬP A./ MỤC TIÊU : + Giải thích được thế nào là hai đường thẳng vuông góc với nhau. + Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước. + Biết vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng. + Sử dụng thành thạo êke, thước thẳng. + Bước đầu tập suy luận. B./ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH : - Giáo viên : SGK, thước, êke, giấy rời, bảng phụ. - Học sinh : Thước kẻ, êke, giấy rời, bảng con. C./ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1 : KIỂM TRA() GV nêu câu hỏi kiểm tra : HS1 : 1) Thế nào là hai đường thẳng vuông góc ? 2) Cho đường thẳng xx’ và O thuộc xx’, hãy vẽ đường thẳng yy’ đi qua O và vuông góc xx’. * GV cho HS cả lớp theo dõi và nhận xét đánh giá. Cho điểm (chú ý các thao tác vẽ hình của học sinh để kịp thời uốn nắn). HS2 : 1) Thế nào là đường trung trực của đoạn thẳng? 2) Cho đoạn thẳng AB = 4cm. Hãy vẽ đường trung trực của đoạn AB. GV : Yêu cầu HS cả lớp cùng vẽ và nhận xét bài làm của bạn để đánh giá cho điểm. + HS1 lên bảng trả lời định nghĩa hai đường thẳng vuông góc. (3 đ) HS dùng thước vẽ đường thẳng xx’, xác định điểm O Ỵ xx’ dùng êke vẽ đường thẳng yy’^xx’ tại O. ( 7 đ) HS2 lên bảng trả lời định nghĩa như SGK - Học sinh dùng thước vẽ đoạn AB=4cm. Dùng thước có chia khoảng để xác định điểm O sao cho AO= 2cm. - Dùng êke vẽ đường thẳng đi qua O và vuông góc với AB. Hoạt động 2 : LUYỆN TẬP() GV : Cho HS cả lớp làm bài 15 trang 86 SGK. Sau đó GV gọi lần lượt HS nhận xét. GV đưa bảng phụ có vẽ lại hình bài 17 (trang 87 SGK). Gọi lần lượt 3 HS lên bảng kuiểm tra xem 2 đường thẳng a và a’ có vuông góc với nhau không. * HS cả lớp quan sát 3 bạn kiểm tra trên bảng và nêu nhận xét. GV cho HS làm bài 18 (trang 87 SGK). GV gọi 1 HS lên bảng, 1 HS đứng tại chỗ đọc chậm đề bài. GV : theo dõi HS cả lớp làm và hướng dẫn HS thao tác cho đúng. GV : Cho HS làm bài 19 (Tr 87). Cho HS hoạt động theo nhóm để có thể phát hiện ra các cách vẽ khác nhau. GV cho HS đọc đề bài 20 trang 27 SGK. GV: Em hãy cho biết vị trí của 3 điểm A,B,C có thể xảy ra? GV : Em hãy vẽ hình theo 2 vị trí của 3 điểm A,B,C. GV : gọi 2 HS lên bảng vẽ hình vè nêu cách vẽ. GV lưu ý còn có trường hợp : * Giáo viên có thể hỏi thêm học sinh : - Trong 2 hình vẽ trên em có nhận xét gì về vị trí của đường thẳng d1 và d2 trong trường hợp 3 điểm A, B, C thẳng hàng và A, B, C không thẳng hàng. + HS chuẩn bị giấy và thao tác như hình 8 trang 6 SGK. HS1 : Nếp gấp zt vuông góc với đường thẳng xy tại O HS2 : Có 4 góc vuông là xOz; zOt; yOt; tOx HS1 : Lên bảng kiểm tra hình (a) a ^ a’ HS2 : Kiểm tra hình (b) a ^ a’ HS3 : Kiểm tra hình (c) a ^ a’ * HS trên bảng và HS cả lớp vẽ hình theo các bước : - Dùng thước đo góc vẽ góc xOy = 45o. - Lấy điểm A bất kỳ nằm trong góc xOy - Dùng êke vẽ đường thẳng d1 qua A vuông góc với Ox. - Dùng êke vẽ đường thẳng d2 đi qua A vuông góc với Oy HS trao đổi nhóm và vẽ hình, nêu cách vẽ vào bảng nhóm. Trình tự 1 : - Vẽ d1 tuỳ ý. - Vẽ d2 cắt d1 tại O và tạo với d1 góc 60o. - Lấy A tùy ý trong góc d1Od2. - Vẽ AB ^ d1 tại B (B Ỵ d1) - Vẽ BC ^ d2; C Ỵ d2 Trình tự 2 : - Vẽ hai đường thẳng d1, d2 cắt nhau tại O, tạo thành góc 60o. - Lấy B tùy ý trên tia Od1. - Vẽ đoạn thẳng BC ^ Od2, điểm C Ỵ Od2. - Vẽ đoạn BA ^ tia Od1 điểm A nằm trong góc d1Od2 Trình tự 3 * Vẽ đường thẳng d1, d2 cắt nhau tại O tạo thành góc 60o. - Lấy C tùy ý trên tia Od2 - Vẽ đường thẳng vuông góc với tia Od2 tại C cắt Od1 tại B. - Vẽ đoạn BA vuông góc với tia Od1 điểm A nằm trong góc d1Od2 * HS : Vị trí 3 điểm A, B, C có thể xảy ra : - Ba điểm A, B, C thẳng hàng. - Ba điểm A, B, C không thẳng hàng * HS1 vẽ trường hợp 3 điểm A, B, C thẳng hàng. - Dùng thước vẽ đoạn AB = 2cm. - Vẽ tiếp đoạn BC = 3cm (A, B, C nằm trên cùng 1 đường thẳng). - Vẽ trung trực d1 của đoạn AB. - Vẽ trung trực d2 của đoạn BC. * HS2 vẽ trường hợp 3 điểm A, B, C không thẳng hàng. - Dùng thước vẽ đoạn AB = 2cm, đoạn BC=3cm sao cho A, B, C không cùng nằm trên 1 đường thẳng. - Vẽ d1 trung trực AB. - Vẽ d2 trung trực BC. * HS : - Trường hợp 3 điểm A, B, C thẳng hàng thì đường trung trực của đoạn AB và đoạn BC không có điểm chung (hay song song). - Trường hợp 3 điểm A, B, C không thẳng hàng thì hai đường trung trực cắt nhau tại 1 điểm. Hoạt động 3 : CỦNG CỐ (..) GV nêu câu hỏi : + Định nghĩa 2 đường thẳng vuông góc với nhau. + Phát biểu tính chất đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với đường thẳng cho trước. Bài tập trắc nghiệm : Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai ? a) Đường thẳng đi qua trubng điểm của đoạn AB là trung trực của đoạn AB. b) Đường thẳng vuông góc với đoạn AB là trung trực của đoạn AB. c) Đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn AB và vuông góc với AB là trung trực của đoạn AB. d) Hai mút của đoạn thẳng đối xứng với nhau qua đường trung trực của nó. HS trả lời theo SGK HS trả lời câu hỏi. a) Sai. b) Sai. c) Đúng. d) Đúng. Hoạt động 4 : HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (..) - Xm lại các bài tập đã chữa - Làm bài 10, 11, 12, 13, 14, 15 (trang 75 SBT) - Đọc trước bài : Các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: