Giáo án Mĩ thuật các lớp tiểu học - Tuần 17

Giáo án Mĩ thuật các lớp tiểu học - Tuần 17

Giáo án môn : Mỹ thuật. Lớp 1 Tiết: 17 Tuần : 17

 Người soạn : Đoàn Thị Yến Đơn vị Trường TH Hồ Phước Hậu

Tên bài dạy : VẼ TRANH NGÔI NHÀ CỦA EM

I/ Mục tiêu : Giúp hs biết cách vẽ tranh về đề tài ngôi nhà của em.

-Vẽ được tranh ngôi nhà và cây sau đó vẽ màu theo ý thích.

II/Chuẩn bị : Một số tranh ảnh phong cảnh có nhà ,có cây.

-Một vài tranh phong cảnh của họa sĩ và của HS năm học trước

 

doc 7 trang Người đăng vultt Lượt xem 1663Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật các lớp tiểu học - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án môn : Mỹ thuật. Lớp 1 Tiết: 17 Tuần : 17
 Người soạn : Đoàn Thị Yến Đơn vị Trường TH Hồ Phước Hậu
Người dạy : Đoàn Thị Yến Ngày dạy: 26/12/2006
Tên bài dạy : VẼ TRANH NGÔI NHÀ CỦA EM
I/ Mục tiêu : Giúp hs biết cách vẽ tranh về đề tài ngôi nhà của em.
-Vẽ được tranh ngôi nhà và cây sau đó vẽ màu theo ý thích.
II/Chuẩn bị : Một số tranh ảnh phong cảnh có nhà ,có cây.
-Một vài tranh phong cảnh của họa sĩ và của HS năm học trước 
III/ Hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài và cách vẽ tranh.
Giới thiệu tranh phong cảnh . Gợi ý để HS nói được : Bức tranh có những hình ảnh gì ?( Có ngôi nhà có cây xanh,có bờ rào)
-Các ngôi nhà trong tranh ảnh như thế nào? (Các ngôi nhà đều có mái nhà, thân nhà, cửa chính, cửa sổ)
-Ngoài ngôi nhà tranh còn vẽ thêm gì nữa? (Cây xanh bờ rào,lối đi , hoa ,cỏ,mây trời .)
GV tóm tắt : Em có thể vẽ 1-2 ngôi nhà khác nhau,vẽ thêm cây đường divà vẽ màu theo ý thích .
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ.
Vẽ ngôi nhà trước . ngôi nhà ở giữa lớn .vẽ các bộ phận chính ngôi nhà, vẽ các vật xung quanh sau.như bờ rào ,cây xanh lối đi,mây trời núi 
Hoạt động 3: Thực hành.
Giáo viên yêu câu HS vẽ hình vừa với phần giấy ở vở tập vẽ 1
Giáo viên yêu cầu hs vẽ hình và vẽ màu .
Hoạt động 4 : Nhận xét đánh giá .
Giáo viên hướng dẫn hs nhận xét một vài bài vẽ đẹp về hình, về màu ,vè cách sáp xếp các hình ảnh.
Dặn dò : Về nhà quan sát cảnh nơi mình ở.
Giáo án môn : Mỹ thuật. Lớp 2 Tiết: 17 Tuần : 17
Tên bài dạy : XEM TRANH DÂN GIAN PHÚ QUÍ , GÀ MÁI 
 Người soạn : Đoàn Thị Yến Đơn vị Trường TH Hồ Phước Hậu
Người dạy : Đoàn Thị Yến Ngày dạy: 27/12/2006 
I/ Mục tiêu : Học sinh tập nhận xét về màu sắc và hình ảnh trong tranh dân gian.
Yêu thích tranh dân gian
II/Chuẩn bị : Tranh phú quí gà mái (tranh to)
Sưu tầm thêm tranh dân gian có khổ lớn .( lợn nái , chăn trâu,..)
III/ Hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1Quan sát nhận xét 
Giáo viên giới thiệu một số tranh dân gian đã chuẩn bị và gợi ý đẻ hs nhận biết 
+ Tên tranh 
+ các hình ảnh trong tranh
+ Những màu sắc chimhs trong tranh.
Giáo viên tóm tắt:
Tranh dân gian Đông Hồ có từ lâu đời. Thường được treo vào dịp tết nên được gọi là tranh tết .
Tranh do nghệ nhân Đông Hồ huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh sản xuất
Hoạt động 2 : Xem tranh
Tranh Phú Quí
H_tranh có những hình ảnh nào ?
H_Hình ảnh chính trong bức tranh ?
H_Hình em bé được vẽ như thế nào ?
Giáo viên gợi ý cho những hình ảnh khác
Giáo viên phân tích thêm : những hình ảnh trên gợi cho thấy em bé trong tranh rất bụ bẫm khỏe mạnh 
H_ Ngoài hình ảnh em bé trong tranh còn hình ảnh nào khác /
H_Hình ảnh con vịt được vẽ như thế nào ?
H_Màu sắc của những hình ảnh nàu ntn ?
Giáo viên nhấn mạnh : tranh Phú Quí nói lên ước vọng của người nông dân về cuộc sống. Mong con cái khỏe mạnh, gia đình no đủ, giàu sang phú quí
* Tương tự gv giới thiệu cho hs quan sát nhận xét về tranh gà mái tương tự như trên
Hoạt động 3 : Nhận xét đánh giá
 Giáo viên nhận xét chung về tiết học khen ngợi hs tích cực tiêu biểu
 Giáo án môn : Mỹ thuật. Lớp 3 Tiết: 17 Tuần : 17 
Tên bài dạy : ĐỀ TÀI CÔ ( CHÚ ) BỘ ĐỘI
 Người soạn : Đoàn Thị Yến Đơn vị Trường TH Hồ Phước Hậu
Người dạy : Đoàn Thị Yến Ngày dạy: 27/12/2006 
I/ Mục tiêu : HS tìm hiểu hình ảnh cô chú bộ đội
Vẽ được đề tài cô chú bộ đội
Học sinh yêu quí cô chú bộ đội
II/Chuẩn bị : sưu tầm tranh ảnh về dề tài bộ đội
Hình ảnh gợi ý cách vẽ tranh
Một số bài vẽ về đề tài bộ đội của hs lớp trước
III/ Hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1 : Quan sát nhận xét
Giáo viên giới thiệu tranh ảnh và gợi ý để hs nhận biết
+ Tranh ảnh về đề tài cô, chú bộ dội rất phong phú, bộ đội với thiếu nhi, bộ đội giúp dân, bộ đội hành quân..
 Ngoài hình ảnh cô, chú bộ đội còn một số hình ảnh khác để tranh sinh động hơn
 Gợi ý hs nêu lên những tranh đề tài bộ đội mà em biết ?
Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh
GV yêu cầu hs nhớ lại hình ảnh cô hoặc chú bộ đội;
Quần phục của cô, chú bộ dội như thế nào ?
Trang thiết bị của bộ đội có gì ?
 Các em vẽ chân dung cô chú bộ đội đang ở các tư thêa sau :
 Bộ đội đang tập luyện trên thao trường, hoặc đứng gác
 Bộ đội trên xe tăng hay bên xe pháo
Bộ dội vui chơi với thiếu nhi
Bộ đội giúp dân ( thu hoạch mùa màng, chống lũ lụt )
 Giáo viên nhắc hs :
Vẽ hình ảnh chính trước
Ngoaig hình nhr chính các em vẽ thêm các hình ảnh khác để tranh thêm sinh động
 Cho hs xem tranh của hs vẽ năm trước để tạo niềm tin cho các em
Hoạt động 3 : Thực hành
Gv gợi ý cho hs tìm cách thể hiện nội dung
 Gv nhắc hs cách vẽ
 Vẽ hình ảnh chính cô, chú bộ đội và thêm hình ảnh phụ để phù hợp với từng nội dung tranh
Hoạt động 4 : Nhận xét đánh giá
Gv gọi ý cho hs nhận xét sản phẩm của bạn cách thể hiện nội dung, bố cục màu sắc
Dặn dò : về quan sát lọ hoa
Giáo án môn : Mỹ thuật. Lớp 4 Tiết: 17 Tuần : 17
Tên bài dạy : Vẽ Trang Trí : TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG
 Người soạn : Đoàn Thị Yến Đơn vị Trường TH Hồ Phước Hậu
Người dạy : Đoàn Thị Yến Ngày dạy: 27/12/2006
I/ Mục tiêu :
Hs biết thêm về trang trí hình vuông và sự ứng dụng của nó trong cuộc sống
Hs biết chọn lọc họa tiết và trang trí được hình vuông ( sắp xếp hình mảng họa tiết và màu sắc hài họa trọng tâm )
Hs cảm nhận được vẻ đẹp của trang trí hình vuông
II/Chuẩn bị :
 Một số đồ vật có ứng dụng trang trí hinhd vuông như khăn bàn, thảm , gạch hoa. Một số bài trang trí hình vuông của hs vẽ.Bài trang trí ở ĐDDH – hình hướng dẫn trang trí
III/ Hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1 : Quan sát nhận xét
Treo hình vẽ trang trí hình vuông hình vẽ to 1,2 sgk cho học sinh quan sát
Các hình vuông được trang trí như thế nào ?
Giáo viên : có nhiều cách trang trí hình vuông
+ các họa tiết thường được sắp xếp đối xứng qua các đường chéo và đường trục
 Họa tiết chính thường to hơn và ở ở giữa
+ Họa tiết phụ thường nhỏ hơn , ở 4 góc hoặc xung quanh
Họa tiết giống nhau vẽ bằng nhau và vẽ cùng màu cùng độ đậm nhạt màu sắc và độ đậm nhạt làm rõ trọng tâm của bài
Hoạt động 2: Cách trang trí hình vuông.
-Vẽ một hình vuông lên bảng
Yêu cầu hs xem SGK hình 3 trang 41 nêu cách trang trí hình vuông:
+ Kẻ các trục ;
+ Tìm và vẽ các hình mảng trang trí( GV vẽ minh họa trên bảng từ 2-3 cách khác nhau)
-Gv sử dụng một số hình họa tiết như hoa lá đơn giản vào các hình mảng cho phù hợp đẹp HS nhận ra :
+Cách sắp xếp họa tiết ( đối xứng ,nhắc lại, xen kẽ,..)
+Cách vẽ họa tiết vào các hình mảng.
-GV gợi ý vẽ màu;
+ Không vẽ quá nhiều màu( dùng từ 3-5 màu )
+Vẽ màu cho họa tiết chính trước , họa tiết phụ và nền sau.
Chú ý ; nếu màu của họa tiết đậm thì màu nền nhạt và ngược lại .
 Hoạt động 3 : thực hành
Cho hs thực hành trong vở của các em.
Giáo viên nhắc học sinh thực hành vẽ các đường chéo cân đối.
Vẽ các hình mảng theo ý thích
GV quan sát theo dõi để hs làm bài tốt
Hoạt động 4: Củng cố dặn dò 
Cho hs treo sản phẩm của mình lên giá
hài hòa xem kẻ đậm nhạt 
Giáo viên nhận xét sau cùng tuyên dương bài vẽ đẹp
Nhận xét lớp học
Dặn dò ; bài sau vẽ tranh tĩnh vật các em về xem tranh trước
Giáo án môn : Mỹ thuật. Lớp 5 Tiết: 17 Tuần : 17
Tên bài dạy : Thường Thức Mỹ Thuật : XEM TRANH DU KÍCH TẬP BẮN.
 Người soạn : Đoàn Thị Yến Đơn vị Trường TH Hồ Phước Hậu
Người dạy : Đoàn Thị Yến Ngày dạy: 27/12/2006
I/ Mục tiêu : -HS tiếp xúc và làm quen với tác phẩm du kích tập bắn và hiểu vài nét về họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung.
-HS nhận xét sơ lược về hình ảnh và màu sắc trong tranh.
-HS cảm nhận được vẽ đẹp của bức tranh.
II/Chuẩn bị : SGK,SGV 
-Sưu tầm tranh du kích tập bắn của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung.
-Một số tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung về đề tài khác .
III/ Hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: Giới thiệu vài nét vè họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung.
-Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung tốt nghiệp khóa V (1929-1934) Trường mỹ thuật Đông Dương.Ông vừa sáng tác vừa tìm hiểu lịch sử mỹ thuật dân tộc. Ông tham gia hoạt động cách mạng sớm là một trong những họa sĩ đầu tiên vẽ chân dung Bác Hồ tại Bắc Bộ Phủ.
-Kháng chiến toàn quốc bùng nổ họa sĩ cùng đoàn quân Nam tiến vào Nam Trung Bộ.Bức tranh du kích tập bắn ra đời trong hoàn cảnh này.
-Ông còn có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Cây chuối (1936); Cổng thành Huế (1941); Học hỏi lẫn nhau(1960); Công nhân cơ khí (1962); Tan ca mời chị em đi họp để thi thợ giỏi (1976),Ong còn là nhà nghiên cứu uyên bác , có đóng lớn trong việc XD Bảo tàng Mĩ Thuật Việt Nam và đào tạo đội ngũ họa sĩ, cán bộ nghiên cứu mỹ thuật
-Với đóng góp to lớn cho nền mỹ thuật Việt Nam, năm 1996, ông được nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học- nghệ thuật.
Hoạt động 2: Xem tranh du kích tập bắn.
-GV đặt một số câu hỏi để HS tìm hiểu nội dung bức tranh.
-Hình ảnh chính của bức tranh là gì ? (Bức tranh diến tả buổi tập bắn của tổ du kích .Năm nhân vật người bò người trườn, người ngồi như đang chuẩn bị ném lựu đạn, người đứng ngắm dưới giao thông hào.).
_Hình ảnh phụ của bức tranh là những hình ảnh nào? (Phía xa là nhà , cây ,núi ,bầu trời tạo cho bố cục chặc chẽ sinh động.)
+ Có những màu nào trong tranh?( màu vàng của nền đất ,mau xanh thẳm của nền trời, màu trắng của mây diễn tả cái nắng chói chang rực rỡ trên bãi tập và thời tiết nóng nực của miền Nam Trung Bộ
GV kết luận: Đây là tác phẩm tiêu biểu về đề tài chiến tranh cách mạng
Hoạt động 3: Nhận xét đanh giá 
-GV nhận xét lớp học khen ngợi các nhóm và cá nhân tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài.
Dặn dò :Quan sát các đồ vật dạng hình chữ nhật có trang trí ( cái khăn ,cái thảm . cái khay,
-Sưu tầm bài trang trí hình chữ nhật.
*******************************
Giáo án môn : Mỹ thuật. Lớp Tiết: Tuần : 
Tên bài dạy : 
 Người soạn : Đoàn Thị Yến Đơn vị Trường TH Hồ Phước Hậu
Người dạy : Đoàn Thị Yến Ngày dạy: 
I/ Mục tiêu :
II/Chuẩn bị :
III/ Hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1
Hoạt động 2
Hoạt động 3
Hoạt động 4

Tài liệu đính kèm:

  • docM T1-5-17.doc