I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết được một biểu thức đại số nào đó là đơn thức.
- Nhận biết được đơn thức thu gọn. Nhận biết được phần hệ số phần biến của đơn thức.
- Biết nhân 2 đơn thức. Viết đơn thức ở dạng chưa thu gọn thành đơn thức thu gọn
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Soạn bài , tham khảo tài liệu, bảng phụ.
- HS: Dụng cụ học tập,SGK, SBT theo HD tiết 52.
tuần 26 ns: 24-02-2009 tiết 53 nd: 28-02-2009 đơn thức i. mục tiêu: - Nhận biết được một biểu thức đại số nào đó là đơn thức. - Nhận biết được đơn thức thu gọn. Nhận biết được phần hệ số phần biến của đơn thức. - Biết nhân 2 đơn thức. Viết đơn thức ở dạng chưa thu gọn thành đơn thức thu gọn ii. chuẩn bị: - GV: Soạn bài , tham khảo tài liệu, bảng phụ. - HS: Dụng cụ học tập,SGK, SBT theo HD tiết 52. iIi. tiến trình dạy học: a. tổ chức: (1') Sĩ số 7a 7b b. kiểm tra : (5') - Để tính giá trị của biểu thức đại số khi biết giá trị của các biến trong biểu thức đã cho, ta làm thế nào ?. Làm bài tập 9 (SGK- 29) c. bài mới: 1. Đơn thức: (10’) - GV đưa ?1 lên bảng, bổ sung thêm 9; ; x; y - HS làm theo nhóm à trình bày kết quả. - HS khác nhận xét bài làm của bạn. - Các biểu thức như câu a gọi là đơn thức. - Thế nào là đơn thức? - Lấy ví dụ về đơn thức, không là đơn thức? -1 HS đứng tại chỗ làm bài 10 (SGK-tr32): Bạn Bình viết sai 1 ví dụ (5-x)x2 đây không phải là đơn thức. * Ví dụ: 2x2y; ; x; y ... * Định nghĩa: SGK-30 * Chú ý: Số 0 gọi là đơn thức không. 2. Đơn thức thu gọn: (7’) - GV nêu VD. - Trong đơn thức trên gồm có mấy biến ? Các biến có mặt bao nhiêu lần và được viết dưới dạng nào? à Đơn thức gồm 2 biến: + Mỗi biến có mặt một lần. + Các biến được viết dưới dạng luỹ thừa. - Giáo viên nêu ra phần hệ số. - Thế nào là đơn thức thu gọn? - Đơn thức thu gọn gồm mấy phần? à Gồm 2 phần: hệ số và phần biến. - Lấy ví dụ về đơn thức thu gọn, chỉ rõ phần biến và hệ số? - GV cho HS đọc chú ý. - Quan sát ở câu hỏi 1, nêu những đơn thức thu gọn? à HS: 4xy2; 2x2y; -2y; 9 * VD: Xét đơn thức 10x6y3 10: là hệ số của đơn thức x6y3: là phần biến của đơn thức đơn thức 10x6y3 gọi là đơn thức thu gọn * Khái niệm: (SGK-31) * Chú ý : (SGK-31) 3. Bậc của một đơn thức: (5’) - Xác định số mũ của các biến? - Tính tổng số mũ của các biến? - GV giới thiệu bậc của đơn thức đã cho. - Thế nào là bậc của đơn thức? - Tìm bậc của đơn thức: 5, 0 ? à GV nhấn mạnh chú ý. * VD: Cho đơn thức 10x6y3 Tổng số mũ: 6 + 3 = 9 Ta nói 9 là bậc của đơn thức đã cho. * Định nghĩa: SGK-31 - Số thực khác 0 là đơn thức bậc 0. - Số 0 được coi là đơn thức không có bậc. 4. Nhân hai đơn thức: (8’) - GV nêu VD: Cho hai biểu thức: C = 32.167 D = 34. 166 Tìm tích của hai biểu thức đó? - 1 HSđứng tại chỗ thực hiện phép tính C.D. - GV cho HS làm phép tính tương tự A.B. à Nhân hai đơn thức. - Muốn nhân 2 đơn thức ta làm như thế nào? - 1 HS lên bảng làm ?3 * Ví dụ: Cho hai đơn thức: A=2x2y; B=9xy4. Tìm tích của 2 đơn thức A và B. Ta có: A.B =(2x2y).( 9xy4) = (2.9).(x2.x).(y.y4) = 18x3y5. * Chú ý: (SGK-32) d. củng cố: (8') - Thế nào là đơn thức? Làm bài 11? - Thế nào là đơn thức thu gọn? Làm bài 12a? à HS đứng tại chỗ trả lời. - Nhân hai đơn thức như thế nào, tìm bậc của đơn thức khác không như thế nào? Làm bài 13? a) b) à 2 HS lên bảng. e. hướng dẫn học ở nhà: (1') - Học theo SGK và vở ghi. - Làm các bài tập 14; 15; 16; 17; 18 (tr11, 12-SBT) - Đọc trước bài ''Đơn thức đồng dạng'' tuần 27 ns: 27-02-2009 tiết 54 nd: 03-03-2009 đơn thức đồng dạng i. mục tiêu: - Học sinh nắm được khái niệm 2 đơn thức đồng dạng, nhận biết được các đơn thức đồng dạng. - Biết cộng trừ các đơn thức đồng dạng. - Rèn kĩ năng cộng trừ đơn thức. ii. chuẩn bị: - GV: Soạn bài , tham khảo tài liệu, bảng phụ. - HS: Dụng cụ học tập,SGK, SBT theo HD tiết 53. iIi. tiến trình dạy học: a. tổ chức: (1') Sĩ số 7a 7b b. kiểm tra : (6’) - HS 1: Đơn thức là gì ? Lấy ví dụ 1 đơn thức thu gọn có bậc là 4 với các biến là x, y, z. - HS 2: Tính giá trị đơn thức 5x2y2 tại x = -1; y = 1. c. bài mới: 1. Đơn thức đồng dạng: (10’) - GV đưa ?1 lên bảng. - HS làm theo nhóm, đại diện trình bày kết quả. - HS khác theo dõi và nhận xét. Các đơn thức của phần a là các đơn thức đồng dạng. - Thế nào là đơn thức đồng dạng? - GV nhấn mạnh : phần biến gồm các chữ và số mũ của chữ và nêu chú ý. - GV đưa nội dung ?2 lên bảng. - HS trả lời: bạn Phúc nói đúng. - Làm bài 15? * VD: 2x3y2, -6 x3y2 * Khái niệm: Hai đơn thức đồng dạng là 2 đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến. * Chú ý: SGK-33 2. Cộng, trừ các đơn thức đồng dạng: 15’) - GV cho HS tự nghiên cứu SGK-34 khoảng 3' rồi trả lời câu hỏi : - Để cộng hay trừ các đơn thức đồng đạng ta làm như thế nào? - 1 HS lên bảng làm ?3 Cả lớp làm bài vào vở. à Cả lớp theo dõi và nhận xét. - GV tổ chức cho hai đội HS chơi trò chơi thi viết nhanh * Để cộng (trừ) các đơn thức đồng dạng, ta cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến. * VD: d. củng cố: (12’) * Bài tập 17 - tr35 SGK (cả lớp làm bài, 1 học sinh trình bày trên bảng) Thay x = 1; y = -1 vào biểu thức ta có: (Học sinh có thể làm theo cách khác: tính tổng các đơn thức đồng dạng rồi mới thay số) *Bài tập 18 - tr35 SGK: HS làm theo nhóm à Kết quả: LÊ VĂN HƯU e. hướng dẫn học ở nhà: (1) - Nắm vững thế nào là 2 đơn thức đồng dạng. Làm thành thạo phép cộng, trừ các đơn thức đồng dạng. - Làm các bài 19, 20, 21, 22 - tr12 SBT. - Chuẩn bị luyện tập. ---------------------------------------
Tài liệu đính kèm: