Giáo án môn Đại số lớp 7 năm 2009 - 2010 - Tiết 15: Làm tròn số

Giáo án môn Đại số lớp 7 năm 2009 - 2010 - Tiết 15: Làm tròn số

I- Mục tiêu

1. Kiến thức:

 - HS phát biểu được khái niệm làm tròn số, biết ý nghĩa của việc làm tròn số trong thực tiễn

 - HS phát biểu và vận dụng được nội dung 2 quy ước làm tròn số, sử dụng đúng thuật ngữ nêu trong bài.

2. Kỹ năng:

 - Kỹ năng vận dụng các quy ước làm tròn số trong đời sống hàng ngày

3. Thái độ:

 - Cẩn thận, chính xác, tỉ mỉ

 

docx 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 982Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số lớp 7 năm 2009 - 2010 - Tiết 15: Làm tròn số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/10/2009
Ngày giảng: 07/10/2009, Lớp 7A,B
Tiết 15: Làm tròn số
I- Mục tiêu
1. Kiến thức:
	- HS phát biểu được khái niệm làm tròn số, biết ý nghĩa của việc làm tròn số trong thực tiễn
	- HS phát biểu và vận dụng được nội dung 2 quy ước làm tròn số, sử dụng đúng thuật ngữ nêu trong bài.
2. Kỹ năng:
	- Kỹ năng vận dụng các quy ước làm tròn số trong đời sống hàng ngày
3. Thái độ:
	- Cẩn thận, chính xác, tỉ mỉ
II- Đồ dùng dạy học
	1. Giáo viên: SGK, Máy tính, Bảng phụ
	2. Học sinh: Bảng nhóm, MTBT
III- Phương pháp
	- Vấn đáp
	- Thảo luận nhóm
	- Trực quan
IV- Tổ chức dạy học
1. ổn định tổ chức ( 1')
	- Hát- Sĩ số: 7A:
	7B:
2. Kiểm tra bài cũ 
	- Không
3. Bài mới
Hoạt động 1: Ví dụ ( 15')
Mục tiêu: - HS phát biểu được khái niệm làm tròn số, biết ý nghĩa của việc làm tròn số trong thực tiễn
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung ghi bảng
- GV đưa ra một số VD về làm tròn số: Chẳng hạn làm tròn các số thập phân 4,3 và 4,9 đến hàng đơn vị
- GV vẽ một trục số trên bẳng
- GV Y/C HS lên bảng biểu diễn số thập phân 4,3 và 4,9 trên trục số
- GV: để làm tròn các số thập phân trên đến hàng đơn vị ta viết như sau:
4,3≈4;4,9≈5
- GV: Ký hiệu "≈" đọc là " xấp xỉ"
- Vậy để làm tròn một số thập phân đến hàng đơn vị ta lấy số nguyên nào?
+ Ta lấy số nguyên gần với số đó nhất
- GV Y/C HS làm ?1: Điền số thích hợp vào ô vuông sau khi đã làm tròn đến hàng đơn vị.
+ HS đứng tại chỗ trả lời
- GV đưa ra Ví dụ 2: Làm tròn số 72900 đến hàng nghìn( nói gọn là làm tròn nghìn)
- GV Y/C HS giải thích cách làm tròn
+ HS: 72900≈73000 vì 72900 gần 73000 hơn là 72000
- GV đưa ra Ví dụ 3: Làm tròn số 0,8134 đến hàng phần nghìn
- Vậy giữ lại mấy chữ số thập phân ở kết quả?
+ HS: Giữ lại 3 chữ số thập phân ở kết quả.
1. Ví dụ
Ví dụ 1: Lmà tròn các số thập phân 4,3 và 4,9 đến hàng đơn vị
4,3≈4
4,9≈5
?1( SGK-Tr35)
5,4≈5 5,8≈6 4,5≈5
Ví dụ 2: Làm tròn số 72900 đến hàng trăm nghìn.
Do 73000 gần với 72900 hơn là 72000 nên ta viết
72900≈73000
Ví dụ 3: Làm tròn số 0,8134 đến hàng phần nghìn
Do 0,813 gần với 0,8134 hơn là 0,814 nên ta viết
0,8134≈0,813 ( làm tròn đến chữ số thập phân thứ 3)
Hoạt động 2: Quy ước làm tròn số ( 13')
Mục tiêu: - HS phát biểu và vận dụng được nội dung 2 quy ước làm tròn số, sử dụng đúng thuật ngữ nêu trong bài.
- GV trên cơ sở các VD trên người ta đưa ra hai quy ước làm tròn số như sau:
+ Trường hợp 1: ( GV treo bảng phụ)
VD: Làm tròn số 86,149 đến hàng chữ số thập phân thứ nhất
- Dùng bút chì vạch 1 nét mờ ngăn phần còn lại và phần bỏ đi 86,1∕49
- Nếu chữ số đầu tiên bỏ đi nhỏ hơn 5 thì giữ nguyên bộ phận còn lại. Trong trường hợp số nguyên thì ta thay các chữ số bỏ đi bằng các chữ số 0
GV: làm tròn 542 đến hàng trục
+ Trường hợp 2( GV đưa lên bảng phụ)
Làm tương tự như trường hợp 1
VD: Làm tròn số 0,081 đến chữ số thập phân thứ 2.
Làm tròn số 1573 đến hàng trăm
- GV: Y/C HS làm ?2
2. Quy ước làm tròn số
+ Trường hợp 1( SGK-Tr36)
Ví dụ:
a, Làm tròn số 86,149 đến hàng chữ số thập phân thứ nhất
86,149≈86,1
b, Làm tròn 542 đến hàng trục
542≈540
+ Trường hợp 2
VD: 
a, 0,0861≈0,09
b, 1573=1600
?2( SGK-Tr36)
a, 79,382∕6≈79,383
b, 79,3826≈79,38
c, 79,3∕826≈79,4
Hoạt động 3: Luyện tập ( 10')
	Mục tiêu: - HS vận dụng quy tắc làm tròn số vào giải bài tập
-Y/C HS làm bài 73( SGK-Tr36)
Làm tròn các cố sau đến chữ số thập phân thứ 2
7,923; 17,418; 79,1364; 50,401
0,155; 60,996
+ HS đứng tại chỗ trả lời
- GV cho HS làm tiếp bài 74
GV đưa đề bài lên bảng phụ
- Hãy tính điểm TB các bài kiểm tra( không tính điểm thi học kỳ) của bạn Cường
- Tính điểm TB môn Toán học kỳ I của bạn cường theo công thức:
TBMHK=DTBKT.2+DTHK3
( các điểm làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất)
Bài tập 73( SGK-Tr36)
7,923≈7,92
17,418≈17,42
	79,1364≈79,14
50,401≈50,40
0,155≈0,16
60,996≈61,00
Bài tập 74( SGK-TR36, 37)
Điểm số TB các bài keiểm tra của bạn Cường là:
7+8+6+10+7+6+5+9.212
=7,083≈7,1
Điểm trung bình môn Toán học kỳ I của bạn Cường là:
7,1.2+83=7,4
4. Củng cố ( 2')
	- Y/C HS nhắc lại Quy ước làm tròn số
5. Hướng dẫn về nhà ( 3')
	- Nắm vững hai quy ước làm tròn số
	- BTVN: 76; 77; 78; 79) SG-Tr37)
	- Chuẩn bị giờ sau luyện tập

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiet 15.docx