Giáo án môn Đại số lớp 7 năm 2009 - 2010 - Tiết 33: Đồ thị của hàm số y = ax (a khác 0)

Giáo án môn Đại số lớp 7 năm 2009 - 2010 - Tiết 33: Đồ thị của hàm số y = ax (a khác 0)

I- Mục tiêu

1. Kiến thức:

 - HS hiểu được khái niệm đồ thị của hàm số, đồ thị của hàm số

 .

 - HS thấy được ý nghĩa của đồ thị hàm số trong thực tiễn và trong nghiên cứu hàm số.

2. Kỹ năng:

 - Biết cách vẽ đồ thị hàm số

3. Thái độ:

 - Cẩn thận, chính xác khi vẽ đồ thị

II- Đồ dùng dạy học

1. Giáo viên: Bảng phụ ghi bài tập, thước thẳng có chia khoảng

2. Học sinh: Thước thẳng có chia khoảng, phấn mầu, ôn lại cách xác định điểm trên mặt phẳng toạ độ

 

docx 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 864Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số lớp 7 năm 2009 - 2010 - Tiết 33: Đồ thị của hàm số y = ax (a khác 0)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/12/2009
Ngày giảng: 04/12/2009, Lớp 7A,B
Tiết 33: Đồ thị của hàm số y=ax a≠0
I- Mục tiêu
1. Kiến thức:
	- HS hiểu được khái niệm đồ thị của hàm số, đồ thị của hàm số
 y=ax a≠0.
	- HS thấy được ý nghĩa của đồ thị hàm số trong thực tiễn và trong nghiên cứu hàm số.
2. Kỹ năng:
	- Biết cách vẽ đồ thị hàm số y=ax
3. Thái độ:
	- Cẩn thận, chính xác khi vẽ đồ thị
II- Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: Bảng phụ ghi bài tập, thước thẳng có chia khoảng
2. Học sinh: Thước thẳng có chia khoảng, phấn mầu, ôn lại cách xác định điểm trên mặt phẳng toạ độ
III- Phương pháp
	- Vấn đáp
	- Trực quan
	- Thảo luận nhóm
IV- Tổ chức dạy học
1. ổn định tổ chức ( 1')
	- Hát- Sĩ số: 7A:
	7B:
2. Kiểm tra bài cũ ( 5')
	- Y/C HS chữa bài tập 37( SGK-Tr68)
	ĐA: a, Các cặp giá trị tương ứng là: (0;0); (1; 2); ( 2; 4); ( 3; 6); ( 4; 8)
	b, HS vẽ đồ thị: Đường nối các điểm là một đường thẳng
3. Bài mới
Hoạt động 1: Đồ thị của hàm số là gì? ( 10')
Mục tiêu: - HS hiểu được khái niệm đồ thị của hàm số, đồ thị của hàm số
 y=ax a≠0.
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung ghi bảng
- GV: Cho HS làm ?1( SGK-Tr69)
Hàm số y=f(x) được cho bằng bảng sau:
x
-2
-1
0
0,5
1,5
y
3
2
-1
1
-2
a, Viết tập hợp x;y các giá trị tương ứng của x, y
b, Vẽ một hệ trục toạ độ Oxy và đánh dấu các điểm có toạ độ là các cặp số trên.
- GV: Đồ thị của hàm số y=f(x) là gì?
+ HS: Là tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x;y) trên mặt phẳng toạ độ.
Ví dụ 1: Vẽ đồ thị của hàm số y=f(x) trong ?1 ta phải làm những bước nào?
- GV: Vẽ luôn vào hệ trục toạ độ của ?1
1. Đồ thị của hàm số là gì?
?1( SGK-Tr69)
a, -2;3;-1;2;0;-1;0,5;1; 1,5;-2
b, 
* Định nghĩa
( SGK-Tr69)
Ví dụ 1: ( SGK-Tr69)
- Vẽ hệ trục toạ độ Oxy
- Đồ thị của hàm số gồm năm điểm M, N, P, Q, R
Hoạt động 2: Đồ thị của hàm số y=ax(a≠0) ( 16')
Mục tiêu: - Biết cách vẽ đồ thị hàm số y=ax
- GV: Xét hàm số y=2x có dạng y=ax với a=2
- Hàm số này có bao nhiêu cặp số x;y
- Chính vẽ Hàm số y=2x có vô số cặp số (x;y) nên ta không thể liệt kê hết được các cặp số của Hàm số
- Người ta đã chứng minh được rằng: Đồ thị của hàm số y=ax(a≠0) là một đường thẳng đi qua gốc toạ độ.
GV cho HS làm ?3( SGK-Tr70)
- Y/C HS làm ?4( SGK-Tr70)
- GV Y/C HS đọc nhận xét ( SGK-Tr71)
Ví dụ 2: Vẽ đồ thị của hàm số
y=-1,5x
- Y/C HS nêu các bước vẽ.
2. Đồ thị của hàm số y=ax(a≠0)
?2( SGK-Tr70)
a, -2;-4; -1;-2;0;0; 1;2
2;4
c, Các điểm còn lại có nằm trên đường thẳng qua hai điểm -2;-4 và 2;4
* Chứng minh( SGK-Tr70)
?3( SGK-Tr70)
- Để vẽ được đồ thị của hàm số y=ax(a≠0) ta cần biết 2 điểm phân biệt của đồ thị
?4( SGK-Tr70)
a, A(4;2)
* Nhận xét( SGK-Tr71)
Ví dụ 2: ( SGK-Tr71)
Giải:
- Vẽ hệ trục toạ độ Oxy
- x=-2→y=3
Điểm A-2;3
Hoạt động 3: Luyện tập ( 8')
Mục tiêu: - HS bước đấu biết vẽ đồ thị hàm số y=axa≠0
- GV Y/C HS làm bài tập 40( SGK-Tr71)
a, a>0
b, a<0
3. Luyện tập
Bài tập 40( SGK-Tr71)
Nếu a > 0 đồ thị nằm ở các góc phần tư I và III
Nếu a < 0 đồ thị nằm ở cung phần tư II và IV
4. Củng cố ( 2')
	- Đồ thị của hàm số là gì?
	- Đồ thị của Hàm số y=ax(a≠0) là đường như thế nào?
	- Muốn vẽ đồ thị của hàm số y=ax ta cần làm qua các bước nào?
5. Hướng dẫn về nhà ( 3')
	- Nắm vững các kết luận và cách vẽ đồ thị của hàm số y=ax( a≠0)
	- BTVN: 41; 42; 43( SGK-Tr72; 73)
	- Chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiet 33.docx