Giáo án môn Đại số lớp 7 - Tiết 13, 14: Đại lượng tỉ lệ thuận. một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận

Giáo án môn Đại số lớp 7 - Tiết 13, 14: Đại lượng tỉ lệ thuận. một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận

I- Mục tiêu

 - HS nắm được hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau cho bởi công thức y=kx - Biết vận dụng tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận

II- Đồ dùng dạy học

1. Giáo viên: Chuẩn bị kỹ giáo án

2. Học sinh: Làm bài tập và chuẩn bị bài

III- Phương pháp

 - Vấn đáp, trực quan

 

docx 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 981Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số lớp 7 - Tiết 13, 14: Đại lượng tỉ lệ thuận. một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/02/2010
Ngày giảng: 23/02/2010
Tiết 13- 14: ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ THUẬN. MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ THUẬN
I- Mục tiêu
	- HS nắm được hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau cho bởi công thức y=kx	- Biết vận dụng tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận
II- Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: Chuẩn bị kỹ giáo án
2. Học sinh: Làm bài tập và chuẩn bị bài
III- Phương pháp
	- Vấn đáp, trực quan
IV- Tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
	- Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
	- Y/C HS chữa bài tập về nhà:
Một khu vườn hình chữ nhất có diện tích là 300m2, hai cạnh tỉ lệ với 4 và 3. Tính chiều dài, chiều rộng của khu vườn
Giải: Gọi chiều dài, chiều rộng của khu vườn lần lượt là x và y( mét)
Theo đề bài ta có: xy=300 vàx4=y3=k>0
Suy ra: x=4k;y=3k
Do đó: xy=4k.3k=12k2=300⇒k2=25
Vậy k=5tm điều kiệnvà k=-5 không tm
Vậy x=20;y=15
TL: Chiều dài của khu vườn là 20m, chiều rộng là 15m
3. Bài mới
Hoạt động 1: Ôn tập lại lý thuyết
Mục tiêu: - HS nắm được hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau cho bởi công thức y=kx
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung ghi bảng
- Y/C HS nhắc lại định nghĩa hai đại lượng tỉ lệ thực
- Y/C HS nhắc lại tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận
- GV bổ sung thêm nội dung
+ HS ghi vở
1. Lý thuyết
a, Định nghĩa:
Nếu hai đại lượng y và x liên hệ với nhau bởi công thức y=kx với k là hằng số khác 0 thì y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k
b, Tính chất:
Nếu y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k thì:
y1x1=y2x2==ynxn=k
x1x2=y1y2
c, Bổ sung
- Nếu y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k≠0 thì x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ 1k
- Nếu z tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ k1;y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k2 thì z tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k1.k2
Hoạt động 2: Luyện tập
Mục tiêu: - Biết vận dụng tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận vào giải bài tập
- GV: Y/C HS làm bài tập 1
Một xe tải chạy từ A đến B mất 6 giờ trong khi đó một xe con chạy từ B đến A chỉ mất 3 giờ. Nếu hai xe đó khởi hành cùng một lúc thì sau bao lâu sẽ gặp nhau.
- GV Hướng dẫn HS gọi vận tốc và quãng đường của hai se lần lượt là s1, s2; v1; v2 và lập tỉ lệ biểu thị mối quan hệ giữa vận tốc và quãng đường với thời gian
- GV: đưa nội dung bài tập số 2
Một đội thuỷ lợi có 10 người lam trong 8 ngày đào đắp được 200m3 đất. Một đội khác có 12 người làm trong 7 ngày thì đào đắp được bao nhiêu mét khối đất? ( Giả thiết năng suất của mỗi người đều như nhau)
- Y/C HS giải bài tập
GV đưa ra Bài tập 3
Đúng hay sai
Người ta trồng cây ở một bên của đoạn đường dài 30m với khoảng cách 5m một cây. Nếu cả hai đầu đường đều trồng cây thì số cây là 305+1=7( cây).
Nếu đoạn đường dài 300m, gấp 10 lần đoạn đường 30m thì số cây trồng phải gấp 10 lần từ là phải trồng 7.10=70 ( cây). Lập luận đó đúng hay sai?
- Y/c HS hoạt động cá nhân giải bài tập
Bài tập 1
Một xe tải chạy từ A đến B mất 6 giờ trong khi đó một xe con chạy từ B đến A chỉ mất 3 giờ. Nếu hai xe đó khởi hành cùng một lúc thì sau bao lâu sẽ gặp nhau.
Giải:
Gọi quãng đường xe tải và xe con đã đi cho đến khi gạp nhau lần lượt là s1 và s2; vận tốc của chúng theo thứ tự là v1; v2
Trong cùng một thời gian, quãng đường đi được tỉ lệ thuận với vận tốc nên:
s1v1=s2v2=t ( t chính là thời gian cần tìm)
Coi quãng đường AB là đơn vị quy ước thì:
s1+s2=1; v1=16; v2=13
Do đó
t=s116=s213=s1+s216+13=136=2
Vậy sau khi khởi hành 2 giờ thì hai xe gạp nhau.
Bài tập 2
Một đội thuỷ lợi có 10 người lam trong 8 ngày đào đắp được 200m3 đất. Một đội khác có 12 người làm trong 7 ngày thì đào đắp được bao nhiêu mét khối đất? ( Giả thiết năng suất của mỗi người đều như nhau)
Giải:
Gọi khối lượng đất đào đắp được của 12 người trong 7 ngày là x( mét khối)
Ta có:
10 người làm 8 ngày được: 10.8=80 ( công)
12 người làm trong 7 ngày được: 12.7=84 ( công)
Với năng suất không đổi thì số đất đào được tỉ lệ thuận với số ngày công, do đó:
8084=200x⇒x=84.20080=210
TL: Vậy khối lượng đất đào đắp của 12 người trong 7 ngày là 210 m3
Bài tập 3
Đúng hay sai
Người ta trồng cây ở một bên của đoạn đường dài 30m với khoảng cách 5m một cây. Nếu cả hai đầu đường đều trồng cây thì số cây là 305+1=7( cây).
Nếu đoạn đường dài 300m, gấp 10 lần đoạn đường 30m thì số cây trồng phải gấp 10 lần từ là phải trồng 7.10=70 ( cây). Lập luận đó đúng hay sai?
Giải:
Số cây trồng phải là 3005+1=61( cây).
Sở dĩ lập luận trên sai vì nếu trồng cây cả hai đầu đường thì số cây không tỉ lệ thuận với độ dài đoạn đường. Thực vậy:
Gọi độ dài đoạn đường là x( x⋮5)
Số cây trồng là y thì số cây được tính theo công thức: y=15.x+1, không có dạng y=kx. Nếu chỉ trồng cây ở một đầu đường thì y=15x, lúc đó số cây tỉ lệ thuận với độ dài đoạn đường.
4. Hướng dẫn về nhà
	- BTVN: Hai bể nước hình hộp chữ nhật có diện tích đáy bằng nhau. Biết hiệu thể tích nước trong hai bể là 1,8m3; hiệu chiều cao nước trong hai bể là 0,6m. Tính diện tích đáy của mỗi bể.
	- Chuẩn bị giờ sau học về đại lượng tỉ lệ nghịch

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiet 13- 14.docx