Giáo án môn Đại số lớp 7 - Tiết 37: Ôn tập học kì I (tiếp)

Giáo án môn Đại số lớp 7 - Tiết 37: Ôn tập học kì I (tiếp)

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Học sinh được ôn tập về đại lượng tỉ lệ thuận, đại lượng tỉ lệ nghịch, đồ thị hàm số y = ax (a 0)

 - Kỹ năng: Rèn kỹ năng giải các bài toán đại lượng tỉ lệ thuận và đại lượng tỉ lệ nghịch, vẽ đồ thị hàm số y = ax (a 0).

 - Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập, GD tính hệ thống, khoa học, chính xác. Thấy được ứng dụng của Toán học vào đời sống thực tế.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Giáo viên: Bảng phụ tổng hợp đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch, thước thẳng

 - Học sinh: Thước thẳng, máy tính bỏ túi,phiếu học tập.

III.CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- PP phát hiện và giải quyết vấn đề.

- PP vấn đáp.

- PP luyện tập thực hành.

- PP hợp tác nhóm nhỏ.

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 677Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số lớp 7 - Tiết 37: Ôn tập học kì I (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 
Ngày soạn : 4.12.08
Ngày giảng: 
Tiết 37. ÔN TẬP HỌC KÌ I (tiếp)
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học sinh được ôn tập về đại lượng tỉ lệ thuận, đại lượng tỉ lệ nghịch, đồ thị hàm số y = ax (a 0)
	- Kỹ năng: Rèn kỹ năng giải các bài toán đại lượng tỉ lệ thuận và đại lượng tỉ lệ nghịch, vẽ đồ thị hàm số y = ax (a 0).
	- Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập, GD tính hệ thống, khoa học, chính xác. Thấy được ứng dụng của Toán học vào đời sống thực tế.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Giáo viên: Bảng phụ tổng hợp đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch, thước thẳng 
	- Học sinh: Thước thẳng, máy tính bỏ túi,phiếu học tập.
III.CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
PP phát hiện và giải quyết vấn đề.
PP vấn đáp.
PP luyện tập thực hành.
PP hợp tác nhóm nhỏ.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
	1. Tổ chức:
 7A:	7B:	7C:
	2. Kiểm tra bài cũ:	
	Kết hợp trong bài giảng.
	3. Bài mới:
Hoạt động 1.
1.Ôn tập về đại lượng tỉ lệ thuận - đại lượng tỉ lệ nghịch
- Khi nào thì đại lượng y và x tỉ lệ thuận với nhau ? Cho ví dụ ?
- Khi nào hai đại lượng y và x tỉ lệ nghịch với nhau ? Cho ví dụ?
GV: Treo bảng phụ ôn tập về đại lượng tỉ lệ thuận và tỉ lệ nghịch và nhấn mạnh về tính chất khác nhau của hai tương quan này
Bài tập 1:
Chia số 310 thành ba phần
a, Tỉ lệ thuận với 2; 3; 5
b, Tỉ lệ nghịch với 2; 3; 5
GV: Hướng dẫn cách làm sau đó yêu cầu HS làm theo nhóm vào phiếu học tập rồi thu phiếu học tập và chữa bài
GV treo bài giải mẫu rồi chuẩn hoá và cho điểm.
- Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức y = kx (k là hằng số khác 0) thì ta nói y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ là k
Ví dụ: Trong chuyển động đều, quãng đường và thời gian là hai đại lượng tỉ lệ thuận.
- Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức y = hay xy = a (a là hằng số khác 0) thì ta nói y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ là a
Ví dụ: Cùng một công việc, số người làm và thời gian là hai đại lượng tỉ lệ nghịch
Bài tập 1:
HS: Hoạt động nhóm và làm bài vào phiếu học tập.
a, Gọi ba số cần tìm lần lượt là a, b, c
Ta có:
Vậy 
b, Chia 310 thành ba phần tỉ lệ nghịch với 2; 3; 5 ta phải chia 310 thành ba phần tỉ lệ thuận với ; ; 
Ta có: 
Vậy 
Hoạt động 2.
2.Ôn tập về đồ thị hàm số 
GV: Hàm số y = ax (a 0) cho ta biết x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận. Đồ thị của hàm số y = ax (a 0) có dạng như thế nào? 
BT: Cho hàm số y = - 2x.
a) Biết điểm A (3;y0) thuộc đồ thị hàm số y = - 2x. Tính y0?
b) Điểm B(1,5; 3) có thuộc đồ thị hàm số y = - 2x hay không? Tại sao?
c) Vẽ đồ thị hàm số?
GV đi kiểm tra và chấn chỉnh HS.
- Đồ thị của hàm số y = ax (a 0) là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
HS hoạt động theo nhóm:
a) A (3;y0) thuộc đồ thị hàm số y = - 2x. Thay x = 3 và y = y0 vào y = - 2x, ta có:
 y0 = - 2. 3 = - 6.
b) Xét điểm B (1,5;3).
Ta thay x = 1,5 vào công thức y = - 2x ta có: 
y = -2. 1,5 = - 3 (3).
Vậy điểm B không thuộc đồ thị hàm số 
y = - 2x.
c) Học sinh tự vẽ vào vở.
	4. Củng cố:
 Kết hợp trong bài giảng.
5. Hướng dẫn về nhà:
	- Ôn tập toàn bộ kiến thức trong học kì I.
	- Giờ sau kiểm tra học kì I (90 phút).	

Tài liệu đính kèm:

  • doct37-in.doc