Giáo án môn Đại số lớp 7 - Tiết 67: Ôn tập cuối năm (tiếp)

Giáo án môn Đại số lớp 7 - Tiết 67: Ôn tập cuối năm (tiếp)

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Học sinh được ôn tập kiến thức về đại lượng tỉ lệ thuận, đại lượng tỉ lệ nghịch, hàm số, đồ thị của hàm số,.;bảng số liệu thống kê ban đầu, tần số, vẽ biểu đồ, tính số trung bình cộng.

- Kỹ năng: Rèn kỹ năng giải các bài toán đại lượng tỉ lệ thuận và đại lượng tỉ lệ nghịch, các bài toán thống kê.

- Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập,GD tính hệ thống, khoa học, chính xác.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

 - Giáo viên: Giáo án, bảng phụ tổng hợp đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch, thước thẳng .

 - Học sinh: Đồ dùng học tập, phiếu học tập, thước thẳng.

III.CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

PP phát hiện và giải quyết vấn đề.PP vấn đáp.PP luyện tập thực hành.PP hợp tác nhóm nhỏ.

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 727Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số lớp 7 - Tiết 67: Ôn tập cuối năm (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 
Ngày soạn : 30.3.09
Ngày giảng: 
Tiết 67. ÔN TẬP CUỐI NĂM (tiếp)
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học sinh được ôn tập kiến thức về đại lượng tỉ lệ thuận, đại lượng tỉ lệ nghịch, hàm số, đồ thị của hàm số,...;bảng số liệu thống kê ban đầu, tần số, vẽ biểu đồ, tính số trung bình cộng.
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng giải các bài toán đại lượng tỉ lệ thuận và đại lượng tỉ lệ nghịch, các bài toán thống kê.
- Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập,GD tính hệ thống, khoa học, chính xác.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
	- Giáo viên: Giáo án, bảng phụ tổng hợp đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch, thước thẳng ...
	- Học sinh: Đồ dùng học tập, phiếu học tập, thước thẳng.
III.CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
PP phát hiện và giải quyết vấn đề.PP vấn đáp.PP luyện tập thực hành.PP hợp tác nhóm nhỏ.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
	1. Tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ:	Kết hợp trong bài giảng.
	3. Bài mới:
Hoạt động 1.
1. Ôn tập chương II.
- Đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x khi nào?
- Tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận?
- Đại lượng y tỉ lệ nghịch với đại lượng x khi nào?
- Tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch?
- Phát biểu khái niệm về hàm số ? Cho ví dụ.
- Nêu cách xác định toạ độ của điểm M trên mặt phẳng toạ độ? 
- Xác định điểm M trên mặt phẳng toạ độ khi biết toạ độ (x0;y0)của nó ?
- Đồ thị của hàm số y = ax (a 0) có dạng như thế nào ?
- GV đưa ra một số bài tập áp dụng:
BT 1: Cho hàm số y = -2x
a, Biết điểm A(3;y0) thuộc đồ thị hàm số y = -2x. Tính y0 ?
b, Điểm B(1,5 ; 3) có thuộc đồ thị của hàm số y = -2x hay không ? Tại sao ?
c, Vẽ đồ thị hàm số y = -2x
GV: Yêu cầu HS làm theo nhóm sau đó đại diện lên bảng trình bày
BT 2: Cho hàm số y = f(x) = -0,5x
a, Tính f(2); f(-2); f(4); f(0)
b, Tính giá trị của x khi y = -1; y = 0; y = 2,5
c, Tính các giá trị của x khi y dương, y âm ?
GV gọi 3 HS lên bảng làm bài tập
GV: Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
a) Đại lượng tỉ lệ thuận:
- Nếu y = k.x (k0) thì y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k.
- Nếu y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k thì:
+ .
+ 
b) Đại lượng tỉ lệ nghịch:
- Nếu y = hay x.y = a (a0) thì y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a.
- Nếu y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a thì:
+ x1.y1 = x2.y2 = x3.y3 = .... = a.
+ 
c) Khái niệm hàm số:
Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x sao cho với mỗi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số của x và x gọi là biến số.
Ví dụ: Hàm số cho bởi bảng sau:
x
-2
-1
0
0,5
1,5
y
3
2
-1
1
-2
d) Cách xác định toạ độ của điểm M trên mặt phẳng toạ độ: Từ điểm M kẻ vuông góc đến trục hoành và trục tung để xác định hoành độ x0 và tung độ y0 ta được M(x0; y0)
- Xác định điểm M trên mặt phẳng toạ độ khi biết toạ độ (x0;y0)của nó: Từ hoành độ x0, vẽ đường vuuoong góc với trục hoành còn từ tung độ y0, vẽ đường vuông góc với trục tung, hai đường trên cắt nhau ở đâu thì đó là điểm M.
- Đồ thị hàm số y = ax (a 0) là một đường thẳng đi qua gốc toạ độ.
BT 1:
a, A(3 ; y0) thuộc đồ thị hàm số y =-2x
Ta thay x = 3 và y = y0 vào y = -2x
 y0 = -2.3 = -6
b, Xét điểm B(1,5 ; 3)
Ta thay x = 1,5 vào công thức y = -2x
 y = -2.1,5 = -3 khác 3
Vậy điểm B(1,5 ; 3) không thuộc đồ thị hàm số y = -2x
c, Đồ thị hàm số đi qua gốc O(0 ; 0). Cho x = 1 suy ra y = -2 vậy đồ thị hàm số đi qua điểm A(1 ; -2)
Học sinh vẽ đồ thị vào vở.
HS: Lên bảng làm bài
BT 2:
a, f(2) = -0,5.2 = -1;f(-2) = -0,5.(-2) = 1
f(4) = -0,5.4 = -2;f(0) = -0,5.0 = 0
b, Với y = -1 -1 = -0,5.x x = 2
 Với y = 0 0 = -0,5.x x = 0
 Với y = 2,5 2,5 = -0,5.x x = -5
c, Khi y dương thì x âm;khi y âm thì x dương
HS: Nhận xét bài làm của bạn
Hoạt động 2.
2. Ôn tập chương III.
+ Muốn thu thập các số liệu về một vấn đề mà mình quan tâm, chẳng hạn điểm kiểm tra một tiết chương IV của mỗi HS của lớp mình thì em phải làm những việc gì và trình bày kết quả thu được theo mẫu bảng nào ?
+ Tần số của một giá trị là gì ? Có nhận xét gì về tổng các tần số ?
GV gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi
GV: Làm thế nào để tính số trung bình cộng của một dấu hiệu ? Ý nghĩa của số trung bình công ? Khi nào thì số trung bình cộng khó có thể làm đại diện cho dấu hiệu ?
GV: Gọi HS nhận xét
GV: Nhận xét, chuẩn hoá và cho điểm.
HS: Trả lời câu hỏi
+ Xác định dấu hiệu
+ Lập bảng số liệu thống kê ban đầu
+ Tần số là số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy các giá trị của dấu hiệu.
+ Tổng các tần số là số các giá trị hay là số các đơn vị điều tra.
+ Số trung bình cộng được tính theo công thức:
 = 
Trong đó: 
+ x1, x2,  , xk là k giá trị khác nhau của dấu hiệu X
+ n1, n2 ,  , nk là k tần số tương ứng
+ N là số các giá trị
Ý nghĩa :Số trung bình cộng thường được làm “đại diện” cho dấu hiệu, đặc biệt là khi muốn so sánh các dấu hiệu cùng loại.
Số trung bình cộng khó có thể làm đại diện cho dấu hiệu khi các giá trị chênh lệch quá lớn.
	4. Củng cố:
Kết hợp trong bài giảng
5. Hướng dẫn về nhà:
	- Ôn tập theo vở ghi và sách giáo khoa.
	- BTVN: 7,8 (SGK – 89,90).
RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doct 67.doc