Giáo án môn Địa lí học kì I Lớp 7

Giáo án môn Địa lí học kì I Lớp 7

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Đọc được biểu đồ quy mô dân số thế giới.

- Trình bày được quá trình phát triển và tình hình gia tăng dân số thế giới.

- Giải thích được nguyên nhân của việc gia tăng dân số quá nhanh.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Đọc được biểu đồ quy mô dân số thế giới.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với biểu đồ, số liệu, hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề đơn giản về đời sống, khoa học, nghệ thuật.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Tìm được các minh chứng về mối quan hệ qua lại và quan hệ nhân quả trong sự phát triển, phân bố dân cư và các ngành kinh tế.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng bản đồ: nêu được các yếu tố bản đồ địa lí dân cư để rút ra các thông tin, tri thức cần thiết;

3. Phẩm chất

Phẩm chất chủ yếu

- Yêu nước: Có ý thức tìm hiểu truyền thống của gia đình, dòng họ, quê hương; tích cực học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ, quê hương.

- Nhân ái: Không đồng tình với cái ác, cái xấu; không cổ xuý, không tham gia các hành vi bạo lực; sẵn sàng bênh vực người yếu thế, thiệt thòi,.

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

- Trung thực: Nghiêm túc nhìn nhận những khuyết điểm của bản thân và chịu trách nhiệm về mọi lời nói, hành vi của bản thân.

 

docx 118 trang Người đăng Tân Bình Ngày đăng 23/05/2024 Lượt xem 74Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Địa lí học kì I Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
.............................

TÊN BÀI DẠY: DÂN SỐ 
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 7
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
Nội dung kiến thức: 
- Hình thành khái niệm địa lí: Dân số và nguồn lao động.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Đọc được biểu đồ quy mô dân số thế giới.
- Trình bày được quá trình phát triển và tình hình gia tăng dân số thế giới.
- Giải thích được nguyên nhân của việc gia tăng dân số quá nhanh.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Đọc được biểu đồ quy mô dân số thế giới.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với biểu đồ, số liệu, hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề đơn giản về đời sống, khoa học, nghệ thuật.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Tìm được các minh chứng về mối quan hệ qua lại và quan hệ nhân quả trong sự phát triển, phân bố dân cư và các ngành kinh tế.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng bản đồ: nêu được các yếu tố bản đồ địa lí dân cư để rút ra các thông tin, tri thức cần thiết; 
3. Phẩm chất
Phẩm chất chủ yếu
- Yêu nước: Có ý thức tìm hiểu truyền thống của gia đình, dòng họ, quê hương; tích cực học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ, quê hương. 
- Nhân ái: Không đồng tình với cái ác, cái xấu; không cổ xuý, không tham gia các hành vi bạo lực; sẵn sàng bênh vực người yếu thế, thiệt thòi,...
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
- Trung thực: Nghiêm túc nhìn nhận những khuyết điểm của bản thân và chịu trách nhiệm về mọi lời nói, hành vi của bản thân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- H.1.2 phóng to, bản đồ dân số TG 
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, tập viết để ghi chép.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Tạo tinh thần hứng khởi cho hs trước khi bước vào bài học mới.
b) Nội dung:
- Hs quan sát video clip để đưa ra cảm nhận của mình về dân số thế giới.
c) Sản phẩm:
- Hs ghi ra giấy được cảm nhận của mình.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV nêu câu hỏi định hướng: Hãy rút ra cảm nhận của em sau khi xem xong đoạn video
Bước 2: GV cho HS xem video “Những con số báo động về dân số”
Đường link video: https://video.vietnamnet.vn/nhung-con-so-bat-ngo-ve-dan-so-the-gioi-o-hien-tai-va-trong-tuong-lai-a-58575.html
Bước 3: GV dẫn dắt vào bài
Với diện tích phần đất liền trên bề mặt Trái đất là 149 triệu km2. Liệu Trái đất của chúng ta có còn được bình yên khi đứng trước sự tăng nhanh vượt bậc của dân số thế giới? Câu trả lời sẽ có trong bài học ngày hôm nay.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về dân số và nguồn lao động (15 phút)
a) Mục đích:
- Hình thành khái niệm địa lí: Dân số và nguồn lao động.
- Hình thành kĩ năng đọc và phân tích tháp tuổi.
b) Nội dung:
- Học sinh phân tích tháp tuổi và đọc nội dung Sgk để tìm hiểu đặc điểm của dân số và nguồn lao động.
Nội dung chính:
1. Dân số, nguồn lao động
- Dân số là tổng số dân sinh sống ở 1 địa điểm hoặc 1 vùng, 1 lãnh thổ, 1 quốc gia trong 1 thời gian cụ thể.
- Điều tra DS cho biết tình hình DS, nguồn lao động của một địa phương, một quốc gia...
- Tháp tuổi cho biết đặc điểm cụ thể của DS qua giới tính, độ tuổi, nguồn lao động hiện tại và tương lai của một địa phương hay 1 quốc gia. 
c) Sản phẩm:
- Trả lời các câu hỏi của giáo viên
- Phân tích được tháp tuổi.
d) Cách thực hiện:
Tình huống:
Chú bảo vệ nói dân số đạt 7,7 tỷ người.
Cháu bé thì nói khoảng 7 tỷ người.
Tại sao lại có sự khác nhau đó?
- GV đặt những câu hỏi nhỏ: GV bốc thăm tên của 1 học sinh và yêu cầu học sinh đó trả lời các câu hỏi sau
+ Gia đình em có mấy người?
+ Ông bà bố mẹ làm nghề gì?
+ Gia đình em có mấy anh chị em?
+ Các anh chị em sinh ngày tháng năm bao nhiêu? Nam hay Nữ? Đang học lớp mấy? đã người nào đi làm chưa? Làm nghề gì?
+ Em đã từng thấy ai đến nhà mình và hỏi bố mẹ những câu hỏi trên chưa? Họ là ai?
Tìm hiểu về tháp tuổi
- Bước 1: GV dẫn dắt vào câu hỏi
Dân số thường được biểu hiện cụ thể bằng 1 tháp tuổi (Tháp dân số). Vậy tháp tuổi có hình dạng như thế nào? Dựa vào tháp tuổi ta biết được những thông tin gì về dân số? 
- Bước 2: GV giới thiệu tháp tuổi
- Tháp tuổi được cấu tạo bởi 2 trục đứng
- Giữa 2 trục dọc thể hiện nấc của từng nhóm độ tuổi
- Người ta gộp các nhóm nấc tuổi thành 3 nhóm
+ Nhóm dưới độ tuổi lao động (được thể hiện bằng màu xanh lá cây): Từ 0-14 tuổi
+ Nhóm trong độ tuổi lao động (được thể hiện bằng màu xanh nước biển): Từ 15-59 tuổi
+ Nhóm trong độ tuổi lao động (được thể hiện bằng màu da cam): Từ 60 trở lên
- Mỗi nhóm tuổi có 2 trục ngang được thể hiện bằng đơn vị triệu người
- Bên trái thể hiện số Nam. Bên phải thể hiện số Nữ
- Bước 3: Gv yêu cầu học sinh nhận xét 2 tháp tuổi hình 1.1 sgk
- Bước 4: Gv gọi Hs trình bày, các bạn khác nhận xét bổ sung
- Bước 5: Gv tổng kết, nhận xét.
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự gia tăng dân số thế giới (10 phút)
a) Mục đích:
- Trình bày được quá trình phát triển và tình hình gia tăng dân số thế giới.
- Giải thích được nguyên nhân của việc gia tăng dân số quá nhanh.
b) Nội dung:
- Hs đọc nội dung SGK để trả lời các câu hỏi.
2. Dân số thế giới tăng nhanh trong thế kỷ XIX và thế kỷ XX:
- Nhờ những tiến bộ trong các lĩnh vực KT-XH, y tế nên DS thế giới tăng nhanh trong hai thế kỉ gần đây.
c) Sản phẩm:
- Thực hiện các nhiệm vụ được giao.
d) Cách thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu các khái niệm liên quan đến gia tăng dân số
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
Quan sát hình 1.2, nhận xét về tình hình tăng dân số thế giới từ đầu thế kỉ XIX đến cuối thế kỉ XX?

Từ đầu Công nguyên chỉ có 0,3 tỉ người, tăng hết sức chậm chập. Hơn 1000 năm sau mới tăng lên đến 0,4 tỉ người ( Tăng 0,1 tỉ người trong hơn 1000 năm). Nhưng sang đầu thế kỉ XIX đến cuối thế kỉ XX dân số thế giới tăng nhanh vượt bậc ( ước tính mỗi năm tăng gần 30,8 triệu người)
Bước 2: HS quan sát và trả lời câu hỏi.
Bước 3: GV gọi ngẫu nhiên 1 bạn nhận xét sau đó chuẩn kiến thức cho HS.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nguyên nhân của sự gia tăng dân số thế giới
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
- GV đưa ra nội dung thảo luận: Tìm các nguyên nhân khiến dân số thế tăng chậm trong nhiều thế kỉ trước thế kỉ XIX và những nguyên nhân khiến dân số thế giới tăng nhanh từ đầu thế kỉ XIX đến cuối thế kỉ XX
Bước 2: Các nhóm tiến hành hoạt động. GV đi xuống lớp hỗ trợ các nhóm.
Bước 3: GV gọi ngẫu nhiên 2 nhóm mang sản phẩm lên thuyết trình. Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung kiến thức cho nhóm bạn.
Bước 4: GV sử dụng 1 nhóm có đáp án đúng nhất để chuẩn xác kiến thức cho HS 
2.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu sự bùng nổ dân số (10 phút)
a) Mục đích:
- Trình bày được quá trình phát triển và tình hình gia tăng dân số thế giới.
- Giải thích được nguyên nhân của việc gia tăng dân số quá nhanh.
- Đề xuất phương hướng giải quyết bùng nổ dân số
b) Nội dung:
- Học sinh dựa vào kiến thức đã học, những hiểu biết của mình để đề ra các giải pháp về bùng nổi dân số.
Nội dung chính:
3. Bùng nổ dân số
- Bùng nổ DS là sự gia tăng DS tự nhiên nhanh và đột ngột.
- Bùng nổ DS xảy ra khi tỉ lệ gia tăng bình quân của DS thế giới lên đến 2,1%.
- Các nước đang phát triển có tỉ lệ gia tăng DS tự nhiên cao.
- Bằng các chính sách DS và phát triển KT-XH, nhiều nước đã hạ thấp được tỉ lệ gia tăng DS hợp lí.
c) Sản phẩm:
d) Cách thực hiện:
Nhiệm vụ: Tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp nhằm hạn chế bùng nổ dân số
Bước 1: GV giao nhiệm vụ. GV cho HS hoạt động theo cặp.
Đọc thông tin SGK, kết hợp hiểu biết của bản thân. 
- Bùng nổ dân số xảy ra khi nào?
- Hậu quả của bùng nổ dân số?
- Đề xuất giải pháp nhằm hạn chế bùng nổ dân số?
( HS có thể vẽ nhanh sơ đồ ra giấy)
Bước 2: HS trả lời các câu hỏi của GV
Bước 3: GV gọi đại diện 1 cặp lên trình bày sơ đồ tư duy của nhóm mình. HS dựa vào sơ đồ vẽ trên giấy rồi vẽ nhanh sơ đồ tư duy của cặp mình lên bảng
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục đích:
- Củng cố kiến thức bài học.
b) Nội dung:
- Học sinh dựa vào nội dung đã được học trả lời các câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Hs trả lời được các câu hỏi trắc nghiệm. (1C; 2C)
d) Cách thực hiện:
Câu 1: Khoảng thời gian nào dân số TG tăng gấp đôi DSTG đầu công nguyên?
 A.Thế kỉ X B. Thế kỉ XIV
 C. Thế kỉ XVI D. Thế kỉ XVII
Câu 2: Hiện nay dân số thế giới có xu hướng như thế nào?
 A. Tăng nhanh B. Tăng dần
 C. Giảm dần D. Không tăng
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích:
- Vận dung kiến thức đã học
b) Nội dung:
- Học sinh vận dụng để giải quyết một số bài tập và hoàn thành nhiệm vụ GV giao cho.
c) Sản phẩm:
- Hs nêu được sinh nghĩ của mình.
- Hs hoàn thành được bức tranh đúng chủ đề.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV nêu vấn đề cần nghiên cứu.
Em có suy nghĩ gì khi xem 2 bức hình sau
Bước 2: GV giao việc cho HS. GV chia lớp thành 4 nhóm
Nhóm 1,3: Giả định em là 1 công dân của Ai Cập. Em hãy viết thư gửi đến chính phủ Ai Cập với tiêu đề “ Ước mơ chắp cánh” thể hiện mong muốn giảm thiểu mức sinh vì 1 thế hệ tươi sáng hơn. Sưu tầm những câu ca dao tục ngữ nói về dân số.
Nhóm 2,4: Vẽ tranh cổ động hưởng ứng ngày Dân số thế giới. Sưu tầm những câu ca dao tục ngữ nói về dân số.
Bước 3: Các nhóm nhận nhiệm vụ và báo cáo kết quả thực hiện cho GV.
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
.............................

TÊN BÀI DẠY: SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ. CÁC CHỦNG TỘC TRÊN THẾ GIỚI.
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 7
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Trình bày được sự phân bố dân cư không đồng đều và những vùng đông dân trên thế giới. 
- Nhận biết được sự khác nhau giữa các chủng tộc Môn-gô-lô-it, Nê-grô-it và Ơ-rô-pê-ô-it về hình thái bên ngoài của cơ thể (màu da, tóc, mắt, mũi) và nơi sinh sống chủ yếu của mỗi chủng tộc.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; không đồng tình với những hành vi sống dựa dẫm, ỷ lại.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ; biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực tìm hiểu địa lí: Quan sát và phân tích lược đồ phân bố dân cư thế giới để biết được sự phân bố dân cư thế giới.
- Nhận thức khoa học địa lí: Phân tích sự phân ... +4
Kinh tế- Xã hội
Bắc Phi
Dân cư


Chủng tộc


Tôn giáo


Các hoạt động kinh tế chính



Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Gv quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ.
Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung.
Bươc 4: Gv nhận xét, chuẩn xác.
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu khu vực Trung Phi (15 phút)
a) Mục đích:
- Trình bày được các đặc điểm điểm tự nhiên các khu vực Trung Phi
- So sánh được các hoạt động kinh tế xã hội của khu vực Bắc Phi và Trung Phi
b) Nội dung:
- Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 103, 104 kết hợp quan sát hình 32.1, 32.3, 32,4, 32,5 để trả lời các câu hỏi của giáo viên và hoàn thành phiếu học tập.
Nội dung chính
Các thành phần tự nhiên
Khu vực Trung Phi
Phía Tây
Phía Đông
Địa hình
Chủ yếu là các bồn địa
Địa hình có độ cao lớn nhất, gồm sơn nguyên và hồ kiến tạo
Khí Hậu
KH Xích đạo ẩm: nóng, mưa nhiều
KH nhiệt đới: có một mùa mưa và một mùa khô
KH gió mùa Xích đạo
Cảnh quan tự nhiên
Rừng rậm xanh quanh năm( Xích đạo ẩm)
Rừng thưa, Xavan( Nhiệt đới)
Xavan công viên;
Rừng rậm ở sườn đón gió
Dân cư

Là khu vực đông dân nhất Châu Phi, chủ yếu là người Bantu
Chủng tộc

Nê-gro-it
Tôn giáo

Tín ngưỡng đa dạng
Các hoạt động kinh tế chính
Chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi theo lối cổ truyền; khai thác lâm sản; trồng cây công nghiệp để xuất khẩu
c) Sản phẩm:
- Học sinh hoàn thành phiếu học tập.
Các thành phần tự nhiên
Khu vực Trung Phi
Phía Tây
Phía Đông
Địa hình
Chủ yếu là các bồn địa
Địa hình có độ cao lớn nhất, gồm sơn nguyên và hồ kiến tạo
Khí Hậu
KH Xích đạo ẩm: nóng, mưa nhiều
KH nhiệt đới: có một mùa mưa và một mùa khô
KH gió mùa Xích đạo
Cảnh quan tự nhiên
Rừng rậm xanh quanh năm( Xích đạo ẩm)
Rừng thưa, Xavan( Nhiệt đới)
Xavan công viên;
Rừng rậm ở sườn đón gió
Dân cư

Là khu vực đông dân nhất Châu Phi, chủ yếu là người Bantu
Chủng tộc

Nê-gro-it
Tôn giáo

Tín ngưỡng đa dạng
Các hoạt động kinh tế chính
Chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi theo lối cổ truyền; khai thác lâm sản; trồng cây công nghiệp để xuất khẩu

d) Cách thực hiện:
- Bước 1: GV chia lớp 4 nhóm
GV phát phiếu học tập cho HS.
GV yêu cầu HS dựa vào lược đồ 32.1 và 32.3/ SGK, tranh ảnh và nội dung SGK để hoàn thành phiếu học tập sau:
Nhóm 1+2
PHIẾU HỌC TẬP
Các thành phần tự nhiên
Khu vực Trung Phi
Phía Tây
Phía Đông
Địa hình


Khí Hậu


Cảnh Quan tự nhiên


Nhóm 3+4
Kinh tế- Xã hội
Trung Phi
Dân cư


Chủng tộc


Tôn giáo


Các hoạt động kinh tế chính


Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Gv quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ.
Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung.
Bươc 4: Gv nhận xét, chuẩn xác.
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục đích:
- Củng cố lại nội dung bài học.
b) Nội dung:
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV nêu câu hỏi định hướng
CH: Các em có suy nghĩ gì về hành động của cô bé Katherina 7 tuổi, người Mỹ? Bản thân các em có thể làm gì để giúp đỡ những người bạn Châu Phi?
Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=XywRtZj0RF8
Bước 2: GV cho HS xem video
Bước 3: Gv gọi ngẫu nhiên các học sinh trả lời xoay vòng, để lấy càng nhiều ý tưởng càng tốt
Bước 4: GV khen ngợi, động viên HS hãy biến suy nghĩ thành những hành động cụ thể, để có thể giúp người dân Châu Phi, nhất là những em nhỏ giảm bớt những khó khăn trong cuộc sống.
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích:
- Vận dụng kiến thức đã học.
b) Nội dung:
- Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các vấn đề liên quan.
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được câu trả lời của câu hỏi.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Yêu cầu mỗi HS hãy viết 1 bức thư gửi đến một người bạn Châu Phi với chủ đề” Chia sẻ-kết nối yêu thương” thể hiện sự đồng cảm với những khó khăn mà các bạn đã gặp phải; động viên, khích lệ các những người bạn vươn lên trong cuộc sống.
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ.
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
.............................

TÊN BÀI DẠY: CÁC KHU VỰC CHÂU PHI (Tiếp theo)
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 7
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
-	Trình bày được đặc điểm tự nhiên kinh tế - xã hội khu vực Nam Phi.
-	So sánh và tìm ra được những khác biệt về tự nhiên, kinh tế xã hội giữa các khu vực Bắc Phi, Trung Phi và Nam Phi. 
-	Phân tích được những khó khăn hiện nay của Nam Phi trong phát triển kinh tế xã hội hiện nay. 
- Giải thích được vì sao cần phải chống lại nạn phân biệt chủng tộc.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng bản đồ và sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh để xác định và trình bày đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế của Nam Phi.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế về khí hậu, sông ngòi châu Âu để hiểu sâu hơn đặc điểm tự nhiên của châu Phi.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: phản đối các hành vi phân biệt chủng tộc.
- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ tự nhiên châu Phi 
- Lược đồ kinh tế châu Phi 
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.
b) Nội dung:
- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trình bày được quan điểm của mình.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giáo viên đưa ra tình huống: Có nhận định cho rằng “ Nam Phi là khu vực có ý nghĩa quan trọng, đại diện cho một châu Phi đang đổi mới và phát triển”, em có đồng ý với nhận định đó không? Vì sao?
Bước 2: Học sinh làm việc theo cặp nhóm và đưa ra đáp án của mình sử dụng kĩ thuật: Ủng hộ - Phản đối.
Bước 3: Giáo viên cho học sinh báo cáo vòng tròn và dẫn vào bài học.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát tự nhiên khu vực Nam Phi (15 phút)
a) Mục đích:
- Nêu được đặc điểm tự nhiên khu vực Nam Phi, 
- So sánh và giải thích được sự khác biệt về tự nhiên giữa Bắc Phi và Nam Phi; 
b) Nội dung:
- Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 105, 106 kết hợp quan sát hình 31.1, 31.3 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.
Nội dung chính
1. Khái quát tự nhiên
Địa hình:
+ Là cao nguyên khổng lồ có độ cao trung bình hơn 1000m.
+ Phía đông nam là dãy Đrê-ken-béc nằm sát biển cao 3000m.
+ Trung tâm là bồn địa Ca-la-ha-ri.
Khí hậu:
+ Phần lớn nằm trong môi trường khí hậu nhiệt đới.
+ Cực Nam có khí hậu địa trung hải.
Sông ngòi và thực vật:
+ Sông lớn nhất là sông Dăm-be-di.
+ Do sự phân hóa của khí hậu nên thảm thực vật cũng phân hóa theo chiều từ tây sang đông.
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.
d) Cách thực hiện:
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ
Giai đoạn 1: Nhóm chuyên gia
+ GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận trong 5 phút với nội dung cụ thể như sau:
Nhóm 1: Đặc điểm địa hình Nam Phi.
Nhóm 2: Đặc điểm khí hậu Nam Phi.
Nhóm 3: Đặc điểm sông ngòi và thực vật của Nam Phi.
- Bước 2: HS tiến hành trao đổi để hoàn thành nhiệm vụ học tập. GV có thể đưa ra các câu hỏi để hỗ trợ HS. 
- Bước 3: GV cử đại diện các nhóm lên treo kết quả của nhóm lên bảng. Từng nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- Bước 4: GV nhận xét, lấy 1 sơ đồ của 1 nhóm hoàn chỉnh nhất treo lên bảng, GV đặt câu hỏi: Tại sao phần lớn bắc Phi và Nam Phi đều nằm trong môi trường nhiệt đới nhưng khí hậu của Nam Phi lại ẩm và dịu hơn khí hậu Bắc Phi?
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu hoạt động kinh tế - xã hội ở châu Phi (20 phút)
a) Mục đích:
- Nêu được đặc điểm kinh tế - xã hội Nam Phi; 
- Phân tích được những khó khăn hiện nay của Nam Phi trong phát triển kinh tế xã hội hiện nay. 
- Giải thích được vì sao cần phải chống lại nạn phân biệt chủng tộc. 
b) Nội dung:
- Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang kết hợp quan sát hình để trả lời các câu hỏi của giáo viên.
Nội dung chính
b. Khái quát kinh tế - xã hội:
- Dân cư Nam Phi thuộc chủng tộc Nêgrôit, Ơrôpêôit, người lai. Theo đạo thiên chúa.
- Kinh tế: 
+ Trình độ phát triển ko đồng đều.
+ Kinh tế chủ yếu là khai khoáng để xuất khẩu.
+ Cộng hoà Nam phi là nước công nghiệp phát triển nhất châu phi
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.
d) Cách thực hiện:
- Bước 1: 
- GV chia lớp thành 3 đội chơi, giới thiệu thư kí.
- Tên trò chơi: Nhà thám hiểm
- Luật chơi: Trong khoảng thời gian 3 phút các đội sẽ lần lượt lên bảng viết tên các nước ở khu vực Nam Phi theo hình thức tiếp sức. Mỗi một tên nước đúng sẽ ghi được 1 điểm. Sau 3 phút, đội nào được nhiều điểm nhất sẽ giành phần thắng.
- Bước 2: 
- GV đặt câu hỏi cho học sinh để tìm hiểu về đặc điểm dân cư của khu vực Nam Phi:
+ Thành phần chủng tộc dân cư của Nam Phi khác với Bắc Phi và Trung Phi như thế nào?
+ Nêu hiểu biết của em về chế độ A-pac-thai?
+ Câu hỏi thảo luận: Tại sao nói “ Các nước ở khu vực Nam Phi có trình độ phát triển kinh tế rất chênh lệch” ?
Bước 3: Hs thực hiện nhiệm vụ. Gv quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ.
Bước 4: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung.
Bươc 5: Gv nhận xét, chuẩn xác.
- GV kết luận: Dân cư thuộc chủng tộc Nê-grô-it, Môn-gô-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-ít và người lai; phần lớn theo đạo Thiên Chúa.
- GV mở rộng về chế độ A-pac-thai và tổng thống Nelson Mandela.
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục đích:
- Củng cố lại nội dung bài học.
b) Nội dung:
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh hoàn thành phiếu học tập.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV yêu cầu hoàn thành phiếu học tập trong vòng 3 phút. 
K 
Em đã biết gì về bài học này
W 
Em có mong muốn và đề xuất gì thêm khi học bài học này
L 
Em đã học thêm được những gì sau khi học xong bài học này
H 
Em có thể vận dụng vào thực tiễn những kiến thức nào và vận dụng như thế nào




Bước 2: HS hoàn thiện phiếu học tập. 
Bước 3: GV thu phiếu và tổng hợp ý kiến của HS. 
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích:
- Vận dụng kiến thức đã học.
b) Nội dung:
- Vận dụng kiến thức đã học để vẽ được sơ đồ kiến thức.
c) Sản phẩm:
- Học sinh vẽ được sơ đồ kiến thức.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Hệ thống lại bài thành 1 sơ đồ kiến thức.
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_dia_li_hoc_ki_i_lop_7.docx