Giáo án môn Hình học khối 7 - Trường THCS Tân Tiến - Tuần 13

Giáo án môn Hình học khối 7 - Trường THCS Tân Tiến - Tuần 13

I. MỤC TIÊU

- HS nắm được trường hợp bằng nhau cạnh, góc, cạnh của hai tam giác.

- Biết cách vẽ một tam giác biết hai cạnh và góc xen giữa hai cạnh đó.

- Rèn kĩ năng sử dụng trường hợp bằng nhau của hai tam giác cạnh - góc- cạnh để chứng minh hai tam giác bằng nhau, từ đó suy ra các góc tương ứng bằng nhau, các cạnh tương ứng bằng nhau.

- Rèn kĩ năng về hình, khả năng phân tích tìm lời giải và trình bày chứng minh bài toán hình.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- GV: Thước thẳng, thước đo góc, compa.

- HS: Thước thẳng, thước đo góc, compa.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp:

2. Phương pháp sử dụng:

- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ.

3. Nội dung bài dạy:

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 377Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học khối 7 - Trường THCS Tân Tiến - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 – Tiết 25 	Ngày dạy: 20/11/2008
§4. TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU THỨ HAI
CỦA TAM GIÁC CẠNH- GÓC- CẠNH (C. G.C)
I. MỤC TIÊU
- HS nắm được trường hợp bằng nhau cạnh, góc, cạnh của hai tam giác.
- Biết cách vẽ một tam giác biết hai cạnh và góc xen giữa hai cạnh đó.
- Rèn kĩ năng sử dụng trường hợp bằng nhau của hai tam giác cạnh - góc- cạnh để chứng minh hai tam giác bằng nhau, từ đó suy ra các góc tương ứng bằng nhau, các cạnh tương ứng bằng nhau.
- Rèn kĩ năng về hình, khả năng phân tích tìm lời giải và trình bày chứng minh bài toán hình.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- GV: Thước thẳng, thước đo góc, compa.
- HS: Thước thẳng, thước đo góc, compa.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Phương pháp sử dụng:
- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ.
3. Nội dung bài dạy:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ (7 phút)
GV: Gọi HS lên bảng thực hiện một số yêu cầu:
1) Dùng thước thẳng và thước đo góc vẽ xBy = 600.
2) Vẽ A Ỵ Bx; C Ỵ By sao cho AB =3 cm; BC = 4cm. Nối AC.
(GV quy ước: 1cm ứng với 1dm trên bảng).
GV: Yêu cầu tất cả HS cùng làm vào vỡ.
GV nhận xét, cho điểm HS.
GV giới thiệu: Chúng ta vừa vẽ DABC biết hai cạnh và góc xen giữa. Tiết học này cho chúng ta biết: Chỉ cần xét hai cạnh và góc xen giữa cũng nhận biết được hai tam giác bằng nhau Þ Vào bài.
HS: Cả lớp làm vào vỡ và HS trình bày trên bảng:
HS khác lên bảng kiểm tra, nhận xét bài làm của bạn.
Hoạt động 2: 1) VẼ TAM GIÁC BIẾT HAI CẠNH VÀ GÓC XEN GIỮA (8 phút)
Bài toán: Vẽ D ABC biết:
AB = 2 cm, BC = 3 cm; = 700
* GV yêu cầu 1 HS lên bảng vừa vẽ vừa nêu cách vẽ cả lớp theo dõi và nhận xét .
* GV yêu cầu 1 KS khác nêu lại cách vẽ D ABC.
GV nói: Góc B là góc xen giữa hai cạnh AB và BC.
Bài tập:
a) Vẽ D A1B1C1 sao cho = ; A1B1 = AB; B1C1 = BC.
b) So sánh độ dài AC và A1C1
và ; và qua đo bằng dụng cụ, cho nhận xét về hai tam giác DABC và D A1B1C1.
* Qua bài toán trên, em có nhận xét gì về hai tam giác có hai cạnh và góc xen giữa bằng nhau từng đôi một.
HS: Cách vẽ:
- Vẽ xBy = 700
- Trên tia Bx lấy điểm A: BA = 2cm
Trên tia By lấy điểm C: BC = 3cm.
- Vẽ đoạn thẳng AC ta được D ABC cần vẽ.
HS: AC = A1C1
 = 
 = 
D ABC = D A1B1C1 (c.c.c )
HS: Nếu hai cạnh và góc xen giữa của tam giác này lần lượt bằng hai cạnh và góc xen giữa của hai tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.
Hoạt động 3: 2) TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU CẠNH- GÓC- CẠNH (11 phút)
GV (Đưa trường hợp bằng nhau c. g. c lên màn hình).
* GV vẽ D ABC ( tù). Hãy vẽ DA’B’C’ = DABC theo trường hợp c.g.c.
* GV hỏi: 
* DABC = DA’B’C’ theo trường hợp cạnh- góc- cạnh khi nào?
GV nói: Thay đổi cạnh góc bằng nhau khác có được không?
?2 Hai tam giác trên hình 80 (SGK) có bằng nhau hay không? Vì sao?
2 HS nhắc lại trường hợp bằng nhau của hai tam giác cạnh-góc-cạnh.
-1 HS vẽ DA’B’C’ bằng DABC theo trường hợp cạnh-góc-cạnh.
Nếu D ABC và D A’B’C’ có:
AB = A’B’
AC = A’C’
 = 
thì D ABC = D A’B’C’ (c.g.c)
- HS: Có thể thay đổi là:
AB = A’B’; = ; BC = B”C’
hoặc AC = A’C’; = ; BC = B’C’
HS: D ABC = D ADC (c.g.c)
Vì BC = DC (gt)
BCA = DCA (gt)
AC cạnh chung
Hoạt động 4: 3) HỆ QUẢ (5 phút)
- GV giải thích hệ quả là gì (SGK)
- Nhìn hình 81 SGK hãy cho biết tại sao tam giác vuông ABC bằng tam giác vuông DEF?
- Từ bài toán trên hãy phát biểu trường hợp bằng nhau cạnh- góc- cạnh áp dụng vào tam giác vuông.
- GV: Tính chất đó là hệ quả của trường hợp bằng nhau c. g. c.
HS: D ABC và D DEF có:
AB = DE (gt)
 = = 1v
AC = DF (gt)
Þ ABC DEF (c.g.c)
HS phát biểu: Nếu hai cạnh góc vuông của tam giác vuông này lần lượt bằng hai cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.
Hoạt động 5: LUYỆN TẬP CỦNG CỐ (12 phút)
Bài 25 SGK: Trên mỗi hình có những tam giác nào bằng nhau? Vì sao?
 Hình 2
 Hình 1
GV: Đưa hình vẽ lên bảng phụ và yêu cầu HS thảo luận sau đó lên bảng trình bày.
HS: 
Hình 1: D ABD = D AED (c.g.c)
Vì AB = AD (gt)
 = (gt)
Cạnh AD chung
Hình 2:
D DAC = D BCA
(vì = ; AC chung; AD = CB )
D AOD = D COB (vì )
tương tự D AOB = D COD (vì )
Hoạt động 6: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2 phút)
- Về nhà vẽ một tam giác tuỳ ý bằng thước thẳng, dùng thước thẳng và compa vẽ một tam giác bằng tam giác vừa vẽ theo trường hợp cạnh- góc- cạnh.
- Thuộc, hiểu kĩ càng tính chất hai tam giác bằng nhau c.g.c. Làm tốt các bài tập: 24; 26; 27; 28 (SGK)
Tuần 13 – Tiết 26 	Ngày dạy: 21/11/2008
LUYỆN TẬP 1
I. MỤC TIÊU
- Củng cố trường hợp bằng nhau cạnh- góc- cạnh.
- Rèn luyện kĩ năng nhận biết hai tam giác bằng nhau cạnh- góc- cạnh.
- Rèn luyện kĩ năng vẽ hình, trình bày lời giải bài tập hình. Phát huy trí tuệ của học sinh.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- GV: - Đèn chiếu và các phim giấy trong (hoặc bảng phụ) ghi câu hỏi, bài tập.
 - Thước thẳng có chia khoảng, compa, bút dạ, phấn màu, thước đo độ.
- HS: Thước thẳng, compa, thước đo độ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Phương pháp sử dụng:
- Phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ.
- Phương pháp luyện tập và thực hành.
3. Nội dung bài dạy:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: KIỂM TRA (7 phút)
GV: Gọi HS lên bảng kiểm tra kiến thức cũ
- Phát biểu trường hợp bằng nhau cạnh- góc- cạnh.
- Phát biểu hệ quả của trường hợp bằng nhau c.g.c áp dụng vào tam giác vuông.
- Chữa bài tập 27 trang 119 SGK (phần a, b). Nêu thêm điều kiện để hai tam giác trong mỗi hình vẽ dưới đây là hai tam giác bằng nhau theo trường hợp c.g.c.
a) Hình 1 b) Hình 2
A
B
M
E
C
HS: Lên bảng trả lời câu hỏi và làm bài tập
- Phát biểu trường hợp bằng nhau cạnh- góc- cạnh.
- Phát biểu hệ quả của trường hợp bằng nhau c.g.c áp dụng vào tam giác vuông.
Hình 1: 
Để DABC = DADC (c.g.c) cần thêm: BAC = DAC
Hình 2: 
Để DAMB = DEMC (c.g.c) cần thêm: MA = ME
Hoạt động 2: LUYỆN TẬP (25 phút)
Bài 28 trang 120 SGK.
Trên hình sau có các tam giác nào bằng nhau?
Bài 29 trang SGK.
Cho góc xAy. Lấy điểm B trên tia Ax điểm D trên tia Ay sao cho AB = AD. Trên tia Bx lấy điểm E, trên tia Dy lấy điểm C sao cho BE = DC. Chứng minh rằng D ABC = D ADE.
* GV: Gọi 1 HS lên bảng vẽ hình và 1 HS viết GT, KL.
* GV hỏi:
- Quan sát hình vẽ em hãy cho biết DABC và D ADE có đặc điểm gì?
- Hai tam giác bằng nhau theo đặc điểm nào?
GV: Gọi HS nhận xét.
HS tính:
D DKE có: = 800; = 400
mà + + = 1800 (định lý tổng ba góc của tam giác ) Þ = 600
Þ D ABC = D KDE (c.g.c)
vì có AB = KD (gt)
 = = 600
 BC = DE (gt) 
Còn D NMP không bằng hai tam giác còn lại.
GT
xAy
B Ỵ Ax; D Ỵ Ay; E Ỵ Bx; C Ỵ Dy
BE = DC
KL
D ABC = D ADE
HS: Xét D ABC và D ADE có:
AB =AD (gt)
 chung
AD = AB (gt)
DE = BE (gt)
AD = AB (gt)
 Þ AC = AE
DC = BE (gt)
Þ D ABC = D ADE (c.g.c)
HS: Nhận xét.
Hoạt động 4: TRÒ CHƠI (11 phút)
Yêu cầu cho ví dụ về ba cặp tam giác (trong đó có một cặp tam giác vuông).
Hãy viết điều kiện để các tam giác trong mỗi cặp bằng nhau theo trường hợp c.g.c (viết dưới dạng kí hiệu).
(Thực hiện theo hình thức trò chơi tiếp sức).
Luật chơi: Có hai đội cùng chơi mỗi đội có 6 HS tham gia chơi, mỗi đội có một bút dạ hoặc 1 viên phấn thời gian chơi không quá 3 phút.
HS thứ nhất lên bảng chỉ viết tên hai tam giác, rồi chuyền bút cho HS thứ hai lên viết ra điều kiện để hai tạm giác này bằng nhau theo trường hợp cgc tiếp theo là HS 3,4,5,6. Cứ như thế, đội nào viết nhanh nhất sẽ được khen thưởng.
Hai đội lên bảng tham gia “Trò chơi”
Ví dụ:
HS1 ghi: D ABC và D A’B’C’
HS2 ghi: AB = A’B’
 = 
 AC = A’C’
HS3 ghi:       MNP ( = 1v)
 Và       EFG ( = 1v)
HS4 ghi: MN = EF
 MP = EG
Cả lớp theo dõi cổ vũ.
Hoạt động 5: DẶN DÒ (2 phút)
* Về nhà học kĩ, nắm vững tính chất bằng nhau của hai tam giác trường hợp c.g.c.
* Làm cẩn thận các bài tập 30, 31; 32 SGK; 40; 42; 43 SBT
Kí duyệt:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 13.doc