Giáo án môn Hình học khối 7 - Tuần 4

Giáo án môn Hình học khối 7 - Tuần 4

- HS được khắc sâu kiến thức về hai đường thẳng song song, dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.

- Rèn luyện kĩ năng vẽ hai đường thẳng song song, dần dần làm quen cách chứng minh hai đường thẳng song song.

B/- CHUẨN BỊ

GV: Thước thẳng, êke, bảng phụ.

HS: Vẽ được hai đường thẳng song song, nhận biết hai đường thẳng song song.

C/- PHƯƠNG PHÁP

 Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, luyện tập, hợp tác nhóm

D/- TIẾN TRÌNH BI DẠY

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 811Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học khối 7 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 04
Tiết 7:
 LUYỆN TẬP (Bài 4) 
A/- MỤC TIÊU
- HS được khắc sâu kiến thức về hai đường thẳng song song, dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.
- Rèn luyện kĩ năng vẽ hai đường thẳng song song, dần dần làm quen cách chứng minh hai đường thẳng song song.
B/- CHUẨN BỊ
GV: Thước thẳng, êke, bảng phụ.
HS: Vẽ được hai đường thẳng song song, nhận biết hai đường thẳng song song.
C/- PHƯƠNG PHÁP
	Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, luyện tập, hợp tác nhóm
D/- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trị
Ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (8’)
HS: -Phát biểu dấu hiệu nhận biết về hai đường thẳng song song?
 -Cho đường thẳng c cắt hai đường thẳng avà b. Chỉ ra các cặp góc so le trong, đồng vị, trong cùng phía, ngoài cùng phíz
Hoạt động 2: Luyện tập (35’)
Bài 27 SGK/91:
GV gọi HS đọc đề.
-Vẽ AD thỏa mấy điều kiện.
-Ta vẽ điều kiện nào trước?
-GV gọi HS lần lượt lên bảng vẽ hình.
-Làm sao vẽ được AD//BC?
-Làm sao vẽ AD = BC?
-Có mấy trường hợp xảy
BÀI 29 SKG/92:
Cho góc nhọn xOy và điểm O’. Hãy vẽ một góc nhọn x’Oy’ có O’x’//Ox và O’y’//Oy. Hãy đo xem hai và có bằng nhau không?
-GV gọi HS đọc đề và cho biết: bài toán cho biết gì, tìm gì?
-GV gọi một HS lên vẽ .
-Góc như thế nào là góc nhọn?
-Nêu cách vẽ O’x’, vẽ O’y’
-GV gọi HS đo số đo và . So sánh.
-> Hai góc nhọn có cạnh tương ứng song song thì bằng nhau.
-GV phát triển đối với trường hợp là góc tù.
-> Hai góc có cạnh tương ứng song song một nhọn, một tù thì bằng nhau.
Bài 26 SBT/78:
Vẽ hai đường thẳng a, b sao cho a//b. Lấy điểm M nằm ngoài đường thẳng a, b. vẽ đường thẳng c đi qua M và c^a, c^b.
-GV gọi HS nhắc lại cách vẽ hai đường thẳng song song; nhắc lại khái niệm hai đường thẳng vuông góc và cách vẽ hai đường thẳng vuông góc.
GV gọi từng HS lên bảng thực hiện.
Thỏa hai điều kiện: AD = BC và AD//BC
-HS lên bảng vẽ.
-HS có 2 trường hợp xảy ra: AD và AD’ là hai tia đối nhau.
-Cho nhọn và điểm O’. Vẽ : O’x’//Ox; O’y’//Oy.
-HS trả lời: Góc nhỏ hơn 900.
-HS nhắc lại cách vẽ
-HS lên bảng vẽ
Bài 27 SGK/91:
Bài 26 SBT/78:
Hoạt động 3: Dặn dị (2’)
	- Xem lại các bài tập đã làm, ôn lại lí thuyết.
	-Chuẩn bị bài: “Tiên đề Ơ-Clit về đường thẳng song song”.
Tiết 8:
 TIÊN ĐỀ ƠCLIT VỀ ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
A/- MỤC TIÊU
- Hiểu nội dung tiên đề Ơ-Clit là công nhận tính duy nhất của đường thẳng b đi qua M (MÏ a) sao cho b//a.
- Hiểu rằng nhờ có tiên đề Ơ-Clit mới suy ra được tính chất của hai đường thẳng song song: Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc sole trong bằng nhau, hai góc đồng vị bằng nhau, hai góc trong cùng phía bù nhau.
-Kĩ năng: Cho hai đường thẳng song song và một cát tuyến. Cho biết số đo của một góc, biết cách tính số đo góc còn lại.
B/- CHUẨN BỊ
GV: Thước thẳng, êke, bảng phụ.
HS: Oân tập cách vẽ hai đường thẳng song song
C/- PHƯƠNG PHÁP
- Đặt và giải quyết vấn đề, phát huy tính sáng tạo của HS.
- Đàm thoại, hỏi đáp.
D/- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trị
Ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
HS:	-Phát biểu dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song?
	-Cho đường thẳng a và điểm M nằm ngoài đường thẳng a. Hãy vẽ đường thẳng b đi qua M và song song với a? 
Hoạt động 2: Tiên đề Ơclit (10’)
-GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ của bạn vừa vẽ. Hãy cho biết ta có thể vẽ dược mấy đường thẳng b như vậy?
-GV giới thiệu tiên đề.
-HS: Chỉ một đường thẳng và đi qua M
1/- Tiên đề Ơ-Clit:
Qua một điểm ở ngoài một đường thẳng chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó.
Hoạt động 3: Tính chất của hai đường thẳng song song (18’)
GV cho HS hoạt động nhóm làm ?2 trong 7 phút.
GV gọi đại diện nhóm trả lời. Cho điểm nhóm nào xuất sắc nhất.
-GV cho HS nhận xét thêm hai góc trong cùng phía.
-> Nội dung của tính chất.
-GV tập cho HS làm quen cách ghi định lí bằng giả thuyết, kết luận dưới hình thức cho, tìm.
Nhận xét: Hai góc sole trong, hai góc đồng vị bằng nhau.
-Hai góc trong cùng phía bù nhau.
2/- Tính chất của hai đường thẳng song song:
Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì:
a) Hai góc sole trong bằng nhau.
b) Hai góc đồng vị bằng nhau.
c) Hai góc trong cùng phía bù nhau.
Cho
a//b, c cắt a tại A, cắt b tại B.
Tìm
Hoạt động 4: Luyện tập củng cố (10’)
Bài 32 SGK/94:
-> Củng cố tiên đề Ơ-Clit. GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời.
Bài 33 SGK/94:
Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì:
a) Hai góc sole trong 
b) Hai góc đồng vị 
c) Hai góc trong cùng phía 
Bài 34 SGK/94:
Cho a//b và 4 = 370
a) Tính 1.
b) So sánh 1 và 4.
c) Tính 2.
GV gọi HS nhắc lại lí thuyết và nêu cách làm, HS khác lên bảng trình bày.
Bài 32 SGK/94:
-HS trả lời
Bài 33 SGK/94:
HS đứng tại chỗ trả lời.
Bài 34 SGK/94:
HS lên bảng vẽ hình.
Bài 32 SGK/94:
Câu a, b đúng.
Câu c, d sai.
Bài 33 SGK/94:
a) Hai góc sole trong bằng nhau.
b) Hai góc đồng vị bằng nhau.
c) Hai góc trong cùng phía bù nhau.
Bài 34 SGK/94:
a) Ta có 1 = 4 = 370 (cặp góc sole trong do a//b)
b) 1 = 4 (cặp góc đồng vị do a//b)
c) 1 + 4 = 1800 (cặp góc trong cùng phía do a//b)
=> 2 = 1800 – 370 = 1430
Hoạt động 5: Dặn dị (2’)
	- Học bài, hoàn tất các bài vào tập BT, làm 28, 30 SBT/79.
	-Chuẩn bị bài luyện tập.
Ký Duyệt
Tổ duyệt
Ban giám hiệu
Ngày  tháng  năm 2009
Ngày  tháng  năm 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 4.doc