Giáo án môn Hình học lớp 7, kì I - Tiết 13, 14

Giáo án môn Hình học lớp 7, kì I - Tiết 13, 14

A. MỤC TIÊU:

- HS nắm chắc về cấu trúc định lí và phát biểu đúng định lí.

- Rèn cho HS cách ghi GT, KL; biết vẽ hình minh hoạ.

- Làm quen dần với cách chứng minh định lí.

B. CHUẨN BỊ:

- GV: Soạn bài, tham khảo tài liệu, bảng phụ.

- HS: Dụng cụ học tập, sách giáo khoa theo HD tiết 12.

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Tổ chức: (1')

2. Kiểm tra : (9')

- HS 1: Thế nào là định lí? định lí gồm những phần nào? GT, KL là gì? Làm bài 50 (SGK-101).

- HS 2: Làm bài 51 (SGK-101).

 

doc 5 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 598Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học lớp 7, kì I - Tiết 13, 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7	 Ngày soạn: 17/10/09
Tiết	13	 Ngày dạy: 20/10/09
luyện tập
A. mục tiêu:
- HS nắm chắc về cấu trúc định lí và phát biểu đúng định lí.
- Rèn cho HS cách ghi GT, KL; biết vẽ hình minh hoạ.
- Làm quen dần với cách chứng minh định lí.
B. chuẩn bị:
- GV: Soạn bài, tham khảo tài liệu, bảng phụ.
- HS: Dụng cụ học tập, sách giáo khoa theo HD tiết 12.
C. tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: (1') 
2. Kiểm tra : (9')
- HS 1: Thế nào là định lí? định lí gồm những phần nào? GT, KL là gì? Làm bài 50 (SGK-101).
- HS 2: Làm bài 51 (SGK-101).
3. Bài mới: (23')
1. Bài 52 (SGK-101):
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV đưa đề bài lên bảng.
- HS điền vào bảng.
- Tổ chức 2 đội thi với yêu cầu chứng minh 
GT
 đối đỉnh
KL
Các khẳng định
Căn cứ của khẳng định
1
Vì kề bù
2
Vì kề bù
3
Căn cứ vào (1) và (2
4
Căn cứ vào (3)
2. Bài 53 (SGK-102):
- Muốn chứng minh định lí ta cần tiến hành những bước nào?
- 1 HS lên bảng vẽ hình; ghi GT, KL
- Lần lượt HS lên bảng điền vào chỗ trống.
- Cho HS nêu cách trình bày gọn hơn:
(vì 2 góc kề bù)
(vì 2 góc đối đỉnh)
(vì 2 góc đối đỉnh)
GT
xx' cắt yy' tại O
KL
 (vì 2 góc kề bù)
 (theo GT và căn cứ vào 1)
 (căn cứ vào 2)
 (vì 2 góc đối đỉnh)
 (căn cứ vào 4)
 (vì 2 góc đối đỉnh)
 (căn cứ vào 6)
4. Củng cố(10')
* Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào là định lí? Nếu là định lí, hãy vẽ hình và ghi GT và KL?
a) Khoảng cách từ trung điểm doạn thẳng tới mỗi đầu đoạn thẳng bằng nửa độ dài đoạn thẳng đó.
b) Hai tia phân giác của hai góc kề bù tạo thành một góc vuông.
c) Tia phân giác của một góc tạo với hai cạnh của hai góc có số đo bằng nửa số đo góc đó.
d) Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng tạo thành một cặp góc so le trong bằng nhau thì hai dường thẳng đó song song.
5. Hướng dẫn học ở nhà: (2')
- Xem lại các bài tập đã chữa.
- Làm các bài tập trong SBT.
- Chuẩn bị các câu hỏi và bài tập ôn tập chương I (SGK-102 à 104).
D. Rút kinh nghiệm
---------------------------------------
Tuần 7	 Ngày soạn: 17/10/09
Tiết	14	 Ngày dạy: 24/10/09
ôn tập chương i
A. mục tiêu:
- Hệ thống hoá kiến thức về đường thẳng vuông góc và đường thẳng song song.
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ để vẽ hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song.
- Biết cách kiểm tra xem hai đường thẳng cho trước có vuông góc hay song song không.
- Rèn tư duy so sánh, khái quát. Bước đầu tập suy luận, vận dụng các tính chất của đường thẳng vuông góc và đường thẳng song song.
B. chuẩn bị:
- GV: Soạn bài , tham khảo tài liệu, bảng phụ
- HS: Dụng cụ học tập, sách giáo khoa theo HD tiết 13.
C. tiến trình dạy học:
 	1. Tổ chức: (1')
2. Kiểm tra:
3. Ôn tập: 
1. Đọc hình vẽ: (17')
 (1) TC 2 góc đối đỉnh
(2) Đường trung trực của đoạn thẳng..
(3) TC của hai đường thẳng song song - dấu hiệu nhận biết.
(4) Ba đường thẳng song song.
(5) Đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song.
(6) Tiên đề Ơ-clit.
(7) Hai đường thẳng cùng vuông góc với một dường thẳng.
 - GV đưa đề bài lên bảng, HS quan sát và nêu nội dung kiến thức ở từng hình.
- Chỉ ra định lí có trong hình nào? Nêu GT, KL?
2. Điền vào chỗ trống? (6')
a) Hai góc đối đỉnh là hai góc có..
b) Hai đường thẳng vuông góc với nhau là hai đường thẳng..
c) Đường trung trực của một đạn thẳng là đường thẳng.
d) Hai đường thẳng a, b song song với nhau được kí hiệu là
e) Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b và có một cặp góc so le trong bằng nhau thì.
f) Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì.
g) Nếu và thì ..
h( Nếu a//c và b//c thì..
3. Bài tập Đ - S? Vẽ hình phản VD để minh hoạ? (7')
a) Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.
b) Hai góc bằng nhau thì đối đỉnh.
c) Hai đường thẳng vuông góc thì cắt nhau.
d) Hai đường thẳng cắt nhau thì vuông góc.
e) Đường trung trực của một đoạn thẳng là đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn thẳng ấy. 
f) Đường trung trực của một đoạn thẳng là đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng ấy.
h) Đường trung trực của một đoạn thẳng là đường thẳng đi uia trung điểm của đoạn thẳng ấy và
vuông góc với đoạn thẳng ấy.
- GV đưa đề bài lên bảng, HS thảo luận rồi trả lời.
4. Vẽ hình: (12')
- 1 HS lên bảng nêu cách vẽ và vẽ hình.
- HS-GV nhận xét.
- Tổ chức cho 2 nhóm thi vẽ hình nhanh và chính xác.
* Bài 56 (SGK-103):
* Bài 45 (SBT-82):
4. Củng cố: Từng phần
5. Hướng dẫn học ở nhà: (2')
- Tiếp tục ôn tập chương I theo nội dung trên.
- Làm tiếp bài tập trong SGK và SBT.
- Chuẩn bị ôn tập tiếp.
D. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docT7.doc