Giáo án môn Hình học lớp 7 - Năm 2009 - 2010 - Hai góc đối đỉnh

Giáo án môn Hình học lớp 7 - Năm 2009 - 2010 - Hai góc đối đỉnh

I- Mục tiêu

1. Kiến thức:

 - HS nhận biết được thế nào là hai góc đối đỉnh.

 - HS phát biểu được định nghĩa hai góc đối đỉnh

 - HS phát biểu được tính chất: Hai góc đổi đỉnh thì bằng nhau.

2. Kỹ năng:

 - Nhận biết các góc đối đỉnh trong một hình

 - HS bước đầu tập suy luận

3. Thái độ:

 - Có tinh thần hợp tác trong các hoạt động nhóm

 

docx 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 773Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học lớp 7 - Năm 2009 - 2010 - Hai góc đối đỉnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/08/2009
Ngày giảng: 21/08/2009, Lớp 7A, B
Chương I- Đường thẳng vuông góc. Đường thẳng song song
Tiết 1: Hai góc đối đỉnh
I- Mục tiêu
1. Kiến thức:
	- HS nhận biết được thế nào là hai góc đối đỉnh.
	- HS phát biểu được định nghĩa hai góc đối đỉnh
	- HS phát biểu được tính chất: Hai góc đổi đỉnh thì bằng nhau.
2. Kỹ năng:
	- Nhận biết các góc đối đỉnh trong một hình
	- HS bước đầu tập suy luận
3. Thái độ:
	- Có tinh thần hợp tác trong các hoạt động nhóm
II- Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: - SGK, thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ
2. Học sinh: - SGK, thước thẳng, thước đo góc, giấy rời, bảng nhóm, bút viết bảng
III- Phương pháp
	- Vấn đáp
	- Hoạt động nhóm
	- Trực quan
IV- Tổ chức giờ dạy 
1. ổn định tổ chức ( 1')
	- Hát- Sĩ số: 7A:
	7B:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Không
3. Bài mới
Đặt vấn đề: ( 3'): GV giới thiệu nội dung chương I: Chúng ta cần nghiên cứu các khái niệm cụ thể như:	
	- Hai góc đối đỉnh
	- Hai đường thẳng vuông góc
	- Các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng
	- Hai đường thẳng song song
	- Tiên đề ơclít về hai đường thẳng song song
	- Từ vuông góc đến song song
	- Khái niệm định lý
Hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu khái niệm đầu tiên của chương: Hai góc đối đỉnh.
Hoạt động 1: Thế nào là hai góc đối đỉnh ( 16')
 	Mục tiêu: 	- HS nhận biết được thế nào là hai góc đối đỉnh.
	- HS phát biểu được định nghĩa hai góc đối đỉnh
	- Nhận biết các góc đối đỉnh trong một hình
 	Đồ dùng học tập: - Thước thẳng, tranh vẽ một số góc đối
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung ghi bảng
GV treo tranh vẽ sẵn hai góc đối đỉnh và hai góc không đối đỉnh
GV: Em hãy nhận xét về mối quan hệ về đỉnh, về cạnh của O1 và O3, M1 và M2; của A và B
+ HS quan sát và trả lời : O1 và O3 có chung đỉnh O, cạnh Oy là tia đối của cạnh Ox, cạnh Oy' là tia đối của cạnh Ox'
+ M1 và M2 chung đỉnh M, Ma và Md đối nhau, Mb và Mc không đối nhau
+ A và B không chung đỉnh nhưng mà bằng nhau.
GV giới thiệu: O1 và O3 có mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc kia ta nói O1 và O3 là hai góc đối đỉnh. Còn M1 và M2; của A và B không phải là hai góc đối đỉnh.
CH: Thế nào là hai góc đối đỉnh?
+ HS phát biểu nội dung định nghĩa
- GV Y/C HS trả lời nội dung ?2
GV hai góc A và B có phải là hai góc đối đỉnh hay không?
+ HS dựa vào định nghĩa trả lời
1. Thế nào là hai góc đối đỉnh?
?1: O1 và O3 có chung đỉnh O, cạnh Oy là tia đối của cạnh Ox, cạnh Oy' là tia đối của cạnh Ox'
* Định nghĩa (SGK-Tr81)
?2: O2 và O4 cũng là hai góc đối đỉnh vì: Tia Oy' là tia đối của tia Ox' và tia Ox là tia đối của tia Oy
Hoạt động 2: Tính chất của hai góc đối đỉnh ( 12)
 	Mục tiêu: 	- HS phát biểu được tính chất: Hai góc đổi đỉnh thì bằng nhau.
	- HS bước đầu tập suy luận
GV: Y/C HS quan sát hai góc đối đỉnhO1 và O3 ; O2 và O4. Em hãy ước lượng bằng mắt và so sánh độ lớn của góc O1 và O3; O2 và O4
+ HS: O1 = O3; O2 = O4
- Em hãy dùng thước đo góc kiểm tra lại kết quả vừa ước lượng.
- Y/C 1 HS lên bảng kiểm tra bằng thước đo góc. HS cả lớp tự nhiểm tra trên hình vẽ của mình trên vở.
GV dựa vào tính chất của hai góc kề bù đã học ở lớp 6. Giải thích vì sao O1 = O3 bằng suy luận.
- Có nhận xét gì về tổng O1 + O2? Vì sao?
Tương tự với: O2 + O3?
Từ (1) và (2) ta suy ra điều gì?
Cách lập luậ như trên là ta đã giải thích O1 = O3 bằng suy luận.
Y/C HS rút ra tính chất của hai góc đối đỉnh.
+ HS phát biểu tính chất 2 góc đối đỉnh.
2. Tính chất của hai góc đối đỉnh
?3: (SGK-Tr81)
* Tập suy luận: O1 = O3 hay không?
Vì O1 và O2 kề bù nên:
O1+O2=1800 (1)
Vì O2 và O3 kề bù nên:
O2+O3=1800 (2)
So sánh (1) và (2) ta có:
O1+O2=O2+O3 3
Từ (3) suy ra: O1 = O3
* Tính chất: Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.
Hoạt động 3: Luyện tập (8')
Mục tiêu: - HS Giải được các bài tập có liên quan tới 2 góc đối đỉnh
GV: Ta có hai góc đối đỉnh thì bằng nhau. Vậy hai góc bằng nhau có đối đỉnh không?
+ HS: Không
- GV: Đưa lại bảng phụ có vẽ các hình lúc đầu để khẳng định hai góc bằng nhau chưa chắc đã đối đỉnh.
Y/C HS làm bài tập 1 (SGK-Tr82)
+ HS đứng tại chỗ trả lời
GV: Y/C HS đứng tại chỗ làm bài tập 2
3. Luyện tập
Bài tập 1(SGK-Tr82)
a, xOy và x'Oy' là hai góc đối đỉnh vì cạnh Ox là tia đối của cạnh Ox' và canh Oy là tia đối của cạnh Oy'
b, Góc x'Oy và góc xOy' là hai góc đối đỉnh vì cạnh Ox là tia đối của cạnh Ox' và cạnh Oy' là tia đối của cạnh Oy
Bài tập 2(SGK-Tr82)
a, Hai góc có mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc kia được gọi là hai góc đối đỉnh
b, Hai đường thẳng cắt nhau tạo thành hai cặp góc đối đỉnh
4. Củng cố ( 2')
- Thế nào là hai góc đối đỉnh? Nêu tính chất của hai góc đối đỉnh?
5. Hướng dẫn về nhà ( 3')
	- Học thuộc định nghĩa, tính chất hai góc đối đỉnh. Học cách tập suy luận
	- Biết vẽ góc đối đỉnh với 1 góc cho trước, vẽ hai góc đối đỉnh với nhau.
	- BTVN: 3, 4, 5 (SGK-Tr82)
	- Chuẩn bị giờ sau luyện tập

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiet 1.docx