Giáo án môn Hình học lớp 7 - Năm 2009 - 2010 - Tiết 33: Luyện tập

Giáo án môn Hình học lớp 7 - Năm 2009 - 2010 - Tiết 33: Luyện tập

I- Mục tiêu

1. Kiến thức:

 - Khắc sau kiến thức, rèn kỹ năng chưng minh hai tam giác bằng nhau theo trường hợp (g.c.g). Từ CM hai tam giác bằng nhau suy ra được các cạnh còn lại, các góc còn lại của hai tam giác bằng nhau.

2. Kỹ năng:

 - Rèn kỹ năng vẽ hình, viết GT-KL, cách trình bày bài

3. Thái độ:

 - Phát huy trí lực của học sinh

II- Đồ dùng dạy học

1. Giáo viên: Thước thẳng, thước đo độ, bảng phụ, bút dạ

2. Học sinh: Thước thẳng, thước đo độ

 

docx 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 791Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học lớp 7 - Năm 2009 - 2010 - Tiết 33: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/12/2009
Ngày giảng: 21/12/2009, Lớp 7A
	24/12/2009, Lớp 7B
Tiết 33: Luyện tập
( Về ba trường hợp bằng nhau của tam giác) ( Tiết 1)
I- Mục tiêu
1. Kiến thức:
	- Khắc sau kiến thức, rèn kỹ năng chưng minh hai tam giác bằng nhau theo trường hợp (g.c.g). Từ CM hai tam giác bằng nhau suy ra được các cạnh còn lại, các góc còn lại của hai tam giác bằng nhau.
2. Kỹ năng:
	- Rèn kỹ năng vẽ hình, viết GT-KL, cách trình bày bài
3. Thái độ:
	- Phát huy trí lực của học sinh
II- Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: Thước thẳng, thước đo độ, bảng phụ, bút dạ
2. Học sinh: Thước thẳng, thước đo độ
III- Phương pháp
	- Vấn đáp
	- Trực quan
IV- Tổ chức dạy học
1. ổn định tổ chức ( 1')
	- Hát- Sĩ số: 7A:
	7B:
2. Kiểm tra bài cũ 
	- Không
3. Bài mới
Hoạt động 1: Luyện tập bài tập về hai tam giác bằng nhau ( 10')
Mục tiêu: - HS chứng minh được hai tam giác bằng nhau theo trường hợp ( g.c.g)
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung ghi bảng
- GV cho HS làm bài tập 1
- GV treo bảng phụ ghi bài tập 1
Cho tam giác ABC có góc B bằng góc C. Tia phân giác góc B cắt AC ở D, tia phân giác góc C cắt AB ở E. So sánh độ dài BD và CE
- GV: Hướng dẫn HS các vẽ hình
+ Vẽ cạnh BC
+ Vẽ góc B( B<900)
+ Vẽ góc C mà ( C=B) ( dùng compa và thước thẳng) hai cạnh còn lại của góc B và góc C cắt nhau tại A ta được tam giác ABC
- Nhìn hình vẽ ta có dự đoán gì về độ dài của BD và CE
- GV: Ta cần chỉ ra hai tam giác nào bằng nhau?
+ HS: Tam cần Chứng minh: ∆BEC=∆CDB
1. Luyện bài tập về hai tam giác bằng nhau
GT
∆ABC: C=B
BD là tia phân giác của góc B
CE là tia phân giác của góc C
KL
So sánh: BD&CE
Chứng minh:
Xét ∆BEC và ∆CDB có:
C=B( gt)
C1=B1( vì C1=C2)
B1=B2 mà (C=B)
Cạnh BC chung
⇒∆BCE=∆CDB( g.c.g)
⇒CE=BD( Cạnh tương ứng)
Hoạt động 2: Luyện tập về hai tam giác bằng nhau trên những hình đã vẽ sẵn( 29')
Mục tiêu: - HS phát hiện và chứng minh được các tam giác bằng nhau khi thiếu một yếu tố nào đó nhờ vào hình vẽ
Bài 2: ( Bài tập 37( SGK-Tr123))
GV: Đưa đề bài lên bảng phụ
Y/C HS quan sát hình vẽ và đọc đề bài
- Trên mỗi hình 101, 102, 103 có các tam giác nào bằng nhau? Vì sao?
- GV treo bảng phụ vẽ sẵn hình 
Bài 3( SGK-Tr124)
GV: Y/C HS nêu GT, KL của bài
GV: gợi ý: nối AD và hỏi để chứng minh AB= CD, AC= BD ta làm thế nào?
+ HS: Để chứng minh AB=CD;AC=BD ta cần chứng minh ∆ABD=∆DCA
- GV Y/C HS trình bày bài
2. Luyện tập về hai tam giác bằng nhau trên những hình đã vẽ sãn
Bài 2( Bài tập 37 SGK-Tr123)
Hình 101 có:
∆ABC và ∆FDE với
B=D=800
BC=DE=3
C=E vỡ C=400
E=1800-800+600=400
⇒∆ABC=∆FDEg.c.g
Hình 102:
Không có hai tam giác nào bằng nhau. Vì theo các trường hợp bằng nhau của tam giác không có cặp tam giác nào đủ tiêu chuẩn bằng nhau.
Hình 103:
Xét ∆NRQ và ∆RNP có
N1=1800-600+400=800
R1=1800-600+400=800
⇒N1=R1=800
Cạnh NR chung
R2=N2=400
⇒∆NRQ=∆RNPg.c.g
Bài 3( Bài tập 38 SGK-Tr124)
GT
AB∥CD, AC∥BD
KL
AB=CD;AC=BD
Chứng minh:
Do AB∥CD⇒A1=D1( 2 góc sole trong)
AD cạnh chung
Vì AC∥BD⇒A2=D2( 2 góc sole trong)
⇒∆ABD=∆DCA(g.c.g)
⇒AB=CDAC=BD( cạnh tương ứng của hai tam giác bằng nhau)
4. Củng cố ( 2')
	- Nêu các trường hợp bằng nhau của hai tam giác
	- Nêu hệ quả của trường hợp bằng nhau của tam giác c.g.c, g.c.g
5. Hướng dẫn về nhà ( 3')
	- Về nhà cần nắm vững các trường hợp bằng nhau của hai tam giác, cần chú ý hệ quả của nó
	- BTVN: 52; 53; 54( SBT-Tr104)
	- Chuẩn bị giờ sau tiếp tục luyện tập

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiet 33.docx