I- Mục tiêu
1. Kiến thức
- Củng cố các định lý quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng vận dụng các định lý để so sánh các đoạn thẳng, các góc trong tam giác
3. Thái độ
- GD ý thức cho HS khi làm bài tập
Ngày soạn: 28/02/2010 Ngày giảng: 02/03/2010, Lớp 7A,B Tiết 48: LUYỆN TẬP I- Mục tiêu 1. Kiến thức - Củng cố các định lý quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng vận dụng các định lý để so sánh các đoạn thẳng, các góc trong tam giác 3. Thái độ - GD ý thức cho HS khi làm bài tập II- Đồ dùng dạy học 1. Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng có chia khoảng cách, compa, thước đo góc, phấn mầu, bút dạ 2. Học sinh: Thước thẳng, compa, bút dạ III- Phương pháp - Vấn đáp - Trực quan - Thảo luận nhóm IV- Tổ chức dạy học 1. Ổn định tổ chức ( 1') - Hát- Sĩ số: 7A: 7B: 2. Kiểm tra bài cũ ( 5') - Phát biểu nội dung định lý 1 và 2 về mối quan hệ giữa cạnh và góc trong tam giác ĐA: ( SGK- Tr53+ 54) 3. Bài mới Hoạt động 1: Luyện tập ( 34') Mục tiêu: - Củng cố các định lý quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng - GV: Cho HS làm bài tập 5( SGK-Tr56) + HS: Đọc đề bài và quan sát hình vẽ GV: Hãy cho biết ba đoạn thẳng AD, BD, CD đoạn nào dài nhất; đoạn nào ngắt nhất? Vậy ai đi xa nhất, ai đi gần nhất? + HS: Hạnh đi xa nhất, Trang đi gần nhất - GV cho HS làm tiếp bài tập 6( SGK-Tr56) - GV: Kết luận nào là đúng + HS: Kết luận C đúng - GV gọi 1 HS lên bảng trình bày GV cho HS làm bài tập 7 ( SGK-Tr56) Cho tam giác ABC có AB<AC gọi M là trung điểm của BC. So sánh BAM và MAC - GV Y.C HS lên bảng vẽ hình, HS cả lớp vẽ hình vào vở ghi GT- KL của bài toán - GV gọi ý kéo dài AM một đoạn MD=MA hãy cho biết A1 bằng góc nào? Vì sao? Vậy để so sánh D và A2 - Muốn vậy ta xét ∆ACD - GV Y/C một HS nêu cách CM. Sau đó, một HS khác lên bảng trình bày bài làm. Bài tập 5( SGK-Tr56) Xét ∆DBC có C>900⇒C>B1 vì B1DC( quan hệ giữa cạnh và góc đối diện trong một tam giác có B1<900) ⇒B2>900 Xét ∆DAB có B2>900⇒B2>A ⇒DA>DB ( Tương tự như trên) Vậy DA>DB>DC Vậy Hạnh đi xa nhất Trang đi gần nhất Bài tập 6( SGK-Tr56) AC=AD+DC ( Vì D nằm giữa A và C) Mà DC=BC( gt) ⇒AC=AD+BC ⇒AC>BC⇒B>A ( Quan hệ giữa cạnh và góc đối diện trong một tam giác) Vậy kết luận C là đúng. Bài tập 7( SGK-Tr24) GT ∆ABC có AB<AC BM=MC KL So sánh: BAM và MAC CM: Xét ∆AMB và ∆DMC có MB=MC gt M1=M2( đối đỉnh) MA=MD ( cách vẽ) ⇒∆AMB=∆DMC( c.g.c) ⇒A1=D( góc tương ứng) Và AB=DC cạnh tương ứng Xét ∆ADC có: AC>AB ( gt) AB=DC ( CM trên) ⇒AC>DC ⇒D>A2( Quan hệ giữa góc và cạnh trong tam giác) Mà A1=D( chứng minh trên) ⇒A1>A2 4. Củng cố ( 2') - Qua tiết luyện tập này các em phải nắm được góc đối diện với cạnh lớn hơn và cạnh đối diện với góc lớn hơn. - Biết vận dụng định lý vào làm bài tập 5. Hướng dẫn về nhà ( 3') - Học thuộc hai định lý quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong tam giác - BTVN: 5; 6; 8( SBT-Tr24; 25) - Chuẩn bị bài mới
Tài liệu đính kèm: