I- Mục tiêu
1. Kiến thức
- Ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức của chủ đề quan hệ giữa các yếu tốt cạnh, góc của một tam giác
2. Kỹ năng
- Vận dụng các kiến thức đã học để giải toán và giải quyết một số tính huống thực tế
3. Thái độ
- Có ý thức học bài, làm bài tập
Ngày soạn: 17/04/2010 Ngày giảng: 19/04/2010, Lớp 7A 21/04/2010, Lớp 7B Tiết 65: ÔN TẬP CHƯƠNG III (tiết 1) I- Mục tiêu 1. Kiến thức - Ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức của chủ đề quan hệ giữa các yếu tốt cạnh, góc của một tam giác 2. Kỹ năng - Vận dụng các kiến thức đã học để giải toán và giải quyết một số tính huống thực tế 3. Thái độ - Có ý thức học bài, làm bài tập II- Đồ dùng dạy học 1. Giáo viên: SGK, Bảng phụ, thước kẻ, compa, eke, thước đo góc 2. Học sinh: Ôn tập và làm các câu hỏi 1, 2, 3 III- Phương pháp - Thảo luận nhóm - Vấn đáp - Trực quan IV- Tổ chức dạy học 1. Ổn định tổ chức (1') - Hát- Sĩ số: 7A: 7B: 2. Kiểm tra bài cũ - Kết hợp với giờ luyện tập 3. Bài mới Hoạt động 1: Ôn tập quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác (13') Mục tiêu: HS nắm được góc đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung ghi bảng - GV: Phát biểu các định lý về quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác. Câu 1: (SGK-Tr86) - GV cho HS làm bài tập 63( SGK-Tr87) - GV gọi một HS lên bảng vẽ hình, Y/C HS khác mở vở bài tập đã chuẩn bị để đối chiếu - GV hướng dẫn HS phân tích bài toán + Nhận xét gì về ADC và AEB? + AEC quan hệ thế nào với ACB - GV: So sánh ACB và ABC. Vậy ta có ADB<AEC - GV gọi 1 HS lên bảng trình bày - GV: Có D<E hãy so sánh AD và AE. Gọi một HS phát biểu sau đó gọi 1 HS khác lên làm phần b 1. Ôn tập quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác - Trong một tam giác, góc đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn, cạnh đối diện với góc lớn hơn là cạnh lớn hơn. Câu 1 (SGK-Tr86) Bài toán 1 Bài toán 2 GT AB>AC B<C KL B<C AB>AC Bài 63 (SGK-Tr87) GT ∆ABC;AC<AB;BD=BA CE=CA KL a, So sánh ADC và AEB b, So sánh AD và AE CM: a, ∆ABC có AC<AB gt ⇒ABC<ACB (1) (quan hệ giữa cạnh và góc đối diện trong tam giác) Xét ∆ABD có AB=BD (gt) ⇒D=A1=ABC2 (2) Chứng minh tương tự ⇒E=ACB2 (3) Từ (1), (2) và (3) ⇒D<E b, ∆ADE có D<E (Chứng minh trên) ⇒AE<AD (Quan hệ giữa cạnh và góc đối diện trong tam giác) Hoạt động 2: Ôn tập quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên. Đường xiên và hình chiếu (13') Mục tiêu: HS nắm được mối quan hệ giữa đường xiên và hình chiếu - GV Y/C HS trả lời câu 2 (SGK-Tr86) GV Y/C HS vẽ hình và điền dấu () vào các chỗ trống cho đúng - GV Y/C HS giải thích có sở của bài làm - GV: Hãy phát biểu định lý quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, đường xiên và hình chiếu - GV cho HS làm bài tập 64 (SGK-Tr87) phần a - Trường hợp góc N nhọn 2. Ôn tập về quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, đường xiên và hình chiếu a, AB>AH;AC>AH b, Nếu HB<HC thì AB<AC c, Nếu AB<AC thì HB<HC Bài 64 (SGK-Tr87) a, Trường hợp góc N nhọn có MN<MP gt ⇒HN<HP (quan hệ giữa đường xiên và hình chiếu) Trong ∆MNP có MN<MP (gt) ⇒P<N (quan hệ giữa cạnh và góc đối diện trong tam giác) Trong tam giác vuông MHN có N+M1=90° Trong ∆ vuông MHP có: P+M2=90° Mà PM1 Hay NMH<PMH Hoạt động 3: Ôn tập về quan hệ giữa ba cạnh của tam giác (13') Mục tiêu: HS nắm được định lý nói về quan hệ giữa ba cạnh trong một tam giác, bất đẳng thức trong tam giác - GV Y/C HS trả lời câu 3 (SGK-Tr86) Cho ∆DÈ hãy viết các bất đẳng thức về quan hệ giữa các cạnh của tam giác này? - GV cho HS làm bài tập 65 (SGK-Tr87) Có thể vẽ được mấy tâm giác (phân biệt) với ba cạnh là ba trong năm đoạn có độ dài: 1cm; 2cm; 3cm; 4cm; 5cm? - GV gợi ý cho HS nếu cạnh lớn nhất của tam giác là 5cm thì cạnh còn lại có thể là bao nhiêu? Tại sao? - GV nếu cạnh lớn nhất của tam giác là 4cm thì hai cạnh còn lại có thể là bao nhiêu? Tại Sao? - Cạnh lớn nhất của tam giác có thể là 3cm không? 3. Ôn tập về quan hệ giữa ba cạnh của tam giác Câu 3 (SGK-Tr86) DE-DF<EF<DE+DF DF-DE<EF<DE+DF DE-EF<DF<DE+EF EF-DE<DF<EF+DE EF-DF<DE<EF+DF DF-EF<DE<EF+DF Bài 65 (SGK-Tr87) - Nếu cạnh lớn nhất của tam giác là 5cm thì hai cạnh còn lại có thể là: 2cm và 4cm vì 5cm<2cm+4cm Hoặc 3cm và 4cm vì 5cm<3cm+4cm - Nếu cạnh lớn nhất của tam giác là 4cm thì hai cạnh còn lại là 2cm và 3cm vì 4cm<2cm+3cm - Cạnh lớn nhất của tam giac không thể là 3cm vì 3cm=1cm+2cm không thoả mãn bất đẳng thức tam giác 4. Củng cố (2') - Trong tam giác vuông, cạnh góc vuông như thế nào với cạnh huyền - Trong tam giác bất kỳ, đối diện với cạnh nhỏ nhất là góc nào 5. Hướng dẫn về nhà (3') - Tiết sau ôn tập chương III - Ôn tập các đường đồng quy trong tam gaics - Làm các câu hỏi ôn tập từ câu 4 đến 8 - Chuẩn bị bài mới
Tài liệu đính kèm: