Giáo án môn Hình học lớp 7 - Năm 2009 - 2010 - Tiết 69: Ôn tập cuối năm (tiết 3)

Giáo án môn Hình học lớp 7 - Năm 2009 - 2010 - Tiết 69: Ôn tập cuối năm (tiết 3)

I- Mục tiêu

1. Kiến thức

 - Ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức chủ yếu về các đường đồng quy trong tam giác( đường trung tuyến, đường phân giác, đường trung trực, đường cao) và các dạng đặc biệt của tam giác (tam giác cân, tam giác đều, tam giác vuông)

2. Kỹ năng

 - Vận dụng các kiến thức đã học để giải một số bài tập ôn tập cuối năm

3. Thái độ

 - Cẩn thận, chính xác, có ý thức trong học tập

 

docx 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 843Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học lớp 7 - Năm 2009 - 2010 - Tiết 69: Ôn tập cuối năm (tiết 3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 69: ÔN TẬP CUỐI NĂM (Tiết 3)
I- Mục tiêu
1. Kiến thức
	- Ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức chủ yếu về các đường đồng quy trong tam giác( đường trung tuyến, đường phân giác, đường trung trực, đường cao) và các dạng đặc biệt của tam giác (tam giác cân, tam giác đều, tam giác vuông)
2. Kỹ năng
	- Vận dụng các kiến thức đã học để giải một số bài tập ôn tập cuối năm
3. Thái độ
	- Cẩn thận, chính xác, có ý thức trong học tập
II- Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: Thước thẳng, compa, eke, thước đo góc, phấn mầu
2. Học sinh: Ôn tập lý thuyến về các đường đồng quy, thước thẳng, compa, eke, thước đo góc, bẳng nhóm
III- Phương pháp
	- Vấn đáp
	- Trực quan
	- Thảo luận nhóm
IV- Tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức (1')
	- Hát- Sĩ số: 7A:
	7B:
2. Kiểm tra bài cũ 
	- Không
3. Bài mới
Hoạt động 1: Ôn tập các đường quy của tam giác (10')
	Mục tiêu: HS nắm được các đường đồng quy của tam giác, đặc điểm của các đường quy trong tam giác
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung ghi bảng
- GV: Em hãy kể tên các đường đồng quy trong tam giác?
- GV sau đso GV đưa bảng phụ có ghi bài tập sau:
Cho hình vẽ, hãy điền vào các chỗ trỗng () dưới đây cho đúng.
Đường trung tuyến của tam giác
Đường phân giác
IK==IN
I cách đều ba cạnh tam giác
- GV Y/C HS nhắc lại khái niệm và tính chất các đường đồng quy của tam giác
Đường trung trực
OA==OC
O cách đều ba đỉnh của tam giác
Hoạt động 2: Luyện tập
Mục tiêu: HS áp dụng tính chất các đường đồng quy, tính chất tam giác cân, đều, vuông vào giải bài tập
- GV cho HS làm bài 7 (SGK-Tr92) GV đưa đề bài lên bảng và Y/C HS viết GT, KL vào vở
- GV gợi ý cho HS 
- GV Y/C HS trình bài lời giải
a, Hãy so sánh hai đoạn thẳng OA và MA
b, So sánh hai đoạn thẳng OB và OM
- GV cho HS làm bài 8(SGK – Tr 92)
GV cho đề bài lên bảng YC HS viết GT và KL vào vở
- GV gợi ý cho HS
- GV Y/C HS trình bày lời giải
a, CMR ∆ABE = ∆HBE
b, BE Là đường trung trực của đoạn thẳng AH
c, EK = EC
d, AE < EC
3. Luyện tập
Bài 7 (SGK-Tr92)
CM:
a, Tam giác vuông OAM có AOM, suy ra AO > AM (theo quan hệ giữa góc và cạnh đối diện của một tam giác)
b. Tam giác OMB có OMB là góc tù (vì OMB = 1800- OMA, mà OMA là góc nhọn). Vậy cạnh OB, đối diện với góc tù, là cạnh lớn nhất của tam giác OMB. Suy ra OB > OM
Bài 8 (SKG – Tr 92)
CM :
∆ABE = ∆HBE (cạnh huyền, góc nhọn).
Từ câu a) suy ra AB = HB và AE=HE. Theo tính chất của đường tring trực của một đoạn thẳng, ta có BE là trung trực của đoạn thẳng AH
Do AE = HE (câu b), góc AEK = HEC (hai góc đối đỉnh) nên ∆AEK = ∆HEC; suy ra EK = EC 
Trong tam giác vuông AEK, EK là cạnh huyền nên EC = EK > AE
4. Củng cố (2')
	- Nhắc lại định nghĩa tam giác cân, tam giác đều, tam giác vuông
	- Nêu một số tín chất tam giác cân, tam giác đều, tam giác vuông
5. Hướng dẫn về nhà (3')
	- Y/C HS ôn tập lý thuyết và làm lại các bài tập ôn tập
	- Ôn tập chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra học kỳ

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiet 69.docx