Giáo án môn Hình học lớp 7 - Tiết 22, 23, 24

Giáo án môn Hình học lớp 7 - Tiết 22, 23, 24

I. Mục tiêu: Thông qua bài học giúp học sinh:

- Kiến thức: Nắm được trường hợp bằng nhau cạnh - cạnh - cạnh của hai tam giác. Biết cách vẽ một tam giác biết ba cạnh của nó. Biết sử dụng trường hợp bằng nhau cạnh - cạnh - cạnh để chứng minh hai tam giác bằng nhau, từ đó suy ra các góc tương ứng bằng nhau.

- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng dụng cụ, biết trình bày bài toán chứng minh 2 tam giác bằng nhau.

- Thái độ: Rèn tính cẩn thận chính xác trong vẽ hình.

* Trọng tâm: Sử dụng trường hợp bằng nhau cạnh - cạnh - cạnh để chứng minh hai tam giác bằng nhau.

II. Chuẩn bị:

 - GV: Thước thẳng, com pa, thước đo góc, bảng phụ.

 - HS: Thước thẳng, com pa, thước đo góc.

III. Tổ chức các hoạt động học tập:

1. ổn định lớp: 1p

 

doc 22 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 419Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Hình học lớp 7 - Tiết 22, 23, 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn.............
Ngày giảng...........
Tiết 22: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác 
cạnh - cạnh - cạnh (c.c.c)
I. Mục tiêu: Thông qua bài học giúp học sinh:
- Kiến thức: Nắm được trường hợp bằng nhau cạnh - cạnh - cạnh của hai tam giác. Biết cách vẽ một tam giác biết ba cạnh của nó. Biết sử dụng trường hợp bằng nhau cạnh - cạnh - cạnh để chứng minh hai tam giác bằng nhau, từ đó suy ra các góc tương ứng bằng nhau. 
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng dụng cụ, biết trình bày bài toán chứng minh 2 tam giác bằng nhau.
- Thái độ: Rèn tính cẩn thận chính xác trong vẽ hình.
* Trọng tâm: Sử dụng trường hợp bằng nhau cạnh - cạnh - cạnh để chứng minh hai tam giác bằng nhau. 
II. Chuẩn bị:
	- GV: Thước thẳng, com pa, thước đo góc, bảng phụ.
	- HS: Thước thẳng, com pa, thước đo góc.
III. Tổ chức các hoạt động học tập:
1. ổn định lớp: 1p
2. Kiểm tra bài cũ (5ph)
- Phát biểu định nghĩa hai tam giác bằng nhau.
- Cách xác định hai tam giác bằng nhau?
Trả lời : - Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có các cạnh tương ứng bằng nhau và các góc tương ứng bằng nhau.
3. Dạy học bài mới(31phút)
	* Đặt vấn đề: khi định nghĩa hai tam giác bằng nhau ta nêu ra 6 điều kiện bằng nhau(3 điều kiện về cạnh, 3 điều kiện về góc). Trong bài hôm nay ta sẽ thấy, chỉ cần có ba điều kiện: 3 cạnh bằng nhau từng đôi một cũng có thể nhận biết được hai tam giác bằng nhau.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
Hoạt động 1: 17 phút
- GV: yêu cầu học sinh đọc bài toán.
- HS nghiên cứu SGK 
- 1 học sinh đứng tại chỗ nêu cách vẽ.
- Cả lớp vẽ hình vào vở.
- 1 học sinh lên bảng làm
- GV cùng hs nhận xét bài làm.
Hoạt động 2: 16 phút
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm 
- HS: Cả lớp làm bài
- 1 học sinh lên bảng làm.
? Đo và so sánh các góc:
 và , và , và . Em có nhận xét gì về 2 tam giác này.
? Qua 2 bài toán trên em có thể đưa ra dự đoán như thế nào.
- GV giới thiệu trường hợp bằng nhau cạnh- cạnh- cạnh của hai tam giác.
- GV yêu cầu làm việc theo nhóm 
- HS: thực hiện theo nhóm.
1. Vẽ tam giác biết ba cạnh.
- Vẽ đoạn thẳng BC = 4cm.
- Trên cùng một nửa mặt phẳng vẽ 2 cung tròn tâm B và C.
- Hai cung cắt nhau tại A
- Vẽ đoạn thẳng AB và AC ta được ABC
2. Trường hợp bằng nhau cạnh- cạnh-cạnh. 
ABC = A'B'C' vì có 3 cạnh bằng nhau và 3 góc bằng nhau 
Tính chất: (SGK).
 Nếu ABC và A'B'C' có:
D ACD = D BCD (c.c.c) ị số đo các góc tương ứng bằng nhau.
ị 
4. Củng cố (7ph)
- Trường hợp bằng nhau thứ nhất c.c.c của hai tam giác.
? Có 2 tam giác bằng nhau thì ta có thể suy ra những yếu tố nào trong 2 tam giác bằng nhau đó một cách chứng minh hai góc hoặc hai đoạn thẳng bằng nhau.
5. Hướng dẫn học ở nhà(2ph)
- Nắm chắc trường hợp bằng nhau cạnh-cạnh-cạnh 
- Làm bài tập 15, 16, 17 (hình 70), 18, 19 (SGK-Trang 114).
Bài 19 : 
D ADE = D BDE (c.c.c)
(AD = BD ; AE = BE ; cạnh DE chung)
Từ đó ị 
___________________________________________
Ngày soạn.............
Ngày giảng...........
Tiết 23: Luyện tập
I. Mục tiêu: Thông qua bài học giúp học sinh:
- Kiến thức: Khắc sâu kiến thức trường hợp bằng nhau của hai tam giác: c.c.c qua rèn kĩ năng giải bài tập. 
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng chứng minh hai tam giác bằng nhau để chỉ ra hai góc bằng nhau. 
- Thái độ: Giỏo dục tớnh chớnh xỏc, cẩn thận cho học sinh
* Trọng tâm: bài tập 19,20
II. Chuẩn bị:
- GV: Thước thẳng, com pa, thước đo góc, bảng phụ.
- HS: Thước thẳng, com pa, thước đo góc.
III. Tổ chức các hoạt động học tập:
 1. ổn định lớp: 1P
2. Kiểm tra bài cũ 
 - Kết hợp trong giờ.
3. Dạy học bài mới (38phút)
	Đặt vấn đề: Vào bài trực tiếp. 
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
Hoạt động 1: 8ph
- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm.
- HS: Cả lớp làm việc.
- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả.
- Đại diện nhóm lên trình bày lời giải trên bảng phụ.
- GV: nhận xét và sửa sai.
Hoạt động 2: 15ph
- GV: Yêu cầu học sinh đọc bài toán.
- GV: hướng dẫn học sinh vẽ hình:
+ Vẽ đoạn thẳng DE
+ Vẽ cung tròn tâm D và tâm E sao cho 2 cung tròn cắt nhau tại 2 điểm A và C.
? Ghi GT, KL của bài toán.
- Gọi1 học sinh lên bảng ghi GT, KL.
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm câu a, cả lớp làm bài vào vở.
- GV: Để chứng minh hai góc bằng nhau ta đi chứng minh hai tam giác chứa hai góc đó bằng nhau, đó là hai tam giác nào?
- HS chứng minh phần b.
Hoạt động 3: 15ph
- GV: Yêu cầu học sinh tự nghiên cứu SGK bài tập 20.
- HS: nghiên cứu bài tập trong SGK.
- GV: Yêu cầu HS vẽ hình vào vở, một HS lên bảng vẽ hình.
? Đánh dấu những đoạn thẳng bằng nhau. 
? Để chứng minh OC là tia phân giác ta phải chứng minh điều gì.
? Để chứng minh hai góc bằng nhau ta nghĩ đến điều gì.
? Chứng minh OAC và OBC.
- GV thông báo chú ý về cách vẽ phân giác của một góc.
Bài tập 18 (SGK-Trang 114).
GT
ADE và ANB
MA = MB, NA = NB.
KL
- Sắp xếp: d, b, a, c
Bài tập 19 (SGK-Trang 114). 
Giải:
a, Xét ADE và BDE có: 
b) Theo câu a: ADE = BDE
 (2 góc tương ứng).
Bài tập 20(SGK-Trang 115).
- Xét OAC và OBC có:
 (2 góc tương ứng).
 OC là tia phân giác của góc xOy.
4. Củng cố (5 phút)
- Trường hợp bằng nhau thứ nhất c.c.c của hai tam giác.
? Có 2 tam giác bằng nhau thì ta có thể suy ra những yếu tố nào trong 2 tam giác bằng nhau đó một cách chứng minh hai góc hoặc hai đoạn thẳng bằng nhau.
5. Hướng dẫn học ở nhà (2phút)
- Làm lại các bài tập trên, làm tiếp các bài 21, 22, 23 (SGK-Trang 115).
- Làm bài tập 32, 33, 34 (SBT-Trang 102).
- Ôn lại tính chất của tia phân giác.
Bài tập 22 :
Nghiên cứu kỹ các H 74a, 74b, 74c. Giựa vào cách vẽ để chứng minh hai tam giác OCB và AED bằng nhau. Từ đó ị hai góc tương ứng BOC (góc xOy) và DAE bằng nhau (tương tự cách chứng minh ở bài 20).
______________________________________________
Ngày soạn.............
Ngày giảng...........
Tiết 24: Luyện tập
I. Mục tiêu: Thông qua bài học giúp học sinh:
- Kiến thức: Tiếp tục luyện tập bài tập chứng minh 2 tam giác bằng nhau trường hợp c.c.c.
- Kĩ nẵng: Hiểu và biết vẽ 1 góc bằng 1 góc cho trước dùng thước và com pa.
- Thái độ: Kiểm tra lại việc tiếp thu kiến thức và rèn luyện kĩ năng vẽ hình, chứng minh hai tam giác bằng nhau. 
* Trọng tâm: Luyện tập bài tập chứng minh 2 tam giác bằng nhau trường hợp c.c.c.
II. Chuẩn bị:
	- GV: Thước thẳng, com pa, bảng phụ.
	- HS: Thước thẳng, com pa.
III. Các hoạt động dạy học trên lớp: 
1. ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ ( 6 ph)
- Phát biểu định nghĩa hai tam giác bằng nhau? Trường hợp bằng nhau thứ nhất của nhất của tam giác?
- Khi nào ta có thể kết luận ABC = A'B'C' theo trường hợp cạnh- cạnh- cạnh. 
Trả lời : - Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có các cạnh tương ứng bằng nhau và các góc tương ứng bằng nhau.
	- Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh tam giác kìa thì hai tam giác đó bằng nhau.
	- Khi 
3. Dạy học bài mới (33phút)
	Đặt vấn đề: Vào bài trực tiếp
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
Hoạt động 1: 15ph
- GV yêu cầu học sinh đọc, tìm hiểu bài toán.
- HS thực hiện vẽ hình theo các bước mà bài toán mô tả.
- GV đưa ra chú ý trong SGK: đây chính là cách dựng một góc bằng một góc cho trước. 
- HS thực hiện việc chứng minh hai tam giác bằng nhau để suy ra được hai góc bằng nhau.
- GV gọi một HS lên bảng trình bày.
Hoạt động 2: 18ph
- GV: Yêu cầu HS đọc đề bài, tìm hiểu nội dung bài toán.
- HS: Lớp vẽ hình vào vở
- 1 học sinh lên bảng ghi giả thiết, kết luận và vẽ hình.
GV: ? Để chứng minh AB là phân giác của góc CAD ta cần chứng minh điều gì. 
- HS tự chứng minh.
- GV yêu cầu một HS lên bảng trình bày lời giải.
Bài tập 22(SGK-Trang 115).
Xét OBC và ADE có:
Bài tập 23(SGK-Trang 116).
GT
AB = 4cm, (A; 2cm) và (B; 3cm) cắt nhau tại C và D.
KL
AB là tia phân giác .
Giải:
Xét ACB và ADB có:
AC = AD (= 2cm)
BC = BD (= 3cm)
AB là cạnh chung
 ACB = ADB (c.c.c).
 .
 AB là tia phân giác của góc CAD.
4. Củng cố (4ph)
- Cách vẽ tia phân giác của một góc.
- Cách dựng một góc bằng một góc cho trước.
- Cách chứng minh hai góc bằng nhau.
5. Hướng dẫn học ở nhà (2ph)
- Ôn lại cách vẽ tia phân giác của góc, tập vẽ góc bằng một góc cho trước.
- Làm các bài tập 33, 34, 35 (SBT-Trang 102).
HD bài 34: để chứng minh hai đoạn thẳng song song với nhau, ta thường chứng minh chúng có một cặp góc so le trong (đồng vị) bằng nhau. Để chứng minh hai góc bằng nhau, ta thường ghép các góc đó vào hai tam giác bằng nhau.
_________________________________________
Ngày soạn................
Ngày giảng..............
Tiết 25: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác
Cạnh - góc - cạnh (c.g.c)
I. Mục tiêu: 
Thông qua bài học giúp học sinh:
- Kiến thức: Nắm được trường hợp bằng nhau cạnh - góc - cạnh của 2 tam giác, biết cách vẽ tam giác biết 2 cạnh và góc xen giữa.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng trường hợp bằng nhau của hai tam giác cạnh - góc - cạnh để chứng minh hai tam giác bằng nhau, từ đó suy ra các góc tương ứng bằng nhau, cạnh tương ứng bằng nhau 
- Thái độ: Rèn kĩ năng vẽ hình, phân tích, trình bày chứng minh bài toán hình.
* Trọng tâm: Biết vẽ 1 ∆ biết 2 cạnh và gúc xen giữa. Biết sử dụng để cm 2 ∆ = nhau => cỏc gúc, cạnh t.ư = nhau
II. Chuẩn bị:
GV: Thước thẳng, com pa, thước đo góc, bảng phụ.
HS: Thước thẳng, com pa, thước đo góc.
III. Tổ chức các hoạt động học tập:
1. ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới (36phút)
	* Đặt vấn đề: ở bài trước chúng ta đã biết để chứng minh hai tam giác bằng nhau thì chỉ cần chỉ ra 3 cặp cạnh bằng nhau thì hai tam giác bằng nhau. Bài hôm nay cho chúng ta biết: chỉ cần xét hai cạnh và một góc xen giữa cũng nhận biết được hai tam giác bằng nhau.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
Hoạt động 1: 16ph
- GV giữ nguyên phần kiểm tra bài cũ ở góc bảng.
- Yêu cầu một HS khác nhắc lại cách vẽ tam giác ABC.
- GV thông báo B là góc xen giữa hai cạnh AB, BC.
? Góc A, C là các góc xen giữa các cạnh nào.
- Yêu cầu HS thực hiện bài tập
- Yêu cầu một HS lên băng vẽ hình, đo và so sánh A1C1 với AC. 
? Rút ra nhận xét gì về hai tam giác vừa vẽ được ABC và A1B1C1.
Hoạt động 2: 10ph
- GV: ? Có dự đoán gì về hai tam giác có hai cạnh và góc xen giữa bằng nhau.
- GV thông báo tính chất.
- Yêu cầu HS phát biểu lại tính chất.
- Yêu cầu HS thực hiện .
Hoạt động 3 : 10ph
- GV có thể có thể củng cố tính chất bằng việc đưa ra hai tam giác có hai cạnh bằng nhau nhưng hai góc bằng nhau lại không xen giữa hai cạnh.
- GV giải thích khái niệm hệ quả của một định lí.
? Giải thích tại sao hai tam giác vuông ABC và DEF bằng nhau.
? Vậy để hai tam giác vuông bằng nhau theo trường hợp cạnh–góc– cạnh ta cần điều kiện gì.
- GV giới thiệu hệ quả.
- Yêu cầu HS đọc, phát biểu lại hệ quả.
1. Vẽ tam giác biết hai cạnh và góc xen giữa. 
Bài toán: Vẽ tam giác ... g: Rèn luyện kĩ năng vẽ hình, kĩ năng trình bày.
- Thái độ: Có ý thức học tập và phối hợp trong tiết luyện tập
* Trọng tâm: Bài tập 37,38 sgk
II. Chuẩn bị:
- GV: Thước thẳng, Bảng phụ ghi nội dung bài tập 36, bài tập 37 (tr123)
- HS: thước thẳng, bảng nhóm.
III. Tổ chức các hoạt động học tập:
 1. ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5phút)
- Phát biểu trường hợp bằng nhau của tam giác cạnh- cạnh- cạnh, cạnh - góc- cạnh, góc - cạnh - góc 
- Kiểm tra vở bài tập. 
Trả lời: 
- Trường hợp 1: Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh tam giác kìa thì hai tam giác đó bằng nhau.
- Trường hợp 2: Nếu hai cạnh và góc xen giữa của tam giác này bằng hai cạnh và góc xen giữa của tam giác kia thì hai tam giác bằng nhau
- Trường hợp 3: Nếu một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.
3. Bài mới (33phút)
	Đặt vấn đề: Vào bài trực tiếp
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
Hoạt động 1: 15ph
- GV: Y/c học sinh vẽ lại hình bài tập 26 vào vở
, OA = OB, chung
? Hãy dựa vào phân tích trên để chứng minh.
- 1 học sinh lên bảng chứng minh.
- GV treo bảng phụ hình 101, 102, 103 trang 123 SGK 
- HS thảo luận nhóm
- Các nhóm trình bày lời giải
- Các nhóm khác kiểm tra chéo nhau
- Các hình 102, 103 học sinh tự sửa
Hoạt động 2: 18ph
- GV treo hình 104, cho học sinh đọc bài tập 138
- HS vẽ hình ghi GT, KL
? Để chứng minh AB = CD ta phải chứng minh điều gì, trường hợp nào, có điều kiện nào.
? Phải chứng minh điều kiện nào.
? Có điều kiện đó thì phải chứng minh điều gì.
- HS: DABD = DDCA (g.c.g)
AD chung, , 
 AB // CD AC // BD
 GT GT
? Dựa vào phân tích hãy chứng minh.
BT 37 ( SGK - tr123) 
* Hình 101:
DDEF: 
 DABC = DFDE vì
BT 38 (tr124 - SGK) 
GT
AB // CD, AC // BD
KL
AB = CD, AC = BD
 CM:
Xét DABD và DDCA có:
 (vì AB // CD)
AD là cạnh chung
 (vì AC // BD)
 DABD = DDCA (g.c.g)
- Bài tập 35 :
 a) Xét hai tam giác vuông và HOB
(vuông tại H) có ; cạnh OH chung
x
y
t
H
C
A
B
1
2
(áp dụng hệ quả 1) 
 O
 4. Củng cố (5 phút)
- Phát biểu trường hợp góc - cạnh - góc 
- Phát biểu nhận xét qua bài tập 38 (tr124)
+ Hai đoạn thẳng song song bị chẵn bởi 2 đoạn thẳng // thì tạo ra các cặp đoạn thẳng đối diện bằng nhau 
 5. Hướng dẫn học ở nhà (2phút)
- Làm bài tập 39, 40 (tr124 - SGK)
- Học thuộc địh lí, hệ quả của trường hợp góc - cạnh - góc 
HD bài tập 40: So sánh BE, CF thì dẫn đến xem xét hai tam giác chứa hai cạnh đó có bằng nhau không?
Ngày soạn.............
Ngày giảng...........
Tiết 30: Luyện tập
I. Mục tiêu: 
Thông qua bài học giúp học sinh:
- Kiến thức: Ôn luyện trường hợp bằng nhau của tam giác góc - cạnh – góc. 
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng vẽ hình, kĩ năng trình bày.
- Thái độ: Có ý thức học tập và phối hợp trong tiết luyện tập
* Trọng tâm: Kĩ năng vẽ hình, kĩ năng trình bày.
II. Chuẩn bị:
- GV: thước thẳng, eke, Bảng phụ ghi nội dung bài tập 36, bài tập 37 (tr123)
- HS: Thước, eke, bảng nhóm.
III. Tổ chức các hoạt động học tập:
 1. ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5phút)
- Phát biểu trường hợp bằng nhau của tam giác cạnh- cạnh- cạnh, cạnh - góc- cạnh, góc - cạnh - góc 
- Kiểm tra vở bài tập. 
Trả lời:
- Trường hợp 1: Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh tam giác kìa thì hai tam giác đó bằng nhau.
- Trường hợp 2: Nếu hai cạnh và góc xen giữa của tam giác này bằng hai cạnh và góc xen giữa của tam giác kia thì hai tam giác bằng nhau
- Trường hợp 3: Nếu một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.
3. Bài mới (33phút)
	Đặt vấn đề: Vào bài trực tiếp
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
Hoạt động 1: 14ph
- GV: Y/c học sinh vẽ lại hình bài tập 26 vào vở
- HS vẽ hình và ghi GT, KL
? Để chứng minh AC = BD ta phải chứng minh điều gì.
? Theo trường hợp nào, ta thêm điều kiện nào để 2 tam giác đó bằng nhau 
- HS: AC = BD
chứng minh DOAC = DOBD (g.c.g)
, OA = OB, chung
? Hãy dựa vào phân tích trên để chứng minh.
- 1 học sinh lên bảng chứng minh.
Hoạt động 2: 19ph
- GV treo bảng phụ hình 101, 102, 103 trang 123 SGK 
- HS thảo luận nhóm
- Các nhóm trình bày lời giải
- Các nhóm khác kiểm tra chéo nhau
- Các hình 102, 103 học sinh tự sửa
- GV treo hình 104, cho học sinh đọc bài tập 138
- HS vẽ hình ghi GT, KL
? Để chứng minh AB = CD ta phải chứng minh điều gì, trường hợp nào, có điều kiện nào.
? Phải chứng minh điều kiện nào.
? Có điều kiện đó thì pphải chứng minh điều gì.
- HS: DABD = DDCA (g.c.g)
AD chung, , 
 AB // CD AC // BD
 GT GT
? Dựa vào phân tích hãy chứng minh.
BT 36: 
GT
OA = OB, 
KL
AC = BD
 CM:
Xét DOBD và DOAC Có:
OA = OB
chung
 DOAC = DOBD (g.c.g)
 BD = AC
BT 37 ( SGK - tr123) 
* Hình 101:
DDEF: 
 DABC = DFDE vì
BT 38 (tr124 - SGK) 
GT
AB // CD, AC // BD
KL
AB = CD, AC = BD
 CM:
Xét DABD và DDCA có:
 (vì AB // CD)
AD là cạnh chung
 (vì AC // BD)
 DABD = DDCA (g.c.g)
 AB = CD, BD = AC
 4. Củng cố (5 phút)
- Phát biểu trường hợp góc - cạnh - góc 
- Phát biểu nhận xét qua bài tập 38 (tr124)
+ Hai đoạn thẳng song song bị chẵn bởi 2 đoạn thẳng // thì tạo ra các cặp đoạn thẳng đối diện bằng nhau 
 5. Hướng dẫn học ở nhà(2phút)
- Làm bài tập 39, 40 (tr124 - SGK)
- Học thuộc địh lí, hệ quả của trường hợp góc - cạnh - góc 
HD bài tập 40: So sánh BE, CF thì dẫn đến xem xét hai tam giác chứa hai cạnh đó có bằng nhau không? 
_______________________________________________
Ngày soạn..............
Ngày giảng............
Tiết 31 : ôn tập học kì I
I. Mục tiêu: 
Thông qua bài học giúp học sinh:
- Kiến thức: Ôn tập một cách hệ thống kiến thức kì I về khái niệm, định nghĩa, tính chất, hai góc đối đỉnh, đường thẳng song song, đương thẳng vuông góc, tổng các góc của một tam giác, trường hợp bằng nhau thứ nhất và thứ hai của tam giác).
- Kĩ năng: Luyện kỹ năng vẽ hình, ghi GT, KL, bước đầu suy luận có căn cứ của học sinh. 
- Thái độ: Giỏo dục tớnh hệ thống, khoa học, chớnh xỏc cho học sinh.
- Trọng tâm: Đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song, tổng ba góc của tam giác, hai tam giác bằng nhau.
II. Chuẩn bị :
- GV: Thước thẳng, thước đo góc, com pa, êke, bảng phụ. 
-HS: Thước thẳng, thước đo góc, com pa, êke, bảng nhóm
III. Tổ chức các hoạt động học tập:
 1. ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ 
- Kết hợp trong khi ôn tập.
3. Tổ chức ôn tập (39phút)
	Đặt vấn đề: Vào bài trực tiếp
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
Hoạt động 1: 12ph
- GV treo bảng phụ:
? Thế nào là 2 góc đối đỉnh, vẽ hình, nêu tính chất.
? Thế nào là hai đường thẳng song song, nêu dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.
? Giáo viên treo bảng phụ vẽ hình, yêu cầu học sinh điền tính chất.
a. Tổng ba góc của ABC.
b. Góc ngoài của ABC
? Phát biểu các trường hợp bằng nhau của hai tam giác.
Hoạt động 2: 27ph
- Bảng phụ: Bài tập 
a. Vẽ ABC
- Qua A vẽ AH BC (H thuộc BC), Từ H vẽ KH AC (K thuộc AC)
- Qua K vẽ đường thẳng song song với BC cắt AB tại E.
b. Chỉ ra 1 cặp góc so le trong bằng nhau, 1 cặp góc đồng vị bằng nhau, một cặp góc đối đỉnh bằng nhau.
c. Chứng minh rằng: AH EK
d. Qua A vẽ đường thẳng m AH,
 CMR: m // EK
- Yêu cầu HS vẽ hình, ghi GT, KL của bài toán.
- Mỗi học sinh tự tìm một cặp góc theo yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự trình bày chứng minh.
? Nêu cách khác chứng minh m // EK.
I. Lí thuyết.
1. Hai góc đối đỉnh. 
2. Hai đường thẳng song song .
3. Tổng ba góc của tam giác.
4. Hai tam giác bằng nhau. 
II. Bài tập.
GT
AH BC, HK BC
KE // BC, Am AH
KL
b) Chỉ ra 1 số cặp góc bằng nhau 
c) AH EK
d) m // EK.
b) - Hai góc đồng vị bằng nhau:
 (vì EK // BC)
 (hai góc đối đỉnh)
 (hai góc so le trong của EK // BC)
c) Theo giả thiết ta có
 4. Củng cố (4 phút)
- Quan hệ giữa tính vuông góc và song song.
- Các dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song. Các cách thông thường để chứng minh hai đường thẳng song song là chứng minh các tam giác bằng nhau để tìm ra các cặp góc bằng nhau.
 5. Hướng dẫn học ở nhà(2phút)
- Học thuộc định nghĩa, tính chất đã học kì I
- Làm các bài tập 36, 37 38 (SGK – 123, 124). 
- Tiết sau ôn tập (luyện giải bài tập)
 ______________________________________
Ngày soạn..............
Ngày giảng............ 
Tiết 32 : ôn tập học kì I (tiếp theo)
I. Mục tiêu: Thông qua bài học giúp học sinh.
- Kiến thức: Ôn tập các kiến thức trọng tâm của chương I, II qua các câu hỏi lí thuyết và bài tập áp dụng.
- Kĩ năng Rèn tư duy suy luận và cách trình bày lời giải bài tập hình.
- Thái độ: Giỏo dục tớnh hệ thống, khoa học, chớnh xỏc cho học sinh.
* Trọng tâm: Ôn tập các kiến thức trọng tâm của chương I, II qua các câu hỏi lí thuyết và bài tập áp dụng.
II. Chuẩn bị:
- GV: Thước thẳng, thước đo góc, com pa, êke, bảng phụ. 
- HS: Thước thẳng, thước đo góc, com pa, êke, bảng nhóm.
III. Tổ chức các hoạt động học tập:
 1. ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (6phút)
- Phát biểu dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.
- Phát biểu định lí về tổng ba góc của một tam giác, định lí về góc ngoài của tam giác.
Trả lời: 
- Đường thẳng c cắt đường thẳng a,b và trong các góc tạo thành có một cặp góc sole trong bằng nhau hoặc một cặp góc đồng vị bằng nhau thì a//b.
- Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800.
 Góc ngoài tam giác bằng tổng hai góc trong không kề với nó.
3. Tổ chức ôn tập(39phút)
	Đặt vấn đề: Vào bài trực tiếp
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
Hoạt động 1: 39ph
- Bài tập: Cho ABC, AB = AC, M là trung điểm của BC. Trên tia đối của tia MA lấy điểm D sao cho AM = MD
a) CMR: ABM = DCM
b) CMR: AB // DC
c) CMR: AM BC
- Yêu cầu học sinh đọc kĩ đầu bài.
- Yêu cầu 1 học sinh lên bảng vẽ hình.
- Giáo viên cho học sinh nhận xét đúng sai và yêu cầu sửa lại nếu chưa hoàn chỉnh.
- Gọi 1 học sinh ghi GT, KL.
? Dự đoán hai tam giác có thể bằng nhau theo trường hợp nào ? Nêu cách chứng minh.
- Phân tích:
ABM = DCM
AM = MD , , BM = BC
 GT đối đỉnh GT
- Yêu cầu 1 HS chứng minh phần a.
? Nêu điều kiện để AB // DC.
- Phân tích:
ABM = DCM
Chứng minh trên
Bài tập 
GT
ABC, AB = AC
MB = MC, MA = MD
KL
a) ABM = DCM
b) AB // DC
c) AM BC
Chứng minh:
a) Xét ABM và DCM có:
AM = MD (GT)
 (đối đỉnh)
BM = MC (GT)
 ABM = DCM (c.g.c)
b) ABM = DCM ( chứng minh trên)
 , mà 2 góc này ở vị trí so le trong AB // CD.
c) Xét ABM và ACM có: 
AB = AC (GT)
BM = MC (GT)
AM chung
 ABM = ACM (c.c.c)
mà 
 AM BC.
 4. Củng cố (5 phút)
- Các trường hợp bằng nhau của tam giác. 
- Chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau, hai góc bằng nhau thông qua chứng minh hai tam giác bằng nhau.
 5. Hướng dẫn học ở nhà(1phút)
- Ôn kĩ lí thuyết, xem lại các dạng bài đã ôn tập.
- Chuẩn bị cho kiểm tra học kì I.

Tài liệu đính kèm:

  • dochinh 7 tiet 22-34. 2010-2011.doc