Giáo án môn Hình học lớp 7 - Trường THCS Thạnh Ngãi - Tiết 67: Tính chất ba cao của tam giác

Giáo án môn Hình học lớp 7 - Trường THCS Thạnh Ngãi - Tiết 67: Tính chất ba cao của tam giác

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: biết khái niệm đường cao của một tam giác và mỗi tam giác có ba đường cao, nhận biết được đường cao của tam giác vuông, tam giác tù.

2. Kỹ năng: Nhận biết ba đường cao của tam giác luôn đi qua một điểm và khái niệm trực tâm.

3. Thái độ: Biết tổng kết các kiến thức về các loại đường đồng quy của một tam giác cân.

II. CHUẨN BỊ:

 -Gv : Thước thẳng, phấn màu , giáo án,

 -Hs : Mỗi Hs chuẩn bị một compa.Thước kẻ, compa, êke, bảng phụ nhóm.

III. PHƯƠNG PHÁP ĐẠY HỌC:

-Lí thuyết thực hành:

-Phát hiện và giải quyết vấn đề

-Hợp tác theo nhóm

-Vấn đáp

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 525Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình học lớp 7 - Trường THCS Thạnh Ngãi - Tiết 67: Tính chất ba cao của tam giác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :36 Ngày soạn : 
Tiết :67 Ngày dạy : 
Bài 9:	 TÍNH CHẤT BA CAO CỦA TAM GIÁC(tt)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: biết khái niệm đường cao của một tam giác và mỗi tam giác có ba đường cao, nhận biết được đường cao của tam giác vuông, tam giác tù.
Kỹ năng: Nhận biết ba đường cao của tam giác luôn đi qua một điểm và khái niệm trực tâm.
3. Thái độ: Biết tổng kết các kiến thức về các loại đường đồng quy của một tam giác cân.
II. CHUẨN BỊ:
 -Gv : Thước thẳng, phấn màu , giáo án, 
 -Hs : Mỗi Hs chuẩn bị một compa.Thước kẻ, compa, êke, bảng phụ nhóm.
III. PHƯƠNG PHÁP ĐẠY HỌC:
-Lí thuyết thực hành:
-Phát hiện và giải quyết vấn đề
-Hợp tác theo nhóm
-Vấn đáp
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi
1’
Hoạt động 1: Oån định
10’
Hoạt động 2: Kiểm tra
Xác định trực tâm của tam giác nhọn, vuông, tù
Gv: Gọi 3 Hs lên bảng làm
21’
Hoạt động 3: Về các đường cao, trung tuyến, trung trực, phân giác của tam giác cân 
Gv: Cho tam giác cân ABC (AB = AC). Vẽ trung trực của cạnh đáy BC.
Tại sao đường trung trực của BC lại đi qua A?
Vậy đường trung trực của BC đồng thời là đường gì của tam giác cân ABC
- AI còn là đường gì của tam giác.
- Gv: Vậy ta có tính chất sau của tam giác cân.
Gv đưa “Tính chất tam giác cân” Tr.82 SGK lên bảng phụ.
Gọi hai Hs đọc lại tính chất này.
- Gv: Đảo lại, ta biết một số cách chứng minh tam giác cân theo các đường đồng quy trong tam giác như thế nào?
Gv: Ta còn có, nếu tam giác có một trung tuyến đồng thời là đường cao, hoặc có một đường trung trực đồng thời là phân giác, hoặc có một phân giác đồng thời là đường cao  thì tam giác đó là tam giác cân.
Gv đưa “Nhận xét” Tr.82 SGK lên màn hình và yêu cầu HS nhắc lại.
Bài tập ?2 Tr.82 SGK giao Hs về nhà làm.
- Gv: Áp dụng tính chất trên của tam giác cân vào tam giác đều ta có điều gì?
Gv: Vậy trong tam giác đều, trọng tâm, trực tâm, điểm cách đều ba đỉnh, điểm nằm trong tam giác và cách đều ba cạnh là bốn điểm trùng nhau.
Hs: Đường trung trực của BC đi qua A vì AB = AC (theo tính chất trung trực của một đoạn thẳng).
Hs: Vì BI = IC nên AI là đường trung tuyến của tam giác.
- Vì AI ^ BC nên AI là đường cao của tam giác.
- AI còn là phân giác của góc A vì trong tam giác cân đường trung tuyến ứng với cạnh đáy đồng thời là phân giác của góc ở đỉnh.
Hai Hs đọc “Tính chất tam giác cân”.
- Hs nêu lại kết luận của bài tập 42 Tr.73 SGK. 
“Nếu tam giác có một đường trung tuyến đồng thời là phân giác thì tam giác đó là tam giác cân”.
Và kết luận của bài tập 52 Tr.79 SGK.
“Nếu tam giác có một đường trung tuyến đồng thời là đường trung trực ứng với cùng một cạnh thì tam giác đó là một tam giác cân”.
Hai Hs nhắc lại “Nhận xét SGK”.
- Hs: Vì tam giác đều là tam giác cân ở cả ba đỉnh nên trong tam giác đều bất kì đường trung trực của cạnh nào cũng đồng thời là đường phân giác, đường trung tuyến và đường cao.
Hs nhắc lại tính chất của tam giác đều.
3. Về các đường cao, trung tuyến, trung trực, phân giác của tam giác cân 
*TÝnh chÊt tam gi¸c c©n ( SGK - 82)
*NhËn xÐt (SGK - 82)
*§èi víi tam gi¸c ®Ịu (SGK - 82)
10’
Hoạt động 4: Củng cố
Thảo luận nhóm trong 5’
Bài tập củng cố: Các câu sau đúng hay sai?
a) Giao điểm của ba đường trung trực gọi là trực tâm của tam giác.
b) Trong tam giác cân, trực tâm, trọng tam, giao điểm của ba phân giác trong, giao điểm của ba trung trực cùng nằm trên một đường thẳng. 
c) Trong tam đều, trực tâm của tam giác cách đều ba đỉnh, cách đều ba cạnh của tam giác.
d) Trong tam giác cân, đường trung tuyến nào cũng là đường cao, đường phân giác.
a) Sai.
Giao điểm của ba đường cao là trực tâm tam giác.
b)Đúng.
Trong tam giác cân, trực tâm, trọng tâm, giao điểm của ba phân giác trong, giao điểm của ba trung trực cùng nằm trên đường trung trực của cạnh đáy.
c) Đúng
d) Sai
Trong tam giác cân, chỉ có trung tuyến thuộc cạnh đáy mới đồng thời là đường cao, đường phân giác.
3’
Hoạt động 5: Dặn dò
Xem lại các tính chất
Làm bài tập 59, 61
Hướng dẫn:
Bài tâp 59:
Do LP, MQ là đường cao nên NS cũng là đường cao
1. Rút kinh nghiệm:	

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet67-hh.doc