Giáo án môn học Đại số 7 - Phạm Thế Anh - Tiết 32: Luyện tập

Giáo án môn học Đại số 7 - Phạm Thế Anh - Tiết 32: Luyện tập

I. Mục tiêu:

- Giúp hs nắm vững khái niệm: Hệ trục toạ độ, mặt phẳng toạ độ.

- Rèn luyện kỹ năng vẽ, xác định điểm trên mặt phẳng toạ độ và ngược lại.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

- Thước thẳng, bảng phụ.

III. Tiến trình giờ dạy:

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1052Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Đại số 7 - Phạm Thế Anh - Tiết 32: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tiết: 32	Môn: Đại số	Ngày soạn:
	Bài soạn:	LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
Giúp hs nắm vững khái niệm: Hệ trục toạ độ, mặt phẳng toạ độ.
Rèn luyện kỹ năng vẽ, xác định điểm trên mặt phẳng toạ độ và ngược lại.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Thước thẳng, bảng phụ.
Tiến trình giờ dạy:
Hoạt động dạy
T/g
Hoạt động học
Hoạt động 1: Kiểm tra kiến thức
- Hệ trục toạ độ là hình ntn? Thế nào là mặt phẳng toạ độ? Vẽ hình.
- Hãy xác định điểm A trên mặt phẳng toạ độ có toạ độ là: A(-1;2).
Hs1: Trình bày và vẽ hình.
Hs2: Vẽ hình.
Hoạt động 2: Chữa bài tập
- Bài 32: Gv dùng bảng phụ.
- Hs qsát và trả lời câu hỏi.
 Chú ý: Toạ độ điểm thì hoành độ viết trước, tung độ viết sau.
a) Toạ độ của các điểm trên mặt phẳng toạ độ là: M(-3;2) ; N(2;-3) ; P(0;-2) ; Q(-2;0).
b) Hoành độ điểm này là tung độ điểm kia và tung độ điểm này là hoành độ điểm kia.
Hoạt động 3 : Luyện tập
- Bài 34: Gv dùng bảng phụ bài 32.
? Điểm P nằm trên trục nào, hoành độ?
? Hãy lấy thêm 1điểm nữa xem hoành độ là bao nhiêu.
- Bài 35: Gv dùng bảng phụ.
? Xác định toạ độ một điểm ta phải xác định cặp số nào. Làm ntn?
? Xác định hoành độ hay tung độ trước.
- Bài 36:
- Ycầu hs thực hiện trên giấy. (vẽ điểm tương tự câu hỏi đầu bài)
- Gv kiểm tra.
- Gv gọi 2 hs đại diện nhóm lên trình bày bảng.
- Các nhóm khác góp ý
? Mỗi cạnh của hình có độ dài bao nhiêu đơn vị.
- Bài 37:
- ycầu hs cho biết những cặp giá trị tương ứng (x;y).
- Thực hiện vẽ trên giấy, gv kiểm tra.
- Hs qsát, nghiên cứu và trả lời.
a) Một điểm bất kì trên trục hoành có tung độ bằng 0.
b) Một điểm bất kì trên trục hoành có tung độ bằng 0.
Ta có:
A(0,5;2) ; B(2;2) ; C(2;0) ; D(0,5;0)
P(-3;3) ; Q(-1;1) ; R(-3;1)
- Hs hoạt động theo nhóm và hs đại diện trìn bày bảng.
- Hình ABCD là hình vuông.
a) Hs trình bày bảng:
Các cặp giá trị: (0;0); (1;2); (2;4); (3;6); (4;8)
b) Hs trình bày trên giấy.
Hoạt động 4 : Củng cố - Hướng dẫn về nhà
- Xem lại các bài tập đã giải và rút kinh nghiệm về cách vẽ điểm trên mặt phẳng toạ độ và cách xác định toạ độ của điểm trên mặt phẳng toạ độ.
- Làm các bài tập còn lại.
Bài tập rèn luyện:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 32.doc