I. Mục tiêu:
- Học sinh làm quen với các bảng (đơn giản) về thu thập số liệu thống kê khi điều tra (về cấu tạo, nội dung), biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra, hiểu được ý nghĩa của cụm từ ''số các giá trị của dấu hiệu'' và ''số các giá trị của dấu hiệu'' làm quen với khái niệm tần số của một giá trị.
- Biết các kí hiệu đối với một dấu hiệu, giá trị của nó và tần số của một giá trị. Biết lập bảng đơn giản để ghi lại số liệu thu thập được qua điều tra.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Bảng phụ ghi nội dung bảng 1 và 2.
- Học sinh: Đọc trước bài, thước kẻ.
III. Tiến trình bài giảng:
1.ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Ngày soạn: 26/12/2009 Ngày dạy:7A: 28/12/2009 7B: 29/12/2009 7C: 28/12/2009 Tên bài dạy: CHƯƠNG III: THỐNG KÊ Tiết 41: Thu thập số liệu thống kê, tần số. I. Mục tiêu: - Học sinh làm quen với các bảng (đơn giản) về thu thập số liệu thống kê khi điều tra (về cấu tạo, nội dung), biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra, hiểu được ý nghĩa của cụm từ ''số các giá trị của dấu hiệu'' và ''số các giá trị của dấu hiệu'' làm quen với khái niệm tần số của một giá trị. - Biết các kí hiệu đối với một dấu hiệu, giá trị của nó và tần số của một giá trị. Biết lập bảng đơn giản để ghi lại số liệu thu thập được qua điều tra. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Bảng phụ ghi nội dung bảng 1 và 2. - Học sinh: Đọc trước bài, thước kẻ. III. Tiến trình bài giảng: 1.ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Giáo viên treo bảng phụ lên bảng. - Học sinh chú ý theo dõi. - Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời ?2 - 1 học sinh đứng tại chỗ trả lời. ? Dấu hiệu X là gì. - Học sinh: Dấu hiệu X là nội dung điều tra. ? Tìm dấu hiệu X của bảng 2. - Học sinh: Dấu hiệu X là dân số nước ta năm 1999. - Giáo viên thông báo về đơn vị điều tra. ? Bảng 1 có bao nhiêu đơn vị điều tra. - Học sinh: Có 20 đơn vị điều tra. ? Đọc tên các đơn vị điều tra ở bảng 2. - Học sinh: Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Giang, Bắc Cạn. ? Quan sát bảng 1, các lớp 6A, 6B, 7A, 7B trồng được bao nhiêu cây. - Học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên. - Giáo viên thông báo dãy giá trị của dấu hiệu. - Yêu cầu học sinh làm ?4 - Yêu cầu học sinh làm ?5, ?6 - Học sinh đứng tại chỗ trả lời. ? Tìm tần số của giá trị 30; 28; 50; 35. - Tần số của giá trị đó lần lượt là 8; 2; 3; 7. - Giáo viên đưa ra các kí hiệu cho học sinh chú ý. - Yêu cầu học sinh đọc SGK 1. Thu thập số liệu. Bảng số liệu thống kê ban đầu (7') 2. Dấu hiệu (12') a. Dấu hiệu, đơn vị điều tra ?2 Nội dung điều tra là: Số cây trồng của mỗi lớp Gọi là dấu hiệu X - Mỗi lớp ở bảng 1 là một đơn vị điều tra ?3 Bảng 1 có 20 đơn vị điều tra. b. Giá trị của dấu hiệu, dãy giá trị của dấu hiệu. - Mỗi đơn vị có một số liệu, số liệu đó được gọi là giá trị của dấu hiệu. ?4 Dấu hiệu X ở bảng 1 có 20 giá trị. 3. Tần số của mỗi giá trị (10') ?5 Có 4 số khác nhau là 28; 30; 35; 50 ?6 Giá trị 30 xuất hiện 8 lần Giá trị 28 xuất hiện 2 lần Giá trị 50 xuất hiện 3 lần Giá trị 35 xuất hiện 7 lần Số lần xuất hiện đó gọi là tần số. * Chú ý: SGK 4. Củng cố: - Yêu cầu học sinh làm bt 2 (tr7-SGK) + Giáo viên đưa bảng phụ có nội dung bảng 4 lên bảng. a) Dấu hiệu mà bạn An quan tâm là : Thời gian cần thiết để đi từ nhà đến trường. Dấu hiệu đó có 10 giá trị. b) Có 5 giá trị khác nhau. c) Giá trị 21 có tần số là 1 Giá trị 18 có tần số là 3 Giá trị 17 có tần số là 1 Giá trị 20 có tần số là 2 Giá trị 19 có tần số là 3 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Học theo SGK, làm các bài tập 1-tr7; 3-tr8 - Làm các bài tập 2; 3 (tr3, 4 - SBT) Ngày soạn:26/12/2009 Ngày dạy: 7A: 29/12/2009 7B: 29/12/2009 7C: 28/12/2009 Tên bài dạy: Tiết 42- LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Củng cố lại cho học sinh các kiến thức về dấu hiệu, giá trị cuat dấu hiệu, đơn vị điều tra, tần số qua các bài tập. - Rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh. - Thấy được vai trò của việc thống kê trong đời sống. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Đèn chiếu, ghi nội dung bài tập 3, 4 - SGK; bài tập 1, 2, 3 - SBT Học sinh: Thước thẳng, giấy trong, bút dạ. III. Tiến trình bài giảng: 1.ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh 1: Nêu các khái niệm dấu hiệu, giá trị của dấu hiệu, lấy ví dụ minh hoạ. - Học sinh 2: Nêu các khái niệm dãy giá trị của dấu hiệu, tần số lấy ví dụ minh hoạ. 3. Luyện tập: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Giáo viên đưa bài tập 3 lên máy chiếu. - Học sinh đọc đề bài và trả lời câu hỏi của bài toán. - Tương tự bảng 5, học sinh tìm bảng 6. - Giáo viên đưa nội dung bài tập 4 lên MC - Học sinh đọc đề bài - Yêu cầu lớp làm theo nhóm, làm ra giấy trong. - Giáo viên thu giấy trong của một vài nhóm và đưa lên MC. - Cả lớp nhận xét bài làm của các nhóm - Giáo viên đưa nội dung bài tập 2 lên MC - Học sinh đọc nội dung bài toán - Yêu cầu học sinh theo nhóm. - Giáo viên thu bài của các nhóm đưa lên MC - Cả lớp nhận xét bài làm của các nhóm. - Giáo viên đưa nội dung bài tập 3 lên MC - Học sinh đọc SGK - 1 học sinh trả lời câu hỏi. Bài tập 3 (tr8-SGK) a) Dấu hiệu chung: Thời gian chạy 50 mét của các học sinh lớp 7. b) Số các giá trị khác nhau: 5 Số các giá trị khác nhau là 20 c) Các giá trị khác nhau: 8,3; 8,4; 8,5; 8,7 Tần số 2; 3; 8; 5 Bài tập 4 (tr9-SGK) a) Dấu hiệu: Khối lượng chè trong từng hộp. Có 30 giá trị. b) Có 5 giá trị khác nhau. c) Các giá trị khác nhau: 98; 99; 100; 101; 102. Tần số lần lượt: 3; 4; 16; 4; 3 Bài tập 2 (tr3-SBT) a) Bạn Hương phải thu thập số liệu thống kê và lập bảng. b) Có: 30 bạn tham gia trả lời. c) Dấu hiệu: mầu mà bạn yêu thích nhất. d) Có 9 mầu được nêu ra. e) Đỏ có 6 bạn thch. Xanh da trời có 3 bạn thích. Trắng có 4 bạn thích vàng có 5 bạn thích. Tím nhạt có 3 bạn thích. Tím sẫm có 3 bạn thích. Xanh nước biển có 1 bạn thích. Xanh lá cây có 1 bạn thích Hồng có 4 bạn thích. Bài tập 3 (tr4-SGK) - Bảng còn thiếu tên đơn vị, lượng điện đã tiêu thụ 4. Củng cố: - Giá trị của dấu hiệu thường là các số. Tuy nhiên trong một vài bài toán có thể là các chữ. - Trong quá trình lập bảng số liệu thống kê phải gắn với thực tế. 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Làm lại các bài toán trên. - Đọc trước bài 2, bảng tần số các giá trị của dấu hiệu. Ngày soạn:02/01/2010 Ngày dạy:7A: 04/01/2010 7B: 05/01/2010 7C: 04/01/2010 Tên bài dạy: Tiết 43 - BẢNG ''TẦN SỐ'' CÁC GIÁ TRỊ CỦA DẤU HIỆU I. Mục tiêu: - Học sinh hiểu được bảng ''Tần số'' là một hình thức thu gọn có mục đích của bảng số liệu thống kê ban đầu, nó giúp cho việc sơ bộ nhận xét về giá trị của dấu hiệu được dễ dàng hơn. - Học sinh biết cách lập bảng tần số từ bảng số liệu thống kê ban đầu và biết cách nhận xét. - Học sinh biết liên hệ với thực tế của bài toán. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: bảng phụ ghi nội dung kiểm tra bài cũ , bảng phụ ghi nội dung bài tập 5, 6 tr11 SGK) - Học sinh: thước thẳng. Bảng phụ 1: Nhiệt độ trung bình của huyện Bình Giang (đơn vị tính là 0C) Năm 1990 1991 1992 1993 1994 1995 Nhiệt độ trung bình hàng năm 21 22 21 23 22 21 a) Dấu hiệu ở đây là gì ? Số các giá trị là bao nhiêu. b) Tìm tần số của các giá trị khác nhau. III. Tiến trình bài giảng: 1.ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Giáo viên treo bảng phụ 1, học sinh lên bảng làm. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Giáo viên cho học sinh quan sát bảng 5. ? Liệu có thể tìm được một cách trình bày gọn hơn, hợp lí hơn để dễ nhận xét hay không ta học bài hôm nay - Yêu cầu học sinh làm ?1 - Học sinh thảo luận theo nhóm. - Giáo viên nêu ra cách gọi. ? Bảng tần số có cấu trúc như thế nào. - Học sinh: Bảng tần số gồm 2 dòng: . Dòng 1: ghi các giá trị của dấu hiệu (x) . Dòng 2: ghi các tần số tương ứng (n) ? Quan sát bảng 5 và bảng 6, lập bảng tần số ứng với 2 bảng trên. - 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. ? Nhìn vào bảng 8 rút ra nhận xét. - Học sinh trả lời. - Giáo viên cho học sinh đọc phần đóng khung trong SGK. 1. Lập bảng ''tần số'' (15') ?1 Giá trị (x) 98 99 100 101 102 Tần số (n) 3 4 16 4 3 - Người ta gọi là bảng phân phối thực nghiệm của dấu hiệu hay bảng tần số. Nhận xét: - Có 4 giá trị khác nhau từ 28; 30; 35; 50. Giá trị nhỏ nhất là 28; lớn nhất là 50. - Có 2 lớp trồng được 28 cây, 8 lớp trồng được 30 cây. 2. Chú ý: (6') - Có thể chuyển bảng tần số dạng ngang thành bảng dọc. - Bảng tần số giúp ta quan sát, nhận xét về sự phân phối các giá trị của dấu hiệu và tiện lợi cho việc tính toán sau này. 4. Củng cố: - Giáo viên treo bảng phụ bài tập 5 (tr11-SGK); gọi học sinh lên thống kê và điền vào bảng. - Yêu cầu học sinh làm bài tập 6 (tr11-SGK) a) Dấu hiệu: số con của mỗi gia đình. b) Bảng tần số: Số con của mỗi gia đình (x) 0 1 2 3 4 Tần số 2 4 17 5 2 N = 5 c) Số con của mỗi gia đình trong thôn chủ yếu ở khoảng 2 3 con. Số gia đình đông con chiếm xấp xỉ 16,7 % 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Học theo SGK, chú ý cách lập bảng tần số. - Làm bài tập 7, 8, 9 tr11-12 SGK - Làm bài tập 5, 6, 7 tr4-SBT Ngày soạn: 02/01/2010 Ngày dạy: 7A: 05/01/2010 7B: 05/01/2010 7C: 04/01/2010 Tên bài soạn: Tiết 44 – LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Củng cố cho học sinh cách lập bảng tần số - Rèn kĩ năng xác định tần số của giá trị dấu hiệu, lập bảng tần số, xác định dấu hiệu. - Thấy được vai trò của toán học vào đời sống. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: máy chiếu, ghi bài 8, 9, bài tập 6, 7 tr4 SBT, thước thẳng. - Học sinh: giấy trong, bút dạ, thước thẳng. III. Tiến trình bài giảng: 1.ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh lên bảng làm bài tập 7 tr11-SGK. 3. Luyện tập: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Giáo viên đưa đề bài lên máy chiếu. - Học sinh đọc đề bài, cả lớp làm bài theo nhóm. - Giáo viên thu bài của các nhóm đưa lên máy chiếu. - Cả lớp nhận xét bài làm của các nhóm. - Giáo viên đưa đề lên máy chiếu. - Học sinh đọc đề bài. - Cả lớp làm bài - 1 học sinh lên bảng làm. - Giáo viên đưa nội dung bài tập 7 lên máy chiếu. - Học sinh đọc đề bài. - Cả lớp làm bài theo nhóm - Giáo viên thu giấy trong của các nhóm. - Cả lớp nhận xét bài làm của các nhióm. Bài tập 8 (tr12-SGK) a) Dấu hiệu: số điểm đạt được sau mỗi lần bắn của một xạ thủ. - Xạ thủ bắn: 30 phút b) Bảng tần số: Số điểm (x) 7 8 9 10 Số lần bắn (n) 3 9 10 8 N Nhận xét: - Điểm số thấp nhất là 7 - Điểm số cao nhất là 10 Số điểm 8 và 9 chiếm tỉ lệ cao. Bài tập 9 (tr12-SGK) a) Dấu hiệu: thời gian giải một bài toán của mỗi học sinh. - Số các giá trị: 35 b) Bảng tần số: T. gian (x) 3 4 5 6 7 8 9 10 TS (n) 1 3 3 4 5 11 3 5 35 * Nhận xét: - Thời gian giải một bài toán nhanh nhất 3' - Thời gian giải một bài toán chậm nhất 10' - Số bạn giải một bài toán từ 7 đến 10' chiếm tỉ lệ cao. Bài tập 7 (SBT) Cho bảng số liệu 110 120 115 120 125 115 130 125 115 125 115 125 125 120 120 110 130 120 125 120 120 110 120 125 115 120 110 115 125 115 (Học sinh có thể lập theo cách khác) 4. Củng cố: - Học sinh nhắc lại cách lập bảng tần số, cách nhận xét. 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Làm lại bài tập 8,9 (tr12-SGK) - Làm các bài tập 4; 5; 6 (tr4-SBT) - Đọc trước bài 3: Biểu đồ. Ngày soạn: 09/01/2010 Ngày dạy:7A: 11/01/2010 7B: 12/01/2010 7C: 11/01/2010 Tên bài soạn: Tiết 4 ... ìm các hạng tử của đa thức trên. - Giáo viên yêu cầu học sinh làm ?1 - 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở - Giáo viên nêu ra chú ý. - Giáo viên đưa ra đa thức. ? Tìm các hạng tử của đa thức. - HS: có 7 hạng tử. ? Tìm các hạng tử đồng dạng với nhau. - HS: hạng tử đồng dạng: và ; -3xy và xy; -3 và 5 ? áp dụng tính chất kết hợp và giao hoán, em hãy cộng các hạng tử đồng dạng đó lại. - 1 học sinh lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở. ? Còn có hạng tử đồng dạng nữa không. - Học sinh trả lời. gọi là đa thức thu gọn ? Thu gọn đa thức là gì. - Là cộng các hạng tử đồng dạng lại với nhau. - Giáo viên yêu cầu học sinh làm ?2 - Cả lớp làm bài, 1 học sinh lên bảng làm. ? Tìm bậc của các hạng tử có trong đa thức trên. - HS: hạng tử x2y5 có bậc 7 hạng tử -xy4 có bậc 5 hạng tử y6 có bậc 6 hạng tử 1 có bậc 0 ? Bậc của đa thức là gì. - Là bậc cao nhất của hạng tử. - Giáo viên cho hslàm ?3 - Cả lớp thảo luận theo nhóm. (học sinh có thể không đưa về dạng thu gọn - giáo viên phải sửa) 1. Đa thức Ví dụ: - Ta có thể kí hiệu các đa thức bằng các chữ cái inh hoa. Ví dụ: P = ?1 * Chú ý: SGK 2. Thu gọn đa thức. Xét đa thức: ?2 3. Bậc của đa thức Cho đa thức bậc của đa thức M là 7 ?3 Đa thức Q có bậc là 4 4. Củng cố: Bài tập 24 (tr38-SGK) a) Số tiền mua 5 kg táo và 8 kg nho là 5x + 8y 5x + 8y là một đa thức. b) Số tiền mua 10 hộp táo và 15 hộp nho là: (10.12)x + (15.10)y = 120x + 150y 120x + 150y là một đa thức. Bài tập 25 (tr38-SGK) (2 học sinh lên bảng làm) a) b) Đa thức có bậc 2 Đa thức có bậc 3 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Học sinh học theo SGK - Làm các bài 26, 27 (tr38 SGK) - Làm các bài 24 28 (tr13 SBT) - Đọc trước bài ''Cộng trừ đa thức'' Ngày soạn:06/03/2010 Ngày dạy: 7A: /03/2010 7B: /03/2010 7C: /03/2010 Tên bài dạy: TIẾT 57 – TUẦN 28: CỘNG TRỪ ĐA THỨC I. Mục tiêu: - Học sinh biết cộng trừ đa thức. - Rèn luyện kĩ năng bỏ dấu ngoặc, thu gọn đa thức, chuyển vế đa thức. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: máy chiếu, giấy trong. - Học sinh: giấy trong, bút dạ. III. Tiến trình bài giảng: 1.ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh 1: thu gọn đa thức: - Học sinh 2: Viết đa thức: thành: a) Tổng 2 đa thức. b) hiệu 2 đa thức. 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Giáo viên đưa nội dung ví dụ lên máy chiếu. - Học sinh tự đọc SGK và lên bảng làm bài. ? Em hãy giải thích các bước làm của em. - HS: + Bỏ dấu ngoặc (đằng trước có dấu''+'' ) + áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp. + Thu gọn các hạng tử đồng dạng. - Yêu cầu học sinh làm ?1 - Học sinh thảo luận theo nhóm và làm bài ra giấy trong. - Giáo viên thu giấy trong của 3 nhóm đưa lên máy chiếu. - Lớp nhận xét. - Giáo viên đưa bài tập lên máy chiếu. - Học sinh ghi bài - Giáo viên nêu ra để trừ 2 đa thức P- Q ta làm như sau: - Học sinh chú ý theo dõi ? Theo em làm tiếp như thế nào để có P - Q - HS: bỏ dấu ngoặc ròi thu gọn đa thức. - 1 học sinh lên bảng làm bài. ? Nhắc lại qui tắc bỏ dấu ngoặc. - Học sinh nhắc lại qui tắc bỏ dấu ngoặc. - Giáo viên yêu cầu học sinh làm ?2 theo nhóm. - Các nhóm thảo luận và làm bài ra giấy trong. - Giáo viên thu 3 bài của 3 nhóm đưa lên máy chiếu. - Cả lớp nhận xét. 1. Cộng 2 đa thức Cho 2 đa thức: ?1 2. Trừ hai đa thức Cho 2 đa thức: 2 ?2 4. Củng cố: - Giáo viên yêu cầu 2 học sinh lên bảng làm bài tập 29(tr40-SGK) a) b) - Yêu cầu làm bài tập 32: 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Ôn lại các kiến thức của bài. - Làm bài tập 31, 33 (tr40-SGK) - Làm bài tập 29, 30 (tr13, 14-SBT) Ngày soạn: 06/03/2010 Ngày dạy:7A: /03/2010 7B: /03/2010 7C: /03/2010 Tên bài day: TIẾT 58 –TUẦN 28: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Học sinh củng cố kiến thức về đa thức: cộng, trừ đa thức. - Học sinh được rèn kĩ năng tính tổng, hiệu các đa thức, tính giá trị đa của thức . II. Chuẩn bị: III. Tiến trình bài giảng: 1.ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh 1: làm bài tập 34a - Học sinh 2: làm bài tập 34b 3. Luyện tập: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Học sinh đọc đề bài. - Giáo viên bổ sung tính N- M - Cả lớp làm bài vào vở - 3 học sinh lên bảng làm bài - Lớp nhận xét bài làm của 3 bạn trên bảng. (bổ sung nếu thiếu, sai) - Giáo viên chốt lại: Trong quá trình cộng trừ 2 đa thức ban đầu nên để 2 đa thức trong ngoặc để tránh nhầm dấu. - Yêu cầu học sinh làm bài tập 36. - Học sinh nghiên cứu bài toán. ? Để tính giá trị của mỗi đa thức ta làm như thế nào. - HS: + Thu gọn đa thức. + Thay các giá trị vào biến của đa thức. - Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng làm bài. - Học sinh cả lớp làm bài vào vở. - Yêu cầu học sinh làm bài tập 37 theo nhóm. - Cả lớp thi đua theo nhóm (mỗi bàn 1 nhóm) - Các nhóm thảo luận và đại diện nhóm lên trình bày. - Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại muốn cộng hay trừ đa thức ta làm như thế nào. - 2 học sinh phát biểu lại. Bài tập 35 (tr40-SGK) Bài tập 36 (tr41-SGK) a) Thay x = 5 và y = 4 vào đa thức ta có: b) Thay x = -1, y = -1 vào đa thức ta có: x.y = (-1).(-1) = 1 Bài tập 37 (tr41-SGK) - HS lên bảng trình bày 4. Củng cố: Yêu cầu học sinh cách cộng trừ đa thức một biến Bài tập 38 – SGK/41 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Làm bài tập 32, 32 (tr14-SGK) - Đọc trước bài ''Đa thức một biến'' Ngày soạn: 13/03/2010 Ngày dạy:7A: 15/03/2010 7B: 16/03/2010 7C: 15/03/2010 Tên bài dạy: TIẾT 59 – TUẦN 29: ĐA THỨC MỘT BIẾN I. Mục tiêu: - Học sinh biết kí hiệu đa thức một biến và biết sắp xếp đa thức theo luỹ thừa giảm hoặc tăng của biến. - Biết tìm bậc, các hệ số, hệ số cao nhất, hệ số tự do của đa thức một biến. - Biết kí hiệu giá trị của đa thức tại 1 giá trị cụ thể của biến. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: nội dung bài dạy. - Học sinh: phiếu học tập, bút dạ. III. Tiến trình bài giảng: 1.ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: ? Tính tổng các đa thức sau ròi tìm bậc của đa thức tổng. - Học sinh 1: a) và - Học sinh 2: b) và 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Giáo viên quay trở lại bài kiểm tra bài cũ của học sinh. ? Em hãy cho biết mỗi đa thức trên có mấy biến là những biến nào. - Học sinh: cau a: đa thức có 2 biến là x và y; câu b: đa thức có 3 biến là x, y và z. ? Viết đa thức có một biến. Tổ 1 viết đa thức có biến x Tổ 2 viết đa thức có biến y .......................................... - Cả lớp làm bài ra giấy trong. - Giáo viên thu giấy trong đưa lên máy chiếu. - Lớp nhận xét. ? Thế nào là đa thức một biến. - Học sinh đứng tại chỗ trả lời. ? Tại sao 1/2 được coi là đơn thức của biến y - Học sinh: ? Vậy 1 số có được coi là đa thức mọt biến không. - Giáo viên giới thiệu cách kí hiệu đa thức 1 biến. - Học sinh chú ý theo dõi. - Yêu cầu học sinh làm ?1, ?2 - Học sinh làm bài vào vở. - 2 học sinh lên bảng làm bài. ? Bậc của đa thức một biến là gì. - Học sinh đứng tại chỗ trả lời. - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK - Học sinh tự nghiên cứu SGK - Yêu cầu làm ?3 - Học sinh làm theo nhóm ra giấy trong. ? Có mấy cách để sắp xếp các hạng tử của đa thức. ? Để sắp xếp các hạng tử của đa thức trước hết ta phải làm gì. - Ta phải thu gọn đa thức. - Yêu cầu học sinh làm ?4 - Cả lớp làm bài ra giấy trong - Giáo viên giới thiệu đa thức bậc 2: ax2 + bx + c (a, b, c cho trước; a0) ? Chỉ ra các hệ số trong 2 đa thức trên. - Đathức Q(x): a = 5, b = -2, c = 1; đa thức R(x): a = -1, b = 2, c = -10. - Giáo viên giới thiệu hằng số (gọi là hằng) - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK - 1 học sinh đọc ? Tìm hệ số cao của luỹ thừa bậc 3; 1 - Hệ số của luỹ thừa bậc 3; 1 lần lượt là 7 và -3 ? Tìm hệ số của luỹ thừa bậc 4, bậc 2 - HS: hệ số của luỹ thừa bậc 4; 2 là 0. 1. Đa thức một biến * Đa thức 1 biến là tổng của những đơn thức có cùng một biến. Ví dụ: * Chú ý: 1 số cũng được coi là đa thức một biến. - Để chỉ rõ A lầ đa thức của biến y ta kí hiệu A(y) + Giá trị của đa thức A(y) tại y = -1 được kí hiệu A(-1) ?1 ?2 A(y) có bậc 2 B9x) có bậc 5 2. Sắp xếp một đa thức - Có 2 cách sắp xếp + Sắp xếp theo luỹ thừa tăng dần của biến. + Sắp xếp theo luỹ thừa giảm dần của biến. ?4 Gọi là đa thức bậc 2 của biến x 3. Hệ số Xét đa thức - Hệ số cao nhất là 6 - Hệ số tự do là 1/2 4. Củng cố: - Học sinh làm bài tập 39, 42, 43 (tr43-SGK) Bài tập 39 a) b) Các hệ số khác 0 của P(x) là: luỹ thừa bậc 5 là 6, ... Bài tập 42: 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Nẵm vững cách sắp xép, kí hiệuh đa thức một bién. Biết tìm bậc của đa thức và các hệ số. - Làm các bài 40, 41 (tr43-SGK) - Bài tập 34 37 (tr14-SBT) Ngày soạn: 13/03/2010 Ngày dạy: 7A: 16/03/2010 7B: 16/03/2010 7C: 13/03/2010 Tên bài dạy: TIẾT 60 – TUẦN 29: CỘNG TRỪ ĐA THỨC MỘT BIẾN I. Mục tiêu: - Học sinh biết cộng, trừ đa thức mọt iến theo 2 cách: hàng ngang, cột dọc. - Rèn luyện kĩ năng cộng trừ đa thức, bỏ ngoặc, thu gọn đa thức, sắp xếp các hạng tử của đa thức theo cùng một thứ tự. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: - Học sinh: III. Tiến trình bài giảng: 1.ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Giáo viên nêu ví dụ tr44-SGK - Học sinh chú ý theo dõi. Ta đã biết cách tính ở Đ6. Cả lớp làm bài. - 1 học sinh lên bảng làm bài. - Cả lớp làm bài vào vở. - Giáo viên giới thiệu cách 2, hướng dẫn học sinh làm bài. - Yêu cầu học sinh làm bài tập 44 phần P(x) + Q(x) - Mỗi nửa lớp làm một cách, sau đó 2 học sinh lên bảng làm bài. - Giáo viên nêu ra ví dụ. - Yêu cầu học sinh lên bảng làm bài. - Cả lớp làm bài vào vở, 1 học sinh lên bảng làm. - Giáo viên giới thiệu: ngoài ra ta còn có cách làm thứ 2. - Học sinh chú ý theo dõi. - Trong quá trình thực hiện phép trừ. Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại: ? Muốn trừ đi một số ta làm như thế nào. + Ta cộng với số đối của nó. - Sau đó giáo viên cho học sinh thực hiện từng cột. ? Để cộng hay trừ đa thức một bién ta có những cách nào. ? Trong cách 2 ta phải chú ý điều gì. + Phải sắp xếp đa thức. + Viết các đa thức thức sao cho các hạng tử đồng dạng cùng một cột. - Giáo viên yêu cầu học sinh làm ?1. 1. Cộng trừ đa thức một biến Ví dụ: cho 2 đa thức Hãy tính tổng của chúng. Cách 1: Cách 2: 2. Trừ hai đa thức 1 biến Ví dụ: Tính P(x) - Q(x) Cách 1: P(x) - Q(x) = Cách 2: * Chú ý: - Để cộng hay trừ đa thức một biến ta có 2 cách: Cách 1: cộng, trừ theo hang ngang. Cách 2: cộng, trừ theo cột dọc ?1 Cho 4. Củng cố: - Yêu cầu học sinh làm bài tập 45 (tr45-SGK) theo nhóm: - Yêu cầu 2 học sinh lên làm bài tập 47 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Học theo SGK, chú ý phải viết các hạng tử đồng dạng cùng một cột khi cộng đa thức một biến theo cột dọc. - Làm bài tập 46, 47, 48, 49, 50 (tr45, 46-SGK)
Tài liệu đính kèm: