Giáo án môn học Đại số 7 - Tiết 41: Thu thập số liệu thống kê - Tần số

Giáo án môn học Đại số 7 - Tiết 41: Thu thập số liệu thống kê - Tần số

I/ Mục tiêu :

1/ Về kiến thức:

* Làm quen với các bảng đơn giản về số liệu ban đầu khi điều tra

*Biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra, hiểu được ý nghĩa của các cụm từ “ số tất cả các giá trị của dấu hiệu “ và “ số các giá trị khác nhau của dấu hiệu “.

*Làm quen với khái niệm tần số của một giá trị.

2/Về kĩ năng:

* Biết xác định giá trị của dấu hiệu và tần số của một giá trị.

* Biết lập các bảng đơn giản để ghi lại các số liệu thu thập được qua điều tra.

3/Về tư duy,thái độ:

*Rèn luyện tính cẩn thận,chính xác, linh hoạt trong tính toán ,hứng thú trong học toán

II / Chuẩn bị:

Giáo viên:

-Thiết kế các phiếu học tập số 1; 2; 3

-Phiếu điền khuyết ở phần cũng cố bài

-Lớp học chia làm 6 nhóm

-Bảng phu: Bảng 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 5 9 sgk

 

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1132Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Đại số 7 - Tiết 41: Thu thập số liệu thống kê - Tần số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỐNG KÊ
Tiết 41_Tuần 20/HKII THU THẬP SỐ LIỆU THỐNG KÊ - TẦN SỐ
Ngày soạn: 25 / 12 
 Gv:Nguyễn Hoàng Tịnh Thuỷ 
I/ Mục tiêu :
1/ Về kiến thức: 	
* Làm quen với các bảng đơn giản về số liệu ban đầu khi điều tra 
*Biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra, hiểu được ý nghĩa của các cụm từ “ số tất cả các giá trị của dấu hiệu “ và “ số các giá trị khác nhau của dấu hiệu “.
*Làm quen với khái niệm tần số của một giá trị.
2/Về kĩ năng:
* Biết xác định giá trị của dấu hiệu và tần số của một giá trị.
* Biết lập các bảng đơn giản để ghi lại các số liệu thu thập được qua điều tra.
3/Về tư duy,thái độ:
*Rèn luyện tính cẩn thận,chính xác, linh hoạt trong tính toán ,hứng thú trong học toán
II / Chuẩn bị:
Giáo viên: 
-Thiết kế các phiếu học tập số 1; 2; 3
-Phiếu điền khuyết ở phần cũng cố bài
-Lớp học chia làm 6 nhóm
-Bảng phu:ï Bảng 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 5 9 sgk
2)Học sinh:
-Ôân kiến thức: Xem trước bài. 
-Bảng nhóm để ghi kết quả thảo luận
III / Kiểm tra bài cũ:
IV/ Tiến trình bài dạy: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Họat động 1: GIỚI THIỆU CHƯƠNG 
Gv cho HS đọc phần giới thiệu về thống kê (trang 4 SGK)
Họat động 2:Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu
-Gv đưa bảng 1ên cho HS quan sát và giới thiệu: Đây là bảng số liệu thống kê ban đầu có 3 cột, 20 dòng
-Các số liệu thu thập được ghi lại trong 1 bảng gọi là bảng số liệu thống kê ban đầu
-Tuỳ theo y/c của mỗi cuộc đều tra ,ta có các bảng khác nhau.VD: bảng 2
1HS đọc
HS nghe giảng để hiểu thế nào là bảng số liệu thống kê ban đầu.
1/ Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu
-Các số liệu thu thập được ghi lại trong 1 bảng gọi là bảng số liệu thống kê ban đầu
Họat động 3: Dấu hiệu
-GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm nhận xét phiếu số 1, 2, 3, 4, 5
-Sau khi HS làm xong, các nhóm nhận xét chéo.
- GV hiển thị phần trả lời để HS đối chiếu và đánh giá kết quả các nhóm 
Đọc phần chú ý trang 7
Xem bảng 3/7SGK.Cách lập bảng trong trường hợp này đơn giản hơn bảng 1. Vì không quan tâm đến các lớp, chỉ quan tâm đến cây trồng.
Họat động 4: Luyện tập
Bài 1 trang 7: Chia lớp làm hai nhóm:
Nhóm 1: Điều tra về số điểm của một bài kiểm tra toán 1 tiết (bài kiểm tra chương 2 đại số)
Nhóm 2: Điều tra về số bạn nghỉ học hàng ngày trong 1 tuần của khối 7
Bài 2 trang 7:
Y/c HS đọc kĩ đề, trả lời câu hỏi
-Các nhóm thảo luận ghi kết quả trả lời trên phiếu học tập .
-HS nhận xét,đánh giá chéo kết quả các nhóm
-HS ghi nội dung phần trả lời được hiển thị 
2HS đọc
HS mỗi nhóm tham gia thực hiện theo y/c
3 HS trả lời
Cả lớp nhận xét, ghi vở.
2/ Dấu hiệu
- Các số liệu thu thập được khi điều tra về một dấu hiệu gọi là số liệu thống kê. 
-Dấu hiệu X là vấn đề hay hiện tượng mà người điều tra quan tâm, tìm hiểu.Mỗi số liệu là 1 giá trị x của dấu hiệu.
-Số các giá trị của dấu hiệu bằng số các đơn vị điều tra N
VD: Bảng 1 cho ta:
-Dấu hiệu X :Số cây trồng được của mỗi lớp.
-Mổi số liệu là 1 giá trị x của dấu hiệu:35; 30; 28; 
-Số các giá trị của dấu hiệu = Số các đơn vị điều tra là N=20.
3/ Tần số của mỗi giá trị
- Tần số n là số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy các giá trị của dấu hiệu.
Giátrị x
28
30
35
50
Tần số n
2
8
7
2
Chú ý:
 -Không phải mọi giá trị đều có giá trị là số.
VD: thích, không thích, rất thích
-Nếu chỉ chú ý tới các giá trị của dấu hiệu thì bảng SLTKBĐ có thể chỉ gồm các cột số (Bảng 3/7SGK)
Bài 2 trang 7:
a/Dấu hiệu X:Thời gian cần thiết hằng ngày An đi từ nhà đến trường.
Có 10 giá trị.
b/ Có 5 giá trị khác nhau
c/Các giá trị khác nhau và tần số tương ứng:
Giátrị x
17
18
19
20
21
Tần sốn
1
3
3
2
1
V. Hướng dẫn về nhà: 
1/ Học thuộc bài ,xem lại các ví dụ minh hoạ
2/ Làm các BT 1,2,3/3; 4 SBT
3/Tiết sau LUYỆN TẬP
VI. Phụ lục:
Phiếu số 1	
Dựa vào bảng 1,hãy điền tiếp:
1/Nội dung điều tra là:
2/Số các đơn vị điều tra:..
Phiếu số 2
Dựa vào bảng 1,hãy điền tiếp:
1/ Dấu hiệu X ở bảng 1 có .giá trị
2/ Dãy các giá trị của X là :..
Phiếu số 3	
Dựa vào bảng 1,hãy điền tiếp:
1/Có .gí trị khác nhau
2/Các giá trị khác nhau đó là:..
Phiếu số 4
Dựa vào bảng 1,hãy điền tiếp:
Trồng được 28 cây có lớp
Trồng được 30 cây có lớp
Trồng được 35 cây có lớp
Trồng được 50 cây có lớp
Phiếu số 5	
Dựa vào bảng 1,hãy điền tiếp:(?7)
Giá trị x:..
Tần sốn:..

Tài liệu đính kèm:

  • docD- 41.doc