1. Mục tiêu bài dạy:
a. Kiến thức: giúp HS
- Sơ giản về tác giả Đỗ Phủ
- Thấy được giá trị hiện thực: P/ánh cuộc sống của con người
- Thấy được giá trị nhân đạo và lòng vị tha cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ thể hiện qua hoài bão và sự cảm thống sâu sắc của nhà thơ đối với những con người nghèo khổ ,bất hạnh
- Bước đầu thấy được vị trí và ý nghĩa của những yếu tố tự sự trong thơ trữ tình; đặc điểm bút pháp hiện thực trong thơ Đỗ Phủ.
b. Kĩ năng
- Đọc – hiểu , phân tích văn bản thơ nước ngoài qua bản dịch tiếng Việt
c. Thái độ:
- Giáo dục HS lòng yêu thương con người.
2. Chuẩn bị cuả GV và HS:
a. Chuẩn bị cuả GV và HS:. Nghiên cứu tài liệu, soan giáo án
b. Chuẩn bị cuả GV và HS: Đọc bài và soạn
Bài 11 Kết quả cần đạt Qua Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, cảm nhận được tinh thần nhân đạo và lòng vị tha của Đỗ Phủ. Bước đầu thấy được vị trí và ý nghĩa của những yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình. Đánh giá những kiến thức cơ bản về Văn được tiếp thu từ bài 1 đến bài 10. Củng cố và nâng cao kiến thức về từ đồng âm và kĩ năng sử dụng từ đồng âm đã học ở bậc tiểu học. Hiểu vai trò và biết vận dụng yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm. Ngày soạn: 22.10.2010 Ngày dạy: 25.10.2010 - Lớp 7B Tiết 41.Văn bản: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Mao ốc vị thu phong sở phá ca) - Đỗ Phủ - 1. Mục tiêu bài dạy: a. Kiến thức: giúp HS - Sơ giản về tác giả Đỗ Phủ - Thấy được giá trị hiện thực: P/ánh cuộc sống của con người - Thấy được giá trị nhân đạo và lòng vị tha cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ thể hiện qua hoài bão và sự cảm thống sâu sắc của nhà thơ đối với những con người nghèo khổ ,bất hạnh - Bước đầu thấy được vị trí và ý nghĩa của những yếu tố tự sự trong thơ trữ tình; đặc điểm bút pháp hiện thực trong thơ Đỗ Phủ. b. Kĩ năng - Đọc – hiểu , phân tích văn bản thơ nước ngoài qua bản dịch tiếng Việt c. Thái độ: - Giáo dục HS lòng yêu thương con người. 2. Chuẩn bị cuả GV và HS: a. Chuẩn bị cuả GV và HS:. Nghiên cứu tài liệu, soan giáo án b. Chuẩn bị cuả GV và HS: Đọc bài và soạn bài ở nhà 3. Tiến trình dạy học: a Kiểm tra bài cũ- Đặt vấn đề vào bài mới: (5’) * Câu hỏi: Khái quát ND chính bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê? * Đáp án : Bài thơ đã biểu hiện một cách chân thực mà sâu sắc mà ngậm ngùi tình quê hương thắm thiết của t/g sau thời gian dài sống xa quê lâu ngày trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân về quê cũ. * GTB: (1’)): Đời Đường có 3 nhà thơ nổi tiếng nhất đó là Lí Bạch, Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị. Nếu Lí Bạch được người đời ca tụng là Tiên thi thì Đỗ Phủ được suy tôn là Thánh thi. Thơ của Lí Bạch thường lãng mạn, bay bổng còn thơ của Đỗ PHủ thường mang tính hiện thực sâu sắc và bộc lộ tấm lòng nhân đạo cao cả... b. Dạy nội dung bài mới: I. Đọc và tìm hiểu chung. (7’) 1. Tác giả. ? Nêu một vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Đỗ Phủ? GV: Ông là nhà thơ giàu lòng yêu nước, thương dân, ghét cường quyền, bạo ngược. Ông để lại cho đời hơn 1400 bài thơ. Cuộc đời ông trải qua nhiều bất hạnh: đường công danh lận đận, con chết, lưu lạc tha hương, càng cuối đời càng nghèo đói, cơm không đủ ăn, ốm đau không thuốc thang, nằm chết trên một chiếc thuyền rách nát nơi quê người. - Đỗ Phủ (712-770), quê ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, là nhà thơ nổi tiếng ở đời Đường. Bài thơ được viết trong hoàn cảnh xã hội như thế n - XH hết sức rối ren, loạn lạc.ào và nó được đánh giá ra sao? 2. Tác phẩm - Là bài thơ nổi tiếng của Đỗ Phủ. - HD đọc: giọng chậm, buồn, tình cảm. Nhịp 2/3. - GV đọc. - HS đọc. ? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? - Tiếng trong một câu có thể từ 5-7 tiếng. Không hạn định chặt chẽ về niêm luật. -Viết theo thể thơ cổ thể (thơ cổ phong). ? Cách gieo vần của bài thơ có gì đặc biệt? - Vần bằng, vần trắc đan xen. ? Bài thơ có thể cia làm mấy phần? Nội dung của mỗi phần? - Có hai cách chia bố cục: Cách 1 (4 phần) Khổ 1: Cảnh gió thu cuốn mấy lớp tranh của căn nhà Đỗ Phủ. Khổ 2: Cảnh trẻ con cướp tranh của nhà thơ. Khổ 3: Nỗi khổ của Đỗ Phủ trong đêm mữa gió. Khổ 4: Ước muốn cao cả của nhà thơ. Cách 2: 18 câu thơ đầu: Những nỗi khổ của nhà thơ. 5 câu thơ cuối: Mơ ước của nhà thơ. ? Hãy so sánh số câu giữa các khổ, số tiếng ở trong câu ở khổ cuối với số tiếng trong câu ở các khổ trên, em có nhận xét gì? - Khổ 1,2,4: Gồm 5 câu (lẻ) ít hơn khổ thơ 3. - Khổ cuối: có số tiếng nhiều hơn 7 tiếng. ? Nếu chia bài thơ theo 2 hai phần thì mỗi phần của bài thơ được thể hiện theo phương thức biểu đạt nào? - P1: Tự sự, miêu tả, Biểu cảm xen lẫn. - P2: Biểu cảm trực tiếp. II. Phân tích. HS đọc 18 câu thơ đầu. 1. Những nỗi khổ của nhà thơ. (13’) ? Trong 18 câu thơ đầu, tác giả kể về điều gì? - Những nỗi khổ của nhà thơ. ? Nỗi khổ thứ nhất mà nhà thơ kể đến là gì? * Nhà bị gió thu phá. ? Hãy tìm những từ ngữ miêu tả cảnh nhà tranh bị gió thu phá? - Gió: +thét già + cuộn mất ba lớp tranh. - Tranh: + bay sang sông, rải khắp bờ. + Treo tót ngọn rừng xa. + quay lộn vào mương sa. ? Cảnh được miêu tả theo trình tự nào? Thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ? Cách dùng từ, cách gieo vần của tác giả có gì đặc biệt? -> NT: - Miêu tả theo trình tự từ khái quát đến cụ thể. - SD động từ mạnh. - Thủ pháp liệt kê, điệp từ. - Vần bằng. ? Cách miêu tả đó có tác dụng như thế nào? - Gợi tả rõ nét cảnh diễn ra. Đặc biệt là vần bằng âm vang diến tả âm điệu như tiếng khóc, lời than thở về nỗi lo, tiếc và bất lực của nhà thơ trước trận cuồng phong đang lần lượt bóc đi từng lớp tranh trên mái nhà của mình. ? Em hình dung như thế nào về cảnh ngôi nhà của Đỗ Phủ khi bị gió thu phá? =>Tan tác, tiêu điều. ? Cùng với nỗi khổ nhà tranh bị gió thu phá, tác giả còn gặp phải nỗi khổ nào nữa? * Trẻ con cướp tranh. ? Lũ trẻ con xuất hiện, chúng có thái độ và hành động nào đặc biệt? - Khi các mảnh tranh nhà Đỗ Phủ bị gió cuốn đi thì lũ trẻ trong làng xô nhau cướp ngay trước mắt chủ nhà một cách ngang nhiên, trắng trợn. - Trẻ con: + Khinh ta gìa không sức. + Nhè trước mặt xô cướp giật. + Cắp tranh đi tuốt. ? Cảnh tượng đó giúp ta hiểu như thế nào về cuộc sống xã hội lúc bấy giờ? - Một xã hội loạn lạc, đảo điên, đạo đức suy đồi nhưng cũng thật khốn khổ, đáng thương. ? ? Trước sự việc ấy, nhà thơ tỏ thái độ ra sao? Em hiểu như thế nào về nỗi ấm ức trong lòng tác giả lúc này? - Không chỉ đơn giản là nỗi ấm ức vì bị mất của mà còn là nỗi đau đớn trước một thời thế loạn lạc. Sau cái rủi ro do thiên tai gây ra, ông lại gặp thiệt hại - ...gào chẳng được Quay về... lòng ấm ức. do đạo tặc. Lũ trẻ ăn cướp ấy là sản phẩm của xã hội đại loạn, đạo đức suy đồi. Chính cuộc sống cùng cực, đói nghèo đã khiến những đứa trẻ mất hết sự hồn nhiên ngây thơ vốn có mà trở nên hỗn láo, gian tham. Như vậy, nếu ở khổ thơ đầu tác giả mới chỉ nói đến cái rủi do thiên tai thì ở khổ thơ 2 còn là nỗi đau, nỗi xót xa trước một xã hội loạn lạc, đảo điên. => Nỗi xót xa trước một xã hội loạn lạc, đảo điên. ? Nỗi khổ thứ 3 mà tác giả kể đến trong bài thơ là gì? *Nỗi khổ trong đêm mưa rét. ? Không gian miêu tả ở đầu khổ thơ thứ 3 là một không gian như thế nào? Gió lặng, mây tối mực Trời thu mịt mịt đêm đen đặc.T ->Không gian nặng nề, u tối ? Không gian đó gợi sự liên tưởng như thế nào về tình trạng xã hội lúc bấy giờ? - Đen tối, bế tắc, đói khổ. ? Trong không gian ấy, tác giả phải chịu một cuộc sống ra sao? - Mền vải... lạnh tựa sắt ...lót nát ...nhà đột chẳng chừa đâu ...mưa chẳng dứt. ? Cách gieo vần ở khổ thơ này có gì khác so với khổ thơ 1? -> NT: - Dùng nhiều vần trắc, phép so sánh. ? Em hãy nhận xét cách miêu tả của tác giả đoạn này? - Miêu tả vừa cụ thể vừa chân thực, có xác định về thời gian. ? Tác dụng của việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật kể trên? =>Cuộc sống nghèo khổ cơ cực, không lối thoát. ? Hãy tìm trong đoạn, câu thơ diễn tả tâm trạng của tác giả? - Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê Đêm dài ướt át sao cho chót? ? Cơn loạn? - Cơn biến An Lộc Sơn (SGKt133). ? Em hiểu như thế nào về câu hỏi tu từ ở cuối đoạn thơ? - Kể từ khi có biến An Lộc Sơn, tác giả đã nhiều đêm mất ngủ vì nỗi lo thời thế. Đêm nay, nhà đột nát, mưa rơi không ngớt, chăn cũ, con đạp rách tung. Cơ cực đến thế là cùng, làm sao có thể ngủ được đây? Câu hỏi còn như một lời day dứt: Liệu nỗi khổ đêm nay đã phải là nỗi khổ cuối cùng của mình không? Qua đó, ta thấy tâm trạng của nhà thơ bộc lộ ở đây là gì? - Lời thơ như một tiếng thở dài ngao ngán. Nhà thơ ngồi trong mưa, dưới đêm thâu, tuổi già sức yếu, -> Câu hỏi tu từ. / bệnh tật, trong lòng nhói lên nỗi đau xót. Ông vừa thương vợ con lại vừa thương mình. Nỗi đau khổ như dồn lại, trút lên đầu một con người từng nếm trải quá nhiều nỗi bất hạnh. Nỗi đau đớn, cay đắng càng thắt lại, dồn nén, uất kết trong lòng nhà thơ. =>Nỗi đau đớn, cay đắng dồn nén, uất kết trong lòng nhà thơ. ? Từ nỗi khổ của ĐP, em liên t] ởng đến nỗi đau khổ của những ai trong XH lúc bấy giờ? - Cơn biến An Lộc Sơn (SGKt133). ? Ngoài bài thơ này, em biết ĐP còn bài thơ nào nói đến nỗi khổ của nhân dân TQ không? - Viên lại ở Thạch Hào. ? Trước nỗi đau khổ cùng cực ấy tác giả mơ ước điều gìT? 2.Mơ ước của nhà thơ (8’) - Ước nhà rộng muôn ngàn gian Che khắp thiên hạ... Gió mưa chẳng núng, vững như thạch bàn. ? Tại sao tác giả lại ước nhà cho kẻ sĩ thiên hạ? - Vì kẻ sĩ có tài, có đức nhưng nghèo khổ. Đỗ Phủ đã từng là kẻ sĩ nghèo nên ông thấu hiểu nỗi khổ cực của họ. Em có suy nghĩ gì về ước mơ đó của tác giả? Đỗ Phủ làm cho người đọc hết sức bất ngờ. Tưởng rằng ông sẽ ước cho vợ con một ngôi nhà nhưng ông lại ước một ngôi nhà rộng che chở cho tất cả kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ, để mọi người được hân hoan sung sướng. Một ước mơ thật cao cả, chan chứa tinh thần nhân đạo. Ước mơ tuy mang màu sắc ảo tưởng nhưng vẫn đẹp đẽ vì được bắt nguồn từ cuộc sống. Từ căn nhà của bản thân bị phá nát, tác giả ước mơ một ngôi nhà rộng muôn ngàn gian như thế. => Ước mơ cao đẹp, chan chứa tinh thần nhân đạo. ? Chỉ cần có ngôi nhà ấy, tác giả sẵn sàng chấp nhận điều gì? - ...bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được. ? ? Trong hai câu thơ cuối, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Có ý kiến cho rằng: Ước mơ của Đỗ Phủ sẽ kém phần cao cả nếu không có hai câu thơ này. Theo em có đúng không? Vì sao? - Đúng. Vì ở hai câu thơ cuối đã diến tả lòng vị tha của ông đạt tới mức xả thân, sẵn sàng hi sinh vì hạnh phúc chung của mọi người. Từ nỗi khổ của NT: SD hình ảnh đối lập, kiểu câu cảm thán. ? bản thân, tác giả liên hệ tới nỗi khổ của mọi người và đặt nỗi khổ của họ lên trên nỗi đau của mình. Điều đó bộc lộ rõ nhân cách cao cả của ĐP. ? Cụm từ Riêng lều ta nát được đặt ở cuối bài có tác dụng gì? - Thể hiện tinh thần xả thân của ĐP. - Làm cho bố cục của tác phẩm trở nên hết sức hoàn chỉnh, chặt chẽ (quay trở lại chủ đề của bài thơ: nói về chuyện nhà cửa). Qua phân tích khổ thơ cuối, em hiểu gì về ĐP? => Nhân cách cao cả, tấm lòng vị tha, sẵn sàng hi sinh vì lợi ích chung của Đỗ Phủ. ? Giả sử không có 5 dòng thơ cuối thì ý nghĩa, giá trị biểu cảm của bài thơ có bị giảm đi không? - Có. Vì 5 câu thơ cuối như cái đinh nghệ thuật giúp ta hiểu rõ hơn tấm lòng nhân đạo, lòng vị tha và ý chí xả thân của tác giả. Chính 5 câu thơ cuối đã góp phần nâng cao ... ́ng nhau hoặc gần giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau. Đó là từ đồng âm . Để hiểu được điều đó, chúng ta vào bài hôm nay b. Dạy nội dung bài mới: I. Thế nào là từ đồng âm? (11’) HS đọc ví dụ. 1. Ví dụ. a. Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên. b. Mua được con chim, bạn tôi nhốt luôn vào lồng. ? Giải thích nghĩa của mỗi từ lồng trong các câu trên? Mỗi từ lồng đó thuộc từ loại nào? - Lồng a: (nói trâu, ngựa...) nhảy dựng lên hoặc chạy xông xáo -> Động từ. - Lồng b: Đồ đan bằng tre, nứa để nhốt chim, gà.. -> Danh từ. ? Ý nghĩa của 2 từ lồng trên có liên quan đến nhau không? => Ý nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau. ? Chúng giống nhau ở điểm gì? => Phát âm giống nhau. ? Hai từ lồng trong hai câu trên là từ đồng âm. Em hiểu thế nào là từ đồng âm? 2. Ghi nhớ: (SGK t135) ? Em hãy tìm từ đồng nghĩa thay thế cho mỗi từ lồng trên? 1, phi, nhảy, vọt... 2, chuồng, rọ... II. Sử dụng từ đồng âm. (8’) 1. Ví dụ: VD1 ? Nhờ đau mà em phân biệt được nghĩa của các từ lồng trong mỗi câu trên? -> Dựa vào ngữ cảnh (câu văn) để phân biệt nghĩa của các từ lồng. ? Câu: Đem cá về kho!, nếu tách ra khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành mấy nghĩa? đó là những nghĩa nào? VD2 - Đem cá về kho!-> Câu đa nghĩa. + Kho: Cách chế biến thức ăn. + Kho: nơi để chứa một vật nào đó. ? Hãy thêm vào câu một vài từ để câu trở thành đơn nghĩa? - Đem cá về mà kho! - Đem cá về để nhập kho. -> Câu đơn nghĩa. ? Theo em, có thể xếp từ kho trong hai câu trên vào loại từ đồng âm được không? Vì sao? - Được. Vì chúng phát âm giống nhau nhưng nghĩa lại khác xa nhau. =>Kho: Từ đồng âm. ? Như vậy để tránh những hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây nên ta cần chú ý điều gì khi giao tiếp? 2. Ghi nhớ: (SGK t136) ? Các từ chân trong trường hợp này có phải là từ đồng âm không? Vì sao? a. chân bàn: bộ phận dưới cùng của một số đồ dùng. b. chân tường: phần dưới cùng của một số vật tiếp giáp gắn liền với mặt nền. c. chân người: bộ phận dưới cùng của cơ thể người, dùng để đi, đứng. -> Có nét nghĩa chung: bộ phận dưới cùng. -> nghĩa có liên quan đến nhau. VD3: a. chân bàn b. chân tường c. chân người => Chân là từ nhiều nghĩa, không phải là từ đồng âm. ? Qua đó, ta thấy khi sử dụng từ đồng âm cần phải lưu ý điều gì? Cần chú ý: Từ nhiều nghĩa là một từ có nhiều nghĩa còn từ đồng âm là 2 từ và nghĩa cúng khác xa nhau *Lưu ý: Cần phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. * thu: + cao Sao Vàng: thuốc dẻo quánh (mỡ) *+ phong ba bão táp: sóng. + ba lớp tranh: Số từ. *+ tranh lợp mái nhà: Loại cỏ dùng để lợp nhà. + tranh công: giành. *+ sang sông: từ bờ bên này qua bờ bên kia. + quần áo sang: đắt tiền, quí giá để lộ sự giàu có. *+ nam thanh nữ tú: con trai, đàn ông. + phương nam: phương của cực đối tâm với cực bắc. + thôn Nam: một địa danh. *+ sức khoẻ tốt: khả năng hoạt động cuả một phần cơ thể hay của toàn thân. + sức ép đối với bọn tay sai: ảnh hưởng, tác dụng nhằm gò bó hoặc bắt tuân theo. *+ nhè trước mặt: chỉ nhằm vào một chỗ. + khóc nhè: khóc dài giọng. *+ đi tuốt vào luỹ tre: tất cả.*+ nhè trước mặt: chỉ nhằm vào một chỗ. + khóc nhè: khóc dài giọng. *+ đi tuốt vào luỹ tre: tất cả. + tuốt lúa: Rút mạnh ra. *+ môi hở răng lạnh: phần thịt ở ngoài II. Luyện tập (15’) Bài 1 - Thu:+ mùa thu + thu tiền - cao: + núi cao + cao Sao Vàng - ba: + phong ba bão táp + ba lớp tranh - tranh: + tranh lợp mái nhà + tranh công - sang: + sang sông + quần áo sang - nam: + nam thanh nữ tú + phương nam + thôn Nam - sức: + sức khoẻ tốt + sức ép đối với bọn tay sai - nhè: + nhè trước mặt + khóc nhè - tuốt: + đi tuốt vào luỹ tre + tuốt lúa - môi: + môi hở răng lạnh ? ? cửa miệng che lấy răng. + môi giới: người đứng giữa làm cho hai bên gặp gỡ, giao thiệp với nhau. Tìm các nghĩa khác nhau của danh từ cổ? Giải thích mối liên quan giữa các nghĩa đó? Bài 2 a. Các nghĩa khác nhau của danh từ cổ: - Bộ phận nối liền thân và đầu của người hoặc động vật (nghĩa gốc). - Bộ phận nối liền cánh tay và bàn tay, ống chân và bàn chân (cổ chân, cổ tay). - Bộ phận nối liền giữa thân và miệng của đồ vật (cổ chai, cổ lọ). ? Tìm từ đồng âm với danh từ cổ và cho biết nghĩa của từ đó? b. Từ đồng âm với từ cổ: - Cổ: xưa, cũ, lâu đời (đồ cổ, cổ đại, cổ thi, cổ thụ, cổ tích...)-> Tính từ. ? Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm? Bài 3 a. Chúng em ngồi xung quanh bàn để bàn về việc đi cắm trại. b. Bác ấy nghiên cứu rất sâu về công tác phòng chống sâu bọ. c. Năm nay con cháu vừa tròn năm tuổi. GV nêu yêu cầu bài tập, HS thảo luận. Bài 4 - Anh ta đã dùng từ đồng âm với nghĩa nước đôi để không trả lại cái vạc cho người hàng xóm. - Nếu sử dụng biện pháp chặt chẽ về ngữ cảnh mà hỏi anh ta rằng: “Vạc của ông hàng xóm là vạc bằng đồng cơ mà?” thì anh chàng sẽ phải chịu thua. c. Củng cố, luyện tập: (4’) * Củng cố: Bài hôm nay, các em cần hiểu được: - Thế nào là từ đồng âm, phan biệt sự khác nhau giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa - Cách sử dụng từ đồng âm * Luyện tập: - Chỉ ra sự khác nhau giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa và cho VD d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (2’) - Nắm chắc nội dungbài học. - Làm các bài tập còn lại. - Chuẩn bị: Ôn tập phần Tiếng Việt từ bài 1 đến bài 11, tiết 46 kiểm tra TV. Ngày soạn: 26.10.2010 Ngày dạy: 30.10.2010 – Lớp 7B Tiết 44 - Tập làm văn: Các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm 1. Mục tiêu : a. Kiến thức: giúp HS - Hiểu được vai trò của yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm . - Biết vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn biểu cảm b. Kĩ năng - Nhận ra tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm vận dụng vào việc viết văn biểu cảm. c. Thái độ: - HS có ý thức vận dụng các kiến thức đã học vào việc tạo lập văn bản biểu cảm. 2. Chuẩn bị cuả GV và HS: a. Chuẩn bị cuả GV :.Nghiên cứu tài liệu, soan giáo án b. Chuẩn bị cuả HS:Đọc bài và tìm hiểu bài ở nhà 3. Tiến trình dạy học: a Kiểm tra bài cũ- Đặt vấn đề vào bài mới: (5’) ( Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh.) * GTB: (1’) Trong văn biểu cảm có yếu tố tự sự và miêu tả không?Nếu có, các yếu tố này có vai trò và tác dụng gì, chungsta vào bài hôm nay b. Dạy nội dung bài mới: I. Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm. (18’) H đọc bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá. 1. Văn bản: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá. ? G ? Nếu chia bài thơ thành 4 phần thì phương thức biểu đạt ở mỗi phần là gì? Bài thơ là một chỉnh thể, việc phân chia ranh giới giữa các phương thức biểu đạt chỉ có tính chất tương đối. Dựa vào việc đã tìm hiểu, phân tích bài thơ, em háy nêu ý nghĩa của các yếu tố miêu tả và tự sự trong bài thơ? Phần, phương thức biểu đạt. Ý nghĩa P1: Tự sự (2 câu đầu), miêu tả (3 câu sau) Dựng lại một bức tranh toàn cảnh về cảnh vật và sự việc để làm nền cho tâm trạng của tác giả. P2: Tự sự có kết hợp với biểu cảm Kể chuyện bọn trẻ cướp tranh và giải thích cho tâm trạng: lòng ấm ức -> nỗi đau đớn xót xa trước XH loạn lac, đảo điên. P3: Tự sự, miêu tả (6 câu đầu) kết hợp với biểu cảm Đặc tả một tâm trạng điển hình: ít ngủ ->nỗi xót xa cay đắng trước một cuộc sống cùng cực không lối thoát. P4: Biểu cảm trực tiếp Thể hiện tình cảm cao thượng, lòng vị tha của t/g ? Như vậy các yếu tố tự sự và miêu tả đóng vai trò như thế nào trong văn bản này? => Tự sự và miêu tả có vai trò là phương tiện để gợi ra đối tượng biểu cảm và bộc lộ t/ cảm cảm xúc, HS đọc đoạn văn. 2. Đoạn văn (SGK t137) ? Hãy chỉ ra yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn? a.Các yếu tố tự sự: - Đêm nào bố cúng ngâm nước nóng hoà muối... - Khi ngủ bố rên... - Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây, ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đãm sương đêm... b. Các yếu tố miêu tả: - Những ngón chân của bố... khum khum... - Gan bàn chân... xám xịt và lỗ rỗ... - Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, có nốt lấm tấm... ? Các yếu tố tự sự và miêu tả có được là nhờ đâu? Chúng có tác dụng gì trong văn bản biểu cảm? => Tự sự và miêu tả khêu gợi cảm xúc. ? Nếu không có tự sự và miêu tả thì yếu tố biểu cảm có bộc lộ được không? - Không. ? Tìm câu văn bộc lộ rõ cảm xúc của tác giả trong đoạn văn? Đó là cảm xúc gì? c. Cảm nghĩ của tác giả. - Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh. -> thương xót, quí trọng. ? Yếu tố tự sự và miêu tả có vai trò gì trong đoạn văn trên? => Tự sự và miêu tả chỉ là cơ sở để khêu gợi nên cảm xúc. ? H G Vậy theo em, yếu tố tự sự và miêu tả có phải là yếu tố chủ đạo trong bài văn biểu cảm không? -> Không Xác định như vậy để chúng ta tránh nhàm lẫn viết thành bài văn miêu tả hay tự sự ( lạc đề) => Tự sự và miểu tả là phương thức biểu đạt hỗ trợ( phụ) còn biểu cảm là phương thức bieur đạt chính ? Như vây, yếu tố tự sự và miêu tả dùng trong văn biểu cảm có vai trò gì? 3. Ghi nhớ: (SGK t138) ? Kể lại nội dung Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ bằng bài văn xuôi biểu cảm. II. Luyện tập. (15’) Bài 1: - Dựa vào văn bản kể theo trình tự sau: + Tả cảnh gió thu phá nát căn nhà của Đỗ Phủ. + Kể diễn biến của việc nhà tranh bị tốc mái. + Kể hành động của những đứa trẻ . + Tâm trạng ấm ức của tác giả trước cảnh suy thoái đạo đức của con trẻ. + Kể, tả cảnh mưa, nhà dột và cảnh sống khổ cực của gia đình nhà thơ trong đêm mưa gió. + Kể lại ước mơ của Đỗ Phủ... + Bộc lộ cảm xúc của tác giả khi thiên hạ đều có mái nhà âm áp... ? Dựa vào văn bản Kẹo mầm viết thành một văn bản biểu cảm? Bài 2: - Có thể kết hợp các phương thức biểu đạt: + Tự sự: chuyện đổi tóc rối lấy kẹo mầm. + Miêu tả: . Cảnh chải tóc rối của mẹ ngày xưa . Hình ảnh người mẹ. + Biểu cảm: Lòng thương nhớ mẹ khôn xiết. c. Củng cố, luyện tập: (4’) * Củng cố: Bài hôm nay, các em cần nắm được: - Yếu tố tự sự và miêu tả có tác dụng gì trong văn biểu cảm. - Cách vạn dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm vào trong bài văn biểu cảm. * Luyện tập: - Chỉ ra yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ: “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” – Hạ Chị Trương và cho bieetscacs yếu tố đó góp phần gì trong việc biểu lộ tâm trạng cảm xúc của t/g d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (2’) Về nhà học thuộc bài học ghi nhớ. Tìm một số yếu tố tự sự và miêu tả trong một số văn bản đã học. Bái TLV sau: Trả bài TLV số2 __________________________
Tài liệu đính kèm: