Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Học kì I - Tuần 13

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Học kì I - Tuần 13

1. Mục tiêu :

 a. Về kiến thức:

Giúp học sinh:

- Thấy được ưu nhược điểm trong bài kiểm tra Văn và Tiếng Viết của mình. - Củng cố kiến thức về văn biểu cảm.

- Ôn tập củng cố kiến thức về Van và Tiếng Việt từ bài 1 đến bài 11.

 b. Về kỹ năng:

- Rèn luyện kĩ năng phat hiện lỗi và sửa lỗi trong bài kiểm tra.

 c. Về thái độ:

- HS có ý thức đánh giá bài làm của mình một cách tự giác, khách quan. Biết rút kinh nghiệm, sửa chữa những lỗi mắc phải một cách nghiêm túc.

2. Chuẩn bị của GV và HS:

 a. Chuẩn bị của GV: Chấm, chữa bài đầy đủ, chính xác.

 b. Chuẩn bị của HS: Ôn tập các kiến thức đã học về Văn và Tiếng Việt từ bài 1 - 11.

3. Tiến trình bài dạy:

a. Kiểm tra bài cũđặt vấn đề vào bài mới

 (Không kiểm tra)

* Giới thiệu bài: (1’) Để nhận thấy những ưu nhượ điểm của bài kiểm tra văn,kiểm tra tiếng Việt đã làm,chúng ta vào bài hôm nay

 b. Dạy nội dung bài mới:

 

doc 12 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 908Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Học kì I - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 12
Kết quả cần đạt
Thấy được những ưu khuyết điểm trong bài kiểm tra Văn và Tiếng Việt của mình. 
Biết phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học. 
Viết tốt bài Tập làm văn số 3 theo yêu cầu của bài văn biểu cảm. 
Ngày soạn:09.11.2010 Ngày dạy: 12.11.2010 - Lớp 7B
 Bài 12. Tiết 49.
Tập làm văn: TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN- KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
1. Mục tiêu :
 a. Về kiến thức:
Giúp học sinh:
- Thấy được ưu nhược điểm trong bài kiểm tra Văn và Tiếng Viết của mình. - Củng cố kiến thức về văn biểu cảm.
- Ôn tập củng cố kiến thức về Van và Tiếng Việt từ bài 1 đến bài 11.
 b. Về kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phat hiện lỗi và sửa lỗi trong bài kiểm tra. 
 c. Về thái độ:
- HS có ý thức đánh giá bài làm của mình một cách tự giác, khách quan. Biết rút kinh nghiệm, sửa chữa những lỗi mắc phải một cách nghiêm túc.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
 a. Chuẩn bị của GV: Chấm, chữa bài đầy đủ, chính xác.
 b. Chuẩn bị của HS: Ôn tập các kiến thức đã học về Văn và Tiếng Việt từ bài 1 - 11. 
3. Tiến trình bài dạy: 
a. Kiểm tra bài cũđặt vấn đề vào bài mới
 (Không kiểm tra)
* Giới thiệu bài: (1’) Để nhận thấy những ưu nhượ điểm của bài kiểm tra văn,kiểm tra tiếng Việt đã làm,chúng ta vào bài hôm nay
	b. Dạy nội dung bài mới:
I. Bài kiểm tra Văn. (14’)
Học sinh đọc lại đề.
1. Đề: (Đề pho to - Tiết 42)
2. Đáp án 
?
Xác định đáp án đúng cho các câu hỏi 1, 2, 3, 4,5?
 Câu1: 
TT
Tên bài
Thể thơ
Đúng
SAI
A
Sông núi nước Nam
Thất ngôn bát cú
X
B
Bánh trôi nước
Thất ngôn tứ tuyệt
X
C
Qua Đèo Ngang
Ngũ ngôn tứ tuyệt
X
D
Bạn đến chơi nhà
Thất ngôn bát cú
X
Đ
Phò giá về kinh
Ngũ ngôn tứ tuyệt
X
?
Ý kiến đó là đúng hay sai? Chỉ rõ chỗ khác nhau của cụm từ ở hai bài thơ?
Câu 2: C Câu 3: B. Câu 4: B. Câu 5: D.
Câu 6: 
- Đó là ý kiến sai. Vì ở mỗi bài, cụm từ ta với ta lại có nội dung ý nghĩa hoàn toàn khác nhau:
+ Trong bài Qua Đèo Ngang: Cả hai từ ta đều chỉ chính tác giả, chỉ sự hoà hợp trong nội tâm, bộc lộ nỗi buồn cô đơn, lẻ loi thầm kín hướng nội của tác giả giữa cảnh Đèo Ngang hoang sơ, vắng lặng, cô liêu. Như vậy, từ ta được dùng trong bài thơ là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất.
+ Trong bài Bạn đến chơi nhà: Hai từ ta chỉ hai đối tượng khác nhau. Một chỉ chính tác giả (tôi), một chỉ người bạn của tác giả (bác). Chỉ sự hoà hợp của 2 con người trong một tình bạn. Ta với ta tuy 2 mà 1. ở đây có sự chuyển đổi ngôi thứ: Bác (ngôi 2) chuyển thành ta(ngôi 1). Câu thơ nhấn mạnh: Bác đến chơi đây tôi với bác tuy 2 nhưng mà là 1, chỉ có tình bạn là trên hết. Một tình bạn trong sáng, chân thành, thanh khiết và cao đẹp. Tình bạn ấy vượt lên trên tất cả mọi lễ nghi, mọi cám dỗ của vật chất tầm thường.
- GV trnhận xét bài làm của HS.
4. Nhận xét kết quả bài làm: 
a, Ưu điểm:
- Phần lớn đã trả lời chính xác các câu hỏi trắc nghiệm. 
- Riêng câu6: 
- Nhiều em đã xác định được yêu cầu của đề, trình bày được những nội dung cơ bản như đáp án. trình bày sạch sẽ, rõ ràng. Bố cục chặt chẽ. 
- Một số bài đạt điểm khá, giỏi: 
b, Nhược điểm:
- Vẫn còn một số em chưa xác định được đáp án đúng cho phần trắc nghiệm.
- Đối với câu 6: Một số bài trình bày chưa rõ ràng. Câu văn lủng củng. Còn lan man chưa đi đúng trọng tâm yêu cầu của đề. Còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ. Một số bài viết còn sai lỗi chính tả nhiều.
- Những bài còn bị điểm yếu kém: 
- GV yêu cầu HS thống kê các lỗi mắc phải trong bài làm của mình và tự sửa theo đáp án đã xây dựng.
5. Thống kê lỗi và sửa lỗi: 
- Viết sai: Cải chửa ra cây cà đã nụ 
-> Sửa lại: Cải chửa ra cây cà mới nụ.
- Hiểu sai: Ta với ta tuy hai mà một. Ở đây chính là tác giả.
-> Hiểu đúng: Ta với ta đó là tác giả và người bạn tri kỷcủa mình
* Trả bài: Tổng số:
Giỏi: ....... Khá:........ TB:...... Yếu:...... Kém: .......... 
II. Bài kiểm tra Tiếng Việt. (14’)
Học sinh đọc lại 
1. Đề: (Đề pho to - tiết 46)
2. Đáp án. 
?
Xác định đáp án đúng cho các câu hỏi trong đề bài trên?
Câu1(C); Câu 2: (A) 
Câu 3: a – 4; b – 3; c – 2; d – 1.
Câu 4:A điền từ: mềm ; B: (nghèo) ; C: (xa) ; D: (Trọng)
Câu 5: (D)
Câu 6: Lợi 1: Lợi ích
 Lợi 2: Lợi ( phần thịt bao quanh chân răng) 
Từ đồng âm.
Câu 7:
Nhóm 1:dũng cảm,gan dạ, kiên cường
Nhóm 2:Chén, xơi, ăn, cho
Nhóm 3:chăm chỉ , cần cù,chịu khó, siêng năng.
Nhóm 4: nghĩa vụ,trách nhiệm
Câu 8: Có 2 loại từ đồng nghĩa: 
Đồng nghĩa hoàn toàn: Sắc thái hoàn toàn giống nhau,có thể thay thế được cho nhau
 đồng nghĩa không hoàn toàn: Khác về s thái ý nghĩa.
- GV nhận xét bài làm của HS.
4. Nhận xét kết quả bài làm: 
a, Ưu điểm:
- Phần lớn đã trả lời chính xác các câu hỏi trắc nghiệm.
- Đối với câu 3, 4: xác định được yêu cầu của đề, trình bày được những nội dung cơ bản như đáp án. Trình bày sạch sẽ, rõ ràng. 
- Một số bài đạt điểm khá, giỏi: 
b, Nhược điểm:
- Vẫn còn một số em chưa xác định được đáp án đúng cho phần trắc nghiệm.
VD: Câu 4 –D: có em điền là: Bên kính bên khinh
- Đối với câu 3,4: Một số bài trình bày chưa rõ ràng. Còn lan man chưa đi đúng trọng tâm yêu cầu của đề. Còn nhầm lẫn giữa các từ loại.
Câu 7: có một số em cho rằng Từ xem xuất hiện trong bài ca dao 2 lần là từ đồng âm. thực chất đây chỉ là một động từ 
- Những bài còn bị điểm yếu kém: 
- GV yêu cầu HS thống kê các lỗi mắc phải trong bài làm của mình và tự sửa theo đáp án đã xây dựng.
5. Thống kê lỗi và sửa lỗi: 
* Lỗi sai kiến thức: 
 - Từ đồng âm là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau
- > Hiểu đúng : Từ đồng âm là những tư phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau
- Các từ ăn ,xơi, chén,cho,mời, tặng là một nhóm từ đồng âm
-> Sửa lại: ăn xơi chén( nhóm 1) ; Cho biếu tặng (nhóm 2)
* Trả bài:: Tổng số:
Giỏi: ....... Khá:........ TB:...... Yếu:...... Kém: .......... 
C. Củng cố,luyện tập: (4’)
 * Củng cố: Bài hôm nay ,các em cần nhận thấy những ưu ,nhược điểm qua bài kiêm tra văn và bài kiểm tra tiếng việt. qua đó các em cần nhận ra những thiếu sót về k9iến thức để kịp thời sửa chữa.
 * Luyện tập:
Đối chiếu kiến thức bài làm với kiến thức ở mỗi bài đã học
Sửa chữa các lỗi kiến thức trong bài kiểm tra văn- tiếng việt
d. Hướng dấn HS tự học ở nhà (2’)
 - Về nhà tiếp tục đối chiếu và sửa các lỗi kiến thức mắc phải ở trông bai
 - giờ sau: đọc và tìm hiểu bài: Cách làm bài văn biểu cảm về phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
 ------------------------------------------------
(Đáp án dự trữ)
*Lớp 7C:
I. Bài kiểm tra Văn. 
- GV trả bài, yêu cầu Học sinh đọc lại đề.
1. Đề: 
2. Đáp án. 
?
Xác định đáp án đúng cho các câu hỏi 1, 2, 3, 4,5?
Câu1: 
TT
Tên bài
Thể thơ
Đúng
SAI
A
Sông núi nước Nam
Ngũ ngôn tứ tuyệt 
X
B
Bánh trôi nước
Thất ngôn tứ tuyệt
X
C
Qua Đèo Ngang
Ngũ ngôn cổ thể
X
D
Bạn đến chơi nhà
Thất ngôn bát cú
X
Đ
Phò giá về kinh
Ngũ ngôn tứ tuyệt
X
E
Sau phút chia li
Song thất lục bát
X
 Câu 2: C. Câu 3: C. Câu 4: B. Câu 5: D.
?
Ý kiến đó là đúng hay sai? Vì sao?
Câu 6: 
- Đúng. Ta với ta, tôi với bác, tuy 2 nhưng là 1. Bằng câu thơ này, nhà thơ khẳng định: Đã là tri kỉ tri âm thì tôi với bác gắn bó với nhau bằng sự đồng cảm chân thành, đâu cần đến mâm cao cỗ đầy, rượu sớm trà trưa. Ta đến với nhau là đến với một tình bạn trong sáng, thanh khiết, tự nó đã là một bữa tiệc linh đình, bữa tiệc tinh thần sang trọng đủ sự ngon lành rồi. Đó là một tình bạn thật chân thành cao đẹp. Ngoài ra cụ Tam Nguyên Yên Đổ còn muốn nói: Đôi bạn già đã không nhập cuộc với những kẻ bon chen xu nịnh đầy rẫy trong cuộc đời này. Đó chẳng phải là điều đáng tự hào lắm sao? 
- GV nhận xét bài làm của HS.
4. Nhận xét kết quả bài làm: 
a, Ưu điểm:
- Phần lớn đã trả lời chính xác các câu hỏi trắc nghiệm. 
- Riêng câu 6: 
- Nhiều em đã xác định được yêu cầu của đề, trình bày được những nội dung cơ bản như đáp án. trình bày sạch sẽ, rõ ràng. Bố cục chặt chẽ. 
- Một số bài đạt điểm khá, giỏi: 
b, Nhược điểm:
- Vẫn còn một số em chưa xác định được đáp án đúng cho phần trắc nghiệm.
- Đối với câu 6: Một số bài trình bày chưa rõ ràng. Câu văn lủng củng. Còn lan man chưa đi đúng trọng tâm yêu cầu của đề. Còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ. Một số bài viết còn sai lỗi chính tả nhiều.
- Những bài còn bị điểm yếu kém:
c, Kết quả: Tổng số:
Giỏi: ....... Khá:........ TB:...... Yếu:...... Kém: .......... 
- GV yêu cầu HS thống kê các lỗi mắc phải trong bài làm của mình và tự sửa theo đáp án đã xây dựng.
5. Thống kê lỗi và sửa lỗi: 
* Viết câu thơ không chính xác:
- Ao sâu nước cả không chài lưới
-> Viết lại: “ Ao sâu nước cả khôn chài lưới”
* Hiểu sai về nội dung:
Ta với ta trong bài thơ : Bạn đến chơi nhà đều chỉ lafmootj - chính nhà thơ
-> Sửa lại : là nhà thơ và người bạn tri âm
II. Bài kiểm tra Tiếng Việt.
- GV trả bài, yêu cầu Học sinh đọc lại đề.
1. Đề: 
2. Đáp án. 
?
Xác định đáp án đúng cho các câu hỏi trong đề bài trên?
Câu1: a – D; b – B; c – A.
 Câu 2:- Câu đúng: b.
 - Câu sai: a,c,d.
 Câu 3: Từ đồng âm: lợi.
 - C1: lợi (điều tốt, có ích -> Tính từ)
 - C2; lợi (phần thịt rắn bao quanh chân răng -> danh từ)
 Câu 4: Có 6 nhóm từ đồng nghĩa:
 1, dũng cảm, gan dạ, kiên cường.
 2, chén, xơi, ăn.
 3, thành tích, thành tựu.
 4, nghĩa vụ, nhiệm vụ.
 5, cho, tặng, biếu. 
 6, chăm chỉ, siêng năng, chịu khó.
- GV nhận xét bài làm của HS.
4. Nhận xét kết quả bài làm: 
a, Ưu điểm:
- Phần lớn đã trả lời chính xác các câu hỏi trắc nghiệm.
- Đối với câu 3, 4: xác định được yêu cầu của đề, trình bày được những nội dung cơ bản như đáp án. Trình bày sạch sẽ, rõ ràng. 
- Một số bài đạt điểm khá, giỏi: 
b, Nhược điểm:
- Vẫn còn một số em chưa xác định được đáp án đúng cho phần trắc nghiệm.
- Đối với câu 3,4: Một số bài trình bày chưa rõ ràng. Còn lan man chưa đi đúng trọng tâm yêu cầu của đề. Còn nhầm lẫn giữa từ đồng âm với từ đồng nghĩa. 
- Những bài còn bị điểm yếu kém:
c, Kết quả: Tổng số:
Giỏi: ....... Khá:........ TB:...... Yếu:...... Kém: .......... 
- GV yêu cầu HS thống kê các lỗi mắc phải trong bài làm của mình và tự sửa theo đáp án đã xây dựng.
5. Thống kê lỗi và sửa lỗi: 
* Xếp nhóm từ đồng nghĩa sai:
- nhiệm vu, chăm chỉ (1) - Nhiệm vụ, nghĩa vụ
- Nghĩa vụ. Chịu khó (1) - Chịu khó, chăm chỉ
III. Hướng dẫn học bài ở nhà. (2’)
Ôn tập lại các kiến thức đã học về Văn và Tiếng Việt từ bài 1 đến bài11.
Tiếp tục chữa những lỗi còn lại trong bài kiểm tra.
Chuẩn bị: Tiếng gà trưa, Điệp ngữ. 
Ngày soạn: 01.11.2010 Ngày dạy: 13.11.2010 - lỚP 7B
 	 :
 Bài 12. Tiết 50.
 Tập làm văn:	CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ 
TÁC PHẨM VĂN HỌC
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức:
Giúp học sinh:
- Biết trình bày cảm nghĩ về tác phẩm văn học. 
- Tập trình bày cảm nghĩ về một số tác phẩm đã học trong chương trình.
 b. Về kỹ năng: 
- Rèn kĩ năng phân tích văn bản mẫu, lập dàn ý cho một đề bài. 
c. Về thái độ:
- HS có ý thức vận dụng các kiến thức đã học vào thực hành tạo lập văn bản biểu cảm.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
 a.Chuẩn bị của GV :Nghiên cứu nội dung, tham khảo SGV, soạn giáo án.
 b.Chuẩn bị của HS:Học bài cũ. Chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn trong SGK.
3. Tiến trình bài dạy:
a. Kiểm tra bài cũ- Đặt vấn đề vào bài mới: (5’) 
- Hỏi: Muón phát biểu suy nghĩ, cảm xúc đối với đời sống xung quanh, ta nên dùng phương thức biểu đạt nào? Để nhằm mục đích gì?
- Đáp án: Muốn phát biểu suy nghĩ, cảm xúc đối với đời sống xung quanh, ta có thể dùng phương thức tự sự và miêu tả để gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc. Tự sự và miêu tả ở đây nhằm mục đích khêu gợi cảm xúc chứ không nhằm mục đích kể chuyện, miêu tả đầy đủ sự việc, phong cảnh.
b. Dạy bài mới
*Giới thiệu bài (1’): Chúng ta có những tình cảm ,cảm xúc gì sau khi học một tác phẩm văn học? Để ghi lại những tình cảm đó thành một bài văn biểu cảm,chúng ta phải làm ntn? Để hiểu được điều đó, chúng ta vào bài hôm nay.
I. Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. (23’)
HS đọc bài văn.
1. Bài văn:(SGK t146)
?
Bài văn viết về bài ca dao nào? Hãy đọc liền mạch bài ca dao đó?
- Viết về bài ca dao:
 Đêm qua ra đứng bờ ao
 .................
Tào khê nước chảy vẫn còn trơ trơ
?
Nội dung chính của bài ca dao là gì? 
- Diễn tả nỗi buồn nhớ, trông ngóng người yêu và khẳng định tấm lòng chung thuỷ với người yêu của một người.
?
?
?
Đối tượng mà tác giả tập trung biểu cảm là ai?
- Nhân vật mang tâm trạng trông ngóng, nhớ thương... Nhân vật trữ tình trong bài ca dao.
Trong đoạn văn thứ nhất, cảm xúc được gợi lên từ đâu?
- GV: Cảnh minh hoạ nói ở đây là cảnh minh hoạ trong SGK thời trước. Tranh minh hoạ vẽ một người đàn ông mặc áo dài, đội khăn xếp. Như vậy nếu không có bức tranh minh hoạ ấy, ta vẫn có thể tưởng tượng lời trong bài ca dao là lời của cô gái nhớ đến người yêu.
Từ cảm xúc đó, tác giả có liên tưởng tới ai?
Đoạn 1
- Cảm xúc bắt đầu được gợi lên từ cảnh minh hoạ trong bài học (Có bóng người... mờ mờ).
- Liên tưởng đó là người quen thật của mình (Có lúc... cố hương).
?
Sau sự liên tưởng đó, tác giả trình bày cảm xúc của mình về bài ca dao bằng cách nào?
- Hồi tưởng.
Đoạn 2
Hồi tưởng cảm xúc của mình khi nghe thầy giáo giảng bài ca dao: 
?
Trong dòng hồi tưởng ấy, tác giả nhớ mình đã tưởng tượng ra những hình ảnh, âm thanh nào? 
+ Tưởng tượng ra một con nhện lơ lửng giữa khoảng không, giữa các màng tơ rung rung trước gió. Nghe thấy tiếng gió vu vu...,
+ Tưởng tượng cảnh ngóng trông, tiếng nấc của người đó...
?
Trong đoạn văn thứ 3, tác giả đã dùng cách thức nào để bộc lộ cảm xúc của mình?
Đoạn văn 3
Liên tưởng đến dải Ngân Hà và câu chuyện Ngưu Lang, Chức Nữ.
?
Từ hình ảnh sông Ngân Hà, tác giả lại hình dung, tưởng tượng như thế nào về nhân vật trữ tình trong bài ca dao?
- Tưởng tượng một người đang ngước lên trông ngắm mà nhớ thương mong đợi...
?
Khi đó tác giả có cảm xúc gì?
-> Cảm xúc: Thấy quen quen và thân thương..., man mác, bâng khuâng, da diết...
?
ở đoạn cuối tác giả tiếp tục dùng cách nào để bộc lộ cảm xúc?
Đoạn 4
- Liên tưởng đến con sông Tào Khê và tưởng tượng ra nhân vật trữ tình đang nói với sông...
?
Lời nhân vật nói với sông cho thấy cảm xúc nào của tác giả đang được bộc lộ?
-> Suy ngẫm về tình người trong bài ca dao.
?
?
?
?
?
?
Câu cuối cùng của văn bản, tác giả đã khái quát lại điều gì?
Như vậy tác giả đã phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao bằng cách nào? Dựa vào đâu tác giả có thể phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao?
- Dựa vào những chi tiết, hình ảnh trong bài và sự suy ngẫm, cảm thụ của người đọc về bài ca dao. 
Theo em bài ca dao có thể được coi là một tác phẩm văn học không?
- Có. 
Nếu xét về mặt nội dung, ta có thể chia bố cục bài văn như thế nào? Nội dung chính của mỗi phần?
. Qua phân tích bài văn, em hiểu thế nào là phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học? 
Bài văn phát biểu cảm nghĩ cũng phải có bố cục gồm mấy phần? Nhiệm vụ của mỗi phần là gì?
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya?
Câu cuối
- ấn tượng chung về bài ca dao.
=> Tác giả phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao bằng cách tưởng tượng, hồi tưởng, suy ngẫm về các hình ảnh, chi tiết trong bài.
* Bố cục: 
- MB: Từ đầu -> mờ mờ (Giới thiệu hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm).
- TB: Tiếp -> của ta (Cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên).
- KB: Còn lại (ấn tượng chung về tác phẩm).
2. Ghi nhớ:(SGK t147)
II. Luyện tập. (10’)
Bài1
?
?
Nhiệm vụ phần mở bài?
- MB: Gới thiệu tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
?
Cảm xúc của người viết phải bắt nguồn từ những nội dung nào trong tác phẩm?
- TB: 
?
Câu thơ một có nội dung nào đáng chú ý?
+ Câu 1: âm thanh tiếng suối trong đêm rừng Việt Bắc nghe như tiếng hát xa của con người vọng lại.
?
Em có cảm xúc gì trước chi tiết đó?
-> Một so sánh mới mẻ, hấp dẫn gợi sự ấm áp trong lòng người.
?
Câu thơ thứ 2 miêu tả cảnh gì? Cảnh đó gợi cho em cảm xúc như thế nào?
+ Câu 2: Vẻ đẹp lung linh, huyền ảo của cảnh trăng rừng Việt Bắc. Hình ảnh đan xen, lồng ghép, quấn quýt, hoà quyện vào nhau của trăng, vòm cây cổ thụ...
-> Cảm giác về sự hoà hợp, gần gũi.
?
Nội dung của câu thơ thứ 3? 
+ Câu 3: Sự rung động trong tâm hồn người nghệ sĩ trước cảnh đẹp của thiên nhiên khiến Bác không ngủ được.
?
Em có suy nghĩ gì về cảm xúc đó của Bác?
-> Sự hài hoà giữa cảnh và người. Sự tinh tế, nhạy cảm trong tâm hồn Bác trước vẻ đẹp của thiên nhiên. 
?
?
?
Câu thơ thứ 4 khiến em có cảm xúc như thế nào?
Nhiệm vụ của phần kết bài?
Lập dàn ý cho bài phát biểu cảm tưởng về bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê ?
+ Câu 4: Gợi cảm xúc bất ngờ và vô cùng cảm động trước tấm lòng luôn vì dân vì nước của Bác. tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu nước sâu sắc của Bác. 
- KB: ấn tượng chung về bài thơ và về Bác. Một tâm hồn vừa là nghệ sĩ vừa là chiến sĩ.
Bài 2
- Gợi ý: 
+ Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
+ Xúc động trước nỗi lòng của tác giả: ngỡ ngàng, cô đơn, buồn tủi... sau 50 năm xa cách nay trở về quê.
+ Đồng cảm với tình yêu quê hương của tác giả trong hoàn cảnh đặc biệt.
+ ấn tượng chung về bài thơ: Bài thơ hay, diễn tả tình quê đậm đà, sâu sắc của tác giả.
Củng cố luyện tập : (4’)
Củng cố: Các em cần nắm được: 
Các bước tiến hành làm bài văn biểu cảm.
Biết két hợp yếu tó miêu tả ,tự sự vào bài văn biểu cảm
 * Luyện tập : Laapj dản ý cho đề văn:
 Đề: Quê hương em.
d. Hướng dẫn học bài ở nhà: (2’)
Nắm chắc nội dung bài học.
Làm bài tập còn lại.
- Chuẩn bị bài: Viết bài tập làm văn số 3. 
Ngày soạn : 05.11.2010 Ngày dạy : 08.11.2010 - Lớp 7B
 Bài 12. Tiết 51 + 52.
 Tập làm văn: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 
1. Mục tiêu bài dạy: 
a. Về kiến thức:
Giúp học sinh:
- Vận dụng kiến thức ,kỹ năng đã được học để làm một bài văn biểu cảm hoàn chỉnh
- Viết được bài văn biểu cảm thể hiện được tình cảm cảm xúc ,sự rung động chân thật đối với một tác phẩm văn học.
b. Về kỹ năng: 
- Rèn luyện năng lực, kỹ năng viết một bài văn biểu cảm hoàn chỉnh.
- Rèn luyện năng lực cảm thụ, phân tích thơ trữ tình kết hợp với năng lực biểu cảm trong văn biểu cảm.
 c. Về thái độ:
 - HS yêu thích thể loại văn biểu cảm,yêu thích sáng tạo kiểu văn bản này.Có ý thức độc lập làm bài tự giác, nghiêm túc.
2. Nội dung đề kiểm tra:
	Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ mà em yêu thích.
3. Đáp án, biểu điểm:
* Đáp án: 
a. Thể loại,yêu cầu, phạm vi:
Thể loại: Kiểu bài văn biểu cảm
 Yêu cầu: Nêu cảm nghĩ về một bài thơ mà em yêu thích
Phạm vi: Một bài thơ
b.Yêu cầu về nội dung,hình thức:
 b1: Về nội dung:
- Bài viết đúng yêu cầu về thể loại ,phạm vi và giải quyết được yêu cầu cơ bản mà đề đã cho: Biểu lộ tình cảm,cảm xúc về một bài thơ mà em yêu thích
- Nội dung cần làm sáng tỏ được những cái hay,cái đẹp về nội dung và NT trong bài thơ mà em thấy rung động ,thích thú.
- Biết kết hợp hài hoà giữa việc phân tích- bình thơ và biểu lộ được tình cảm ,cảm xúc của mình qua mỗi câu thơ, đoạn thơ mà mình đang bình giá, đề cập đến.
- Thực hiện tốt yêu cầu chung của mỗi phần: MB-TB-KB
- Dùng từ, đặt câu,dựng đoạn gãy gọn ,trong sáng . chuyển đoạn.liên kết đoạn nhịp nhàng ,chặt chẽ.
- Tình cảm cảm xúc chân thực ,không gượng ép.
 B2. Về hình thức:
- Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng: MB-TB-KB.
- Bài viết sạch đẹp ,chữ viết đúng quy định chính tả.
 c. Dàn ý: 3 phần:
 A. MB: - Nêu lý do để em lạ chon bài thơ; tên bài thơ,tác giả
 B. Thân bài:
- Lần lượt phân tích bình giá về nội dung và NT của từng câu thơ, đoạn thơ – có kết hợp chặt chẽ với việc biểu lộ tình cảm ,cảm,cảm xúc của mình với câu,từ, đoạn thơ hay hình ảnh thơ đó.
 C. KB: - Khẳng định một lần nữa về tình cảm,cảm xúc của mình với bìa thơ làm mình tâm đắc.
 * Biểu điểm:
- Điểm 9,10: Nội dung cơ bản như đáp án. Đúng thể loại. Bố cục rõ ràng, mạch lạc. Vận dụng tốt các phương pháp biểu cảm kết hợp tự sự, miêu tả. Bài viết sinh động, có cảm xúc sâu sắc. Trình bày sạch đẹp.
- Điểm 7,8: Nội dung cơ bản như đáp án. Đúng thể loại. Bố cục rõ ràng. Vận dụng tương đối tốt phương pháp biểu cảm kết hợp tự sự miêu tả. Cảm xúc khá chân thật song đôi chỗ chuyển ý chưa thật nhuần nhuyễn. Còn mắc một vài lỗi nhỏ.
- Điểm 5,6: Nội dung tương đối đầy đủ. Đúng thể loại. Bố cục đủ 3 phần song trình bày chưa khoa học.Còn mắc lỗi diễn đạt dùng từ. Cảm xúc còn gượng ép, chưa tự nhiên. 
- Điểm 3,4: Nội dung còn thiếu hoặc bố cục chưa đầy đủ. Mắc nhiều lỗi diễn đạt dùng từ; chưa biết kết hợp bình giá về ND- NT với biểu lộ tình cảm và cảm xúc Diễn đạt nhiều chỗ còn lủng củng. Còn sai nhiều lỗi chính tả.. 
- Điểm 1,2: Bài viết mắc quá nhiều lỗi hoặc lạc đề.
- Điểm 0: Không nộp bài.
 4. Nhận xét, đánh giasau khi chấm bài kiểm tra.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 13.doc