Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Học kì II - Tuần 20, 21

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Học kì II - Tuần 20, 21

A. MỤC TIÊU

 Giúp HS :

 - Kiến thức: Hiểu được sơ lược thế nào là tục ngữ .Hiểu được nôị dung, một số hình thức nghệ thuật và ý nghĩa của nhiều câu tục ngữ trong bài học.

 - Kĩ năng: Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản.

 - Thái độ: Yêu thích và trân trọng tục ngữ, ca dao VN.

B. CHUẨN BỊ

 - Thầy : SGK, SGV, tài liệu tham khảo, bảng phụ.

 - Trò: Đọc thuộc lòng các câu tục ngữ, soạn bài theo câu hỏi SGK

C.PHƯƠNG PHÁP

 - Diễn dịch, vấn đáp, trao đổi, giảng bình .

 - Hoạt động nhóm, cá nhân .

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

 

doc 35 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 786Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Học kì II - Tuần 20, 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học kỳ II
Ngày soạn:...../..../2010 Tuần 20 
Ngày giảng :..../..../2010 Bài 18: Văn bản Tiết 73 
 Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
A. Mục tiêu 
 Giúp HS : 
 - Kiến thức: Hiểu được sơ lược thế nào là tục ngữ .Hiểu được nôị dung, một số hình thức nghệ thuật và ý nghĩa của nhiều câu tục ngữ trong bài học. 
 - Kĩ năng: Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản.
 - Thái độ: Yêu thích và trân trọng tục ngữ, ca dao VN.
b. Chuẩn bị 
 - Thầy : SGK, SGV, tài liệu tham khảo, bảng phụ.
 - Trò: Đọc thuộc lòng các câu tục ngữ, soạn bài theo câu hỏi SGK
c.Phương pháp 
 - Diễn dịch, vấn đáp, trao đổi, giảng bình .
 - Hoạt động nhóm, cá nhân .
d. Tiến trình bài dạy
 I , ổn định tổ chức . II , Kiểm tra bài cũ : kiểm tra việc soạn bài của học sinh .
 III , Bài mới .
*) GT bài : HK1 : Tìm hiểu ca dao , dân ca thuộc thể loại ca dao trữ tình phản ánh đời sống tâm hồn tình cảm của nhân dân lao động đối với quan hệ giữa đất nước , với gia đình , người thân , ... HK2 : chúng ta tiếp tục tìm hiểu thể loại văn học dân gian những nd phản ánh ở đây là những kinh nghiệm được đúc kết trong cuộc sống , trong lao động sản xuất của nhân dân ta _ kho tàng túi khôn của người đời . Đó là những câu tục ngữ.
*) Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: hướng dẫn HS tìm hiểu : phần ( I )
GV: nêu yêu cầu đọc : to , rõ ràng , ngắt nhịp đúng và nhấn giọng ở những chữ có vần , đối ð đọc mẫu 1 bài.
HS : đọc ( 2 em ).
GV: NX , sửa cách đọc.
GV? : Quan sát phần chú thích cho biết thế nào là tục ngữ ? ( Về hình thức , nd , cách sử dụng )
HS : PB theo chú thích sao ? SGK ( 3 ) ð GV bổ sung ðSGV / 3
GV? : Giải nghĩa các chú thích 3 , 4 , 7 , 8.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu văn bản .
HS : Đọc lại 8 câu tục ngữ.
GV? : Có thể chia 8 câu tục ngữ thành mấy nhóm ? ND của từng nhóm là gì ? Mỗi nhóm đúc rút những kinh nghiệm về sự việc gì ? 
H S: 2 nhóm : + Nhóm 1 : câu 1 , 2 , 3 , 4 : TN về TN
 + Nhóm 2 : câu 5 , 6 , 7 , 8 : TN về LĐSX 
Nhóm 1 : đúc rút những kinh nghiệm về hiện tượng nắng , mưa , bão , lụt.
Nhóm 2 : đúc rút kinh nghiệm về trồng trọt , chăn nuôi.
GV : Hướng dẫn HS tìm hiểu theo 2 ND trên.
HS : Chia làm 4 nhóm : tìm hiểu 4 câu tục ngữ đầu theo yêu cầu sau: 
 ? : Nghĩa của câu TN.
 ? : Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm nêu trong câu TN.
 ? : Một số trường hợp có thể áp dụng kinh nghiệm nêu trong câu TN ( VD , có thể ứng dụng câu 1 vào việc sử dụng phù hợp ở mùa hè , mùa đông ntn ?
 ? : GT kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện .
GV : Sau khi HS đã trao đổi , bàn bạc thống nhất đáp án , GV yêu cầu HS đại diện PBYK của nhóm mình.
 - Chốt kiến thức cơ bản của mỗi nhóm - ghi bảng.
 - Định hướng đáp án.
*) Câu1 : 
- Nghĩa của câu tục ngữ :
 Tháng 5 ( âm lịch ) đêm ngắn , ngày dài.
 Tháng 10 ( âm lịch ) đêm dài , ngày ngắn.
- Có thể vận dụng kinh nghiệm của câu tục ngữ vào chuyện tính toán , sắp xếp công việc hoặc giữ gìn sức khoẻ cho mỗi người trong mùa hè và mùa đông :
 VD : Sắp xếp thời gian học tập ; rèn luyện tính nhanh nhẹn , khẩn trương khi làm việc vào tháng 10 ð nếu không trời sẽ nhanh tối.
 ŽCâu tục ngữ giúp con người có ý thức chủ động để nhìn nhận , sử dụng thời gian , công việc , sức lao động vào những thời điểm khác nhau trong 1 năm.
 *) Câu 2 :
- Nghĩa : ngày nào đêm trước trời ...
- Cơ sở thực tiễn : trời nhiều sao , ít mây ð thường có mưa. 
 ( Lưu ý : phán đoán = kinh nghiệm , không phải lúc nào cũng đúng )
- GT : giúp con người ...
*) Câu 3 :
- Nghĩa : kinh nghiệm dự đoán bão : khi trên trời xuất hiện sáng có sắc vàng màu mỡ gà tức là sắp có bão.
- Cơ sở thực tiễn : dựa trên những kinh nghiệm của người lao động.
- GT : biết dự đoán bão sẽ có ý thức ...
*) Câu 4 :
- Nghĩa : kinh nghiệm dự đoán lũ lụt.
- Cơ sở thực tiễn : 
*) Miền Bắc vào tháng 7 , tháng 8 ( âm lịch ) thường có mưa to , kéo dài ð lũ lụt . Khi đó , kiến bò ra khỏi hang rất nhiều để tránh mưa và lợi dụng đất mềm sau mưa làm tổ mới . Từ kinh nghiệm quan sát , nhân dân tổng kết quy luật : kiến bò nhiều vào tháng 7 ð điềm báo sắp có lụt . Vì kiến là loài côn trùng rất nhạy cảm với những thay đổi của thời tiết , khí hậu.
- GT của câu TN ( bài học ) ....
GV: Khẳng định ND 4 câu tục ngữ đầu :
 Tuy là những câu tục ngữ mang tính dân gian, đa số những câu TN về TN đều dựa trên những quy luật vận động của trái đất, của gió, của nắng, mưa, không khí và sự hoạt động của côn trùng, chim muông, cây cỏ. Vì vậy, về cơ bản những thông tin dự báo thời tiết trong TN khá chính xác, nó giúp ích rất nhiều cho những người lao động trong cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh đó không thể bỏ qua những câu tục ngữ về LĐSX .
GV : Hướng dẫn cho HS đọc câu tục ngữ 5, 6, 7, 8 và cũng hoạt động nhóm tương tự như 4 câu tục ngữ đầu.
- Định hướng đáp án :
*) Câu 5 :
- Tấc đất : mảnh đất nhỏ ( tấc : đơn vị cũ đo chiều dài , bằng 1 / 10 thước mộc ( 0,0425 m ) ... / SGV / 7
- Vàng : kim loại quý , được cân bằng cân tiểu li ð tấc vàng : chỉ lượng vàng lớn ð quý giá vô cùng.
 ð lấy cái rất nhỏ so sánh với cái rất lớn ð T/D của đất.
- Cơ sở thực tiễn : đất quý giá vì nó nuôi sống con người , là nơi con người ở; con người nhờ lao động, đổ mồ hôi, xương máu mới có đất và bảo vệ được đất. Đất là vàng - một loại vàng sinh sôi, khai thác mãi không cạn ð liên hệ “ lão nông ... ”
- Sử dụng câu TN trong nhiều trường hợp ...
- T/D : + Khuyên con người ta biết giữ gìn, bảo vệ đất đai.
 + Biết làm ra của cải vật chất từ đất.
*) Câu 6 :
- Giải nghĩa : trì : ao ( canh trì : đào ao )
 viên : vườn ( canh viên : làm vườn )
 điền : ruộng ( canh điền : làm ruộng
 ð Các từ Hán Việt.
- Nghĩa câu TN ......
- Cơ sở kh/đ thứ tự trên là : từ GTKT ( qua thực tế của các nghề đó )
 - Nhưng kinh nghiệm của câu TN không phải áp dụng ở nơi nào cũng đúng . Vì có nơi ĐKTN không thuận lợi cho tất cả các nghề ; có khi chỉ áp dụng được 1 nghề.
- Giá trị của câu tục ngữ ....... 
*) Câu 7 :
 - Nghĩa câu 7 : ( b. chính )
 -Một số câu TN khác gần với nội dung câu 7 :
 + Một lượt tát , 1 bát cơm.
 + Người đẹp vì lụa , ...
 + Phân tro không bằng no nước.
 + Không nước , không phân như thân không của.
 - GT : giúp con người vận dụng trong quá trình trồng lúa ...
*) Câu8 ;
 - Lần lượt nêu : ý nghĩa, cơ sở thực tế, GT của câu tục ngữ.
 +) ý nghĩa ( bảng chính )
 +) Kinh nghiệm rút ra từ thực tế trồng trọt của người nd ð vận dụng để sắp xếp lịch gieo cấy đúng thời vụ và chú ý cải tạo đất sau mỗi vụ : cày bừa , bón phân , giữ nước.
G V: Khẳng định : 4 câu TN về LĐSX cũng có ý nghĩa thiết thực không kém những câu TN về TN . Cả 4 câu TN này đều dựa trên những quan sát , những kinh nghiệm , những khẳng định được rút ra từ cơ sở LĐSX của những người nd ð chỉ có trong lao động con người mới có thể tư duy , sáng tạo để vận dụng chính những kinh nghiệm trong cslđ vào công việc lao động của mình để tạo ra NSLĐ cao , đời sống ngày càng no ấm.
GV? : Tìm 1 số câu TN khác nói về tn và LĐSX ? 
HS : Tìm , đọc những câu TN theo yêu cầu ( 3 nhóm thi tìm nhanh )
GV : VD : _ Lúa chiêm lấp ló .....mà lên.
 _ Chuồn chuồn bay .... thì râm.
 _ Cơn đằng đông vừa .... vừa ăn.
 _ Tháng 2 trồng cà , tháng 3 trồng đỗ.
 _ Khoai ruộng lạ , mạ ruộng quen.
 _ Được mùa lúa , úa mùa cau.
 _ Thứ nhất cày ải , thứ nhì vãi phân.
GV? : Đọc 8 câu TN , NX đặc điểm về hình thức của 8 câu tục ngữ ? Phân tích GT của chúng và minh hoạ cho những đặc điểm NT đó = những câu tục ngữ đã học ?
G V: Gợi ý ( SL câu chữ , vần loại nào ? ; các vế có quan hệ ntn với nhau ; cách nói , cách viết = những hình ảnh ntn ? )
HS : PBYK theo nd câu hỏi 4 / SGK - 5.
G V: Chốt ghi.
HS : Phân tích GT và minh hoạ = cách tự bộc lộ.
GV : Định hướng.
 - Đặc điểm ngắn gọn : là đặc điểm rõ nhất : thường là 1 lời nói hoặc 1 câu ð câu nói có vần điệu ð dễ nhớ , dễ thuộc.
- Thường có vần lưng :
 +) C7 : phân - cần TN dễ nhớ , dễ thuộc , 
 +) C1 : năm - nằm ð tạo ra âm điệu nhịp 
 mười- cười... nhàng , êm tai.
 +) Các câu khác : gieo vần lưng.
- Các vế đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nd :
 +) C1 : “ Đêm tháng 5 chưa ... sáng ” đối xứng với “ Ngày tháng 10 chưa ... tối ”
 ( đêm > ; 5 > < tối )
 +) C2 : “ Mau sao thì nắng ” > < “ Vắng sao thì mưa ” 
 ( mau > < mưa )
ð tạo sự nhịp nhàng , cân đối , hài hoà trong câu TN tạo cách lập luận chặt chẽ.
- Hình ảnh trong câu TN cụ thể , sinh động , gần gũi , quen thuộc.
 +) Dùng phép nói quá : C1 : + Chưa nằm đã sáng.
 + Chưa cười đã tối.
 C5 : Tấc đất _ tấc vàng.
 +) Để diễn đạt ý có gió to , bão lớn ð dùng hình ảnh “ Có nhà thì giữ ” ð tạo cho câu TN tươi mát , hàm súc ; nhấn mạnh được ý , dễ hiểu ð kinh nghiệm được diễn đạt có sức thuyết phục.
GV? : Những câu TN về TN và LĐSX còn có ý nghĩa đối với ngày nay không ?
HS : Còn . Người nông dân kết hợp những câu TN + KH để dự đoán 1 cách chính xác hơn về thời tiết ; và phát triển trồng trọt , chăn nuôi.
GV : Bằng lối nói ngắn gọn , có vần nhịp , giàu hình ảnh , những câu TN thực sự là bài học thiết thực , là hành trang , “ túi khôn ” của nhân dân lao động.
Hoạt động 3 : Tổng kết :
HS : Đọc ghi nhớ / 5 ð GV phân tích cụ thể ghi nhớ.
 Đã làm. 
HS : Đọc phần đọc thêm / 5
GV? so sánh : tục ngữ với thành ngữ và ca dao
I , Đọc và tìm hiểu chú thích :
1 . Đọc :
2 . Chú thích : 
*) KN về tục ngữ :
 ( SGK / 3)
*)Chú thích : 3 , 4 , 7,8 
II, Phân tích văn bản.
 1. Bố cục:
2. Phân tích:
a. Tục ngữ về thiên nhiên.
*Câu 1:
- Tháng 5 : ngày dài , đêm ngắn ; Tháng 10 : ngày ngắn , đêm dài.
ð Giúp con người có ý thức chủ động để nhìn nhận sử dụng thời gian, công việc ... phù hợp.
 * Câu 2:
Đêm trước : trời nhiều sao thì nắng , trời ít sao thì mưa.
ð Giúp người l.động nhìn sao để dự đoán thời tiết, sắp xếp công việc.
* Câu 3
_ Kinh nghiệm dự đoán bão.
ð có ý thức chủ động giữ gìn , bảo vệ nhà cửa, hoa màu ...
* Câu 4 :
- Kinh nghiệm : dự đoán lũ lụt.
ð Chủ động phòng chống lũ lụt.
b. Tục ngữ về LĐSX.
*) Câu 5 :
 _ Khẳng định giá trị của đất : đất là vàng.
ð Sử dụng câu TN để phê phán hiện tượng lãng phí đất và đề cao giá trị của đất.
*) Câu 6 :
 _ Thứ tự các nghề , các công việc , đem lại lợi ích kinh tế cho con người.
ð Con người biết khai thác tốt đ/k , hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải vật chất.
*) Câu 7 :
_ Khẳng định thứ tự quan trọng của các yếu tố ( nước , phân , lao động , giống lúa ) trong nghề trồng lúa.
ð Vận dụng trong trồng lúa , người nd thấy được vai trò của từng yếu tố ð hiệu quả trong trồng lúa
*) Câu 8 :
- Tầm quan trọng của thời vụ và đất đai đã được khai phá chăm bón.
c. Đặc điểm về nghệ thuật :
- Ngắn gọn.
-Thường có vần(vần lưng )
- Các vế đối xứng nhau.
- Lập luận chặt chẽ , giàu hình ảnh. 
III. Tổng kết :
 Ghi nhớ / 5 ...  : “ Cho nên , mỗi người ... ”
 *) Luận cứ :
Lí lẽ
Dẫn chứng
- Có thói quen tốt và thói quen xấu ( Học sinh có thể bổ sung thêm những thói quen tốt và xấu vào bảng )
- Có người biết phân biệt ... khó sửa ð tệ nạn ð tác hại.
- Tạo được thói quen tốt rất khó , nhiễm thói quen xấu rất dễ.
- Tốt : dậy sớm , đúng hẹn , giữ lời hứa , đọc sách ...
- Xấu : hút thuốc lá , hay cáu giận , mất trật tự ...
- Hút thuốc lá _ gạt tàn bừa bãi.
- Lịch sự 1 chút : mượn gạt tàn.
- Vứt rác bừa bãi.
ð Tác hại 
 + Xóm ð sông rác , rác ùn ð mất vệ sinh nặng nề. 
 + Gây chảy máu , nguy hiểm.
 *) Lập luận : 
 - Nêu vấn đề ( luận điểm ) ð luận cứ cụ thể , rõ ràng , xác thực ð kết luận vấn đề ( tạo được thói quen tốt rất khó ) ð Nêu lên câu hỏi cho mọi người phải suy nghĩ ( “ Cho nên ...” ).
- Lập luận : chặt chẽ : ( từ những vấn đề chung , triển khai thành các ý cụ thể ) ð trình tự hợp lí ð thuyết phục người đọc.
 *) Tính thuyết phục của văn bản :
 - Vấn đề nêu ra có ý nghĩa bức thiết trong đời sống : xây dựng nếp sống đẹp , văn minh cho xã hội.
 - Cách lập luận của tác giả.
GV?: Bài học rút ra cho mình qua văn bản “ Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội ” ?
HS : Tự bộc lộ.
IV. Củng cố :
GV?: 3 yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận ?
 Phân biệt luận điểm , luận cứ và lập luận ?
V.Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau 
 - Thuộc ghi nhớ , đọc bài đọc thêm - tìm luận điểm , luận cứ và lập luận.
 - Làm bài tập 1 – 6 / SBT Ngữ văn 7 / tập 2 / 13.
 - Tiết sau : Đọc kĩ , trả lời câu hỏi : đề văn nghị luận và việc lập ý.
 E. Rút kinh nghiệm :
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:..../..../2010 Tuần 21
Ngày giảng:..../..../2010 Bài19: Tập làm văn Tiết 80
 Đề văn nghị luận 
và việc lập ý cho bài văn nghị luận
a. Mục tiêu
 - Giúp học sinh: 
 - Kiến thức: Làm quen với các đề văn nghị luận , biết tìm hiểu đè và lập ý cho bài văn nghị luận.
 - Kĩ năng: Nhận biết luận điểm, tìm hiểu đề bài văn nghị luận, tìm ý, lập ý.
 - Thái độ: Có ý thức lập dàn ý khi làm bài văn nghị luận.
b.Chuẩn bị 
 - Thầy : SGK , SGV , tài liệu tham khảo , bảng phụ.
 - Trò: Học thuộc bài cũ , làm đủ BT.
c. Phương pháp 
 - Diễn dịch + quy nạp ; vấn đáp , trao đổi ; hoạt động nhóm , cá nhân ; thực hành .
d. Tiến trình giờ dạy 
 I. ổn định tổ chức .
 II.Kiểm tra bài cũ :
 Phân biệt luận điểm , luận cứ và lập luận trong bài văn nghị luận ? 
 Mối quan hệ giữa 3 yếu tố trên hư thế nào ? ( Ghi nhớ / 19 )
 III. Bài mới : 
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Tìm hiểu đề văn nghị luận.
HS : Đọc 11 đề bài trong SGK / 21.
GV?: Các đề văn trên có thể xem là đề bài, đầu đề được không ? Vì sao ?
HS : Được . Vì : mỗi đề bài trên đều nêu lên vấn đề để bàn bạc , xem xét.
GV?: Dùng các vấn đề đó để làm đề bài cho bài văn sắp viết được không ?
HS : Được vì thông thường đề bài của 1 bài văn thể hiện chủ đề của nó.
GV? : Căn cứ vào đâu để nhận ra các đề trên là đề văn nghị luận ?
HS : Căn cứ vào chỗ mỗi đề đều nêu ra 1 khái niệm hay 1 vấn đề đòi hỏi người viết phải giải quyết.
GV : Chốt ghi .
GV? : Để giải quyết các đề bài trên , người viết phải làm cách nào ?
HS : Chỉ dùng cách phân tích , giải thích , chứng minh tức là dùng lí lẽ và dẫn chứng để giải quyết vấn đề ð bày tỏ ý kiến của mình .
GV?: Các đề trên không có lệnh đề ( yêu cầu của đề ) hướng giải quyết như thế nào ?
HS : Tự bộc lộ.
GV: Định hướng : khi đề nêu lên 1 tư tưởng , 1 quan điểm thì HS có thể đồng tình , ủng hộ hoặc phản đối . Nếu đồng tình thì trình bày ý kiến đồng tình , nếu phản đối thì hãy phê phán nó là sai trái ð ra đề như vậy là kích thích hoạt động tư tưởng chủ động cho học sinh.
GV?: Chỉ ra tính chất của các đề trên ? 
( Câu c / SGK /21 )
HS: Chỉ ra theo SGK ( phần ngoặc đơn bên dưới ) ð vận dụng những phương pháp phù hợp.
GV: Chốt ghi.
GV?: Đề văn nghị luận bao giờ cũng có 2 yếu tố đó là những yếu tố nào ?
HS : Trả lời theo ghi nhớ chấm 1.
Bước 2 : Tìm hiểu đề.
GV?: Đề nêu lên vấn đề gì ? Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là gì ?
GV?: Khuynh hướng tư tưởng của đề là khẳng định hay phủ định ? Đề đòi hỏi người viết phải làm gì ?
HS : Lần lượt trả lời các câu hỏi trên.
GV : Chốt ghi lần lượt.
- Đòi hỏi người viết phải vận dụng những lí lẽ , hiểu biết về thói tự phụ , tìm những dẫn chứng thực tế của thói tự phụ ð thấy tác hại của nó ð để phê phán thói tự phụ.
GV?: Từ việc tìm hiểu đề trên , hãy cho biết , trước 1 đề văn , muốn làm bài tốt , cần tìm hiểu gì trong đề ? Tại sao ?
HS : Phát biểu như bảng chính.
Hoạt động 2 : Lập ý cho bài văn nghị luận.
GV?: Những yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận 
HS : Luận điểm , luận cứ , lập luận.
GV: Hướng dẫn học sinh xây dựng từng phần .
GV?: Đề bài “ Chớ nên tự phụ ” nêu ra 1 ý kiến thể hiện 1 tư tưởng , 1 thái độ đối với thói tự phụ . Em có tán thành ý kiến đó không ? Có thể coi đề bài là 1 luận điểm không ?
HS : Tán thành. 
GV?: Hãy cụ thể hoá các luận điểm chính bằng các luận điểm phụ.
HS : Phát biểu như bảng chính. 
GV: Hãy tìm các luận cứ để trả lời cho các câu hỏi mà các luận điểm phụ đã đặt ra ?
HS : Chia làm 3 nhóm , mỗi nhóm bàn bạc, thảo luận 1 câu ð ghi ra bảng nhóm .
GV + HS : Nhận xét , bổ sung ð hoàn chỉnh các câu.
- Tự phụ là ...
- Chớ nên tự phụ vì ...
- Tác hại : 
+) Gây cảm giác khó chịu cho mọi người ð mọi người sẽ xa lánh ð người tự phụ bị cô lập ð cô đơn , buồn bã ð làm việc , hoạt động kém hiệu quả.
+) ảnh hưởng xấu đến phát triển nhân cách.
+) Không thể sống hoà đồng với mọi người.
HS : - Đọc mục 3 / SGK. 
 - Tìm ra cách lập luận hợp lí nhất cho đề bài 
GV: Định hướng : cả 2 cách SGK đưa ra đều hợp lí.
GV?: Từ việc lập ý đề bài “ Chớ nên tự phụ” hãy cho biết thực chất việc lập ý trong bài văn nghị luận là gì ?
HS : Phát biểu theo ghi nhớ 3 / 23.
GV : Chốt lại nội dung toàn bài :
 - 2 yêu cầu cơ bản trong đề van nghị luận.
 - Thực chất của tìm hiểu đề và lập ý trong bài văn nghị luận.
HS : Đọc ghi nhớ / 23. 
I. Tìm hiểu đề văn nghị luận :
1. Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận :
a. Đề bài : SGK / 21.
b. Nhận xét :
- Nội dung của đề văn nghị luận bao giờ cũng nêu 1 vấn đề đòi hỏi người viết phải bày tỏ ý kiến của mình.
- Tính chất của đề : giải thích , ngợi ca, khuyên nhủ , tranh luận ... ðĐịnh hướng cho bài viết ð vận dụng phù hợp.
2. Tìm hiểu đề văn nghị luận :
a. Tìm hiểu đề :
 Chớ nên tự phụ :
- Vấn đề nghị luận : lời khuyên mọi người : chớ nên tự phụ.
- Đối tượng nghị luận : thói tự phụ ð 1 thói xấu.
- Phạm vi nghị luận : Thói xấu trong phạm vi tính cách của con người.
- Tư tưởng : phủ định .
- Tính chất : phê phán.
ŽTìm hiểu đề là :
- Xác định vấn đề nghị luận.
- Phạm vi , tính chất của đề ð tránh sai lệch.
II. Lập ý cho bài văn nghị luận :
Đề bài : Chớ nên tự phụ.
1.Xác lập luận điểm :
* Luận điểm chính : Chớ nên tự phụ.
ð Vì tự phụ là 1 thói quen xấu.
* Luận điểm phụ :
- Tự phụ là gì ?
- Vì sao chớ nên tự phụ ?
- Tác hại của tự phụ đối với mọi người và với chính bản thân ?
2. Tìm luận cứ :
- Tự phụ là : thái độ chủ quan ,đánh giá cao về mình , coi thường người khác ( lí lẽ )
_ Chớ nên tự phụ vì : 
 +) Tự phụ sẽ làm mình luôn bằng lòng với mình , luôn nghĩ mình hơn tất cả ð kiêu căng ; tự cao , tự đại , thiếu khiêm tốn.
 +) Thui chột ý chí phấn đấu ð thói xấu , cần tránh ( dẫn chứng )
- Tác hại : ( dẫn chứng )
3. Xây dựng lập luận :
*. Ghi nhớ / 23.
Hoạt động 3 : Luyện tập. IV. Luyện tập :
 Tìm hiểu đề và lập ý cho đề bài : “ Sách là người bạn lớn của con người ”.
HS : Đọc đề , thảo luận , bàn bạc để thực hiện yêu cầu đề ð tham khảo “ ích lợi của việc đọc sách ” / 23.
1. Tìm hiểu đề :
 _ Vấn đề nghị luận : Sách _ người bạn lớn của con người ð vai trò của sách.
 _ Phạm vi nghị luận : _ GT , vai trò của sách trong đời sống ð nét tích cực.
 _ Tính chất của đề : Ngợi ca , khẳng định.
2. Lập ý :
 a. Luận điểm : Sách là người bạn lớn của con người.
 Luận điểm phụ :
 -Vì sao sách là người bạn lớn của con người ?
 ( Giá trị tinh thần của sách đối với con người ) 
 - Cuốn sách tốt là người bạn giúp ta học tập , rèn luyện hàng ngày.
 b. Luận cứ :
 *) Sách là người bạn lớn :
 - Sách mở mang trí tuệ , hiểu biết , tìm hiểu thế giới ð hiểu sâu sắc về xã hội.
 - Sách thoả mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển tâm hồn.
 - Sách là con đường quan trọng của học vấn.
 - Sách là cột mốc để đánh dấu sự tiến hoá của loại người. 
 - Sách đưa ta về những biến cố xa xưa của dân tộc , nối liền quá khứ , hiện tại với tương lai ; chắp cánh cho ta tưởng tượng ...
 - Sách văn học đưa ta vào thg tâm hồn của con người ...
 - Giúp ta thư giãn , giải trí .
 ð Báu vật không thể thiếu.
 *) Nếu không có sách :
 - Xoá bỏ mọi thành quả của nhân loại trong quá khứ , hiện tại , tương lai.
 - Con người trở về điểm xuất phát ban đầu ; u tối , mê muội , lạc hậu , lạnh lẽo , khô cứng , vô hồn.
 *) Phải biết chọn sách để đọc ð sách mới là người bạn lớn .
 *) Thái độ đối với sách : nâng niu , tôn trọng , yêu quí , giữ gìn , ...
 c. Lập luận :
 - Nêu vấn đề ð nêu luận điểm ð luận cứ làm sáng tỏ luận điểm ð khẳng định lại luận điểm ð lời kêu gọi , nhắc nhở mọi người đọc sách , yêu quí sách.
IV. Củng cố : 
 - Khẳng định nội dung bài ?
V. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau :
 - Thuộc ghi nhớ , hoàn chỉnh bài tập.
 Làm bài tập 1 , 2 , 3 / SBT / 15 _ 16.
 - Tiết sau : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
e. Rút kinh nghiệm 
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 20 _ 21.doc