Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Học kì II - Tuần 26, 27

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Học kì II - Tuần 26, 27

A.MỤC TIÊU

 - Kiến thức: HS Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu của văn chương, nhiệm vụ, công dụng của nó trong lịch sử loài người.Hiểu được phần nào phong cách nghị luận văn chương của tác giả.

 - Kĩ năng: Tạo kĩ năng phân tích bố cục, dẫn chứng, lí lẽ, và lời văn trình bày có cảm xúc, có hình ảnh trong văn bản.

 - Thái độ: Hiểu ý nghĩa văn chương và yêu văn chương.

B. CHUẨN BỊ

 - Thầy : SGK , SGV , tài liệu tham khảo , bảng phụ.

 - Trò : Học thuộc bài cũ , chuẩn bị bài theo CHĐH văn bản.

C. PHƯƠNG PHÁP

 - Diễn dịch + vấn đáp , trao đổi + hoạt động nhóm , cá nhân + bình giảng .

 

doc 33 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 933Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Học kì II - Tuần 26, 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :...../...../2010 Tuần 26
Ngày giảng: ..../..../2010 Bài 24: Văn bản Tiết 97 
 ý nghĩa văn chương
 ( Hoài Thanh )
A.Mục tiêu 
 - Kiến thức: HS Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu của văn chương, nhiệm vụ, công dụng của nó trong lịch sử loài người.Hiểu được phần nào phong cách nghị luận văn chương của tác giả.
 - Kĩ năng: Tạo kĩ năng phân tích bố cục, dẫn chứng, lí lẽ, và lời văn trình bày có cảm xúc, có hình ảnh trong văn bản.
 - Thái độ: Hiểu ý nghĩa văn chương và yêu văn chương.
B. Chuẩn bị 
 - Thầy : SGK , SGV , tài liệu tham khảo , bảng phụ.
 - Trò : Học thuộc bài cũ , chuẩn bị bài theo CHĐH văn bản.
c. Phương pháp 
 - Diễn dịch + vấn đáp , trao đổi + hoạt động nhóm , cá nhân + bình giảng .
d. Tiến trình giờ dạy 
 I. ổn định tổ chức.
 II.Kiểm tra bài cũ : 
 ? Cảm nhận những nét đặc sắc qua văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ ” của tác giả Phạm Văn Đồng ?
 Bảng phụ :
 ? Nguyên nhân tạo nên sức thuyết phục của văn bản “ Đức tính ” 
A. Bằng dẫn chứng tiêu biểu.
 B. Bằng lí lẽ hợp lí.
 C. Bằng thái độ , tình cảm chân thành , tự hào , ngợi ca.
 D. Cả ba nguyên nhân trên.
 III. Bài mới : 
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Tìm hiểu tác giả _ tác phẩm.
GV ? : Những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm ?
HS : Phát biểu theo chú thích sao ( SGK )
GVBổ sụng :
 - Văn bản “ ý nghĩa văn chương ” : từ những
năm 1936, cuốn sách “ Văn chương và hành động ” , có bài “ ý nghĩa văn chương ”, tác giả đã phát biểu ý kiến riêng về vấn đề cơ bản này của văn học.
GV : Yêu cầu : đọc rành mạch , rõ ràng , chậm rãi vừa cảm xúc và sâu lắng.
 - Đọc mẫu : Đầu ð muôn loài.
HS : HS1 đọc đoạn 3 ð 
HS2 : đọc phần còn lại. 
GV ? : Giải nghĩa từ “ văn chương ”, “ phù phiếm ”, “ mãnh lực ”, “ tâm linh ”.
HS : Giải thích theo chú thích SGK.
GV : 1 số từ khác các em tìm hiểu trong quá trình phân tích.
Hoạt động 2 : Phân tích văn bản.
GV ? : Văn bản “ ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh thuộc loại nghị luận nào trong các loại sau ? Giải thích lí do em lựa chọn.
A. Nghị luận chính trị xã hội.
 B. Nghị luận văn chương.
HS : Chọn B . Vì văn bản bàn về ý nghĩa của văn chương.
GV ? : Vấn đề nghị luận ở đây là gì ? 
HS : Là ý nghĩa của văn chương.
GV: Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nêu ND của mỗi phần?
- 2phần: + Từ đầu... “vị tha...”: Nguồn gốc văn chương.
 + Còn lại: Công dụng của văn chương.
GV : Vấn đề nghị luận ấy được làm rõ như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu.
HS : Đọc 2 đoạn văn đầu.
GV ? : Có thể coi hai đoạn văn đầu là phần nêu vấn đề được không ? Vấn đề được nêu ra ở đây là gì ? 
HS : Có . Vấn đề được nêu là nguồn gốc cốt yếu của văn chương.
GV ? : Theo Hoài Thanh nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì ? 
HS : Phát biểu như bảng chính.
GV ? : Em hiểu thế nào là “ cốt yếu” ?
HS : Là quan trọng nhất , là chính , là chủ yếu nhưng không phải là tất cả.
GV ? : Quan niệm ấy có đúng không ? Em có biết quan niệm nào khác về nguồn gốc của văn chương không ? 
HS : Đúng . Có thể tìm thấy những quan niệm khác về nguồn gốc của văn chương : 
 + Văn chương bắt nguồn từ lao động.
 + Văn chương bắt nguồn từ những nỗi đau , khát vọng cao cả của con người.
 + Văn chương bắt nguồn từ những nghi lễ tôn giáo ( văn tế )
GV ? : Em có suy nghĩ gì về những quan niệm này ? Nó có đối lập với quan niệm của Hoài Thanh không ? 
HS : Không đối lập , bổ sung cho nhau , làm giàu thêm quan niệm về nguồn gốc của văn chương. 
GV : ý kiến của Hoài Thanh chỉ là một trong những quan niệm về nguồn gốc của văn chương mà thôi . Đó là 1 cách nói mềm dẻo , khéo léo , không áp đặt , cũng không khẳng định quan niệm của mình là bao quát mọi quan niệm khác.
GV ? : Nhận xét cách lập luận của tác giả trong phần nêu vấn đề , tác giả nêu vấn đề bằng cách nào ? Tác dụng ?
HS : Nêu vấn đề bằng cách kể lại câu chuyện từ đời xưa ð khẳng định quan niệm về nguồn gốc cốt yếu của văn chương ð hấp dẫn , thú vị.
GV ? : Tác giả nêu nhiệm vụ của văn chương , nhiệm vụ ấy được thể hiện ở câu văn nào trong đoạn văn tiếp theo ?
HS : Phát biểu như bảng chính.
GV ? : Em hiểu từ “ hình dung”, “ muôn hình vạn trạng” như thế nào ? 
HS : 
- Hình dung ( dùng như danh từ ) : đó là hình ảnh và hình bóng .
- Muôn hình vạn trạng ú muôn hình muôn vẻ ú trăm hồng nghìn tía : rất phổ biến , nhiều hình ảnh trạng thái tâm trạng khác nhau. 
GV : Cách vào đề bất ngờ tự nhiên nhưng rất hấp dẫn và thú vị . Ông kể 1 câu chuyện nhỏ để dẫn tới luận đề theo lối quy nạp . Và ở đây , tác giả cũng chưa vội trực tiếp nêu vấn đề nghị luận là ý nghĩa của văn chương mà bắt đầu đi từ nguồn gốc cốt yếu của nó ð phong cách nghị luận khá độc đáo của Hoài Thanh.
GV ? : Em hiểu ý nghĩa 2 câu văn : Văn chương sẽ là hình dung sáng tạo ra sự sống như thế nào?
 ? Hãy tìm dẫn chứng để giải thích rõ 2 nhiệm vụ trên ?
HS : Tự bộc lộ.
GV : Định hướng :
* ý thứ nhất có nghĩa là : ( SGV / HĐ2 / 80 )
 * ý thứ hai có nghĩa là : ( SGV / HĐ2 / 80 )
- Tức là đối tượng của văn chương chính là thiên nhiên vạn vật và chủ yếu là cuộc sống con người , tâm hồn của con người qua cảm nhận của nhân văn rồi tái hiện thành văn chương.
- Văn chương sáng tạo ra sự sống nghĩa là nghệ thuật trong tác phẩm cũng sống động linh hoạt phức tạp, với những đặc điểm riêng không hoàn toàn giống như cuộc đời hiện thực ð nhà văn là người sáng tạo , tìm tòi thể hiện cái mới bằng hình tượng nghệ thuật ngôn từ chứ không phải 
“ chụp ” nguyên xi những khuôn mẫu có sẵn trong cuộc đời.
*) VD : 
- Văn bản : Dế Mèn phiêu lưu kí.
 +) Hình dung của sự sống : tất cả thiên nhiên cảnh vật ở vùng quê cùng với những đặc điểm nổi bật , rất đặc trưng của các loài vật : Dế Mèn , Bọ Ngựa , Kiến , 
 +) Sáng tạo mới : thế giới loài vật được nhân hoá ð có tâm hồn , suy nghĩ , có tình cảm , biết hướng thiện. 
- Văn bản “ Cuộc chia tay... ” 
 +) Hình dung sự sống : sự tan vỡ của những gia đình ð sự chia tay của anh em ruột thịt ð sự bất hạnh.
 +) Sáng tạo mới : cuộc chia tay của những con búp bê ð đoàn tụ ð khát vọng hạnh phúc trong 1 mái ấm gia đình.
GV : Sau những áng văn chương , sự sống bao giờ cũng được nối dài , phát triển trong tâm hồn , ý chí , hành động của người đọc.
HS : Đọc đoạn : “ Vậy thì ” ð hết.
GV ? : Nêu nội dung đoạn văn ? Theo Hoài Thanh , công dụng của văn chương là gì ? 
HS : Phát biểu như bảng chính.
GV : Văn chương bồi đắp tình cảm tốt đẹp ở mỗi con người , làm giàu thêm tâm hồn con người . Nó góp phần tô điểm cuộc đời trở nên đẹp đẽ hơn , lấp lánh hơn và đáng yêu hơn.
GV ? : Tìm 1 số dẫn chứng để minh hoạ cho công dụng của văn chương ?
HS : Tự bộc lộ.
GV : Có thể nêu 1 vài VD :
- Các bài ca dao : bồi đắp những tình cảm yêu thương ông bà , cha mẹ , quê hương , đất nước.
- Văn bản “ Thơ Đường ”:
 +) Cảm nhận cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ , nên thơ , kì ảo ( Xa ngắc thác... )
+) Tâm hồn cao thượng , lòng nhân đạo cao cả : ( Bài ca nhà tranh.... )
GV ? : Để làm sáng tỏ công dụng của văn chương , tác giả đã dùng cách lập luận nào ? 
 A. Lí lẽ. B. Dẫn chứng.
 C. Cả lí lẽ và dẫn chứng.
GV ? : Trong đoạn văn cuối tác giả đã lập luận bằng cách nào ? Cách lập luận ấy nhằm khẳng định điều gì ?
HS : Đưa ra 1 tình huống giả định ð khẳng định vai trò , 
GV : Thế giới và cuộc đời thật nghèo nàn và buồn chán biết bao nếu không có văn chương . Thiếu văn chương con người có thể không đói , không khát , càng không thể chết nhưng thật vô vị , trống rỗng chán ngán vì đơn điệu , tẻ nhạt . Văn chương là món ăn tinh thần không thể thiếu của con người . Nhà văn là kĩ sư tâm hồn , là người bạn , người thầy , người đồng chí , đồng hành cùng chúng ta trong suốt cuộc đời.
Hoạt động 3 : Tổng kết : 
GV : Đưa bảng phụ :
 Văn bản “ ý nghĩa văn chương ” có gì đặc sắc về nghệ thuật ? Hãy chọn 1 trong các ý sau để trả lời :
A. Lập luận chặt chẽ , sáng sủa.
 B. Lập luận chặt chẽ , sáng sủa và giàu cảm xúc.
 C. Vừa có lí lẽ , cảm xúc vừa có hình ảnh.
HS: Chọn C.
GV ? : Hãy tìm 1 đoạn trong văn bản để dẫn chứng và làm rõ ý đã chọn.
HS : Chọn đoạn văn 1 ð làm rõ lí lẽ , cảm xúc , hình ảnh.
GV ? : Em hiểu được gì về nội dung văn bản ?
HS : Bộc lộ như ghi nhớ , đọc ghi nhớ.
GV : Chốt lại ghi nhớ.
Hoạt động 4 : Luyện tập :
HS : Thực hiện bài tập , thảo luận nhóm.
GV : Gợi ý : 2 ý :
 + Gây những tình cảm không có.
 + Luyện những tình cảm sẵn có.
 Tham khảo : Hỏi đáp kiến thức NV7/141.
II. Tìm hiểu tác giả - tác phẩm 
1. Tác giả : 
- Hoài Thanh ( 1909 - 1982 )
- Ngòi bút phê bình văn học xuất sắc.
2. Tác phẩm : 
- Trích trong “ Bình luận văn chương ”- NXB/GD .
3. Đọc - chú thích :
II. Phân tích văn bản : 
 1. Bố cục
- Thể loại : nghị luận văn chương.
- Vấn đề nghị luận : ý nghĩa của văn chương.
- Bố cục: Chia 2 phần.
2. Phân tích
a. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương : 
 - Lòng thương người , thương 
muôn vật , muôn loài.
2.Nhiệm vụ của văn chương :
- Là hình dung của cuộc sống muôn hình vạn trạng .
- Sáng tạo ra sự sống .
c. Công dụng của văn chương : 
- Giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha.
- Có mãnh lực lạ lùng.
- Gây những tình cảm không có , luyện những tình cảm ta sẵn có.
- Làm cuộc đời chật hẹp , phù phiếm của cá nhân ð thâm trầm rông rãi .
- Giúp cho thiên nhiên , cảnh vật ð đẹp , hay hơn.
*) Lập luận : Kết hợp lí lẽ và dẫn chứng.
- Đưa tình huống giả định ð khẳng định vai trò , ý nghĩa lớn của văn chương trong cuộc sống con người. 
III. Tổng kết : 
1. Nghệ thuật : 
- Văn bản nghị luận văn chương vừa có lí lẽ , có cảm xúc vừa có hình ảnh.
2. Nội dung : 
- Nguồn gốc , nhiệm vụ và công dụng của văn chương.
3. Ghi nhớ : SGK/63.
IV. Luyện tập : 
 IV. Củng cố : 
 Đọc phần đọc thêm ð khái quát nội dung bài học.
 V. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau : 
 - Thuộc ghi nhớ , hoàn thành BT trong SGK , làm BT 1 , 2 S BT Ngữ văn 7 tập 2 /40.
 - Tiết sau : kiểm tra phần văn ( 1 tiết ) : ôn tập các văn bản đã học.
E. Rút kinh nghiệm 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
 ---------------------------------------------------------
Ngày soạn:....../..../2010 Tuần 26 
Ngày giảng:..../.../2010 Tiết 98
 Kiểm tra văn
A. Mục tiêu 
 Giúp  ... ày ?
( Gọi HS lên bảng viết)
HS : Nêu : - Vì sao lại có nguyệt thực ?
 - Vì sao lại có lũ, lụt?
 - Vì sao nước biển lại mặn?
 - Vì sao phải tôn trọng luật lệ giao thông ?
 - Học để làm gì ?
 - Cậu nói thế nghĩa là gì ?
GV : 1 loạt các câu hỏi để giải thích : vì sao , tại sao , để làm gì ; là gì , nghĩa là gì ?
G: Như vậy trong cuộc sống chúng ta luôn có nhu cầu hiểu biết, khám phá nhận thức thế giới và bản thân con người từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ.
GV?: Vậy bạn nào có thể giải thích được những câu hỏi trên?
 VD: Vì sao có lụt?
HS: Là do mưa nhiều, ngập úng tạo nên...
GV?: Có phải bất kì ai cũng trả lời được những câu hỏi này không? Vì sao?
HS: Không. Bởi vì không có kiến thức khoa học.
GV?: Muốn trả lời được chính xác những câu hỏi trên thì người giải thích phải làm gì?
HS: Đọc, hiểu, nghiên cứu, có tri thức...
GV?: Khi giải thích người ta thường dùng những từ nào để giải thích?
HS: Là do, là vì....
GV?: Vậy trong đời sống giải thích có vai trò gì?
HS: Là nhu cầu phổ biến, rất cần thiết trong đời sống.
GV: Khi giải thích người ta thường dùng cách đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi. Trong văn nghị luận thường giải thích những lĩnh vực nào?
 Cô có những VD sau: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn; Có chí thì nên....
GV?: Câu TN bàn về lĩnh vực gì?
HS: Về tư tưởng, chuẩn mực, đánh giá hành vi của con người.
GV?: Những câu TN nằm trong các văn bản CD - TN mà các em được học ở đầu học kì 2 đó cũng thuộc thể văn nghị luận. Vậy em thấy trong văn nghị luận ta thường giải thích những vấn đề thuộc lĩnh vực nào?
HS: Các vấn đề về tư tưởng đạo lí, các chuẩn mực hành vi của con người.
GV: Giải thích trong văn nghị luận nhằm mục đích gì?
HS: Phát biểu như bảng chính.
GV?: Hãy đặt câu hỏi về những vấn đề cần giải thích trong văn nghị luận?
HS: - Thế nào là hạnh phúc?
 - Trung thực là gì?
 - Thế nào là “có chí thì nên”?
 - Thế nào là lòng thương người?...
GV?: Khi những điều thắc mắc đã được giải thích, điều đó giúp ích gì cho con người?
HS: Nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người.
GV: Chúng ta vừa tìm hiểu giải thích trong văn nghị luận. Vậy có những phương pháp giải thích nào trong văn nghị luận, chúng ta chuyển sang phần 2.
GV: Gọi HS đọc bài văn Lòng khiêm tốn
GV?: Bài văn giải thích về lĩnh vực nào?
HS: Chuẩn mực, hành vi đạo đức của con người.
GV?: Vậy, vấn đề được giải thích ở đây là gì? ( Chiếu)
HS: Phát biểu như bảng chính.
GV: Để giải thích về lòng khiêm tốn tác giả đã dùng cách nào?
HS: Giải thích bằng lí lẽ -> PP giải thích. ( Chiếu)
GV?: Nhận xét gì về cách dùng lí lẽ trong bài của tác giả?
HS: Dùng câu hỏi và trả lời câu hỏi.
GV: Tác giả đã dùng rất nhiều lí lẽ bằng cách đặt ra những câu hỏi và trả lời những câu hỏi đó. Em hãy tìm những lí lẽ qua từng đoạn văn trong bài.
GV: Chiếu Đoạn văn 1->HS đọc.
GV?: Tác giả đưa ra câu văn đầu nhằm mục đích gì?
HS: Giới thiệu về lòng khiêm tốn. ( Chiếu)
GV: Chiếu Đ.văn 2 -> HS đọc.
GV?: Sang đoạn 2 người viết nêu vấn đề gì?
HS: Nêu cái lợi của khiêm tốn. ( Chiếu)
( Gợi: Nếu các em có lòng KT thì các em được lợi gì? )
HS: Giá trị cá nhân được nâng cao, được mọi người đánh giá là con người đứng đắn...
GV?: Khiêm tốn thì có lợi, không khiêm tốn sẽ có hại. Vậy bây giờ cô giáo chỉ ra cái hại của không khiêm tốn thì việc làm đó có được coi là giải thích không? Vì sao?
HS: Có vì nó cũng giúp cho ta hiểu khiêm tốn là gì.
GV: Chiếu Đ.văn 3-> HS đọc.
GV?: Đoạn 3 tác giả tiếp tục giải thích bằng cách nào?
HS: - Nêu định nghĩa về lòng khiêm tốn. (Chiếu)
GV?: Vì sao nêu định nghĩa về lòng KT cũng là cách giải thích?
HS: Vì nó đã trả lời câu hỏi KT là gì?
GV: Chiếu Đ.văn 4 -> HS đọc.
GV?: Đoạn 4 giải thích bằng cách nào?
HS: Liệt kê các biểu hiện của lòng khiêm tốn. ( Chiếu)
GV?: Đối lập với người khiêm tốn là những người như thế nào? ( Người như thế nào được coi là người không khiêm tốn? )
HS: Kiêu căng, tự phụ, coi thường người khác.
GV?: Việc tác giả đưa ra những biểu hiện của tính khiêm tốn và sự đối lập giữa người khiêm tốn và những kẻ không khiêm tốn Có phải là cách giải thích không?Vì sao?
HS: Có, vì đó là thủ pháp đối lập.
GV: Chiếu Đ.văn5 -> HS đọc.
GV?: Đoạn 5 tác giả bàn về vấn đề gì?
HS: Nêu nguyên nhân khiến con người cần phải khiêm tốn.
 - Nhấn mạnh tầm quan trrọng của khiêm tốn. ( Chiếu)
GV: Chiếu Đ.văn 6 -> HS đọc.
GV?: Câu văn ở cuối bài có tác dụng gì?
HS: Khái quát lại ý nghĩa của khiêm tốn để những ai muốn thành công phải noi theo. ( Chiếu)
GV?: Tóm lại bài văn đã đi giải thích lòng khiêm tốn bằng những cách nào?
HS: Phát biểu như bảng chính.
HS: Nhìn hệ thống kiến thức trên máy ghi lại vào vở.
GV?: Em đã ghi được những nhận xét nào?
GV: Ngoài những cách trên chúng ta cũng có thể giải thích bằng cách: đối chiếu, so sánh, nêu hậu quả, cách đề phòng...của hiện tượng hoặc vấn đề được giải thích.
GV?: Hãy chỉ ra bố cục của bài văn?
HS: 3 phần: ( Chiếu)
 - MB: ( Đ1): Giải thích lòng khiêm tốn.
 - TB: ( Đ 2,3,4,5,6 ): Dùng lí lẽ làm rõ lòng khiêm tốn.
 - KB: ( Đ7): Khẳng định lại vai trò của lòng khiêm tốn trong cuộc sống.
GV?: Em có nhận xét gì về thứ tự sắp xếp và mối liên hệ giữa các phần, các đoạn trong bài văn? Thứ tự đó có hợp lí không?
HS: Các phần quan hệ mạch lạc, có sự liên kết theo trình tự hợp lí. ( Chiếu)
GV: Thứ tự trước sau giữa các phần, các đoạn còn được gọi là lớp lang. Trong văn giải thích các em cần trình bày có lớp lang thì bài văn mới mang sức thuyết phục.
GV?: Em học tập được điều gì về cách sử dụng ngôn từ trong bài văn?
HS: Ngôn từ trong sáng, dễ hiểu. ( Chiếu)
( Không ai dùng những điều người khác không hiểu để giải thích những điều người ta chưa hiểu)
GV?: Vậy qua tìm hiểu bài văn Lòng khiêm tốn em hãy cho biết muốn làm được tốt bài văn giải thích ta phải làm gì?
HS: Đọc nhiều, học nhiều, vận dụng tổng hợp các thao tác giải thích phù hợp.
GV: Chiếu GN -> HS đọc GN.
Hoạt động 2 : Luyện tập. ( HS TLN bàn->Gọi H lên bảng làm)
HS : Đọc bài văn.
GV ? : Xác định yêu cầu cần giải thích ? Dựa vào nội dung bài học , em hãy nêu phương pháp giải thích ?
HS : Nêu vấn đề cần giải thích : lòng nhân đạo.
- Phương pháp giải thích : đặt câu hỏi.
 * Dùng câu định nghĩa : 
 - Lòng nhân đạo tức là ...
 - Đặt câu hỏi : Thế nào là biết thương người ?
 Thế nào là lòng nhân đạo ?
 - Đưa ra những dẫn chứng trong thực tế cuộc sống g từ đó nêu biểu hiện của lòng nhân đạo : xót thương những cuộc đời , những số phận đau khổ , tìm cách giúp đỡ họ.
 -ý nghĩa , tác dụng của lòng nhân đạo : tạo được sự 
kính yêu , mến phục đối với quần chúng g Cần phát huy lòng nhân đạo.
GV ? : Như vậy , KB Lòng nhân đạo có phải chỉ giải thích bằng lí lẽ không ? Văn bản còn kết hợp giữa lí lẽ yếu tố nào ?
HS : Kết hợp lí lẽ + dẫn chứng.
GV ? : Từ đó hẫy rút ra nhận xét : phép lập luận giải thích có cần chứng minh không ? Và ngược lại chứng minh có cần giải thích không ? Vì sao ?
HS : Rất cần thiết khi kết hợp giải thích + chứng minh trong lập luận giải thích hay chứng minh . Vì : kết hợp được như vậy vừa có lí lẽ ( lí thuyết ) , vừa có cơ sở làm sáng tỏ lí lẽ đã nêu ( thực tế ) g tạo hiệu quả cao , thuyết phục người đọc , người nghe.
I. Mục đích và phương pháp giải thích :
1. Mục đích giải thích : 
- Trong đời sống: Làm cho ta hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực.
- Trong văn nghị luận: Để làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lí, chuẩn mực hành vi của con người.
2. Phương pháp giải thích
a) Bài văn: Lòng khiêm tốn.
b) Nhận xét:
- Vấn đề giải thích: Lòng khiêm tốn.
- Phương pháp giải thích: bằng lí lẽ.
 + Giới thiệu về lòng khiêm tốn.
+ Nêu cái lợi của khiêm tốn.
+ Nêu định nghĩa về lòng khiêm tốn.
+ Liệt kê các biểu hiện của lòng khiêm tốn.
+ Nêu nguyên nhân khiến con người cần phải khiêm tốn. Nhấn mạnh tầm quan trọng của khiêm tốn.
+ Khái quát ý nghĩa của khiêm tốn.
3. Ghi nhớ: (SGK/71)
II. Luyện tập : 
Bài văn : 
 Lòng nhân đạo.
1. Vấn đề cần giải thích : 
 Lòng nhân đạo , lòng thương người.
2. Phương pháp giải thích : 
 - Nêu định nghĩa.
 - Đặt câu hỏi.
+Thế nào là biết thương người ?
+Thế nào là lòng nhân đạo ?
 - Biểu hiện cụ thể của lòng nhân đạo qua những dẫn chứng trong thực tế.
- ý nghĩa của lòng nhân đạo.
 - Kêu gọi mọi người phát huy lòng nhân đạo.
IV. Củng cố : 
 GV: Chiếu 3 bài tập và chia nhóm cho học sinh thảo luận
*) BT1: (Nhóm 1)
(?): XĐ phương pháp lập luận của 2 đoạn văn trên và cho biết vì sao em XĐ được như vậy?
	+ Đoạn 1 giải thích vì người viết đã trả lời được câu hỏi: Thành thật nghĩa là gì? (Giải thích bằng cách nào? -> Nêu định nghĩa)
	+ Đoạn 2: chứng minh vì tác giả đã nêu những dẫn chứng cụ thể để làm rõ thế nào là đạo hiếu của con cái đối với cha mẹ, thế nào là tội bất hiếu.
? Vậy qua đây em hãy so sánh sự khác nhau giữa phép LLGT và phép LLCM
	HS: Văn CM chủ yếu dùng dẫn chứng, văn GT dùng nhiều lí lẽ
 *) BT2: (Nhóm 2) 
(?) Có bạn học sinh cho rằng, lập luận chứng minh và lập luận giải thích đều phải dùng dẫn chứng. Hãy nêu ý kiến của em về vấn đề trên.
	HS: Đồng ý với ý kiến của bạn. Tuy nhiên dẫn chứng trong bài văn GT khác với dẫn chứng trong bài văn CM ở chỗ:
	+ Về mục đích: dẫn chứng làm nổi bật 1 số lí lẽ, làm cho lí lẽ tăng thêm sức thuyết phục.
	+ Về số lượng: nó ít hơn hẳn và không cần liên tục, thường xuyên, liền mạch.
	*) BT3: (Nhóm 3)
(?) Hãy tìm đoạn văn có tính chất giải thích trong văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ"? Qua đó em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa văn giải thích và chứng minh?
	HS:
	+ Đoạn: Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành....mà Bác Hồ thực sự nêu gương sáng trong thế giới ngày nay. ( SGH/ 53)
	+ Có sự đan xen giữa giải thích và chứng minh.
	GV: Trong thực tế, không có phép lập luận nào thuần tuý là giải thích hoặc chứng minh: trong chứng minh có giải thích và trong giải thích có chứng minh.
V. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau : 
 - Thuộc ghi nhớ SGK.
 - Nắm chắc các yếu tố của phép lập luận giải thích.
 - Tìm 2 yếu tố trong bài đọc thêm : “ Tự do và nô lệ ”/73.
 - Tiết sau : Soạn : “ Sống chết mặc bay ”.
 + Đọc kĩ văn bản _ chú thích / 79.
 + Tóm tắt những sự việc chính trong văn bản.
 + Trả lời các câu hỏi SGK.
e. Rút kinh nghiệm 
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 26 _ 27.doc