Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Học kì II - Tuần 32

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Học kì II - Tuần 32

1. Mục tiêu bai dạy:

a. Về kiến thức: giúp HS

b. Về kĩ năng

 c. Về thái độ:

- Giáo dục lòng yêu nước, tự hào về trang sử vẻ vang của dân tộc.Ghi nhớ công lao của các vị anh hùng DT

2. Chuẩn bị cuả GV và HS:

a. Thầy: .Nghiên cứu tài liệu, soan giáo án

b. Trò : Đọc bài và tìm hiểu bài ở nhà

3. Tiến trình dạy học:

a Kiểm tra bài cũ: (5’)

* GTB: (1’)

 b. Dạy nội dung bài mới:

 

doc 12 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 702Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Học kì II - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32, Bài 31.
Kết quả cần đạt
Thông qua thực hành, biết ứng dụng các vb’ đề nghị và báo cáo vào các tình huống cụ thể; nắm được cách thức làm các loại vb’ này.
Chốt lại những KT cơ bản về vb’ biểu cảm và vb’ nghị luận.
Tìm hiểu các đề gợi ý phần TLV và lập dàn bài 1 số đề tự chọn.
Ngày soạn: 14/04/2010 Ngày dạy: 22/04 /2010 - Lớp 7B
Bài:31, Tiết: 125.
Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo
1. Mục tiêu bai dạy:
a. Về kiến thức: giúp HS 
b. Về kĩ năng
 c. Về thái độ:
- Giáo dục lòng yêu nước, tự hào về trang sử vẻ vang của dân tộc.Ghi nhớ công lao của các vị anh hùng DT 
2. Chuẩn bị cuả GV và HS:
a. Thầy: .Nghiên cứu tài liệu, soan giáo án
b. Trò : Đọc bài và tìm hiểu bài ở nhà
3. Tiến trình dạy học:
a Kiểm tra bài cũ: (5’)
* GTB: (1’)
 b. Dạy nội dung bài mới: 
1. Mục tiêu bai dạy:
a. Về kiến thức: giúp HS 
- Thông qua thực hành biết ứng dụng các vb’ báo cáo và đề nghị vào các tình huống cụ thể, nắm được cách thức làm 2 loại vb’ này
- Thông qua các bài tập trong SGK để tự rút ra những lỗi thường mắc, phương hướng và cách sữa chữa các lỗi thường mắc phải khi viết 2 loại vb’ trên.
b. Về kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng nhận diện tình huống và cách tạo lập 2 kiểu văn bản này
 c. Về thái độ:
	- HS có ý thức SD 2 loại vb’ trên vào thực tế đời sống
2. Chuẩn bị cuả GV và HS:
a. Thầy: .Nghiên cứu tài liệu, soan giáo án
b. Trò : Đọc bài và tìm hiểu bài ở nhà
3. Tiến trình dạy học:
a Kiểm tra bài cũ: (5’)
* Câu hỏi: Khi nào cần viết v/b đề nghị?
* Đáp án: Khi xuất hiệnnhu cầu,quyền lợi chính đáng của một cá nhân hay tập thể thì người ta viết v/b đề nghị
* GTB: (1’) Để rèn luyện kỹ năng viết v/b b/cáo ,đề nghị,chúng ta vào bài hôm nay
 b. Dạy nội dung bài mới: 
?
?
?
?
?
?
Dựa vào k.thức đã học hãy cho biết sợ giống và khác nhau giữa vb’ đề nghị và báo cáo?
Cả 2 loại vb’ trên, khi viết cần tránh những sai sót gì?
Cả 2 loại vb’ trên đều cần phải chú ý những mục nào?
Vb’ Đnghị cần nêu rõ điều gì?
Hãy nêu 1 số t. hợp thường gặp trong cuộc sống cần phải làm vb’ đề nghị?
Hãy nêu 1 vb’ đề nghị?
- GVHDHS viết 1vb’ đề nghị. (Tuỳ HS lựa chọn tình huống cụ thể)
I. Ôn lại lí thuyết về vb’ đề nghị và báo cáo. (12’)
1. So sánh vb’ đề nghị và báo cáo.
* Giống nhau:
- Đều là vb’ hoàn chỉnh, có tính quy ước cao (Viết theo mẫu chung). Hthức trình bày trang trọng, sáng sủa.
* Khác nhau:
a. Về mục đích:
- Văn bản đề nghị: Đề đạt nguyện vọng
- Văn bản báo cáo: Trình bày kết quả đã làm được
b. Về ND: 
- Văn bản đề nghị: Ai đề nghị, đề nghị ai, đề nghị điều gì?
- Văn bản báo cáo: Báo cáo của ai? , báo cáo với ai, về việc gì. Kết quả ntn?
c. Về hình thức:
- Khác nhau ở tên vb’.
2. Những sai sót cần tránh:
- Trình bày thiếu sạch sẽ.
- Lời văn rườm rà.
- Thiếu mục hoặc ko đảm bảo trình tự các mục.
- ND chung chung, ko rõ ràng.
3. Các mục cần chú ý:
- Người gửi
- Người nhận
- Nội dung chính của vb’.
+ Vb’ đề nghị: Nêu rõ vấn đề giải quyết.
+ Vb’ báo cáo: Trình bày rõ tình hình k.quả đạt được.
II. Luyện tập. (25’)
1. Văn bản đề nghị:
a. Một số tình huống cần phải làm vb’ đề nghị:
- Đề nghị BGH nhà trường cho sửa chữa 1 số bàn ghế hỏng của lớp.
- Đề nghị tổng phụ trách đội tổ chức cắm trại ở đồi thông nhân dịp 26/3.
b. Viết 1 vb’ đề nghị.
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
 Mộc châu, ngày1 tháng3 năm2007
Giấy đề nghị
 - Kính gửi: Ban giám hiệu nhà trường
 Tập thể lớp 7B chúng em xin được trình bày với BGH một việc như sau:
 Hiện lớp học chúng em đã bị cháy 6 bóng đen 
 (Trên tổng số 10 bóng) nên việc học bài buổi tối của chúng em gặp nhiều khó khăn.
 Vì vậy chúng em kính đề nghị BGH nhà trường có kế hoạch cho sửa chữa kịp thời giúp cho việc học tập của chúng em được tốt hơn.
 Thay mặt lớp 7B
 Lớp trưởng
 (Kí và ghi rõ họ tên)
	c. Củng cố, luyện tập: (4’)
	* Củng cố: Bài hôm nay, các em cần nắm được:
Khi nào cần làm v/b b/cáo,v/b đề nghị
Nắm được những yêu cầu thể thức khi viết v/b b/cáo, đề nghị
	* Luyện tập:
- Kể ra một số trường hợp cần làm v/b b/cáo, đề nghị trong cuộc sống h/tập, công tác
	d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (2’)
 - Nắm chắc ND bài học.
Làm bài tập.
Chuẩn bị: Luyện tập vb’ đề nghÞ vµ b¸o c¸o.(Tiếp)
Ngày soạn: 17/04/2010 Ngày dạy: 24 /04 /2010 - Lớp 7B
Bài:31, Tiết: 126.
Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo
 (Tiếp)
1. Mục tiêu bai dạy:
a. Về kiến thức: giúp HS 
- Thông qua thực hành biết ứng dụng các vb’ báo cáo và đề nghị vào các tình huống cụ thể, nắm được cách thức làm 2 loại vb’ này
- Thông qua các bài tập trong SGK để tự rút ra những lỗi thường mắc, phương hướng và cách sữa chữa các lỗi thường mắc phải khi viết 2 loại vb’ trên.
b. Về kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng nhận diện tình huống và cách tạo lập 2 kiểu văn bản này
 c. Về thái độ:
	- HS có ý thức SD 2 loại vb’ trên vào thực tế đời sống
2. Chuẩn bị cuả GV và HS:
a. Thầy: .Nghiên cứu tài liệu, soan giáo án
b. Trò : Đọc bài và tìm hiểu bài ở nhà
3. Tiến trình dạy học:
a Kiểm tra bài cũ: (5’)
* Câu hỏi: Nêu những y/c khi viết v/b đề nghị?
* Đáp án: Khi viết v/b đề nghị, cần trình bày trang trọng ,ngắn gọn sáng sủa theo một số mục quy định.Nội dung nhất thiết phải trình bày là: ai đề nghị, Đề nghịai? Đề nghị điều gì?
* GTB: (1’) Để rèn luyện kỹ năng viết v/b b/cáo ,đề nghị,chúng ta tiếp tục vào bài luyện tập hôm nay
 b. Dạy nội dung bài mới: 
?
H
?
G
H
H
H
G
Hãy nêu 1 số tình huống cần phải làm vb’ báo cáo?
Nêu một số tình huống trong cuộc sống
Hãy viết 1 vb’ báo cáo?
Chia lớp = 3 nhóm TL 3 tình huống mà nhóm tự lựa chọn
TL, xây dựng v/b
Đại diện các nhóm trình bày bàu viết của nhóm mình
Nhóm khác nhận xét 
Nhận xét- bổ sung
- HS đọc yêu cầu của BT3. (Tr138)
II. Luyện tập. (3’)
2. Văn bản báo cáo.
a. Một số t. huống cần phải làm văn bản báo cáo
(7’).
- Báo cáo tình hình hđ tuần lễ chào mừng 26/3 của lớp cho BGH biết.
- Báo cáo tình hình hđ hưởng ứng cuộc vận động “Đền ơn đáp nghĩa” của chi đội em cho chị tổng phụ trách.
- Báo cáo sự việc một vụ cháy rừng xảy ra ở bản N
b. Viết 1 văn bản báo cáo. (18’)
VD: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
 Độc lập - Tự do - hạnh phúc.
 Mộc châu, ngày1 tháng3 năm2007
BÁO CÁO
Về vụ cháy rừng xảy ra tại bản n
 Kính gửi: UBND huyện Mộc Châu.
 Đồng kính UBND xã
 Vào hồi: 13 ngày 8/4/2007 đã xảy ra vụ cháy rừng thuộc bản N xã M Tuy vụ việc xảy ra bất ngờ nhưng lực lượng chữa cháy cho ND bảntổ chức đã kịp thời cứu chữa và sau 1 giờ, ngọn lửa đã được dập tắt.
 Theo điều tra ban đầu, nguyên nhan vụ cháy là do ông Bàn Văn H đốt nương ko dập hết lửa, tàn lửa còn lại đã bóc cháy và lan ra khu rừng gần đó.
 Hậu quả của vụ cháy là:
- 1ha rừng thông đã bị cháy rụi.
- Thiết hại ước tính khoảng 1 tỉ đồng.
 Hiện ông Bàn Văn H đã nhận trách nhiệm về việc gây ra vụ cháy.
 Nay bản N xin báo cáo sơ bộ tình hình vụ cháy để UBND huyện và UBND xã được rõ.
 Chúng tôi sẽ tiếp tục khắc phục hậu quả vụ cháy và vận động ND tích cực phòng ngừa ko để xảy ra những vụ việc tương tự.
 Trưởng bản
 (Kí và ghi rõ họ tên)
3. Những lỗi mắc phải khi SD các vb’
 (10)
a. -> Viết báo cáo là ko phù hợp với tình huống. Trong trường hợp này cần phải viết đơn trình bày h.cảnh GĐ và đề đạt nguyên vọng.
b. -> Ko phù hợp với tình huống -> P’ viết vb’ báo cáo về tình hình và kết quả
c. -> Ko phù hợp với tình huống -> P’ viết vb’ đề nghị n. trường biểu dương, khen thưởng bạn H. 
	c. Củng cố, luyện tập: (4’)
	* Củng cố: Bài hôm nay, các em cần nắm được:
Khi nào cần làm v/b b/cáo,v/b đề nghị
Nắm được những yêu cầu thể thức khi viết v/b b/cáo, đề nghị
	* Luyện tập:
- Kể ra một số trường hợp cần làm v/b b/cáo, đề nghị trong cuộc sống h/tập, công tác
	d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (2’)
 - Nắm chắc ND bài học.
Làm bài tập.
Chuẩn bị: Ôn tập phần tập làm văn
Ngày soạn: 18/04/2010 Ngày dạy: 24/04/2010 - Lớp 7B
Bài: 31, Tiết: 127.
ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN
1. Mục tiêu bai dạy:
a. Về kiến thức: giúp HS 
- Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức về vb’ biểu cảm . Thấy được những đặc điểm tiêu biểu và phương thức biểu đạt đặc trưng chủa v/b biểu cảm
b. Về kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng tái hiện,củng cố kiến thức cơ bản; kỹ năng liên hệ và trình bày 
biểu bảng.
 c. Về thái độ:
	- HS có ý thức rèn luyện để cảm thụ và tạo lập tốt kiểu v/b biểu cảm vào thực tế
 đời sống và học tập
2. Chuẩn bị cuả GV và HS:
a. Thầy: .Nghiên cứu tài liệu, soan giáo án
b. Trò : Đọc bài và tìm hiểu bài ở nhà
3. Tiến trình dạy học:
a Kiểm tra bài cũ: (3’)
 (Kiểm tra phần chuẩn bị của HS) 
	*GTB:(1’) Để củng cố kiến thức về v/b biểu cảm,chúng ta vào bài ôn tập hôm nay 
 	b. Dạy nội dung bài mới:
?
H
?
?
H
?
?
?
?
Thống kê các v/b biểu cảm mà em đã được học trong Ngữ văn 7- Tập I
 Thống kê
- GV KT bảng thống kê của HS.
Nêu đặc điểm của vb’ biểu cảm?
V/B biểu cảm nào làm em thích nhất? Vì sao?
Lựa chọn – giải thích
VD:
- Cổng trường mở ra.
- Cuộc chia tay của 
 những em búp bê
Yếu tố miêu tả và tự sự có vai trò gì trong văn b.cảm?
Khi muốn bày tỏ tình cảm đối với 1 con người, 1 sự vật, hiện tượng  thì em phải nêu được điều gìđối với 1 con người, 1 sự vật, hiện tượng đó ?
Ngôn ngữ biểu cảm đòi hỏi phải SD các b.pháp tu từ ntn?
Lấy VD?
- GV yêu cầu HS kẻ bảng và điền vào ô trống?
Nêu nhiệm vụ của mỗi phần trong bố cục của bài văn b.cảm? 
I. Văn biểu cảm. (35’)
1. Thống kê các bài văn biểu cảm. (Văn xuôi)
a. Các vb’ biểu cảm được học. (Kì I)
Cổng trường mở ra.
Mẹ tôi.
Một thứ quà của lúa non: Cốm.
Cuộc chia tay của những em búp bê.
Mùa xuân của tôi.
Sài gòn tôi yêu.
b. Các vb’ biểu cảm được đọc. (Kì I)
Trường học.
Vì sao hoa các có nhiều cánh nhỏ.
Nhớ thầy Long An Hoàng Ngọc Phách.
Thư cho 1 người bạn để bạn hiểu về đất nước mình.
Hoa học trò.
Nhớ về đất quê An Giang (tản văn Mai Văn Tạot).
Cây sấu Hà Nội
2. Đặc điểm của vb’ biểu cảm.
- Vb’ biểu cảm là vb’ viết ra nhằm biểu đạt t.cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối vơid thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
- Tình cảm trong văn b.cảm là những t.cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn và phải là t.cảm chân thực của người viết thì mới có giá trị.
- Một bài văn b.cảm tập trung b.đạt 1 t. cảm chủ yếu.
- Văn b.cảm biểu đạt t.cảm bằng những hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ tượng trưng hoặc bừng cách thổ lộ trực tiếp những nỗi niềm cảm xúc trong lòng. 
- Bài văn b.cảm cũng thường có bố cục 3 phần như mọi bài văn khác.
3, 4. Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn b.cảm: 
- Yêu tố miêu tả : làm cho bài văn biểu cảm thêm gợi tả, sinh đông và gián tiếp góp phần tham gia vào việc biểu đạt tư tưởng tình Cảm của con người.
- Yếu tố tự sự: (Lời kể) có tác dụng dẫn dắt sự việc đến các tình huống tạo ra các yếu tố biểu cảm nảy sinh, phát triển
5. Khi muốn bày tỏ tình yêu thương, lòng ngưỡng mộ, ngợi ca đối với 1 con người, 1 sự vật, hiện tượng thì em phải nêu được: Vẻ đẹp, nét đáng yêu đáng trân trọng của sự vật, hiện tượng, con người.
- Với con người: Vẻ đẹp, ngoại hình, lời nói, cử chỉ, hđ, vể đẹp tâm hồn, tính cách
- Với cảnh vật: Nêu vẻ đẹp riêng, ấn tượng với cảnh vật và con người.
6. Ngôn ngữ văn b.cảm đòi hỏi phải SD nhiều phương tiện tu từ:
VD:
- So sánh:
 + Sài gòn trẻ hoài (như) 1 cây tơ đương độ nõn nà
 + Tôi yêu Sài gòn (như) người đàn ông vẫn ôm ấp mối tình đầu.
- Đối lập: Sài gòn vẫn trẻ. Tôi thì đương già
- Nhân hoá: Những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh.
- Điệp ngữ: Tôi yêu sông xanh núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần
- Liệt kê: Mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh
- Dùng câu hỏi tu từ: 
 Ai bảo được non đừng thương nước
 Ai cấm được gái thương trai
- Dùng hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ tượng trưng.
 ...Hình ảnh “Mùa xuân của tôi” như 1 hình ảnh tượng trưng cho “Hà Nội của tôi”, “Quê hương của tôi”, thể hiện tình yêu quê hương tha thiết sâu lắng của Vũ Bằng.
7. ND, MĐích, phương tiện của vb’ biểu cảm.
Nội dung vb’ biểu cảm.
Vb’ biểu cảm có ND biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người vơid thế giới xung quanh.
Mục đích biểu cảm
Thoả mãn nhu cầu b.cảm của con người, khơi gợi sự đồng cảm của người đọc.
Phương tiện biểu cảm
Ngoài cách biểu cảm trực tiếp như tiếng kêu lời than, văn b.cảm còn dung các phép tu từ để khơi gợi c.xúc.
8. Bố cục bài văn biểu cảm.
Mở bài
Giới thiệu hiện tượng, sự vật, sự việc và lí do vì sao yêu thích h.tượng, sự vật, sự việc ấy
Thân bài
- Dùng lời văn tự sự kết hợp với m.tả để nói lên các đặc điểm của h.tượng, sự vật, sự việc ấy trong đời sống XH, trong đời sống riêng tư của bản thân.
- Triến khai cụ thể từng c. xúc, tâm trạng.
- Nhận xét, đánh giá cụ thể hay tổng thể. 
Kết bài
Khẳng định lại tình cảm đối với h. tượng, sự vật, sự việc, hiện tượng ấy.
c. Củng cố, luyện tập: (4’)
	* Củng cố: Bài hôm nay, các em cần nắm được:
	- Văn biểu cảm, mục đích,phương thức biểu đạt của văn biểu cảm
- Một số đặc điểm cơ bản và bố cục một bài vănbiểu cảm	
	* Luyện tập:
	- Kể tên một số văn bản biểu cảm mà em đã được học
	d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (2’)
Ôn tập về văn biểi cảm.
Chuẩn bị: Phần II ôn về văn nghị luận.
Yêu cầu các em chuẩn bị trả lời các câu hỏi ở nhà
Ngày soạn: 22 /04/2010 Ngày dạy: 26/04/2010 - Lớp 7B
Bài: 31, Tiết: 128.
ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN
(tiếp)
1. Mục tiêu bai dạy:
a. Về kiến thức: giúp HS 
- Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức về vb’ nghị luận . Thấy được những đặc điểm tiêu biểu và phương thức biểu đạt đặc trưng chủa v/b nghị luận
b. Về kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng tái hiện,củng cố kiến thức cơ bản; kỹ năng liên hệ và trình bày 
biểu bảng, kỹ năng so ánh đối chiếu
 c. Về thái độ:
	- HS có ý thức rèn luyện để cảm thụ và tạo lập tốt kiểu v/b nghị luận vào thực tế
 đời sống và học tập
2. Chuẩn bị cuả GV và HS:
a. Thầy: .Nghiên cứu tài liệu, soan giáo án
b. Trò : Đọc bài và tìm hiểu bài ở nhà
3. Tiến trình dạy học:
a Kiểm tra bài cũ: (3’)
 (Kiểm tra phần chuẩn bị của HS) 
	*GTB:(1’) Để củng cố kiến thức về v/b biểu cảm,chúng ta vào bài ôn tập hôm nay 
 	b. Dạy nội dung bài mới:
?
H
G
?
?
H
G
?
?
?
H
G
?
?
?
H
?
?
Hãy nêu tên các v/bản nghị luận đã được học và được đọc ở học kỳ II các bài văn 
Nêu tên các v/b đã đựơc học và được đọc thêm
Nhận xét bổ sung
Trong ĐS, trên báo chí và trong SGK em thấy vbNL xuất hiện trong những trường hợp nào? Dưới những dạng bài gì? 
Nêu 1 số ví dụ?
Nêu VD
Nhận xét, bổ sung
Văn NL phải có những yếu tố cơ bản nào? Yếu tố nào là chủ yếu?
Luận điểm là gì?
Trong các câu sau, câu nào là luận điểm? vì sao?
Xác định phương án
=> a,d } là LĐ
-HS đọc câu hỏi 5
Theo em, nói như vậy có đúng ko? 
Để làm được văn CM, ngoài LĐ và DC cần phải có thêm đ/k gì?
Theo em có cần chú ý tới chất lượng của LĐ và DC không? LĐ và DC phải đạt y/c ntn?
-HS đọc 2 đề (SGK tr146)
Cách làm 2 đề có gì giống và khác nhau?
Từ đó ,em thấy nhiệm vụ của kiểu bài giải thích và CM khác nhau ở chỗ nào?
II. Văn nghị luận. (35’)
1. Thông kê các vb’ nghị luận.
a. Vb’ nghị luận được học.
- Tinh thần yêu nước của ND ta.
- Sự giàu đẹp của tiếng việt.
- Đức tính giản dị của Bác Hồ.
- ý nghĩa của văn chương
b. Vb’ nghị luận được học.
- Chống nạn thất học.
- Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống
- Hai biển hồ
- Học thầy, học bạn.
- ích lợi của việc đọc sách.
- Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn.
- Tiếng việt giàu và đẹp.
- Đừng sợ vấp ngã.
- Không sợ sai lầm.
- Có hiểu đời mới hiểu văn.
- Hồ chủ tịch, hình ảnh của dân tộc.
- Lòng khiêm tốn.
- Lòng nhân đạo
- Tự do và nô lệ.
2. Vb’ nghị luận trong đời sống: thường xuất hiện trong các bài phát biểu trong các hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết, giao lưu, phỏng vấn, chương trinh thời sự, thể thao, văn nghệ, trên đài phát thanh vô tuyến truyền hình, bài giảng của GV trên lớp, các bài xã luận, bình luận, phê bình, luận văn, luận án, tuyên ngôn, tuyên bố quan trọng , các vấn đề đặt ra trong đời sống XH
Bàn luận về đạo lý “ Uống nướ nhớ nguồn”
Bàn luận về môi trường và giaỉ thíchvì sao phải bảo vệ MT
Viết bài xã luận chào mừng này Nhà giáo Việt Nam 20- 11
Chứng minh về truyền thống yêu nước của ND ta
vv & vv.
3. Yếu tố trong văn nghị luận.
- Bài văn nghị luận phải có các yếu tố cơ bản: Luận điểm, luận cứ, lập luận
- Luận điểm là yếu tố chủ yếu.
4. Luận điểm.
- Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành 1 khối: Luận điểm được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định hay phủ định. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.
* Bài tâp:
- Câu a, d là luận điểm vì chúng đã khẳng định tư tưởng của người viết 
- Câu b là câu cảm thán.( Có thể làm câu chủ đề trong văn biểu cảm)
- Câu c là 1 cụm danh từ nêu 1 vấn đề mà chưa phải là luận điểm.
- câud : là một luận điểm } Đã nêu ra được một vấn đề đặt ra trong cuộc sống
5. Nói như vậy là ko đúng. Để làm được văn CM, ngoài luận điểm và dẫn chứng, còn cần phải có phân tích dẫn chứng khẳng định và dùng lí lẽ lập luận sao cho dẫn chứng khẳng định được luận điểm cần chứng minh. Nói như trên xẽ làm LĐ và dẫn chứng rời rạc, thiếu lô gíc, không đủ sức để làm sáng tỏ vấn đề.
- Phải chú ý tới chất lượng LĐ va DC. LĐ phải cô đọng, khái quát và phải hướng tới việc giải quyết vấn đề cơ bản nêu ra ở đề bài. DC cần phải lựa chọn chính xác, cụ thể, tiêu biểu và đáng tin cậy
 6. So sánh cách làm 2 đề.
+ Giống nhau: cả 2 đề đều được khai thác ( Luận đề ) từ một câu tục ngữ ( nói về lòng biết ơn)
+ Khác:
 Đề 1: Phải giải quyết theo kiểu bài giải thích “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” Nghĩa là g ì?
Tại sao “ ăn quả” phải “ nhớ kẻ trồng cây”
 “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là phải làm những gì?
 Đề 2: Phải giải quyết theo kiểu bài NL c/ min 
Dùng lí lẽ, dẫn chứng để chứng minh “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là 1 đạo lý tốt đẹp
Nêu những dẫn chứng, biểu hiện, việc làm của ND ta theo đúng đạo lý đó.
-> Giải thích là dùng lí lẽ và lập luận để làm sáng tỏ vẫn đề.
-> CM: Dùng lí lẽ, dẫn chứng để khẳng định một vẫn đề. 
c. Củng cố, luyện tập: (4’)
	* Củng cố: Bài hôm nay, các em cần nắm được:
	- Thế nào là văn nghị luận, mục đích,phương thức biểu đạt của văn biểu cảm
- Một số đặc điểm cơ bản của các kiểu nghị luận giaỉ thích,chứng minh
	* Luyện tập:
Kể tên một số văn bản nghị luận mà em đã được học
Đặt 2 đề văn nghị luận giải thích và 2 đề nghị luận c/minh
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (2’)
Ôn tập toàn bộ kiến thức tập làm văn đã học trong chương trình.
Lập dàn ý các đề tham khảo ( SGK Tr 140)
 - Chuẩn bị: Kiểm tra học kỳ II

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 32.doc