Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 107: Cách làm bài văn lập luận giải thích

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 107: Cách làm bài văn lập luận giải thích

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: nắm được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận giải thích. Biết được những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài.

*Kĩ năng cần rèn: rèn một số kĩ năng tìm hiểu đề bài, tìm ý, lập dàn ý, phát triển dàn ý thành đoạn và bài văn.

*Giáo dục tư tưởng: vận dụng linh hoạt, sáng tạo khi làm bài văn LL giải thích.

II.TRỌNG TÂM CỦA BÀI: Mục I

III.CHUẨN BỊ

*Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, đề bài, tài liệu tham khảo

*Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

A/Kiểm tra bài cũ (4)

? Thế nào là phép lập luận giải thích ? Nêu những yêu cầu của một bài văn LLGT ? Ghi nhớ 1: sgk (71 ).

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 731Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 107: Cách làm bài văn lập luận giải thích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: tháng 02 năm 2010
Ngày dạy: tháng 03 năm 2010
Tuần 27
 Tiết : 107 cách làm bài văn lập luận giải thích
 I. Mục tiêu bài học: 
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: nắm được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận giải thích. Biết được những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài.
*Kĩ năng cần rèn: rèn một số kĩ năng tìm hiểu đề bài, tìm ý, lập dàn ý, phát triển dàn ý thành đoạn và bài văn.
*Giáo dục tư tưởng: vận dụng linh hoạt, sáng tạo khi làm bài văn LL giải thích.
II.Trọng tâm của bài: Mục I 
III.Chuẩn bị
*Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, đề bài, tài liệu tham khảo
*Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà
IV. Tiến trình bài dạy:
A/Kiểm tra bài cũ (4’)
? Thế nào là phép lập luận giải thích ? Nêu những yêu cầu của một bài văn LLGT ?
Ghi nhớ 1: sgk (71 ).
B/Bài mới (36’)
1.Vào bài (1’)
2.Nội dung bài dạy (35’)
Tg
20’
15’
Hoạt động của Thầy và trò
Gv: Các bước làm bài giống kiểu bài CM nhưng vẫn có nét đặc thù riêng.
Yêu cầu hs đọc đề bài trên bảng phụ
? Hãy gạch chân những từ ngữ quạn trọng trong đề bài (tr 84)? Tìm hiểu đề cho bài giải thích là làm những gì?
? Để người đọc hiểu rõ về câu tục ngữ em cần giải thích những từ ngữ nào? ý nghĩa của câu tục ngữ? 
Nghĩa đen: đi xa, học được những điều mới lạ.
 Nghĩa bóng: là mở rộng tầm nhìn, hiểu biết - kinh nghiệm nhận thức.
 Nghĩa sâu: khát vọng được ra ngoài, khát vọng hiểu biết.
 Hs rút ra yêu cầu của việc tìm ý.
 Gv chốt ý.
Hs đọc tham khảo. Rút ra nội dung từng phần của bố cục.
Phần MB cần đạt yêu cầu gì?
* MB mang định hướng giải thích, phải gợi được nhu cầu giải thích.
Phần thân bài trong bài văn lập luận giải thích phải làm nhiệm vụ gì?
* Phần TB cần giải thích được nghĩa đen, nghĩa bóng và nghĩa sâu xa của câu tục ngữ.
Gv nhấn một số điều cần lưu ý: Liên kết, chuyển đoạn.
? Nêu nhiệm vụ của phần KB?
* KB nêu ý nghĩa của vấn đề trong đời sống.
 Viết từng đoạn theo nhóm.
 Nhóm cử đại diện trình bày.
Yêu cầu hs đọc các đoạn đã viết và sửa lỗi
* Hoạt động 3: Luyện tập.
Hs đọc thực hành phân tích đề, nhận xét hệ thống ý trong dàn bài.
 Hs tập viết phần MB, KB.
Gv chốt: Trình tự giải thích
 Cần đi từ nội dung - ý nghĩa - cách vận dụng vào thực tế.
Hs đọc xác định yêu cầu viết đoạn
Nội dung kiến thức
I. Các bước làm bài văn lập luận giải thích.
Đề bài: Giải thích câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". 
1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
+ Tìm hiểu đề: Xác định đúng vấn đề cần giải thích, hướng giải thích.
 - Thể loại: Giải thích. 
 - Nội dung cần giải thích: Câu tục ngữ "Đi ... khôn".
+ Tìm ý:
 - Nghĩa đen, nghĩa bóng của đề, ý nghĩa sâu xa của đề.
+ Tìm hiểu lời khuyên ở đây.
+ Qua đó thể hịên khát vọng gì của nhân dân.
+ Đi để học, để hiểu biết hơn đó là khát vọng nhưng học những gì, học như thế nào ?
+ Liên hệ với những câu ca dao, TN có nội dung tương tự. 
2. Lập dàn ý.
a. Mở bài: 
 - Cần giới thiệu chung về tục ngữ. 
 - Dẫn câu tục ngữ.
b. Thân bài: 
- Giải thích: + "Đi một ngày đàng" nghĩa là gì? "đàng" nghĩa là gì ?
+ "Đi một ngày" là đi đâu ?
+ "Một sàng khôn" nghĩa là gì ? "sàng" là đồ vật n/t/n ?
+ Vì sao lại "Đi một ..." ?
- Lời khuyên của câu TN.
+ Cần phải học những gì ? Học như thế nào ?
- Liên hệ với những câu CD, TN khác.
c. Kết bài: 
 - Khẳng định ý nghĩa của vđ.
 - Nêu suy nghĩ, liên hệ thực tế, rút ra bài học.
3. Viết bài.
 - Cần tạo sự hô ứng giữa mở bài, kết bài.
 - Chú ý liên kết, chuyển đoạn.
4. Đọc, sửa chữa.	
* Ghi nhớ: sgk (86)
II. Luyện tập.
Bài 1. 
Đề bài: Em hiểu thế nào về câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
- Kiểu bài: Giải thích: “ hiểu thế nào”.
- Nhận xét hệ thống ý, lí lẽ trong dàn ý:
 (1) Tốt gỗ là gì?
 (2) Tốt nước sơn là gì?
 (3) Vì sao tốt gỗ hơn tốt nước sơn?
 (4) Làm thế nào để tốt gỗ và tốt cả nước sơn?
(5) Vì sao có gỗ tốt rồi thì ko cần nước sơn tốt?
 -> Lí lẽ (5) trùng (3).
Bài 2. Viết kết bài cho đề bài “ Đi một ngày đàng...”.
C. Củng cố(1’)
1. Nêu các bước làm bài văn giải thích?
2. Nhiệm vụ của các phần trong dàn ý bài văn giải thích?
D. Hướng dẫn về nhà(1’)
- Đọc tham khảo bài viết, học tập cách lập luận.
- Chuẩn bị: Luyện tập lập luận giải thích.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 107-Cach lam bai van lap luan Giai thich.doc