Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 117: Quan âm thị kính

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 117: Quan âm thị kính

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: Giúp hs hiểu được một số đặc điểm của chèo truyền thống. Tóm tắt được nội dung của vở chèo, nắm vị trí, bố cục của đoạn trích.

*Kĩ năng cần rèn: rèn kĩ năng đọc, kể tóm tắt.

*Giáo dục tư tưởng: tìm hiểu và yêu thích bộ môn nghệ thuật chèo cổ, thấy được giá trị của nghệ thuật sân khấu chèo.

II.TRỌNG TÂM CỦA BÀI: đọc, tóm tắt

 

doc 6 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 705Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 117: Quan âm thị kính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: tháng 03 năm 2010
Ngày dạy: tháng 03 năm 2010
Tuần 30
 Tiết : 117 Quan âm thị kính (Chèo cổ)
 I. Mục tiêu bài học: 
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: Giúp hs hiểu được một số đặc điểm của chèo truyền thống. Tóm tắt được nội dung của vở chèo, nắm vị trí, bố cục của đoạn trích.
*Kĩ năng cần rèn: rèn kĩ năng đọc, kể tóm tắt.
*Giáo dục tư tưởng: tìm hiểu và yêu thích bộ môn nghệ thuật chèo cổ, thấy được giá trị của nghệ thuật sân khấu chèo.
II.Trọng tâm của bài: đọc, tóm tắt
III.Chuẩn bị
*Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo
*Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà
IV. Tiến trình bài dạy:
A/Kiểm tra bài cũ (4’)
? Nêu những nét đặc sắc của ca Huế ?
Ghi nhớ sgk
B/Bài mới (36’)
1.Vào bài (1’) Nghệ thuật sân khấu dân gian cổ truyền VN rất phong phú và độc đáo: chèo, tuồng, rối... Trong đó vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính lấy sự tích từ chuyện c.tích về đức Quan Thế Âm Bồ tát, là một trong những vở tiêu biểu nhất, đợc phổ biến khắp cả nớc. Nhng trong điều kiện khó khăn hiện nay, cta mới chỉ có thể bằng lòng với việc tìm hiểu tính (kịch bản) chèo, mà cũng chỉ một đoạn ngắn mà thôi.
2.Nội dung bài dạy (35’)
Tg
05’
10’
20’
Hoạt động của Thầy và trò
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
- H. Đọc sgk (118)
- Hướng dẫn hs tìm hiểu sơ lược về chèo:
? Chèo là gì? Nguồn gốc của chèo?
? Tại sao lại gọi là “chèo sân đình” ?
- G. Giới thiệu sơ lược đặc điểm của chèo.
? Kể một số nhân vật, làn điệu chèo mà em biết?
GV: Đặc trưng cơ bản của chèo: 
a, Chèo thuộc loại sân khấu kể chuyện để khuyến giáo đạo đức:
-Tích truyện có tính giáo huấn theo quan niệm "ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác"
- Thông cảm với số phận người lao động.
b, Chèo thuộc loại sân khấu tổng hợp các yếu tố NT:
c. Chèo thuộc loại sân khấu ước lệ và cách điệu cao:,
-Thể hiện ở nghệ thuật hoá trang, nghệ thuật hát và múa.
d. Chèo thuộc loại sân khấu có sự kết hợp chặt chẽ cái bi và cái hài:
- Cái bi: Hình ảnh cuộc đời đau thương, người nông dân, người phụ nữ.
- Cái hài: tập trung ở vai hề.
- H. Đọc tóm tắt nội dung vở chèo.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản.
Gv hướng dẫn đọc
Hs đọc phân vai đoạn trích.
+ Người dẫn chuyện : rõ, chậm, bình thản.
+ Thiện Sĩ : Giọng hốt hoảng, sợ hãi.
+ Thị Kính : âu yếm, ân cần - đau đớn, nghẹn ngào, thê thảm, buồn bã chấp nhận.
+ Sùng bà : nanh nọc, ác độc, chì chiết, đay nghiến.
+ Sùng ông : lèm bèm vì nghiện, a dua, đắc ý khi lừa được thông gia.
+ Mãng ông : Mừng vui, tự hào, hãnh diện (2 câu đầu), sau ngạc nhiên, đau khổ, bất lực.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm tóm tắt
? Xđ vị trí của đoạn trích?
? Nhân vật nào là nhân vật chính? Hai nhân vật này xung đột nhau theo mâu thuẫn nào?
? Bố cục đ.tr theo trình tự ntn?
- H. - Trước khi bị oan.
 - Trong khi bị oan.
 - Sau khi bị oan.
 Hs kể tóm tắt đoạn trích
Nội dung kiến thức
I. Đọc tìm hiểu chung
1. Chèo là gì?
- Là loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu.
- Nguồn gốc: ra đời ở Bắc Bộ cách đây hàng nghìn năm.
- Mục đích: khuyên giáo đạo đức.
(giới thiệu về những chuẩn mực đạo đức và châm biếm đả kích mạnh mẽ những bất công, xấu xa trong xã hội phong kiến)
* Đặc trưng cơ bản của chèo: 
a, Chèo thuộc loại sân khấu kể chuyện để khuyến giáo đạo đức:
-Tích truyện có tính giáo huấn theo quan niệm "ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác"
- Thông cảm với số phận người lao động.
b, Chèo thuộc loại sân khấu tổng hợp các yếu tố NT:
c. Chèo thuộc loại sân khấu ước lệ và cách điệu cao:,
-Thể hiện ở nghệ thuật hoá trang, nghệ thuật hát và múa.
d. Chèo thuộc loại sân khấu có sự kết hợp chặt chẽ cái bi và cái hài:
- Cái bi: Hình ảnh cuộc đời đau thương, người nông dân, người phụ nữ.
- Cái hài: tập trung ở vai hề.
2. Tóm tắt vở chèo (sgk 111)
- án giết chồng.
- án hoang thai.
- Oan tình được giải - Thị Kính lên toà sen.
* Giá trị của vở chèo: 
 * Tích truyện xoay quanh trục "bĩ cực thái lai". Nhân vật Thị Kính đi từ nỗi oan trái đến được giải oan thành Phật.
* Nhân vật:
- Thị Kính là người phụ nữ mẫu mực về đạo đức được đề cao trong chèo cổ. Đó là vai "nữ chính".
- Sùng bà là vai "mụ ác" bản chất tàn nhẫn, độc địa.
- Là vở chèo tiêu biểu, mẫu mực cho NT chèo cổ ở nước ta.
3. Trích đoạn “Nỗi oan hại chồng”
II. Đọc tìm hiểu chi tiết
1.Đọc tìm hiểu từ khó
*Đọc:
*Từ khó:
* Vị trí: phần I.
2. Nội dung: Kể về nỗi oan thứ nhất trong cuộc đời Thị Kính: bị kết tội giết chồng.
* Nhận vật.
 - Sùng Bà: Nhân vật mụ ác, đại diện cho tầng lớp địa chủ phong kiến.
 - Thị Kính: nhân vật nữ chính, đại diện cho phụ nữ lao động, người dân thường.
3. Bố cục: (3 phần)
 - Từ đầu ... “xén tày một mực”: Cảnh Thị Kính xén râu mọc ngược nơi cằm chồng.
 - Tiếp ... “Về cùng cha, con ơi”: Cảnh vợ chồng Sùng Ông - Sùng bà dồn dập vu oan cho con dâu, đuổi Thị Kính về nhà cha mẹ đẻ.
 - Đoạn cuối: Thị Kính quyết định trá hình Nam tử đi tu.
* Tóm tắt.
- Đây là vở chèo tiêu biểu, mẫu mực cho NT chèo cổ ở nước ta, là vở chèo mang tích Phật.
- Hai n.v chính thể hiện xung đột cơ bản của lớp chèo này là Sùng Bà - thuộc loại n.v mụ ác và Thị Kính- thuộc loại n.v nữ chính- Sùng Bà đại diện cho tầng lớp đại chủ pk, Thị Kính đại diện cho phụ nữ lao động, người dân thường.
 Xung đột kẻ thống trị - kẻ bị trị, mẹ chồng - nàng dâu).
C.Luyện tập(3’)Tìm hiểu chi tiết v: Đặc điểm mỗi nhân vật (lời nói, hành động
D.Củng cố(1’) nhắc lại nội dung của đoạn trích.
E.Hướng dẫn về nhà(1’)
- Tiếp tục tìm hiểu về đoạn trích.
Ngày soạn: 20 tháng 03 năm 2010
Ngày dạy: tháng 03 năm 2010
Tuần 30
 Tiết : 118 Quan âm thị kính (tiếp)
 I. Mục tiêu bài học: 
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: Giúp hs hiểu được một số đặc điểm của chèo truyền thống. Tóm tắt được nội dung của vở chèo, nắm vị trí, bố cục của đoạn trích.
*Kĩ năng cần rèn: rèn kĩ năng đọc, kể tóm tắt.
*Giáo dục tư tưởng: tìm hiểu và yêu thích bộ môn nghệ thuật chèo cổ, thấy được giá trị của nghệ thuật sân khấu chèo.
II.Trọng tâm của bài: tìm hiểu chi tiết
III.Chuẩn bị
*Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo
*Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà
IV. Tiến trình bài dạy:
A/Kiểm tra bài cũ (4’)
Kiểm tra chuẩn bị
Nhận xét đánh giá
B/Bài mới (36’)
1.Vào bài (1’)
2.Nội dung bài dạy (35’)
Tg
35’
Hoạt động của Thầy và trò
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết
- H. Tóm tắt nội dung của đoạn trích.
? Phần đầu trích đoạn đã giới thiệu thế nào về cuộc sống g.đ của TK? 
 (Đây là kiểu gia đình: chồng chuyên tâm học hành đợi ngày lại kinh ứng thí -> Tuy ko phổ biến nhưng cũng là ước mơ về h/phúc g.đ của nhân dân).
? Em có nhận xét gì về nhân vật TK qua hành động, lời nói của n.v? 
 (T/cảm đối với chồng rất chân thực, ngôn ngữ, cử chỉ, thái độ tự nhiên).
- G. Dẫn dắt, chuyển ý.
? Đây thực sự là một sự hiểu lầm, theo em sự hiểu lầm này bị đẩy lên cao độ là do ai?
- H. Thảo luận. 
 (Do Thiện Sĩ/Sùng bà. Giải thích). 
? Liệt kê và nêu nhận xét của em về hành động, ngôn ngữ của Sùng Bà với Thị Kính?
- H. Phát hiện, nhận xét.
Gv. Ngôn ngữ thể hiện rõ sự khoe khoang, hãnh diện, vênh váo, phân biệt đối xử đẳng cấp: cao - thấp, sang - hèn rất phong phú.
 Chẳng những thế mụ còn gán cho TK nhiều tội danh: là con nhà thấp hèn ko xứng đáng, là loại đàn bà hư đốn, xấu xa.
? Qua đó, em thấy Sùng bà là n.v ntn?
 (Mâu thuẫn giữa Sùng Bà và Thị Kính ko còn là mâu thuẫn giữa mẹ chồng nàng dâu mà là mâu thuẫn giai cấp giàu - nghèo).
? Trong đoạn trích, TK kêu oan mấy lần? Kêu với ai? Có nhận được sự cảm thông ko? Em có nhận xét gì về sự cảm thông đó?
- H. Thảo luận.
? Nhận xét về lời nói, cử chỉ của TK?
- H. Nhận xét.
 (Lời lẽ thảm thiết, cử chỉ vật vã, yếu đuối. Thị Kính càng kêu oan, nỗi oan càng dày. Giữa gia đình chồng, Thị Kính hoàn toàn cô độc...)
? Xung đột kịch trong đoạn trích phát triển cao nhất ở sự việc nào?
- H. Phát hiện.
- G.(diễn giảng)
? Nếu lúc trước Sùng ông hoàn toàn bị Sùng bà lấn át thì bây giờ lão lại có thái độ ntn? Nhận xét gì về nhân vật này?
(* Thái độ của Sùng ông:
 - Bày ra màn kịch: lừa Mãng ông sang.
 - Hành động phũ phàng: Dúi ngã Mãng ông rồi bỏ vào nhà.
-> Hắn thay đổi cả quan hệ thông gia thành hận thù khinh rẻ. 
 Sùng ông, Sùng bà bộc lộ cực điểm tính cách bất nhân, bất nghĩa).
? Em có cảm xúc, suy nghĩ gì về cảnh cha con TK ôm nhau khóc?
Gv. Cho hs thấy cảnh Sùng bà quy kết đổ tội cho TK diễn ra rất chóng vánh, dồn dập. Còn cảnh này thì kéo dài trên sân khấu -> sự bố trí xô đẩy, dồn dập, kéo dài những tình tiết kịch đều mang đầy ý nghĩa....
? Phân tích tâm trạng của TK khi rời khỏi nhà Sùng bà?
- H. Phân tích.
Gv. Tâm trạng xót xa, nuối tiếc cho hạnh phúc lứa đôi bị tan vỡ; một con người đang bơ vơ, ko biết đi đâu về đâu trước cái vô tình của cuộc đời. Đây là tâm trạng, tình cảm của người phụ nữ thời pk “Bẩy nổi ba chìm”.
- Con đường Thị Kính chọn để giải oan có ý nghĩa gì ?
? Nhận xét về quyết định của TK?
( Thiếu cái khoẻ khoắn, lạc quan của những người vợ trong ca dao. Thiếu bản lĩnh, cứng cỏi, nghị lực để chống lại oan trái, bất công).
? Em nhận xét về ND và nghệ thuật của đoạn trích ?
- Chủ đề đoạn trích: Thể hiện sự đối lập giàu- nghèo trong XH cũ thông qua xung đột gia đình, hôn nhân và thể hiện những phẩm chất tốt đẹp của người PN nông thôn: hiền lành, chân thật, biết giữ lễ nghi và cam chịu oan nghiệt. 
- Thành ngữ "Oan Thị Kính" dùng để nói về những nỗi oan ức quá mức chịu đựng, không thể giãi bày được.
Nội dung kiến thức
4.Tìm hiểu chi tiết
a. Khung cảnh của xung đột.
 Mở đầu là cảnh sinh hoạt gia đình:
- Chồng đọc sách dùi mài kinh sử.
- Vợ ngồi khâu áo, quạt mát cho chồng.
-> Cảnh gia đình ấm cúng, nổi bật hình ảnh người vợ thương chồng, ân cần, dịu dàng.
b. Nỗi oan của Thị Kính.
- Hành động: Cầm dao xén râu chồng.
 -> TK bị vu tội giết chồng.
 *. Thái độ của Sùng Bà.
* Hành động: Tàn nhẫn, thô bạo:
 - Dúi đầu.
 - Bắt ngửa mặt lên.
 - Không cho phân bua.
 - Dúi tay đẩy TK ngã khuỵu xuống.
* Ngôn ngữ: Toàn lời đay nghiến, mắng nhiếc, xỉ vả thể hiện sự coi thường, dè bỉu, khinh bỉ.
 - Giống nhà bà đây giống phượng ...
 - Nhà bà đây cao môn lệch tộc
 Mày là con nhà cua ốc.
 - Trứng rồng lại nở ra rồng
 Liu điu lại nở ra dòng điu điu.
 - Đồng nát thì về Cầu Nôm.
 ( .....)
 -> Gán cho TK nhiều tội danh, ko cần biết phải trái, đuổi Thị Kính đi vì lí do khác, ko phải lí do giết chồng.
* Nhân vật tiểu biểu cho vai mụ ác, hám của, hay khoe khoang, kiêu kì, độc đoán, trấn át người khác một cách tàn nhẫn, phũ phàng.
*. Nỗi oan ức của Thị Kính.
* 5 lần kêu oan.
- Lần 1,2,4: Kêu oan với mẹ chồng.
 (chỉ như lửa đổ thêm dầu càng làm mụ tuôn ra những lời đay nghiến vô lí, tàn nhẫn).
- Lần 3: Kêu oan với chồng. 
 (vô ích, Thiện Sĩ hoàn toàn bỏ mặc vợ cho mẹ hành hạ).
- Lần 5: Kêu oan với cha.
 (nhận được sự cảm thông, là sự cảm thông đau khổ và bất lực).
-> Nhân vật nữ chính, đại diện cho người phụ nữ, người dân bình thường trong oan ức vẫn chân thực, hiền lành, giữ phép tắc gia đình -> nhẫn nhục.
* Nỗi oan lên đến cực điểm khi Sùng ông, Sùng bà gọi Mãng ông sang trả con.
 - Cha con Thị Kính nhục nhã, ê chề:
 + Cha con ôm nhau than khóc.
 + Cha thương con mà đành bất lực.
 - TK bị đẩy vào cực điểm của nỗi đau:
 + oan ức.
 + tình vợ chồng tan vỡ.
 + cha già bị khinh rẻ, hành hạ.
-> Hình ảnh những con người chịu oan ức, đau khổ mà hoàn toàn bất lực.
* Tâm trạng của Thị Kính khi rời khỏi nhà Sùng bà.
- Ngoái nhìn mọi vật: kỉ, sách, ... 
 -> Tâm trạng xót xa, nuối tiếc, bơ vơ. 
- Quyết định: giả trai đi tu.
 + Tích cực: Muốn được tỏ rõ lòng đoan chính.
 + Tiêu cực: Quan niệm khổ vì do số phận, tìm vào cửa Phật để lánh đời.
->Phản ánh số phận bế tắc của người phụ nữ trong XH cũ và lên án thực trạng XH vô nhân đạo đối với những người lương thiện.
5. Tổng kết 
a. Nghệ thuật:
- Xây dựng hình tượng nhân vật.
- Sử dụng lối hát diễn.
b. Nội dung: 
- Tích truyện mang ý nghĩa ca ngợi phẩm chất đức hạnh của người phụ nữ, phê phán áp bức phong kiến.
- Nhân vật mang tính quy ước:
Thiện (nữ chính) - ác (mụ ác).
- Ngôn ngữ: Dùng văn vần đi liền với các làn điệu hát.
C.Luyện tập(3’)
- Em hiểu gì về số phận người phụ nữ trong XH cũ ?
	 - Nhận xét vầ những đặc sắc của nghệ thuật chèo cổ ?
	 + N.v mang tính quy ước : Thiện (nữ chính) - ác(mụ ác).
	 + Thường dùng văn vần đi liền với các làn điệu hát.
D.Củng cố(1’) Em hiểu thế nào về thành ngữ “Oan Thị Kính”?
E.Hướng dẫn về nhà(1’)
- Tóm tắt đoạn trích. Nắm chắc về 2 nhân vật chính.
- Chuẩn bị : Dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 117-118-Quan Am thi Kinh.doc