I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh:hiểu biết sâu hơn về địa phương mình về các mặt đời sống vật chất và văn hoá tinh thần, truyền thống và hiện nay.
*Kĩ năng cần rèn: Sưu tầm văn hóa địa phương bằng ghi chép.
*Giáo dục tư tưởng: Bồi dưỡng tình yêu quê hương, giữ gìn và phát huy bản sắc, tinh hoa của địa phương.
II.TRỌNG TÂM CỦA BÀI: Mục I và II
III.CHUẨN BỊ
*Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, ví dụ, tài liệu tham khảo
*Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà
Ngày soạn: tháng 04 năm 2010 Ngày dạy: tháng 04 năm 2010 Tuần 34 Tiết : 133-134 chương trình địa phương phần văn và TLV I. Mục tiêu bài học: * Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh:hiểu biết sâu hơn về địa phương mình về các mặt đời sống vật chất và văn hoá tinh thần, truyền thống và hiện nay. *Kĩ năng cần rèn: Sưu tầm văn hóa địa phương bằng ghi chép. *Giáo dục tư tưởng: Bồi dưỡng tình yêu quê hương, giữ gìn và phát huy bản sắc, tinh hoa của địa phương. II.Trọng tâm của bài: Mục I và II III.Chuẩn bị *Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, ví dụ, tài liệu tham khảo *Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà IV. Tiến trình bài dạy: A/Kiểm tra bài cũ (4’) Kiểm tra phần sưu tầm của HS Nhận xét đánh giá B/Bài mới 1.Vào bài (1’) GV nêu ý nghĩa của tiết học. 2.Nội dung bài dạy (35’) Tiết 133: Thi kể chuyện, đố vui. * Hoạt động 1: Nội dung bài học: + Hình thức: (Chia nhóm) - Kể chuyện về các địa danh, di tích, danh nhân... - Cho dữ liệu - đoán địa danh. + Nội dung: - Cầu Thăng Long, Long Biên, Chương Dương. - Hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn, đài Nghiên, tháp Bút... - Làng Phù Đổng, Cổ Loa, Đền Sóc. - Văn Miếu - QTG, chùa Một Cột, Lăng, Bảo tàng HCM... * Hoạt động 2: Củng cố. - Nhận xét, đánh giá tiết học. Giáo dục ý thức, t/y quê hương. * Hoạt động 3: Hướng dẫn. - Sưu tầm tư liệu. - Làm thơ, vẽ tranh về Hà Nội. Tiết 134: * Hoạt động 1: Nội dung bài học: a, Thi sưu tầm tục ngữ, ca dao về Hà Nội. + Hình thức: (Theo tổ) - Học sinh đọc các câu tục ngữ, ca dao đã sưu tầm và sắp xếp. - Các tổ nhận xét, đánh giá. - Bình chọn từ ngữ liên quan. - Biểu dương những câu hay, học sinh cùng chép tư lệu. b, Giới thiệu những nét đặc sắc về quê hương: phong cảnh, tục lệ, quà, ... (bằng một bài văn ngắn). * Hoạt động 2: Củng cố. - Nhận xét, đánh giá tiết học. Giáo dục ý thức, t/y quê hương. * Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà - Chuẩn bị hoạt động Ngữ văn. * Tư liệu tham khảo: 1. Ai về qua huyện Đông Anh Ghé xem phong cảnh Loa thành Thục Vương. Cổ Loa thành ốc khác thường Trải bao năm tháng nẻo đường còn đây. (dấu thành còn đây) 2. Ai về Hà Nội ngược nước Hồng Hà Buồm giong ba ngọn, vui đà nên vui. Đường về xứ Lạng mù xa Có về Hà Nội với ta thì về. Đường thuỷ thì tiện thuyền bè Đường bộ cứ đến Bồ Đề mà sang. 3. Làng tôi có luỹ tre xanh Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng Bên bờ vải, nhãn hai hàng Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng. 4. Cổ Loa là đất đế kinh Trông ra lại thấy toà thành tiên xây. 5. Gắng công kén hộ cốm Vòng Kén chồng Bạch Hạc cho lòng ai vui. Nhác trông lên trốn kinh đô Kìa đền Quán Thánh, nọ hồ Hoàn Gươm. 6. Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương Mịt mù khói toả ngàn sương Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ. 7. Thanh Trì có bánh cuốn ngon Có gò Ngũ Nhạc có con sông Hồng. Thanh Trì cảnh đẹp người đông Có cây sáo trúc bên đồng lúa xanh. 8. ổi Quảng Bá, cá Hồ Tây Hàng Đào tơ lụa làm say lòng người. Lụa này thật lụa cổ đô Chính tông lụa cống các cô ưa dùng. 9. Chẳng thơm cũng thể hoa nhài Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An. 10. Giếng Ngọc Hà vừa trong vừa mát Vườn Ngọc Hà thơm ngát gần xa Hỏi người xách nước tưới hoa Có cho ai được vào ra chốn này? 11. Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn Đài Nghiên, tháp Bút chưa mòn Hỏi ai gây dựng nên non nước này. 12. Đông thành là mẹ là cha Đói cơm rách áo thì ra Đông thành. 13. Rủ nhau chơi khắp Long thành Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Bài, Hàng Khay, Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giày, Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn, Phố Mới, Phúc Kiến, Hàng Than, Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Ngang, Hàng Đồng, Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông, Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè, Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre, Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà, Quang đi đến phố Hàng Da Trải xem phường phố thật là cũng xinh Phồn hoa thứ nhất Long thành Phố giăng mắc cửi đường quanh bàn cờ. Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ Nét hoa xin chép vần thơ lưu truyền. * (32/36 phố phường bắt đầu bằng chữ “hàng”). 14. Làng nghề Hà Nội: Vân Canh dệt được vải con, Nghĩa Đô nấu kẹo, trẻ con nặn cò, Mai Dịch chuyên đắp hoả lò Cầu Giấy dệt lĩnh để cho may quần, Làng Nghè lập được trống quân, Kẻ Bưởi seo giấy cho dân học hành, Hàng Xá buôn bán thập thành, Chi nghề hàng xáo bán quanh tỉnh nhà, Canh, Mỗ vẽ gấm thêu hoa, Vẽ con rồng bạch đem ra cửa đền, Làng Cót lắm bạc nhiều tiền... 15. Sông Tô một dải lượn vòng Âý nơi liệt sĩ anh hùng giáng sinh, Sông Hồng một khúc uốn quanh Văn nhân sĩ tử lừng danh trong ngoài.
Tài liệu đính kèm: