Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 137, 138, 139: Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 137, 138, 139: Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: khắc phục được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.

*Kĩ năng cần rèn: rèn cách phát âm và sử dụng đúng từ địa phương.

*Giáo dục tư tưởng:sử dụng từ địa phương đúng lúc đúng chỗ.

II.TRỌNG TÂM CỦA BÀI: Mục I và II

III.CHUẨN BỊ

*Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, ví dụ, tài liệu tham khảo

*Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

A/Kiểm tra bài cũ (4)

 

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 926Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 137, 138, 139: Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: tháng 05 năm 2010
Ngày dạy: tháng 05 năm 2010
Tuần 35
Tiết : 137-138-139 chương trình địa phương (phần tiếng việt)
 I. Mục tiêu bài học: 
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: khắc phục được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.	
*Kĩ năng cần rèn: rèn cách phát âm và sử dụng đúng từ địa phương.
*Giáo dục tư tưởng:sử dụng từ địa phương đúng lúc đúng chỗ.
II.Trọng tâm của bài: Mục I và II
III.Chuẩn bị
*Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, ví dụ, tài liệu tham khảo
*Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà
IV. Tiến trình bài dạy:
A/Kiểm tra bài cũ (4’)
B/Bài mới (36’)
1.Vào bài (1’)
2.Nội dung bài dạy (35’)
I. Các mẹo chính tả:
1. Mẹo về dấu: Cách phân biệt dấu hỏi, ngã.
* Trong các từ láy TV có quy luật trầm bổng:
+ Trong 1 từ 2 tiếng thì 2 tiếng này đều là bổng hoặc đều là trầm.
	(không có 1 tiếng thuộc hệ bổng lại láy âm với tiếng thuộc hệ trầm).
	Hệ bổng: sắc, hỏi, không.
	Hệ trầm: huyền, ngã, nặng.
	Ví dụ: chặt chẽ, nhơ nhớ, nhớ nhung, õng ẹo.
+ Mẹo sắc, hỏi, không - huyền, ngã, nặng.
 - Nếu chữ láy âm với nó là dấu sắc, dấu không hay dấu hỏi thì nó là dấu hỏi.
	Ví dụ: mê mẩn, ngơ ngẩn, bảnh bao, trong trẻo, nhỏ nhen.
 - Nếu chữ kia là dấu huyền, dấu nặng, hay dấu ngã thì nó sẽ là dấu ngã.
	Ví dụ: mĩ mãn, loã xoã, nhũng nhẵng, não nề.
2. Cách phân biệt l và n:
 - L đứng trước âm đệm, N lại không đứng trước âm đệm.
 - Chữ N không bao giờ bắt đầu đứng trước một vần đầu bằng oa, oă, uâ, ue, uy.
 Ví dụ: cái loa, chói loá, loạc choạc, luyện tập, lở loét, luật lệ, loắt choắt...
 - L láy âm rộng rãi nhất trong TV.
 - Không có hiện tượng L láy âm với N, chỉ có N - N, L - L.
 Ví dụ: no nê, nườm nượp, nô nức,..
3. Cách phân biệt tr - ch:
 - Không đứng trước những chữ có vần bắt đầu băbgf oa, oă, oe, uê.
 Ví dụ: choáng, choé, ...
4. Phân biệt s và x:
 - S không đi kèm với các vần đầu bàng oa, oă, oe, uê.
	Ví dụ: xuề xoà, xuê xoa,...
 - S không bao giờ láy lại với X mà chỉ điệp.
	Ví dụ: sục sạo, sỗ sàng, san sát, xao xuyến, xôn xao,...
 - Tên thức ăn thờng đi với X; tên đồ dùng và chỉ người, vật đều đi với S.
	Ví dụ: - xôi, xúc xích, lạp xườn...
 - sư, súng, sắn, sóc, sò, sếu...
C. Luyện tập(13’)
I. Nội dung luyện tập:
Viết đúng tiếng có phụ âm đầu dễ mắc lỗi nh tr/ch, s/x, r/d/gi, l/n.
II. Một số hình thức luyện tập:
1. Viết các dạng bài chứa các âm, dấu thanh dễ mắc lỗi:
a. Nghe viết một đoạn văn trong bài Ca Huế trên sông Hương - Hà ánh Minh:
 Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Tôi như một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu bước xuống một con thuyền rồng, có lẽ con thuyền này xa kia chỉ dành cho vua chúa. Trước mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để vua hóng mát ngắm trăng, giữa là một sàn gỗ bào nhẵn có mui vòm được trang trí lộng lẫy, xung quanh thuyền có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng như muốn bay lên. Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp. 
b. Nhớ - viết bài thơ Qua Đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan:
2. Làm các bài tập chính tả:
a. Điền vào chỗ trống:
- Chân lí, chân châu, trân trọng, chân thành.
- Mẩu chuyện, thân mẫu, tình mẫu tử, mẩu bút chì.
- Dành dụm, để dành, tranh giành, giành độc lập.
- Liêm sỉ, dũng sĩ, sĩ khí, sỉ vả.
b. Tìm từ theo yêu cầu:
- Chơi bời, chuồn thẳng, chán nản, choáng váng, cheo leo.
- Lẻo khỏe, dũng mãnh.
- Giả dối.
- Từ giã.
- Giã gạo.
c. Đặt câu phân biệt các từ chứa những tiếng dễ lẫn:
- Mẹ tôi lên nương trồng ngô.
 Con cái muốn nên người thì phải nghe lời cha mẹ.
- Vì sợ muộn nên tôi phải vội vàng đi ngay.
 Nước mưa từ trên mái tôn dội xuống ầm ầm.
3. Bài tập tổng hợp
Giải thích các từ gần âm
1. bạt ngàn – bạc ngàn
- Rừng bạt ngàn là nguồn lợi bạc ngàn
bạt mạng – bạc mệnh
- có những người tài hoa không hề sống bạt mạng nhưng vẫn bị bạc mệnh
đánh bạc - đánh bạt
- truy quét mãi thị bọn đánh bạc sẽ bị đánh bạt đi
4. man mát - man mác
- Những chiều thu man mát lòng em buồn man mác
5. Lửng lơ - lẳng lơ
 - những người lẳng lơ thường hay nói lửng lơ để trêu chọc người khác
6. lấp lửng - lấp liếm
- đừng tưởng cứ ăn nói lấp lửng mà lấp liếm được tội lỗi của mình
7.Căn dặn – căn vặn
- nhớ lời mẹ dặn đừng căn vặn điều khó xử ấy làm bạn khó nghĩ
8. hoa tai – hoa tay
- đôi hoa tai của chị ấy là sản phẩm của người thợ kim hoàn có hoa tay
9. ầm ĩ - âm ỉ 
- mâu thuẫn âm ỉ đã bùng lên thành cuộc cãi vã ầm ĩ sáng nay
10. nông nỗi – nông nổi
- vì em quá nông nổi nên mới ra nông nỗi này
D.Củng cố(1’)
- HS đọc một đoạn trong truyện " Bánh chưng bánh giầy " chú ý các từ khó 
E.Hướng dẫn về nhà(1’)
- Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học trong thời gian nghỉ hè.
 - Chuẩn bị kiến thức cho tiết trả bài

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 137-138-139-Chuong trinh dia phuong phan Tv.doc