Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 37: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 37: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: cảm nhận được nỗi nhớ quê hương sâu nặng của nhà thơ và t/c đằm thắm với trăng - một vẻ đẹp của th/nh trong tâm hồn Lí Bạch.

*Kĩ năng cần rèn: Rèn kĩ năng đọc và phân tích thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.

*.Giáo dục tư tưởng: Thấy được 1 số đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: h/a gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị.

 

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 640Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 37: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: tháng năm 2010
Ngày dạy: tháng năm 2010
Tuần 10
Tiết : 37 Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
 Tĩnh dạ tứ (Lý Bạch) 
I. Mục tiêu bài học: 
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: cảm nhận được nỗi nhớ quê hương sâu nặng của nhà thơ và t/c đằm thắm với trăng - một vẻ đẹp của th/nh trong tâm hồn Lí Bạch.
*Kĩ năng cần rèn: Rèn kĩ năng đọc và phân tích thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.
*.Giáo dục tư tưởng: Thấy được 1 số đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: h/a gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị.
II.Trọng tâm của bài: Tìm hiểu chi tiết
III.Chuẩn bị
*Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, tài liệu tham khảo
*Học sinh: Học bài cũ, đọc trước bài ở nhà
IV. Tiến trình bài dạy:
A/Kiểm tra bài cũ (4’)
Đọc thuộc bài “ Xa ngắm thác núi Lư” ? Em cảm nhận được vẻ đẹp của thác núi Lư ntn ?
Cảnh được miêu tả chân thực, tự nhiên vừa mang nét đẹp thơ mộng, huyền ảo vừa hùng vĩ, dũng mãnh, phi thường.
B/Bài mới (36’)
1. Vào bài (1’) “ Vọng nguyệt hoài hương ” ( Trông trăng nhớ quê ) là một đề tài phổ biến trong thơ cổ phương Đông, cả Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Ngay đối với các nhà thơ đời Đường, ta cũng bắt gặp không ít bài, ít câu cảm động, man mác. 
“ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh ” của Lý Bạch cũng là một bài thơ chọn đề tài ấy nhưng vẫn mang lại cho người đọc cả nghìn năm nay biết bao rung cảm và đồng cảm sâu xa.
2. Nội dung bài dạy (35’)
Tg
05’
10’
20’
Hoạt động của Thầy và trò
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
Gv giới thiệu về tác giả và tác phẩm
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản.
Gv hướng dẫn đọc: Đọc nguyên bản phiên âm: yêu cầu chính xác từng chữ, giọng phấn chấn, hùng tráng, ngợi ca. Đọc bản dịch nghĩa và bản dịch thơ: chậm rãi, rõ ràng,
? Em hãy nêu đại ý và bố cục của bài thơ ?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết
Hs đọc diễn cảm phần phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ hai câu đầu
? Cảnh đêm trăng được gợi tả bằng những h/a tiêu biểu nào ? 
? ở hai câu thơ này, tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì? 
? Cách so sánh ấy giúp em hình dung ra cảnh đêm trăng ntn?
? Cảnh đêm trăng như thế nào ?
? Trong đêm trăng sáng ấy hình ảnh nhà thơ hiện lên như thế nào ?
? Vậy hai câu đầu giúp em hình dung ra điều gì?
Gv: T/g cảm nhận trăng khi thao thức ko ngủ được. Trong đêm trăng tha hương tâm trạng và cách cảm nhận trăng đó xuất hiện tự nhiên, hợp lí.
Hs đọc diễn cảm phần phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ hai câu cuối.
? Em hãy cho biết thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu cuối là gì? Hãy chỉ rõ nghệ thuật đó? 
Gv: Câu thơ cho ta cảm nhận được h/động, ánh mắt của nhà thơ với thái độ, t/c yêu quý, thân thiện, gần gũi với trăng-> T/y th/nh.
? Em thấy tình cảm quê hương ntn trong tâm hồn nhà thơ ?
? Như vậy, tình cảm của nhà thơ ở hai câu cuối là gì ?
? Bài thơ có những đặc sắc nghệ thuật nào?
? Từ những điều vừa phân tích, em thấy nội dung chính của bài thơ là gì?
Hs đọc ghi nhớ
Nội dung kiến thức
I. Đọc tìm hiểu chung
1.Tác giả :Lý Bạch(701-762 ). Là nhà thơ nổi tiếng của TQ đời Đường.
- Được mệnh danh là “Tiên thi”(ông tiên làm thơ).
- Ông thường viết về đề tài: chiến tranh, thiên nhiên, tình yêu, tình bạn.
2.Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác: Trong thời gian lưu lạc của tác giả. Bài thơ do Tương Như dịch, in trong Thơ Đường – Tập II (1987).
- Thể loại : Ngũ ngôn tứ tuyệt.
II. Đọc hiểu văn bản
1.Đọc tìm hiểu từ khó
*Đọc:
*Từ khó: vọng, lư sơn, bộc bố.
2.Đại ý : Cảnh đêm trăng thanh tĩnh và tâm trạng của tác giả
3.Bố cục :2 đoạn
- Hai câu đầu: Cảnh đêm trăng thanh tĩnh. 
- Hai câu cuối: Cảm nghĩ của t/g.
4.Tìm hiểu chi tiết:
a. Cảnh đêm trăng thanh tĩnh.
- Cảnh đêm trăng thanh tĩnh được gợi tả bằng h/a ánh trăng sáng.
- Phép so sánh: ( so sánh: ánh trăng sáng ở đầu giường với sương ).
- Đêm trăng rất sáng 
-> Cảnh đêm trăng mang vẻ đẹp dịu êm, mơ màng, yên tĩnh. 
- “sàng”->nhà thơ đang nằm trên giường 
- “nghi ”->nằm mà không ngủ được. 
=> Cảnh trăng rất sáng, con người thì trằn trọc, không ngủ được. 
b. Cảm nghĩ của t/g trong đêm thanh tĩnh.
- Phép đối:
 + Cử đầu - đê đầu.
(Ngẩng đầu – cúi đầu)
 + Vọng minh nguyệt - tư cố hương
(nhìn trăng – Nhớ quê hương)
-> Nỗi nhớ quê hương thường trực, tha thiết. 
=>Tình cảm nhớ thương quê hương da diết, sâu nặng.
5- Tổng kết 
a.Nghệ thuật:
- Biểu cảm trực tiếp kết hợp với gián tiếp.
- Giọng điệu trầm lắng, suy tư.
- Từ ngữ giản dị, cô đọng.
- Nghệ thuật đối gợi cảm, sáng tạo.
b.Nội dung: Bài thơ thể hiện sâu sắc tình yêu thiên nhiên, t/y quê hương của con người.
* Ghi nhớ sgk
C.Luyện tập(3’)
? Mạch thơ, tứ thơ của bài ntn?
( Nhớ quê - không ngủ - thao thức - nhìn trăng - nhìn trăng - lại càng nhớ quê.)
D.Củng cố(1’) - Qua 2 bài thơ của Lí Bạch, em cảm nhận được điều gì về tâm hồn và tài thơ của Lí Bạch?
 ( Yêu th/nh, nhất là t.y sâu nặng với quê hương; Thơ cô đúc, lời ít ý nhiều)
E.Hướng dẫn về nhà(1’)
 - Học thuộc lòng bài thơ.
 - Viết một bài văn ngắn, nêu cảm nhận của mình về bài thơ.
 - Soạn bài: Hồi hương ngẫu thư.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 37 - Cam nghi trong dem thanh tinh.doc